Thời gian thấm thoát thoi đưa, đã gần bốn năm người
viết xa thầy, xa huynh đệ để vào miền Nam tu học. Thế rồi, trong chuyến
đi về miền Trung thăm thầy, thăm huynh đệ. tình cờ có vị Phật tử gặp người viết
nói rằng: “Thưa thầy! Trong dịp Tết, con thấy các cơ quan đoàn thể thường treo
băng rôn “Chúc Mừng Năm Mới”, còn ở
các chùa thì treo “Mừng Xuân Di Lặc”
hoặc “Mừng Xuân An Lạc”, con không
hiểu lắm, xin thầy nói rõ cho con được biết. Nhân dịp xuân sắp về, người viết
xin chia sẻ đôi nét về ý nghĩa câu “Mừng
Xuân Di Lặc” hoặc “Mừng Xuân An Lạc”.
Mong rằng bài viết này sẽ giúp ích phần nào thêm kiến thức cho quý Phật tử trên
bước đường tu học Phật giải thoát.
Trong Kinh Pháp
Bảo Đàn, đức Lục Tổ Huệ Năng có dạy:
Tạm dịch:
Phật pháp tại thế gian Chẳng lìa thế gian giác Lìa thế tìm bồ đề Giống như tìm sừng thỏ.Ở thế gian, mùng một Tết thường được xem là ngày định
đoạt của suốt cả một năm. Trong ngày này, mọi người thường dè dặt từng lời nói,
từng hành động, dè dặt từng tên người đến thăm mình, dè dặt rất nhiều việc,
v.v…, vì nhiều người nghĩ rằng trong một năm sắp đến được thành công hay thất
bại trong cuộc sống đều quyết định bởi mùng một Tết. Như vậy mùng một Tết là
ngày đầy đủ ý nghĩa của tương lai mình. Chính vì thế, chư Tổ “tùy thuận chúng sanh”, lấy phương tiện
làm chiếc thuyền từ để hướng dẫn chúng sanh từ bờ mê sang bến giác. Do đó, mùng
một Tết được chọn là ngày vía đức Bồ Tát Di Lặc. Vì chúng ta thấy danh hiệu của
Ngài là “Nam mô Long Hoa Giáo Chủ Đương Lai Hạ Sanh Di
Lặc Tôn Phật”, nên Phật tử chúng ta cũng tu học với mục đích chính là hi vọng
tương lai mình thành Phật như Ngài.
Trong Phật giáo, có lẽ hình tượng Bồ-tát Di Lặc được
nhiều người biết đến nhất. Mỗi khi bước chân đến chùa, hầu như chúng ta bắt gặp
hình ảnh đầu tiên là tôn tượng của vị Bồ-tát Di Lặc được đặt trước khuôn viên
chùa với hình dáng khá ấn tượng, dễ khắc sâu vào tâm trí người dù chỉ một lần
nhìn thoáng qua. Thế nên, có câu ca tụng về nụ cười an nhiên tự tại và cái bụng
lớn của Ngài:
dung những điều khó dung
trong thiên hạ.
Miệng cười thường xả,
xả những việc khó xả ở thế gian”.
Có nhiều truyền thuyết nói về Ngài. Kinh Di Lặc Hạ Sanh ghi: Ngài xuất thân
từ một gia đình quý tộc Bà La Môn ở thôn Kiếp Ba Lợi thuộc xứ Nam Thiên Trúc
(Ấn Độ cổ đại). Di Lặc trong tiếng Phạn là Maitryea, dịch nghĩa là Từ Thị, tức
là người có tấm lòng từ bi. Tên chính của ngài là A-dật-đa (Ajita), chữ Hán
dịch là Vô Năng Thắng (nghĩa là lòng từ của Ngài không ai vượt qua). Sở dĩ Bồ-tát
Di Lặc có hiệu là Từ Thị bởi trong quá khứ, vì muốn giáo hóa chúng sinh nên lúc
mới phát tâm tu hành, Ngài không ăn thịt, do nhân duyên ấy nên được gọi là Từ Thị.
Chữ Từ là lòng từ, là chi đầu tiên trong Tứ vô lượng tâm (từ, bi, hỷ, xả).
Nhưng cũng có thuyết nói rằng Từ Thị là Ngài lấy theo họ của mẹ (giống như tôn
giả Xá Lợi Phất cũng lấy theo họ mẹ). Ngài xuất gia dưới thời đức Thích Ca Mâu
Ni và đức Phật thọ ký Ngài là vị Phật tương lai ở cõi Ta Bà. Hiện tại, Ngài là
vị Đẳng giác Bồ-tát đang ở trên cõi trời Đâu Suất, chờ đợi đến khi pháp vận của
Thích Ca Mâu Ni Phật kết thúc (pháp vận Thích Ca Mâu Ni Phật gồm 12.000 năm,
hiện tại là ngàn năm thứ ba còn lại chín ngàn năm nữa), hết chín ngàn năm tại
thế gian này sẽ không còn nghe danh từ Tam Bảo. Sau đó trải qua khoảng năm mươi
bảy ức sáu ngàn vạn năm thì Bồ-tát Di Lặc sẽ xuống cõi Ta Bà này thành Phật, là
vị Phật thứ năm trong Hiền Kiếp. HT. Tịnh Không nói: trên cõi trời Đâu Suất có
tuổi thọ là 4000 tuổi mà một ngày trên cõi trời Đâu Suất bằng bốn trăm năm dưới
trần gian, một năm cũng có 360 ngày (4000 x 400 x 360 = 676.000.000 năm). Cũng
có thuyết nói rằng con người khởi đầu là 84.000 tuổi cứ một trăm năm thì giảm một
tuổi, giảm dần cho đến khi nào còn mười tuổi (gọi là thời kiếp giảm, hiện tại
chúng ta đang ở trong kiếp giảm). Lúc đó, thế giới có nhiều nạn đao binh. Đao
binh ấy không do người người giết nhau, mà lá cây ngọn cỏ biến thành gươm giáo
bén, chặt cắt người chết. Hết nạn đao binh đến nạn dịch bệnh. Con người chết
gần hết chỉ còn những người tu hành ẩn trên núi. Lúc đó, họ mới thấy do con
người làm quá nhiều điều ác nên bị quả báo chết như vậy. Nhờ thế họ bắt đầu
tỉnh thức, giác ngộ, nỗ lực tu mười điều thiện. Từ đó tuổi thọ cứ một trăm năm
tăng một tuổi, tăng đến 84.000 tuổi (gọi là thời kiếp tăng). Bấy giờ, con người
thuần lương thì Bồ-tát Di Lặc ra đời tu hành thành Phật dưới cội cây Long Hoa.
Đây là Bồ-tát Di Lặc ở xứ Ấn Độ.
Hiện nay ở các chùa, chúng ta thường thấy được thờ
cúng là tượng Bồ-tát Di Lặc của Trung Quốc. Tương truyền vào thời Nam Tống tại
huyện Phụng Hóa (tỉnh Triết Giang ngày nay) xuất hiện một vị hòa thượng mặc áo
phạch ngực, bụng phệ, miệng cười tươi, vai quảy cái bị to đi vào nhân gian gặp
cái gì cũng xin bỏ vô bị. Người ta không biết tên họ của Ngài là gì, từ đâu đến.
Do đó, họ đặt tên cho Ngài là Bố Đại Hòa thượng. Một hôm, có Hòa thượng Thảo
Đường gặp Ngài hỏi:
– Thế nào là đại ý Phật
pháp?
Bố Đại hòa thượng liền quăng cái
túi vải xuống đất, không trả lời.
– Hỏi: Thế có còn
con đường tiến lên không?
Bố Đại hòa thượng liền quảy cái bị trên vai rồi đi.
Không nói lời nào.
Sau đó, Ngài về chùa Nhạc Lâm ngồi trên tảng đá nói
bài kệ, rồi tịch.
Tạm dịch:
Di Lặc thật Di Lặc Phân thân trăm, ngàn, ức Luôn luôn chỉ người đời Người đời tự chẳng biết. Vì thế, người đời sau mới biết Ngài là
do Di Lặc Bồ-tát hóa thân và phỏng theo đó mà làm tượng để thờ Ngài.
Phật giáo là một nền giáo dục thực tiễn,
thiết thực. Vì thế, Phật giáo thông qua các hình tượng, danh hiệu nhằm giáo dục
con người đạt đến chân – thiện – mĩ, sự an lạc giải thoát ngay trong hiện tại.
Ý nghĩa hình tượng Bồ-tát Di Lặc vẫn không nằm ngoài mục đích như thế.
dung những điều khó dung
trong thiên hạ.
Miệng cười thường xả,
xả những việc khó xả ở thế gian”.
“Năng”
là có thể, thuận theo. “Dung” là bao
dung, chịu đựng. “Bụng lớn năng dung”
nghĩa là cái bụng lớn có thể bao dung, chịu đựng, nhẫn nhục. Bao dung nhẫn nhục
những gì mà người trong thiên hạ không nhẫn được. Đó là những thói hư tật xấu
cũng như những điều hay lẽ phải của người thế gian. Bao dung những tham, sân,
si, mạn cũng như những từ, bi, hỷ, xả. Trong cuộc sống đôi khi ta gặp phải
những lời chửi mắng, gièm pha, phỉ báng, vu oan đến với mình, mình có nhẫn nại,
bao dung, chịu đựng được hay không, xem như đó là những lời “nước đổ lá môn”. Người thế gian hay đem
những điều đó để trong lòng, rồi sanh bực bội tức tối, từ đó đâm ra thù hận.
Ngay như chính đức Phật, bậc giác ngộ viên mãn, Người hoàn toàn không có một
điểm khuyết, như viên kim cương không bị trầy xước. Vậy mà lúc còn tại thế Ngài
vẫn luôn bị bọn người ngoại đạo tìm đủ mọi thủ đoạn để hại Ngài, nhằm hạ thấp
thanh danh của Ngài, huống hồ ta chỉ là một đệ tử nhỏ và là phàm phu nhiều tội
nghiệp.
Nụ cười của Bồ-tát Di Lặc xưa nay được
rất nhiều Chư Tôn Đức cũng như các bậc thiện hữu tri thức viết, miêu tả, tốn không
biết bao nhiêu giấy mực, ngôn từ mĩ miều để khen ngợi, tán dương nụ cười ấy. Nụ
cười biểu hiện sự an nhiên tự tại trong mọi hoàn cảnh. Nụ cười với niềm vui lớn
lao đó biểu hiện từ trong tâm hoan hỷ mà ra, vì vậy khi nhìn vào ai cũng cảm
nhận được và làm cho mình cùng hoan hỷ theo. Nụ cười của Ngài cũng là sự thể
hiện hai đức hạnh quý báu trong đạo Phật, đó là hỷ, xả. Có hỷ, xả chúng ta mới
nở nụ cười vui tươi chân thật, hạnh phúc, an lạc. Có an lạc thì cuộc sống mới
có ý nghĩa và thật đáng sống. Hỷ tức là vui theo việc làm tốt của người, đạo
Phật thường gọi là tùy hỷ công đức. Xả tức là bỏ, bỏ tất cả những điều phiền
muộn do người tạo ra cho ta. Nếu chúng ta không thể xả được những điều gây nên
sự phiền não, phiền muộn thì ta sẽ đau khổ triền miên. Đức tính hỷ xả chính là
yếu tố cơ bản giúp chúng ta thăng tiến trên con đường hoàn thiện nhân cách và
đạo đức của mình. Hỷ xả là chất liệu quý báu để mọi người có thể đùm bọc,
thương yêu, chia sẻ, giúp đỡ nhau, cùng hóa giải những oán kết của sự đố kỵ,
mang lại an lạc hạnh phúc cho mọi người. Nếu trên con đường tu tập, chúng ta
không có tâm hỷ xả thì khó tháo gỡ những vướng mắc, cố chấp dẫn đến khổ đau
sinh tử. Chỉ khi trong chúng ta luôn có sự hiện hữu của tâm hỷ xả, biết buông
bỏ những cố chấp, hẹp hòi, vị kỷ, xóa bớt hận thù, oan trái thì lúc ấy chúng ta
mới cảm nhận được niềm an lạc hạnh phúc thực sự. Người viết có đọc một quyển
sách nói rằng: “Cái khó thực hiện nhất
của con người là nụ cười. Vì thế, nét đẹp nhất của con người cũng chính là nụ
cười. Có bao giờ bạn đứng trước tấm gương, bạn tự cười với chính mình chưa?
Hoặc là khi đang bị phiền muộn mà bạn cười sao cho những thứ phiền muộn theo nụ
cười của bạn đổ ra sông ra biển. Lúc đó bạn sẽ cảm thấy tâm hồn thật thoái mái,
dễ chịu, an lạc. Đó chính là nụ cười thật sự của bạn”.
HT. Tịnh Không cũng thường giảng: Một trong những tập
khí lớn nhất của mỗi người chúng ta là lòng ganh tị, thấy ai giỏi hơn mình thì
luôn tìm cách nói xấu, chê bai, gièm pha đủ điều. Đó là điểm thất bại sẽ làm
mất công đức của chính ta. Ví dụ: có một người đi làm việc từ thiện. Chúng ta
không có khả năng làm việc từ thiện như họ nhưng nếu chúng ta biết “tùy hỷ công đức”, vui theo việc làm
thiện của họ thì chúng ta cũng có công đức ngang bằng với công đức của chính
họ. Thậm chí công đức của ta lớn, nhiều hơn công đức của chính người đi làm
việc thiện. Vì người đi làm việc thiện sẽ được nhiều người khen tặng, nên đôi
khi họ khởi lên sự ngã mạn, chấp vào việc làm thiện, chấp vào danh thơm tiếng
tốt. Do đó họ sẽ giảm công đức. Còn ta do không có khả năng làm việc thiện nên
không có người khen tặng, tán dương, vì vậy công đức của ta được giữ nguyên,
không bị mất. Ngược lại, người đời không hiểu biết việc này nên thường đem lòng
đố kỵ, gièm pha chê bai người làm việc
thiện. Vì lòng đố kỵ nên công đức của ta bị mất.
Trong ba nghiệp thân – khẩu – ý thì khẩu nghiệp là
quan trọng. Chính vì thế, trong kinh Vô Lượng Thọ, đức Phật xếp nó lên đầu tiên
“Khéo gìn khẩu nghiệp, không chê lỗi
người. Khéo gìn thân nghiệp, không mất luật nghi. Khéo gìn ý nghiệp, thanh tịnh
không nhiễm”. Trong quyển sách Nhắc nhở tu hành của HT. Trí Tịnh, Ngài
dạy: “…một lời nói nhưng làm người ta
hoan hỷ, vui vẻ thì phước đức tăng thêm. Ngược lại, cũng một lời nói làm người
buồn phiền, phiền não thì bị tổn phước đức…”.
HT. Tịnh Không nói: “Người tu Tịnh Độ chúng ta phải giống như Di Lặc Bồ-tát, bất luận ở đâu,
bất luận gặp ai, đều chắp tay cười hì hì: “A
DI ĐÀ PHẬT”. Người tu Tịnh Độ ấy chẳng cần phải phân biệt người khác nói
năng lành hay chẳng lành, đều chẳng quan trọng. Họ nói lời lành, ta A DI ĐÀ PHẬT; họ nói lời chẳng lành, ta
cũng A DI ĐÀ PHẬT. Hết thảy thị –
phi, thiện – ác đến chỗ ta thảy đều hóa thành A DI ĐÀ PHẬT, đại từ đại bi!”. Đó là ý nghĩa của chữ “Hỷ”.
“Xả” nghĩa
là buông xả, không giữ những phiền não trong lòng. Người viết thường gặp nhiều người có lòng
nhẫn nhục, nhưng không có tâm “xả”.
Có một cô Phật tử kể cho người viết nghe câu chuyện như thế này: “Hôm qua, con
bị người ta chửi con, dùng những từ thiếu văn hóa. Họ còn vu oan, phỉ báng cho
con nữa, con tức lắm muốn chửi lại họ. Nhưng lại nghĩ mình mới đi tụng kinh ở
chùa về nên con nhịn, chịu nhẫn nhục. Nhưng con tức lắm, tối đó con không thể
nào ngủ được. Bây giờ con kể cho thầy nghe mà vẫn còn tức trong lòng”. Nghe cô Phật
tử kể xong câu chuyện, người viết mới nói, “Mừng khen cho cô là lúc đó không
tạo khẩu nghiệp, biết nhẫn nhục. Nhưng như thế vẫn chưa đúng, giỏi. Nếu cô xả
được, không chấp vào những lời nói của người kia, không ghim vào lòng thì càng
đáng khen hơn”.
Chính vì thế, có lẽ lời dạy quan trọng nhất từ hình
tượng Di Lặc Bồ-tát là hạnh “buông xả”.
Hòa thượng Thảo Đường gặp Ngài hỏi:
– Thế nào là đại ý
Phật pháp?
Ngài liền quăng cái
túi vải xuống đất, không trả lời gì hết.
– Hỏi: Thế có còn con đường tiến lên
không?
Ngài liền quảy cái bị trên vai rồi đi. Không nói lời
nào.
Hành động “quăng túi vải xuống đất” biểu thị hạnh “buông xả”. Trong kinh Kim Cang, đức Phật dạy rằng: “chánh pháp còn bỏ, huống hồ phi pháp”. Chúng
sanh trôi nổi trong sanh tử luân hồi triền miên, bởi do hai thứ “ngã chấp” và “pháp chấp”, chấp vào cái thân này là của ta, cái nhà này là của ta,
con cháu là của ta. Người thế gian thường tham chấp vào tiền tài, sắc đẹp, địa
vị, ăn uống, ngủ nghỉ, vì vậy tu hành nhiều kiếp vẫn không vượt qua ba cõi. Cổ
đức thường nói: “Muôn thứ không đem theo
được, chỉ có mỗi nghiệp theo thân”. Trong
kinh Kim Cang, đức Phật cũng dạy: “Phàm
những gì có hình tướng đều là hư vọng, ko chân thật. Hết thảy pháp hữu vi như
mộng, huyễn, bọt, bóng. Nên thường quán sát như vậy”. Tiền tài, địa vị,
v.v… đều là những thứ không chân thật, có đó rồi mất đó. Thực vậy, chúng ta đến thế gian này với hai bàn
tay trắng, khi nhắm mắt xuôi tay chúng ta cũng ra đi với hai bàn tay trắng. Sáu
mươi, bảy mươi năm trên thế gian thức khuya dậy sớm, tìm đủ mọi cách để kiếm
đồng tiền, bát gạo, chưa kể vì kế sinh nhai mà nghĩ ra nhiều thủ đoạn, phương
cách lừa gạt để rồi tạo không biết bao nhiêu là nghiệp. Đến khi sống trong cảnh
tam ác đạo mới nhận ra tội lỗi thì đã quá muộn màng.
Do đó, HT. Thanh Từ nói rằng đại ý của Phật pháp chỉ
có một chữ “buông xả” là được. Ngài
nói: “Quý vị buông xả được một phần thì
được một phần tự tại, an lạc, giải thoát”. Bởi thế, Cổ đức dạy: “bỏ tất cả được tất cả”. Có một vị Phật
tử đến hỏi HT. Tịnh Không rằng: “Mỗi ngày niệm Phật tại Niệm Phật Đường, thậm
chí mỗi ngày niệm Phật suốt hai mươi bốn tiếng đồng hồ. Người như vậy có thể
vãng sanh không?”
Hoà thượng trả lời: “Tôi không thể nói người đó không
vãng sanh. Tôi cũng không thể nói người đó có thể vãng sanh.”
Nguyên nhân là gì? Vì vãng sanh cần phải có hai điều
kiện.
Điều kiện thứ nhất là lòng tin phải chân thật, tâm
nguyện phải thiết tha, đó gọi là “chân tín, thiết nguyện”.
Điều kiện thứ hai là: “Buông xuống vạn duyên”.
Đầy đủ hai điều kiện này chắc chắn được vãng sanh!
Thiếu một trong hai điều kiện này chưa chắc vãng sanh được. Hòa thượng nói thêm:
cái khó buông xả nhất của người thế gian là tình cảm vợ chồng, con cháu, thứ
đến là tiền bạc.
Người viết xin kể một câu chuyện, lúc sống vì không
thể buông xuống nên chết phải bị đọa lạc, cũng để phần nào chứng minh lời nói
của Hòa thượng. Người viết có quen một chú Phật tử. Chú này làm Trưởng Ban Hộ
Niệm, chuyên lo việc hộ niệm người trước lúc lâm chung. Chú kể: “Có lần con đi
Hộ niệm cho một bà cụ. Khi bà vừa mất, con cháu lo tranh giành nhà, đất, tiền,
vàng, v.v… làm cho bà cụ này tuy đã tắt thở nhưng máu từ trong miệng chảy ra”.
Mọi người nhìn thấy cảnh tượng như thế ai cũng sợ.
Đây là một câu chuyện khác. Người viết có quen một cô
Phật tử, sinh sống tại Bình Dương. Một hôm, người chị ruột từ Bình Phước về
thăm cô và con gái út của mình. Tối đó, hai chị em ngồi nói chuyện, người em
nói: “Chị à! Em thấy chị cũng lớn tuổi rồi cũng hay đau bệnh. Thôi chị lo tu
hành niệm Phật kẻo không kịp bây giờ”. Nghe vậy, người chị liền nói: “Chị biết
tu hành là tốt. Nhưng bây giờ chị còn một nỗi lo lắng, không yên lòng. Đó là
đứa con gái út đang học đại học năm nhất. Khi nó ra trường. chị xin cho nó vô
làm ở ngân hàng, rồi sau đó chị sẽ xin vô chùa quét lá đa”. Nhưng thật không
ngờ năm giờ sáng hôm sau, chị này thức dậy đi vệ sinh và bị đột quỵ chết ở
ngoài nhà tắm. Cả nhà không ai hay biết gì, đến khoảng bảy giờ sáng mới phát
hiện. Tuy chị chết rồi nhưng thần hồn vẫn luôn hiện về báo những điều này, điều
kia cho con gái út.
Bởi thế, cổ đức nói:
“Dép dưới giường, lên giường vội biệt, Sống ngày nay, dễ biết ngày mai? Mạng người hô hấp kinh thay, Nghĩ cơn vĩnh biệt tuyền đài mà đau”.Bởi thế, trong Ấn
Quang Văn Sao, đại sư Ấn Quang có một phương pháp vô cùng khéo léo, Ngài
dạy chúng ta hãy thường nghĩ tới cái Chết. Ngài nói người thật sự tu đạo nên
dán chữ Chết trên trán, từng giờ từng phút nghĩ mình sắp chết. Chúng ta sắp
chết rồi, còn có chuyện gì chưa buông xuống được? Không buông xuống cũng phải
buông xuống. Danh vọng, tiếng tăm, lợi dưỡng, tài sắc, lời khen, ăn uống, ngủ
nghỉ, có cũng tốt mà không có cũng không sao, tâm chúng ta còn vướng bận nữa
không? Thật sự phải buông xuống vạn duyên, một lòng nghĩ tới A Di Đà Phật, tôi
gần chết rồi, tôi sẽ đi theo A Di Đà Phật.
Còn HT. Tịnh Không thì nói: “Đêm nay tôi ngủ trên giường sẽ vãng sanh, tôi còn việc gì mà chưa buông
xuống được. Tu hành, đặc biệt là công
phu niệm Phật, thành tựu được hay không then chốt ở chỗ chúng ta có thể buông
xuống được hay không? Chỉ cần chúng ta chịu buông xuống, không có một ai chẳng thành
tựu, phàm những người không thành tựu đều là người chẳng buông xuống nổi.”
Do đó, ngay từ bây giờ, Phật tử nhất định phải tập buông
xuống hết những thị phi, nhân ngã, danh văn, lợi dưỡng, ngũ dục, lục trần thì tu
hành mới mong có phần giải thoát. Trong kinh, đức Phật thường dạy các hàng đệ
tử: “Tiền tài, sắc đẹp, địa vị, ăn uống,
ngủ nghỉ là năm gốc rễ của địa ngục”. Nếu phạm một trong năm thứ này thì đồng
nghĩa với việc thành quả tu học cả đời chúng ta sẽ tan theo mây khói.
Ngày Tết cũng đã đến. Người thế gian thường vui theo cảnh
vật của thế gian. Phật tử chúng ta về chùa thắp nhang lễ Phật vía đức Di Lặc Bồ-tát.
Nhìn hình tượng của Ngài “với nụ cười hỷ
xả, cái bụng lớn bao dung, nhẫn nhục”, chúng ta nguyện với lòng sẽ học tập
theo công hạnh của Ngài để cuộc sống trong năm mới được hạnh phúc, an lạc, giải
thoát.
Hiện nay, nhiều người thường nhầm lẫn giữa tượng Bồ-tát
Di Lặc và tượng ông Địa. Theo HT. Tịnh Không: trên tay của tượng Bồ-tát Di Lặc
chỉ cầm xâu chuỗi và cái túi vải (biểu thị lời khuyên mọi người tu hành niệm
Phật và bố thí), ngoài ra không cầm bất cứ thứ gì. Còn ông Địa (vị cũng có cái
bụng lớn, cũng nở nụ cười như Bồ tát Di Lặc) nhưng trên tay thì cầm thỏi vàng),
đây là sự khác biệt giữa hai hình tượng. Cuối cùng, nhân dịp xuân về người viết xin tặng Phật tử bài thơ xem như một lời
chúc.
Tượng Ông Địa tay cầm thỏi
vàng Tượng Bồ tát Di Lặc tay cầm xâu
chuỗi
sự Phật tử vui- học chốn cửa
Thiền Được, mất, hơn, thua có xá
gì Thị phi, nhân ngã cũng bằng
không Bận chi lời nói tan mây khói Tham chi ngũ dục thứ mộng
huyễn Luỵ phiền lục trần thân tâm
khổ Học hạnh Từ Thị chân an lạc Giao thừa thiêng liêng giờ
đã đến Lễ Phật đón xuân tâm xả – nhẫn Ta Bà lữ khách tinh tấn tu Cực lạc quê nhà sen vàng nở Sanh tử từ nay xin giã biệt.
Discussion about this post