HT. Thích
Huyền-Tôn
Nam
Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Kính
Chào Thành Đạo, mang niềm an lạc đến chư quí hữu thính
giả.
Chúng
tôi, kính mời chư quí vị lắng tâm hướng về Hồng Danh
Đức Bổn Sư Thích Ca trong giờ phút Thành Đạo Giác Ngộ
của Ngài cách đây 2.589 năm :
(Chuông
) -Nhất Tâm Đảnh Lễ, Bồ Đề Thọ Hạ, Hàng Phục Ma Quân,
Thành Đẳng Chánh Giác, Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Kính
Thưa Chư quí vị,
Trong
giòng lịch sử Giáng trần của Đức Phật, điều quan trọng
nhất là Thành Đạo.
Thành
Đạo, tức là Chứng ngộ được Đạo Vô Thượng Bồ Đề
Chánh Đẳng Chánh Giác (Phạn ngữ : A nậu đa la tam miệu tam
bồ đề) Không có Thành Đạo, thì cõi đời mãi mãi dài dặc
trong tăm tối, sanh linh vẫn lặn ngập trong sáu nẻo luân hồi,
không bao giờ có phương pháp để được giải thoát !
Nhưng
Thành-Đạo nghĩa là gì ?
Nói
đến hai chử Thành-Đạo có tới 500 từ nghĩa, trong phạm
vi mấy trang hôm nay không trình bày hết được. Thành Đạo
cũng đồng nghĩa như Thành Phật.
Phạn
ngữ của Thành Phật là BUDDHO BHAVATI , và các đồng nghĩa
: Đắc-đạo, Thành-Chánh-Giác, Thành-Bồ-đề, Chứng-Bồ-đề,
Hiện-đẳng-giác, Đắc-Phật-quả, Chứng-vô-thượng-đạo…Chánh
biến tri, thập hiệu cụ túc, phiền não, vô minh tận diệt,
diệt hết, làu làu sáng suốt, quá hiện, vị lai biến mãn
pháp giới, vô lượng vô biên nhiều và nhiều lắm ! Tổng
nghĩa là : “Nhơn hạnh của Bồ-Tát đã đầy đủ, tự lợi
đã hoàn thành, đức lợi tha viên mãn và đã đến cảnh giới
rốt ráo tối thượng của vô-thượng Bồ-đề.”…
Mặt
khác, Thành đạo là Phật đã đi hết, đã cuối đoạn đường
mà Bồ tát đã phãi đi, đã thể nhập tận cùng trong nhỏ
tận cũng và trùm hết cái lớn tận cùng lớn, tức là đã
đạt được bao trùm cả đại đạo, là bể cả của muôn
sông, là không giới của Vũ-trụ, là bao hàm cả vu-trụ vô
sở hữu và biến nhập trong tất cả và ngoài của tất cả
và còn gọi là Nhất thiết chủng trí…
Cách
đây 2589 năm, ở Núi Tuyết dưới cội cây Bồ-Đề, vùng
Hy-Mã-lạp-sơn, vào thời điểm Tr.T.L 590. Hồng-Bàng-kỷ (tức
VN Quốc-Lịch) năm 2290. Âm-lịch Năm Tân-Mùi, ở Trung Hoa,
đời Vua Định-Vương nhà Châu năm thứ 17.
*-Bồ-Tát,
Tất-Đạt-Đa đúng năm 35 tuổi, Ngày 20 tháng 10 Âm-lịch,
Ngài lên tòa nhuyễn thảo dưới cội cây Bồ-Đề (do trời
Đế-Thích hiện thân cúng dường tòa cỏ mềm nầy) và Bồ-Tát
đã lập lời thệ nguyện lớn ” Ta ngồi tòa Bồ-Đề, nếu
không chứng được đạo quả vô thượng, thì dầu cho thân
thể tan nát , ta quyết không đứng lên rời khỏi Bồ-đề
nầy”! (Kinh Trang-Nghiêm : …Bồ tát diện hướng đông phương,
ư tịnh thảo thượng, kiết già phu tọa, đoan thân chánh niệm,
phát đại thệ ngôn :Ngã kim nhược bất chứng đắc vô thượng
Bồ-đề, ninh khả tổi kỳ thân chung, bất khởi thử tòa”.)
Và, Ngài tiếp tục tịnh tọa đến 49 ngày sau, vào đầu đêm
mùng 7 tháng 12 năm Tân-mùi trải qua các canh 1.2.3.4. Ngài đạt
từng giai đoạn chứng ngộ cao hơn, đến canh 5, Sao Mai vừa
sáng tỏ, Giờ Sửu, mùng 8 tháng chạp, Bồ-Tát “Hoát nhiên
Đại ngộ” Chứng Thành Đạo Quả Vô-Thượng Bồ-Đề..
Lược
qua các bộ kinh : -Bổn Hạnh. -Nhơn Quả. -Trang Nghiêm và Kinh
Phổ Diệu .
Sau
khi Chứng thành đạo quả, theo Kinh Bổn Hạnh nói : Phật Hiệu
của Ngài la,ụ Thích Ca Mâu Ni. Do Đức Phật Định-Quang thời
quá khứ đã thọ ký như vậy. Và ngày nay đúng như vậy.
-Đứng
về mặt thời gian và nhân hạnh tu trì mà nói : Sự Thành
Đạo của Phật ngày đó, là một kết quả thành tựu do đã
trải qua hằng sa vô số kiếp Đức Phật không ngừng tu tập
hạnh Bồ-Tát “Vì xót thương chúng sanh. Ngay như vì thương
bao nỗi đói khổ của loài Ngạ Quỉ nguyện làm thân Ngạ
Quỉ để ở mãi trong địa-ngục mà thay thế Ngạ-quỷ vì
ngạ-quỉ ! Vì lòng Từ-Bi đối với chúng sanh trên khắp cõi
ta-bà đem nhục thân bố thí với nhiều loài thú , vì loài
thú ! Hiến dâng tài sản, quốc thành, vợ con mà không tham
tiếc, với loài người vì loài ngưới …! Luân hồi trong
6 nẻo vẫn thực hành muôn hạnh lục độ v.v và ..v.v. với
chúng sanh ! Chỉ vì nhất tâm cứu khổ và giải thoát cho chúng
sanh.
– Về
mặt Hóa độ chúng sanh mà nói : Thì sự Thành Đạo không
chỉ cho riêng Đức Phật mà cho chúng sanh, sau khi chứng ngộ,
Đức Phật đem những “Giác ngộ chân thật” mà Phật đã chứng
ngộ và, suốt 45 năm, Phật nói vô lượng Pháp môn (phương
pháp) để dìu dắt không riêng cho con người mà cho nhiều
loại sinh linh khác đồng chứng ngộ, được giác ngộ giải
thoát như Phật. Vì, Giá trị nhân bản của con người là
giá trị Phật.
-Về
mặt đưa con người lên giải thoát thì Đức Phật đã giải
bày trong các kinh :
*/-Kinh
A-Hàm : Với căn cơ thấp, để cho con người biết về cách
tu của bảy đời các Đức Phật thời quá khứ, các cách
tu hành và giáo lý căn bản, Tứ đế, 37 phẩm tu chứng lên
các thánh quả và A-La-Hán…
*/-Kinh
Tứ-Thập-Nhi-Chương : Nói về khổ đau, vô thường, vô ngã
và cách mở rộng từ bi, bố thí…
*/-Kinh
Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm : Phật Chỉ dạy duyên
khởi các pháp, về tánh của pháp giới và mật lực siêu
việt của Phật Tỳ-Lô Giá Na.
*/-Kinh
Đại Bát Niết Bàn : Phật dạy về diệt dục, phiền não,…
để thể nhập vào trạng thái an tịnh.
*/-Kinh
An Bang Thủ ý : Phật chỉ dạy thực hành pháp Thiền, Quán
niệm hơi thở….
nhằm
thanh lọc trừ tạp niệm, để vào chánh niệm.
*/-Kinh
A Di Đà, Vô Lượng Thọ và Quán Kinh : Thì nhằm đưa con người
qua thế giới Cực-Lạc, vĩnh cữu không khổ đau, phiền não,
không còn luân hồi . Được sống trong sự giáo dưỡng của
Phật A-Di-Đà và hộ trợ của Đức Thế Âm và Đại thế
Chí.
*/-Kinh
Thủ Lăng Nghiêm : Đức Phật chỉ cho con người tự tìm thấy
Chơn tâm không sanh không diệt của chính mình. A-Nan đại diện
cho con người phá vở vọng tâm qua 7 lần hiểu sai chơn tâm
. Kinh gọi là Thất xứ trưng tâm.
*/-Kinh
Pháp Hoa : Đức Phật đưa chúng sanh ra khỏi ngôi nhà lửa
“Tam giới” qua 28 phẩm giáo, đề tu trì. và trọng yếu nhất
là “Tứ Gia Hạnh” đó là pháp tu. Tu tức là cách hành trì,
coi như một công thức , làm đúng tuần tự theo công thức
tất nhiên sẽ có kết quả. Cao siêu của Pháp-Hoa là duy nhất
chỉ có một Phật thừa. Đưa người đạt đến Phật thừa.
*/-Mật
Giáo : Phật còn mở bày phương pháp kín nhiệm cho những người
có căn cơ thầm lặng nhưng sâu kín theo phép “Aán, Chú” để
vào cảnh giới của Tỳ-Lô-Dá-Na. Mà ra khỏi luân hồi.
*/-Kinh
Di-Lặc hạ sanh : Đức Phật hướng dẫn con người về cõi
trời Đâu-Suất, dưới sự giáo dưỡng của Phật Di-Lặc
và để sớm chứng đạo trong ba pháp hội Long-Hoa vào 16 triệu
năm sau. Nhiều và còn thật nhiều cho con đường giải thoát
mà chư Thánh chúng chứng quả, đã cùng ghi chép lại thành
ba tạng kinh điển. Phật tử chỉ nên kính tin các pháp tu
vào Tam Tạng kinh điển và nhờ tăng đức y cứ theo đó chỉ
dạy thẳng vào đó thì nên tin, mà không nên tin vào những
truyền ngôn, và sự ca ngợi truyền miệng, thiền nầy hay,
thiền nọ giỏi, và những bài viết mang tính tự tôn, chỉ
diễn dịch cho màu mè hoa bướm, mà thực chất ở họ còn
ngã nhơn, còn tham vọng tiền bạc, xây dựng tài sản cho riêng
mình, cho đệ tử riêng của mình ! Thì nơi đó, nhất định
không hề có giáo lý chân thật ! Để đưa về chân thật.
Tóm
lại, tất cả pháp môn đưa chúng sanh về Giác-Ngộ, đều
là kết quả của Thành Đạo do Đức Phật Thích Ca Mâu Ni,
và “Ứng Dụng của Thành Đạo” như một ít kinh điển trong
muôn ngàn kinh điển mà chúng tôi vừa giới thiệu , chính
Là ánh sáng nhiệm mầu kết tinh của vô lượng kiếp tu trì
của Đức Phật, nhằm khai mở con đường cho chúng sanh sáng
tỏ đi lên Giải thoát vượt thoát tam giới luân hồi và thành
đạo như Phật. Điều nên nói, là con người có chịu tu trì
theo giáo pháp đã Thành Đạo của Đức Phật hay không ? Cơm
đã chín rồi mời vào bàn thọ dụng, nếu chúng ta còn rẽ
rúng thì cái giá trị ” No Đủ ” sẽ không đến với chúng
ta. Cái chân giá trị “Giải Thoát” mãi mãi còn dịu vợi mà
không biết thời điểm nào chúng ta sẽ nắm bắt được ?
Ngàn năm sau ? Triệu năm sau ? hay vô lượng và vô lượng !
Thời
giờ của phát thanh có hạn, Thay mặt GH chúng tôi kính chúc
toàn thể chư quí thính giả được an lạc trong kỷ niệm
Thành Đạo của đấng Thế Tôn và giá trị Phật tri kiến
được tăng trưởng trong quí vị.
(Bài
này giảng trên Đài phát thanh SBS Melbourne vào tối ngày 8/12/
Canh-Thìn – 2000)
Discussion about this post