PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Sống với tâm từ

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

SỐNG VỚI TÂM TỪ
Nguyên tác Loving Kindness của Sharon Salzberg
Thiền tập chuyển hóa sợ hãi và khổ đau
Nguyễn Duy Nhiên dịch – 
Nguyễn Minh Tiến hiệu đính

Nhà xuất bản Tôn Giáo 2015

 

Song Voi Tam Tu Bia•     Lời nói đầu
•     Nghệ thuật sống hạnh phúc
•     Tiếp xúc với cái đẹp
•     THỰC TẬP: Tiếp xúc với cái hay đẹp trong ta
•     THỰC TẬP: Niệm tâm từ
•     Những biểu hiện của tâm từ
•     THỰC TẬP: Quả phúc của tâm từ
•     THỰC TẬP: Những bậc tôn đức
•     Tham ái: Chướng ngại của tâm từ
•     THỰC TẬP: Quán chiếu hạnh phúc
•     THỰC TẬP: Ý nghĩa của tình bạn
•     THỰC TẬP: Người bạn thân thiết
•     THỰC TẬP: Một người không thân
•     Đối trị sân hận
•     THỰC TẬP: Tha thứ
•     THỰC TẬP: Thấy được cái đẹp
•     THỰC TẬP: Người khó thương
•     THỰC TẬP: Những khía cạnh khó khăn của ta
•     Tâm từ: Mở rộng con tim thương yêu
•     THỰC TẬP: Lòng từ cho mọi loài
•     THỰC TẬP: Những nhóm khác nhau
•     THỰC TẬP: Thiền hành
•     THỰC TẬP: Mười phương
•     Tâm bi: Phát triển con tim cứu kh
•     THỰC TẬP: Niệm tâm bi
•     THỰC TẬP: Tâm bi cho những ai gây khổ đau
•     Tâm hỷ: Một niềm vui giải thoát
•     Phê phán
•     So sánh
•     Thành kiến
•     Hẹp hòi
•     Ganh tỵ
•     Ích kỷ
•     Buồn chán
•     Những đồng minh của tâm hỷ
•     THỰC TẬP: Niệm tâm hỷ
•     THỰC TẬP: Hồi hướng
•     Tâm xả: Quân bình và tĩnh lặng
•     THỰC TẬP: Niệm tâm xả
•     Năng lượng của sự bố thí
•     THỰC TẬP: Bố thí
•     Đem tình thương vào cuộc đời
•     THỰC TẬP: Trì giới

LỜI NÓI ĐẦU

Sống trong cuộc đời, chúng ta bao giờ cũng mong có một ngày sẽ biết thương mình sâu sắc hơn và gần gũi với người chung quanh hơn. Nhưng chúng ta hành động hoàn toàn ngược lại. Ta tự đóng kín mình, rất sợ sự thân mật, và mang mặc cảm ngăn cách, xa lìa với sự sống chung quanh. Chúng ta thèm khát tình thương nhưng cứ ôm chặt sự cô đơn. Chính cái ý tưởng sai lầm rằng mỗi chúng ta là một phần tử khác biệt, độc lập đã là nguồn gốc của nỗi đau này. Nhưng làm sao ta có thể giải thoát ra khỏi nó?

Chính là nhờ vào con đường tu tập, vào sự bứng nhổ tận gốc rễ cái ảo tưởng rằng ta là một cá thể riêng biệt mà ta tìm lại được hạnh phúc chân thật sẵn có trong ta. Hạnh phúc ấy sẽ tỏa chiếu và biểu hiện ra thế giới chung quanh. Ta sẽ khám phá rằng: sự sống của ta nối liền với mọi sự sống khác. Chúng ta sẽ tiếp xúc được với nguồn năng lượng lớn của hạnh phúc, vượt ra ngoài mọi ý niệm và ước định. Và sự giải thoát ấy sẽ giúp ta sống tự tại trong cuộc đời, không còn bị chi phối hoặc giam giữ bởi những giới hạn do chính ta đặt ra.

Đức Phật gọi con đường tâm linh đưa đến sự giải thoát này là “sự khai phóng con tim thương yêu.” Và Ngài đã chỉ cho chúng ta một phương pháp rất cụ thể, giúp ta đem con tim mình ra khỏi sự cô lập, nối liền với mọi sự sống khác. Con đường tu tập thực tiễn ấy vẫn có mặt với chúng ta hôm nay, giúp ta nuôi dưỡng và tăng trưởng những phẩm chất từ, bi, hỷ và xả trong lòng ta. Bốn phẩm chất ấy còn được gọi là Tứ vô lượng tâm, là những trạng thái tâm thức tốt đẹp và mạnh mẽ nhất mà ta có thể thực tập để chứng nghiệm được. Trong tiếng Pali, ngôn ngữ đầu tiên được sử dụng để ghi chép kinh điển, bốn đặc tính ấy được gọi là brahma-vihara. Brahma có nghĩa là Phạm thiên. Vihara có nghĩa là nơi cư trú. Brahma-vihara được dịch là Phạm trú hay Thiên trú, tức là nơi cư ngụ của chư thiên. Khi thực hành phương pháp thiền tập này, chúng ta chọn từ (metta), bi (karuna), hỷ (mudita) và xả (upekkha) làm nơi cư trú của mình. Và bốn trạng thái ấy cũng là bốn trú xứ của hạnh phúc.

Lần đầu tiên tôi được tiếp xúc với pháp môn thiền tập Tứ vô lượng tâm này là vào năm 1971, khi tôi mới bước chân vào đạo Phật, tại Ấn Độ. Lúc ấy, tôi cùng với một số đông người Tây phương khác sang Đông phương học đạo. Ngày đó tôi còn rất trẻ. Nhưng ước vọng tìm được chân lý cuộc đời và nhận thức về những khổ đau đang mang nặng đã thúc đẩy tôi bước chân vào hành trình ấy.

Một chướng ngại mà chúng tôi gặp phải trong thời gian ấy là thay vì tìm được hạnh phúc, chúng tôi lại nhận lãnh thêm nhiều khổ đau hơn nữa! Chúng tôi phải đối diện với thời tiết hết sức nóng bức và những chứng bệnh vùng nhiệt đới. 

Bảy năm sau, một số chúng tôi đã cùng nhau thành lập trung tâm thiền tập Insight Meditation Society tại Barre, Massachusetts, Hoa Kỳ. Có lần, một chị bạn đã tu tập chung với tôi nhiều năm kể cho những vị bác sĩ làm việc tại một bệnh viện tư trong vùng về kinh nghiệm của chị khi sống ở Ấn Độ. Chị mô tả cái nóng kinh khiếp của mùa hè ở New Delhi, nhiệt độ có khi lên đến hơn 430C. Vào một mùa hè, khi cần xin gia hạn hộ chiếu, chị đã lội bộ ngoài đường từ văn phòng cơ quan này sang văn phòng cơ quan khác dưới cái nóng kinh người đó. Chị kể cho họ nghe rằng mùa hè năm đó chị yếu lắm, mới vừa hồi phục sau cơn bệnh viêm gan, kiết lỵ và sán lãi. Chị còn nhớ vị bác sĩ mở to mắt nhìn, hết sức kinh dị và nói: “Cô đã bị mắc bấy nhiêu chứng bệnh mà còn muốn xin gia hạn giấy tờ để ở lại lâu thêm! Cô muốn gì nữa, chờ mắc thêm bệnh cùi nữa mới thấy đủ hay sao!”

Nhìn bề ngoài thì chuyến đi của chúng tôi sang Ấn Độ dường như chỉ đầy những bệnh tật và khó khăn, một sự cố gắng dũng cảm hay rất ngu si! Nhưng mặc dù đã phải chịu đựng những khổ đau thể chất ấy, chị bạn tôi vẫn cảm thấy rất gắn bó với nó. Tôi biết rằng, chị đã có những kinh nghiệm rất kỳ diệu trong tâm. Thời gian ở Ấn Độ của chúng tôi hoàn toàn vượt ngoài những lề lối và tập quán xã hội giả tạo thông thường. Nó cho phép chúng tôi nhìn lại mình với một ánh mắt mới tinh. Nhờ thiền tập, đa số chúng tôi đã có thể tiếp xúc được với khả năng tốt lành đang sẵn có trong chính mình, và có một liên hệ mới với những người chung quanh. Tôi sẽ không bao giờ trao đổi kinh nghiệm ấy với bất cứ điều gì – không có tiền bạc, danh vọng, quyền lực hay sự vinh dự nào có thể đánh đổi được!

Năm đó, ngồi dưới cội bồ-đề tại Bồ-đề Đạo Tràng, nơi đức Phật đã từng thành đạo, tôi phát nguyện sẽ tinh tấn tu tập để tiếp nhận được món quà tình thương mà đức Phật tự ngài đã thành đạt và thể hiện. Tứ vô lượng tâm, hay Tứ thiên trú – từ, bi, hỷ và xả – là món quà tình thương ấy, và đó cũng là di sản mà đức Phật đã truyền lại cho chúng ta. Thực hành theo con đường ấy, chúng ta sẽ học phát triển những tâm thức thiện, hạnh phúc, và buông bỏ những tâm thức bất thiện, khổ đau.

Sự phân biệt giữa những tập quán thiện trong tâm – luôn đưa ta đến tình thương và sự tỉnh giác -với những tập quán bất thiện – luôn đưa ta đến khổ đau và sự ngăn cách – sẽ giúp ta đạt đến một trạng thái toàn hảo trên đường tu tập. Có lần đức Phật dạy:

“Hãy buông bỏ những gì bất thiện. Ai cũng có khả năng buông bỏ những điều bất thiện. Nếu đó là việc không thể làm được thì ta đã không khuyên dạy các con. Nếu sự buông bỏ những điều bất thiện sẽ đem lại sự nguy hại và khổ đau, ta đã không khuyên các con buông bỏ chúng. Nhưng vì việc ấy mang lại lợi lạc và hạnh phúc, cho nên ta mới nói: Hãy buông bỏ những điều bất thiện.

“Hãy phát triển những điều thiện. Ai cũng có khả năng phát triển những điều thiện. Nếu đó là việc không thể làm được thì ta đã không khuyên dạy các con. Nếu sự phát triển những điều thiện sẽ đem lại sự nguy hại và khổ đau, ta đã không khuyên các con. Nhưng vì việc ấy mang lại lợi lạc và hạnh phúc, cho nên ta mới nói: Hãy phát triển những điều thiện.”

Bạn biết không, khi ta buông bỏ những hành động bất thiện mang lại khổ đau, không phải vì ta sợ hãi hoặc ghét bỏ chúng. Ta cũng không tự trách mình vì đã để chúng phát khởi trong tâm. Ta không thể buông bỏ bằng cách xua đuổi hoặc chối bỏ với một tâm giận dữ. Ngược lại, ta chỉ có thể thật sự buông bỏ bằng tình thương mà thôi: Tình thương đối với chính mình và với người khác. Tình thương sẽ là một ngọn đèn soi sáng, giúp ta nhận diện được những gánh nặng và nhìn chúng tự rơi rụng.

Chúng ta không nên si mê mang vác trong ta những trạng thái tâm thức như là sân hận, sợ hãi và vướng mắc, vốn chỉ đem lại khổ đau cho ta và những người quanh ta. Chúng ta có thể trút bỏ chúng như buông bỏ một gánh nặng. Thật vậy, chúng ta mệt mỏi vì đi đâu cũng khuân vác theo mình một gánh nặng đầy những phản ứng bất thiện vì tập quán và thói quen. Bạn hãy nhìn lại, thật ra ta không cần những thứ ấy đâu, hãy buông bỏ chúng đi!

Phát triển điều thiện có nghĩa là tìm lại ngọn lửa thiêng của tình thương lúc nào cũng có mặt trong mỗi chúng ta. Trên con đường tu tập, ta cần biết sửa lại cách nhìn sai lầm của mình, cách nhìn sai lệch về tiềm năng của chính ta. Tiềm năng ấy không bị giới hạn, và ta sẽ dùng sự tu tập để biến nó thành hiện thực, kinh nghiệm thực tiễn trong từng giây phút. Phát triển điều thiện có nghĩa là ta sống đúng với khả năng chân thật của mình. 

Thật ra tiềm năng ấy lúc nào cũng có mặt, cho dù trong quá khứ ta đã từng bị kẹt vào những ý niệm sai lầm về sự giới hạn của mình. Cũng như khi bước vào một căn phòng tối, ta mở đèn lên. Không cần biết căn phòng ấy đã bị tối bao lâu – một ngày, một tháng, một năm, hay một trăm ngàn năm cũng vậy – khi ta bật đèn lên căn phòng sẽ rực sáng ngay. Một khi ta tiếp xúc với khả năng thương yêu và hạnh phúc của mình – những điều thiện – là ta đang bật đèn lên. Thực tập Tứ vô lượng tâm, hay Tứ thiên trú, là một phương cách mở đèn lên và duy trì ánh sáng ấy. Đó là một tiến trình chuyển hóa tâm linh vô cùng kỳ diệu.

Sự chuyển hóa ấy bắt đầu bằng những bước chân trên con đường tu tập: đem lý thuyết ra để thực hành, mang lại cho chúng sự sống. Chúng ta cố gắng buông bỏ những điều bất thiện và nuôi dưỡng những điều thiện với niềm tin rằng ta có thể thành công. “Nếu đó là việc không thể làm được thì ta đã không khuyên dạy các con.” Hãy nhớ lời dạy ấy của đức Phật. Chúng ta đi trên con đường tu tập với ý thức rằng mỗi người trong chúng ta đều có khả năng thể hiện được tiềm năng thương yêu và hiểu biết của chính mình.

Con đường ấy bắt đầu bằng một nhận thức về sự hợp nhất giữa ta và người khác nhờ vào con tim rộng lượng, thái độ không gây tổn hại, cũng như lời nói chân chánh và hành động chân chánh. Dựa trên nền tảng đó, chúng ta sẽ thanh lọc tâm mình bằng năng lực thiền định. Và tuệ giác của ta cũng sẽ sâu sắc hơn khi ta hiểu được chân lý, cũng như khi ý thức được những khổ đau gây nên bởi sự ngăn cách. Ta sẽ có hạnh phúc khi biết rằng mọi sự sống đều có tương quan mật thiết với nhau. Hiểu thấu được tự tánh của mọi vật là một thành quả viên mãn trên con đường tu tập. Phương pháp tu tập thiền Tứ vô lượng tâm, hay Bốn trú xứ của hạnh phúc, vừa là phương tiện để đạt được tuệ giác ấy, vừa là sự hiển bày tự nhiên của chính nó.

Tôi bắt đầu tu tập theo con đường Tứ vô lượng tâm này vào năm 1985, tại Miến Điện. Dưới sự hướng dẫn của ngài Sayadaw U Pandita, một thiền sư thuộc truyền thống Nguyên thủy. Mỗi ngày của tôi đều hoàn toàn tận tụy cho việc thực tập duy trì và nuôi dưỡng tâm từ, bi, hỷ và xả. Đó là những ngày tháng thật nhiệm mầu! Thời gian tinh tấn tu tập ấy đã làm sáng tỏ và kiên cố những trạng thái hạnh phúc ấy trong tôi. Ngay cả sau khi khóa tu đã chấm dứt, tôi vẫn thấy rằng chúng không hề phai mờ đi, mà còn thật sự trở thành nơi an trú vững vàng. Thỉnh thoảng, có đôi lúc tôi đánh mất chúng, nhưng bản năng tự quay về luôn mang tôi trở lại an trú trong ngôi nhà hạnh phúc của từ, bi, hỷ, xả.

Trong quyển sách này, tôi xin được chia sẻ với các bạn những phương pháp thiền tập tôi đã có dịp tiếp xúc lần đầu tiên tại Ấn Độ, và sau đó đã được thực tập có hệ thống hơn tại Miến Điện. Từ ngày đầu tiên bước chân vào đạo Phật, những vị thầy của tôi, bằng cách riêng của mỗi người, đã chỉ cho tôi thấy được sự huyền diệu của tâm từ và khả năng rộng lớn vô cùng của nó. Quyển sách này ra đời như một sự cảm tạ rất lớn đối với các ngài. Những phương pháp thiền tập được trình bày ở đây được cung hiến với một lòng biết ơn sâu xa vì tôi đã có cơ hội học hỏi chúng, và mong rằng mọi người khác cũng sẽ tìm thấy được nhiều lợi lạc như tôi.


Pdf_Download_2
SongVoiTamTu_NguyenDuyNhien
 PDF

BÀI ĐỌC THÊM:
–Phương Pháp Tu Tập Tâm Từ tại Trường Thiền Pa-auk Miến Điện
–Hãy Sống Với Tâm Từ, Quảng Tánh
-Nghe & Đọc: Ca Khúc Từ Bi The Chant Of Metta
–Kinh Từ Bi

Tin bài có liên quan

Chùa Bảo Quang Tổ Chức Lễ Mãn Tang Cố Hòa Thượng Thích Quảng Thanh

Chùa Bảo Quang Tổ Chức Lễ Mãn Tang Cố Hòa Thượng Thích Quảng Thanh

Hành Giả Nên Đi Với Giặc Và Ác Hữu Hay Với Thiện Hữu Đồng Tu?

Hành Giả Nên Đi Với Giặc Và Ác Hữu Hay Với Thiện Hữu Đồng Tu?

Con Trâu – Góc Nhìn Phật Giáo

Con Trâu – Góc Nhìn Phật Giáo

Vấn Đề Của Thế Gian

Vấn Đề Của Thế Gian

Lợi Ích Của Sự Hành Trì Giới Luật

Lợi Ích Của Sự Hành Trì Giới Luật

Vấn Đề Phân Biệt Hay Không Phân Biệt Thiện-Ác ?

Vấn Đề Phân Biệt Hay Không Phân Biệt Thiện-ác ?

Tu Tập Tâm Linh Và Hộ Trì Chánh Pháp Trong Mùa An Cư Kiết Hạ

Tu Tập Tâm Linh Và Hộ Trì Chánh Pháp Trong Mùa An Cư Kiết Hạ

Sống Với Đạo Phật Trong Sinh Hoạt Hằng Ngày (Song Ngữ Vietnamese-English Pdf)

Sống Với Đạo Phật Trong Sinh Hoạt Hằng Ngày (Song Ngữ Vietnamese-English PDF)

Còn Nương Tựa Thì Còn Dao Động (Sách Ebook Pdf)

Còn Nương Tựa Thì Còn Dao Động (Sách Ebook PDF)

Ý Tình Thân

Load More

Discussion about this post

Bản Chất Triết Học Bà La Môn Dưới Cái Nhìn Của Đạo Phật – Thích Quảng Nguyên

BẢN CHẤT TRIẾT HỌC BÀ LA MÔN  DƯỚI CÁI NHÌN CỦA ĐẠO PHẬT Thích Quảng Nguyên Từ cổ chí kim,...

Tứ Đế Và Quan Điểm Của Bồ Tát Long Thọ

TỨ ĐẾ VÀ QUAN ĐIỂM CỦA BỒ TÁT LONG THỌ TT. Thích Đức Thắng Từ khi đức Phật xác lập:...

Huyền Học Đạo Phật Và Thiên Chúa

Huyền Học Đạo Phật và Thiên Chúa

HUYỀN HỌC ĐẠO PHẬT VÀ THIÊN CHÚATác giả: Daisetz Teitaro Suzuki | Người dịch: Như HạnhNXB: Phương Đông Cuốn sách...

Video Song Ngữ Anh-việt Về Thầy Thích Minh Châu

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Trở Lại Nha Trang

Trở lại Nha Trang

TRỞ LẠI NHA TRANG Cao Huy Hóa Nha Trang, thành  phố  hiền hòa đó tôi đã quen  thuộc  khá lâu....

Có Bốn Dạng Người Luôn Sống Khổ

Có Bốn Dạng Người Luôn Sống Khổ

CÓ BỐN DẠNG NGƯỜI LUÔN SỐNG KHỔThích Tánh Tuệ   1. Người có khuynh hướng cực đoan Nhà Phật thường...

Đức Phật Đản Sinh – Suối Nguồn Từ Bi Và Bình Đẳng

Đức Phật đản sinh – Suối nguồn từ bi và bình đẳng

Thật vậy, lòng từ bi bình đẳng của Đức Phật luôn lan tỏa đến cho muôn loài, đến tất cả...

Con Đường Giác Ngộ Theo Kinh Điển Nikàya

Con Đường Giác Ngộ Theo Kinh Điển Nikàya

CON ĐƯỜNG GIÁC NGỘ THEO KINH ĐIỂN NIKÀYAThích Nữ Trí Liên Đạo Phật là đạo từ bi và trí tuệ,...

Sự Mầu Nhiệm Và Nét Đẹp Của Niệm Phật

SỰ MẦU NHIỆM và NÉT ĐẸP CỦA NIỆM PHẬTĐào Văn Bình Pháp môn niệm Phật, câu niệm “Nam Mô A...

Tiếp Xúc Với Một Vị Lạt Ma (Nhật Báo L’Ardennais) Hoang Phong Chuyển Ngữ

Tiếp Xúc Với Một Vị Lạt Ma (Nhật Báo L’ardennais) Hoang Phong Chuyển Ngữ

TIẾP XÚC VỚI MỘT VỊ LẠT MA (nhật báo L'Ardennais) Hoang Phong chuyển ngữ Lời giới thiệu của người dịch: Trong...

Tháng Bảy, Tưởng Nhớ Người Chị Có Con Mắt Thứ Ba

THÁNG BẢY, TƯỞNG NHỚ NGƯỜI CHỊ CÓ CON MẮT THỨ BA Huỳnh Kim Quang   Dường như con người có thể...

Tan Hợp Giữa Đời – Vĩnh Hảo

Tan Hợp Giữa Đời – Vĩnh Hảo

Những rộn ràng họp hội mấy giờ trước đã lắng xuống. Tiếng nói, giọng cười ai đó, đã tan vào...

Bớt Lệ Thuộc Vật Chất & Tình Cảm Sẽ Bớt Khổ

Bớt lệ thuộc vật chất & tình cảm sẽ bớt khổ

Điều này khiến chúng ta suy nghĩ rằng những con siêu vi nhỏ không thấy bằng mắt được mà tác...

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 46)

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 46)Xin chào Các vị pháp sư, các vị đồng...

Phật Giáo Với Việc Ngăn Ngừa Chiến Tranh Và Xây Dựng Thế Giới Hòa Bình, An Lạc

Phật Giáo Với Việc Ngăn Ngừa Chiến Tranh Và Xây Dựng Thế Giới Hòa Bình, An Lạc

THUYẾT TRÌNH VÀ THAM LUẬNVAI TRÒ CỦA PHẬT GIÁOTRONG VIỆC GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT VÀ NGĂN NGỪA CHIẾN TRANHPHẬT GIÁO...

Bản Chất Triết Học Bà La Môn Dưới Cái Nhìn Của Đạo Phật – Thích Quảng Nguyên

Tứ Đế Và Quan Điểm Của Bồ Tát Long Thọ

Huyền Học Đạo Phật và Thiên Chúa

Video Song Ngữ Anh-việt Về Thầy Thích Minh Châu

Trở lại Nha Trang

Có Bốn Dạng Người Luôn Sống Khổ

Đức Phật đản sinh – Suối nguồn từ bi và bình đẳng

Con Đường Giác Ngộ Theo Kinh Điển Nikàya

Sự Mầu Nhiệm Và Nét Đẹp Của Niệm Phật

Tiếp Xúc Với Một Vị Lạt Ma (Nhật Báo L’ardennais) Hoang Phong Chuyển Ngữ

Tháng Bảy, Tưởng Nhớ Người Chị Có Con Mắt Thứ Ba

Tan Hợp Giữa Đời – Vĩnh Hảo

Bớt lệ thuộc vật chất & tình cảm sẽ bớt khổ

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 46)

Phật Giáo Với Việc Ngăn Ngừa Chiến Tranh Và Xây Dựng Thế Giới Hòa Bình, An Lạc

Tin mới nhận

Câu chuyện nhân quả trong cuộc đời Đức Phật

Phật dạy: Cách nhìn người để biết họ tà hay chánh

Con ơi, tu đi…

Án phạt tử hình nhân danh công lý – góc nhìn đặc biệt từ Phật giáo (kỳ cuối)

Lời Phật dạy: Người Phật tử biết cách điều hòa thân tâm

Nếu Đức Phật là ‘giám đốc điều hành’

Tán thán Đức Phật

Để có một tình yêu đích thực bạn trẻ nên lưu ý bốn điều sau

THƯ NGỎ v/v Xây Dựng Chánh Điện Chùa Kỳ Viên Khánh Phú

“Trên đời này, người như thế nào đáng yêu nhất?”

Vấn đề bảo vệ môi trường dưới góc nhìn Phật giáo

Phật phá trừ lòng dục của nam giới

Đức Phật – một bậc Thầy lớn của nhân loại

Đi tìm ý nghĩa của cuộc đời

Phật dạy: “Thế gian có năm việc tuyệt chẳng thể được”

Bàn về luân hồi và số mệnh

Vị Phật quá khứ hay Nhiên Đăng Cổ Phật là ai?

6 chân lí của hạnh phúc từ lời Phật dạy

Báo cáo tâm đắc về việc học tập Nữ Đức (Tập 3)

Ứng dụng lời Phật dạy để nuôi dưỡng con cái tốt hơn

Tin mới nhận

Quán Thế Âm Hiện Thân Của Lòng Từ – Thích Thông Chơn

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 88)

Bốn thắc mắc mong được giải đáp

Như Giọt Nước Lá Sen

Quét sạch

Đạm Động Vật: Ăn Nhiều Rất Hại Sức Khỏe

Thấy Bệnh & Thấy Tánh

Vấn đề sanh và tử trong đời người

Một Buổi Chiều Êm Ả Ở Vườn Lộc Uyển (Tâm Linh)

Nhân quả trùng điệp

Tiêu thụ mì ăn liền liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tim ở phụ nữ

Kinh Bách Dụ: Năm trăm cái bánh hoan hỷ

Vu Lan Mùa Mở Những Sợi Dây Treo Ngược – Thích Thái Hòa

Mổ Xẻ Cái Gọi Là Thiền Minh Triết Của “Đạo Sư” Duy Tuệ – Tỳ-khưu Giới Đức (Minh Đức Triều Tâm Ảnh)

Nguyện Cầu Cho Ukraine Được Bình An

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 25)

Tin Tức Từ Biển Tâm

Giới Bồ Tát Cho Người Xuất Gia (Sách Ebook PDF)

Chiêu Niệm Nepal

Tiễn một áng mây

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 30)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 25)

Kinh Kim Cương Bát Nhã Giảng Nghĩa

Kinh Bách Dụ: Diễn viên mặc trang phục quỷ cả đoàn đều sợ

Làm Bạn Với Kinh Pali

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 52)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 18)

Kinh Bách Dụ: Rửa ruột

Kinh Người Biết Sống Một Mình

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 232)

Rải Tâm Từ

Lược Giải Kinh Hoa Nghiêm

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 367)

Kinh Chánh Kiến, Hay Kinh Ca Chiên Diên (Kaccayanagotta)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 316)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 63)

Kinh Hạnh Phúc – Lộ Trình Tu Tập

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 50)

Tâm không điều phục

Kinh Duy Ma

Tin mới nhận

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 110)

Hết Đường Đi Là Đến Điểm Tới

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 49)

Vô Niệm Viên Thông Yếu Quyết

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 186)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 337)

Niệm Phật Trong Tinh Thần Giới Định Tuệ

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 272)

Học Phật vấn đáp – Pháp Sư Tịnh Không trả lời câu hỏi của các đồng tu (Tập 9)

Sám Hối Nghiệp Chướng

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 86)

Pháp Môn Tịnh Độ – Con Đường Tu Tắt

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 142)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 42)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 244)

Bài Phát Nguyện Vãng Sinh Cực Lạc

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 97)

Những Truyện Niệm Phật Cảm Ứng Mắt Thấy Tai Nghe

Lễ Tang Đại Lão Ht Thích Trí Tịnh – Ngày 2 – 3 – 4 – 5 (Sen Việt Tv Tường Trình)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 162)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.