PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Nhẫn Nhục

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

NHẪN NHỤC 
Toàn Không

 

1). Nhẫn nhục là gì?

Nhẫn là nhịn chịu, nhục là tổn thương sỉ nhục.

Nhẫn
nhục

là chịu nhịn những điều sỉ nhục xấu hổ, nhục nhã, chịu đựng tổn thương trước
những cảnh, sự việc không vừa lòng, nghịch ý, trái tai gai mắt; nhẫn nhục là nhận
chịu những điều người khác làm cho mình khổ não, trong tâm mình không những
không tức giận mà còn không nghĩ tưởng tới việc sẽ báo oán trả thù.

2). Tại sao cần phải nhẫn nhục?

 Nhiều người vì được nuông chiều được nể nên tưởng mình là hay là nhất, càng
ngày càng tỏ ra “khinh người”, rồi đâm ra nói năng hành động qúa trớn. Có kẻ vì
si mê có tính “cả vú lấp miệng em” át giọng người khác, cho người khác là ngu
là dốt không bằng mình. Lại có người ngu si điên đảo cho rằng “ta đây là nhất”
không ai bằng mình nên lấn lướt, hống hách. Tất cả những người như thế đều là
người vô minh, dù người đó có bằng cấp này nọ (thực ra, người có học ít khi có
những hành động lỗ mãng) đều là người vô minh cả; bởi vậy khi bị những người ấy
sỉ nhục, mắng nhiếc, đánh đập tàn nhẫn, chúng ta nên coi việc đối xử như thế là
do không hiểu sự thật, cần phải kiên nhẫn giải thích sự việc

 Nhưng có người vì không dằn được cơn tức giận mà sinh ra đỏ mặt tía tai,
quát tháo ầm ĩ, đá bàn quăng ghế, buông ra những lời cộc cằn chửi rủa tục tằn,
hành hạ đánh đập người một cách tàn nhẫn. Có kẻ nổi cơn thịnh nộ đâm, chém, bắn
người khác gây ra án mạng mà phải ân hận suốt đời. Lại có những việc rất nhỏ
nhặt trong gia đình hay ngoài xã hội chỉ vì một câu nói không đáng kể hay một
cử chỉ nhỏ nhặt, mà người không kiên nhẫn đã gây ra biết bao buồn phiền đau khổ
cho người và cho mình. Ở đây có thể nói người không kiên nhẫn đối với các việc
nhỏ nhặt là người nóng nảy, vì nhân một việc bé xé ra to, nên là người tạo ác.

 Nhẫn nhục được gắn liền với chữ “bình tĩnh, kiên nhẫn, chịu đựng”, những
người nóng nảy hay mất bình tĩnh, mất kiên nhẫn; họ không tự chủ được những
nghịch cảnh khó khăn nan giải, nên nói năng hành động vội vàng nông nổi thiếu
suy nghĩ. Trong gia đình mà mọi người đều không kiên nhẫn sẽ đưa đến mất hạnh
phúc
và dễ tan vỡ; đối với xã hội mọi người đều không kiên nhẫn sẽ đưa tới xáo
trộn
và không vững bền.

 Người học đạo cũng vậy, khi gặp nghịch cảnh không nhẫn nhục sẽ làm cho
tâm luôn luôn dao động, có khi còn bị đọa vì không nhẫn nhục mà làm các việc
ác; do đó tại sao chúng ta phải học và thực hành nhẫn nhục là vậy.

3). Các loại nhẫn nhục: Có ba loại:

1- Thân
nhẫn
:

 Là
sự chịu đựng của thân trước các nghịch cảnh không vừa ý, như nóng lạnh, bệnh
tật, đói khát, chỗ ở nơi nằm không được tiện nghi, hoặc bị hành hạ đánh đập
thân thể; trước những nghịch cảnh như thế, người nhẫn nhục không hé răng mở
miệng phàn nàn hay chống cự đánh trả, mà chỉ bình tĩnh giải thích sự việc và
chịu đựng.

2- Khẩu
nhẫn
:

 Là
sự im lặng của miệng trước các nghịch cảnh không vừa ý, như có người chửi mắng,
nói lời vu oan, đâm thọc, không nói có, có nói không, nói thêm bớt, nói bóng
nói gió, nói thêu dệt v.v… Trước những lời nghịch tai như thế, người nhẫn nhục
chỉ nói lời giải thích chân thật ôn hòa. Nếu không được nghe thì giữ yên lặng,
chứ không nổi giận dùng những lời ác mà đối chọi lại, hoặc gây thành chuyện
lớn, sinh cãi nhau, đánh lộn, giết chóc v.v…

3- Ý
nhẫn
:

 Là
sự nhẫn nhục của tâm ý, trong lòng người nhẫn nhục trước nghịch cảnh của thân
không có ý nghĩ than trời trách đất về sự nóng lạnh bệnh tật, không than thân
trách phận về sự thiếu thốn; người nhẫn nhục trước cảnh bị hành hạ xác thân hay
bị vu oán giá họa, nhục mạ đủ điều, cũng đều nhẫn cả. Chỉ giải thích một cách
chân thật, không hề có ý nghĩ tức giận, trong lòng không nổi lên oán hận căm
hờn
sẽ trả thù sau này v.v…

 Trong ba loại nhẫn nhục, ý nhẫn là quan trọng nhất, vì có khi thân chịu
đựng
được những bất nghi, đau đớn, nhưng miệng còn thì thầm lẩm bẩm ca cẩm
nguyền rủa; có khi miệng không nói năng chi cả, nhưng vẫn tức giận trong lòng
rằng ”ngày nay ta không thể ăn tươi nuốt sống ngươi, ngày sau ta sẽ trả thù
này”. Bên trong ý thức không nhẫn nhục được thì thế nào cũng có ngày sự giận dữ
thù hằn sẽ hiện ra, không ở hành động, cũng ở lời nói; khi lòng tức giận hận
thù
được lắng xuống trước mọi nghịch cảnh, sự nhẫn nhục mới thật sự là kiên cố
rộng lớn (Ba La Mật).

4 )- Nhẫn nhục như thế nào? 

 Có
hai thứ nhẫn nhục:

1- Nhẫn
nhục
chấp tướng:

 Là
nhẫn nhục vì danh lợi, vì có người khen, vì sợ uy quyền, vì chưa đúng lúc, chưa
có đủ đều kiện trả thù, vì coi rẻ khinh bỉ đối thủ v.v…Đó là nhẫn nhục chấp
tướng
, chưa phải là nhẫn nhục thực sự, vì còn do dục vọng tham, sân, si, mạn
thúc đẩy chi phối.

2- Nhẫn
nhục
vô tướng:

 Là
khi nhẫn nhục không chấp vào tướng như nêu ở trên, người nhẫn nhục luôn luôn tự
hỏi: “Ta có làm điều gì sai quấy không? Nếu có, ta bị sỉ nhục là phải, ta không
nên tức giận mà phải cám ơn; nếu ta không làm điều gì sai quấy, sau này sẽ được
chứng minh, vì vàng bao giờ cũng là vàng, không thể vàng mà là đồng được; hoặc
ta không làm điều gì quấy, những sự sỉ nhục ấy chẳng dính liú gì tới ta, nên ta
không cần khổ tâm suy nghĩ đến”.

 Nhẫn nhục còn là: không muốn hơn
thua, được mất, vinh nhục, khen chê,
đây là tám thứ gió bão quật ngã mọi
người
; không tranh đua chèn ép người khác để đạt mục đích. Không tranh cãi phải trái, đúng sai, hay dở, tốt xấu, tranh chấp này nọ; không muốn đời là bãi chiến trường thù
hận, thế giới là một lò lửa ngụt cháy; người nhẫn nhục còn tiến tới có lòng từ
bi hỉ xả rốt ráo.

 Người tu hành muốn hành hạnh nhẫn nhục kiên cố (Ba La Mật), phải quán
chúng sinh và mình cùng đồng một bản thể mới không thấy ta bị nhục và người làm
nhục mình, thí dụ như tay phải làm việc cầm con dao hay cái búa, cắt đồ vật hay
đóng đinh, rủi cắt hay đập phải ngón của bàn tay trái làm chảy máu hay sưng vù
lên đau đớn. Bị thương tổn như thế, nhưng tay trái tự nhận tay phải cùng với
mình (tay trái) đồng một thân thể, nên tay trái không thấy tay phải làm nhục
làm hại mình; nhẫn nhục như thế mới là nhẫn nhục rốt ráo Ba La Mật. 

5). Đức Phật dạy nhẫn nhục:

 Chúng ta hãy lược trích một đoạn Kinh, đức Phật dạy người tu hành về
nhẫn nhục trong Trung A Hàm quyển 4 trang 286, 290, 291 như sau:

 Khi
nghe, có năm cách nói: “Nói đúng lúc hay không đúng lúc, nói chân thật hay giả
dối
, nói dịu dàng hay hung ác, nói hòa hợp hay đâm thọc, nói có nghĩa hay vô
nghĩa”, với năm cách nói này nếu người tu hành khi nghe mà tâm bị biến đổi, có
thể miệng phát ra lời ác, người tu hành bị suy thoái. Khi ấy người tu phải khởi
tâm
từ mẫn đối với người kia, tâm tương ưng với Từ trải khắp một phương, thành
tựu
an trú; cũng vậy, hai, ba, bốn phương, phương trên phương dưới, bao trùm
tất cả, không tranh cãi, không sân không oán. Đối với tâm Bi, Hỷ, Xả cũng vậy,
không tranh, không sân oán, biến mãn tất cả thế gian rộng lớn trùm khắp, thành
tựu
an trú.

 Cũng vậy, nếu người tu bị người khác dùng tay đấm, đá ném, gậy đánh, dao
chém, mà tâm biến đổi, hay miệng phát lời ác, hay đánh trả, người tu tất bị suy
thoái. Hãy học sao cho tâm không biến đổi, miệng không phát ra lời ác, không
đánh trả, mà hướng đến người ấy, duyên nơi người ấy khởi tâm từ mẫn, không
tranh, không kết, không oán, rất rộng lớn vô lượng vô biên, biến mãn tất cả thế
gian
, thành tựu an trụ, khéo tu tập như thế.

 Cũng như vậy, nếu có giặc, cướp lấy lưỡi cưa bén cắt xẻ tay chân người
tu hành, nếu tâm biến đổi, hay miệng phát ra lời ác, hay đánh giết trả, người
tu tất suy thoái; hãy học sao cho tâm không biến đổi, không phát ra lời thô ác,
không đánh giết trả, mà hướng đến người ấy khởi tâm từ mẫn. Tâm tương ưng với
Từ trải khắp một phương, hai, ba, bốn năm, sáu phương, bao trùm tất cả, không
tranh, không kết, không oán, rộng lớn bao trùm khắp thế gian, thành tựu an trú;
hãy khéo tu tập như thế, liền được giải thoát.

6). Vài trường hợp điển
hình:
 

1. Một câu chuyện liên quan tới nhẫn nhục của chính đức Phật mà Kinh
sách ghi đã xẩy ra trong mùa an cư thứ chín của đức Phật. Khi ấy đức Phật mới
44 tuổi, trung niên, cường tráng, với 32 tướng tốt và 80 vẻ đẹp, lại càng thêm
uy nghi đẹp đẽ hấp dẫn. Đức Phật an cư ba tháng tại Kosambi, Ngài quán sát thế
gian
biết được một người Bà La Môn đã đủ cơ duyên nên Ngài đến nơi ông ta đang
tế thần Lửa. Vị Bà La Môn thấy dung mạo tuyệt vời của đức Phật, ông nghĩ ngay
đến người con gái diệu của ông, vì mấy năm liên tiếp ông có ý tìm kiếm một
chàng rể xứng đáng nhưng chưa có người nào vừa ý cả; bởi vậy sau khi thăm hỏi
chuyện trò thích ý, ông yêu cầu đức Phật ở lại chờ không lâu ông trở về nhà lấy
tặng một món qùa đặc biệt. Đức Phật biết ý ông, nên đi đến một chỗ gần đấy
nhưng cố ý để lại dấu vết chân, Ông Bà La Môn trở lại không thấy đức Phật,
nhưng nhận ra vết dấu chân trên đất nên dẫn vợ, con gái trẻ đẹp với quần áo
lộng lẫy, trang điểm mỹ lệ đi theo vết chân. Khi gặp mặt, ông giới thiệu vợ
con
, và tỏ ý muốn gả con gái cho đức Phật, đức Phật vừa từ chối vừa muốn độ cho
Bà La Môn nên nói:

“Tôi đã thấy ái dục, bất mãn tham vọng là con
của Ma Vương, tôi không ham muốn thích thú trong nhục dục của ái tình trần tục,
thể xác đầy dục lạc là gì? Nó là khổ, là ràng buộc của sinh tử luân hồi, tôi
không bao giờ muốn rờ đến nó, dù chỉ sờ bằng chân”.

 Nghe những lời ấy, cả hai ông bà Bà La Môn đều chứng ngộ A Na Hàm là bậc
chứng thứ ba trong Tứ Thiền, nhưng cô con gái Magandhiya thì trái lại, cô tức
giận trong lòng; Cô cho rằng “Như thế là nhục mạ cô, chửi mắng cô”. Lòng tự ái
của người con gái trong một gia đình giàu có quyền thế địa vị, trẻ đẹp. Chỉ mấy
năm sau, cô trở thành thứ hậu của vua Udena, dựa trên thế lực đã có; Cô sai
thuộc cấp mua chuộc, sai bảo người chửi mắng, nhục ma đủ điều, xua đuổi đức
Phật
ra khỏi thành ấy. Mỗi ngày đi khất thực đều bị hết toán người này đến toán
người khác rỉa rói chửi rủa, họ nói: “Ông là tên ăn trộm, Ông là tên khờ dại,
Ông là người ngu si, Ông là tên điên cuồng, Ông là con bò, là con lừa, là con
lạc đà, Ông là con thú vật khờ dại v.v… Khi chết ông sẽ đọa Địa ngục, khi chết
ông sẽ đọa chỗ nghèo khổ v.v…Ông hãy cút đi khỏi nơi đây, ở đây mọi người không
muốn nhìn mặt ông , mọi người đều ghét ông không ưa ông v.v….”

 Các
Tỳ Kheo (Tăng) đệ tử của đức Phật thấy nhiều người dữ dằn dùng lời thô tục chửi
rủa
Ngài như vậy chịu đựng không nổi nên thưa:

– Người ta: chửi rủa và nhục mạ chúng ta qúa
thậm tệ, xin Thế Tôn dời đi nơi khác”.

 Đức
Phật
nói:

– Bây giờ chúng ta đi đâu?

– Thưa Thế Tôn, nên đi đến thành khác.

– Nếu ở thành đó người ta cũng chửi mắng và
nhục mạ thì ta đi đâu?

– Thưa Thế Tôn, lại đi đến thành khác.

– Các Thầy: không nên nói vậy, nơi nào gặp
chuyện khó khăn chính nơi ấy ta phải giải quyết cho ổn thỏa; chỉ khi nào giàn
xếp xong xuôi ta mới có quyền đi nơi khác, nhưng ai chửi rủa nhục mạ ta?

– Thưa Thế Tôn, rất nhiều người chửi mắng
nhục mạ.

 Đức
Phật
giảng giải: “Như voi ra trận phải bị làn tên từ bốn phiá bắn tới, cũng như
thế, ta phải chịu đựng những lời nguyền rủa chửi mắng từ mọi phiá, vì phần đông
sống không có đạo đức, sống không giới đức. Nhiều voi ngựa được dẫn tới chỗ vua
để lựa con thuần thục tốt nhất để cưỡi; giữa đám đông đảo người tụ hội, người
xứng đáng nhất là người chịu đựng được những lời chửi mắng nguyền rủa; dù những
con ngựa con voi trang trọng quý báu, nhưng người thuần thục giới đức trang
nghiêm
là hơn hết tất cả”.

 Và
đức Phật bảo:

– Các Thầy: không nên lo ngại, vì họ chỉ chửi
mắng trong bảy ngày, ngày thứ tám họ sẽ ngừng, vì mọi chuyện khó khăn đến với
Như Lai không bao giờ quá bảy ngày.

 Đúng như lời đức Phật đã nói: đến ngày thứ
tám, khi đức Phật đi khất thực, không còn thấy một người nào có hành động lỗ
mãng với Ngài nữa.

 Chúng ta thấy sự nhẫn nhục chịu đựng của đức Phật thật là có một không
hai, đây mới thật là nhẫn nhục kiên cố; bảy ngày vào thành khất thực, bảy ngày
đều bị hết toán người này đến toán người khác chửi bới nhục mạ xua đuổi thậm tệ
suốt từ lúc bắt đầu vào thành cho đến lúc khất thực xong trở về nơi ngự; nếu
như chúng ta gặp trường hợp như vậy sẽ xử trí ra sao?

2. Một
câu chuyện nhẫn nhục khác của một đệ tử Phật mà Kinh sách đã ghi lại như sau:

 “Thời ấy, một hôm Tôn giả Purna
đến đảnh lễ rồi xin Phật cho phép Tôn giả được đi đến xứ Chronapraranta để giáo
hóa
, dân vùng này có tính hung dữ và tạo nhiều tội ác, đức Phật thấy thế nên
hỏi Tôn giả:

– Thầy nguyện đem giáo pháp của Ta đến xứ ấy,
nhưng nếu họ không nghe mà còn dùng lời hung ác nhục mạ, thầy nghĩ sao?

– Thưa Thế Tôn, con cho họ là người tốt, vì
họ chỉ sỉ nhục mà không đánh đập con.

– Nếu họ hành hạ đánh đập thầy thì sao?

– Thưa, con nghĩ là họ còn có lòng tốt, vì họ
đã không giết con.

– Nếu họ dùng dao giết hoặc dùng gậy đánh
thầy cho tới khi chết mới thôi, thầy nghĩ sao?

– Thưa đức Thế Tôn, con nghĩ họ là ân nhân
của con, vì họ đã giúp con bỏ được thân thối tha dơ bẩn này.

 Đến
đây, Tôn giả Purna được Phật khen và chấp thuận:

– Thầy nhẫn nhục như vậy mới có thể qua xứ
ấy.

 Tôn
giả
Purna qua xứ Chronaprananta giáo hóa một thời gian, hầu hết dân xứ ấy đều
quy y Phật Pháp Tỳ Kheo (Tăng), vì Ngài đã hành nhẫn nhục từ bi hỉ xả từ trong
đến ngoài của ý khẩu thân”.

7 )-
Lợi ích của nhẫn nhục:

 Đối
với cá nhân, người nhẫn nhục tâm được an ổn, sự nghiệp bền vững, mọi người gần
gũi, đối với gia đình được xum họp, bạn bè gắn bó, xã hội yên ổn thanh bình. Vì
nhận thấy sự lợi ích của nhẫn nhục nên Phật đã dạy:

Người hơn gây oán
hận,

Kẻ thua lòng không
yên,

Hơn thua đều buông
bỏ
,

An ổn ngủ ngon lành.

Sự quyết tâm
thực hành nhẫn nhục nhất là những người đã từng bị lửa hận làm cho tan nát cõi
lòng, lại càng nên thực hành nhẫn nhục. Người có tu hành phải để ý từng tí từng
li về hạnh nhẫn nhục từ thân đến khẩu và nhất là ý. Không buông lung mặc cho ý
muốn
phát lúc nào thì khởi lúc ấy, không để cho tham sân si điều khiển sẽ có
được tâm an bình. Được tâm an bình rồi, việc tu hành mới có thể tinh tấn, khi
đã tinh tấn tới mức, lo gì không đạt đạo.

Tin bài có liên quan

Ý Thức Về Tội Lỗi

Ý thức về tội lỗi

Ý Nghĩa Và Vai Trò Của Lễ Bái

Ý Nghĩa Và Vai Trò Của Lễ Bái

Ý Nghĩa Quy Y Tam Bảo

Ý Nghĩa Phật Pháp Tăng Tam Bảo

Ý Nghĩa Phật Pháp Tăng Tam Bảo

Ý Nghĩa Của Cầu Nguyện, Cầu An Và Cầu Siêu

Ý Nghĩa Của Cầu Nguyện, Cầu An Và Cầu Siêu

Ý Nghĩa Chân Thật Về Phật Giáo

Ý Nghĩa Chân Thật Về Phật Giáo

Yếu Lược Các Giai Đoạn Trên Đường Tu Giác Ngộ

Yếu lược các giai đoạn trên đường tu giác ngộ

Xã Hội Và Đạo Đức Nhân Quả

Xã hội và đạo đức nhân quả

Why Study Buddhism? Jetsunma Tenzin Palmo

Why Study Buddhism? Jetsunma Tenzin Palmo

Vô Minh Và Tuệ Giác

Load More

Discussion about this post

Học Phật vấn đáp – Pháp Sư Tịnh Không trả lời câu hỏi của các đồng tu (Tập 3)

 Chư vị Pháp sư, chư vị đồng học, xin chào mọi người!Hôm nay có 32 câu hỏi, chúng ta sẽ...

Bịa Đặt, Thêu Dệt Và Hậu Quả Phải Gánh Chịu

Bịa đặt, thêu dệt và hậu quả phải gánh chịu

Thời Đức Phật còn tại thế, có một ông trưởng giả rất giàu có lại có được người vợ xinh...

Vì Sao Số Đông Phản Đối Việc Ăn Thịt Chó?

Vì sao số đông phản đối việc ăn thịt chó?

VÌ SAO SỐ ĐÔNG PHẢN ĐỐI VIỆC ĂN THỊT CHÓ? Thích Phước Tiến Nhìn chung, chỉ vì nhu cầu ăn...

Tâm Không

Tâm Không

TÂM KHÔNG Truyền Bình Vũ trụ và thế giới của con người (《大正藏》冊15,650 經,Sarvadharmāpravṛttinirdeśa《諸法無. 行經》,鳩摩羅什譯)Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng...

Time: “Bộ Mặt Khủng Bố Phật Giáo” Miến Điện

Time: “Bộ Mặt Khủng Bố Phật Giáo” Miến Điện

TIME: "BỘ MẶT KHỦNG BỐ PHẬT GIÁO" MIẾN ĐIỆNArnaud Dubus / Thanh Hà (RFI) Từ khoảng một năm nay, báo...

Tiếng Em

Tiếng em

Tiếng em Thơ : Hoang Phong | Diễn ngâm : Hồng Vân *** Tiếng ai thở gió vào xuân,Đem mưa vào...

Để Trở Thành Phật Tử Chân Chính Tập 2

Để Trở Thành Phật Tử Chân Chính Tập 2

ĐỂ TRỞ THÀNH PHẬT TỬ CHÂN CHÍNH TẬP 2 Thích Đạt Ma Phổ Giác   BÀI 12- CHÁNH TÍN NHÂN...

Tuệ Sanh Định

Tuệ Sanh Định

TUỆ SANH ĐỊNHSổ Tay Hướng Dẫn Tu Tập Pháp Thiền Của Đức PhậtTác Giả: Thiền Sư Maha Boowa ÑanaasampannoNguyên Tác...

Dạy Con Niệm Phật – Diệu Âm Lê Hiếu

DẠY CON NIỆM PHẬT Diệu Âm Lệ Hiếu * Con người sống trên đời cần nên tạo phước đứcLà người...

Bồ-tát Quán Thế Âm Tên Gọi, Hình Tượng & Tín Ngưỡng – Thích Nguyên Hùng

Bồ-tát Quán Thế Âm Tên gọi, hình tượng & tín ngưỡng Thích Nguyên Hùng Tên gọi Bồ-tát Quán Thế Âm...

Đừng Hiểu Lầm Lão Tử

Đừng Hiểu Lầm Lão Tử

Phủ bản Hán văn Lão Tử Đạo Đức Kinh.Lời ngỏ Một chiều ghé thăm phòng phát hành kinh sách ở...

Biển Đông Lặng Sóng Và Thoát Trung Về Văn Hóa

Biển đông lặng sóng và thoát Trung về văn hóa

BIỂN ĐÔNG LẶNG SÓNG & THOÁT TRUNG VỀ VĂN HÓA TT. Thích Nhật Từ | Giác Hạnh Hoa Ai bảo đức...

Lý Tưởng Bồ Tát Và Các Bậc Minh Quân Trong Lịch Sử Vương Quốc Bhutan

Lý Tưởng Bồ Tát Và Các Bậc Minh Quân Trong Lịch Sử Vương Quốc Bhutan

LÝ TƯỞNG BỒ TÁT VÀ CÁC BẬC MINH QUÂN TRONG LỊCH SỬ VƯƠNG QUỐC BHUTAN La Sơn Phúc Cường   ...

Góp lời về Thiền Giác Ngộ

GÓP LỜI VỀ THIỀN GIÁC NGỘ (*) Tuệ Thiền Lê Bá Bôn   1) Kinh luận Đại thừa đốn giáo...

03. Phản Ứng Từ Làng Mai Pháp Quốc

03. Phản Ứng Từ Làng Mai Pháp Quốc

HỒ SƠ TU VIỆN BÁT NHÃ LÀNG MAIPHẢN ỨNG TỪ LÀNG MAI PHÁP QUỐC Ngồi Yên Như Núi - Sư...

Học Phật vấn đáp – Pháp Sư Tịnh Không trả lời câu hỏi của các đồng tu (Tập 3)

Bịa đặt, thêu dệt và hậu quả phải gánh chịu

Vì sao số đông phản đối việc ăn thịt chó?

Tâm Không

Time: “Bộ Mặt Khủng Bố Phật Giáo” Miến Điện

Tiếng em

Để Trở Thành Phật Tử Chân Chính Tập 2

Tuệ Sanh Định

Dạy Con Niệm Phật – Diệu Âm Lê Hiếu

Bồ-tát Quán Thế Âm Tên Gọi, Hình Tượng & Tín Ngưỡng – Thích Nguyên Hùng

Đừng Hiểu Lầm Lão Tử

Biển đông lặng sóng và thoát Trung về văn hóa

Lý Tưởng Bồ Tát Và Các Bậc Minh Quân Trong Lịch Sử Vương Quốc Bhutan

Góp lời về Thiền Giác Ngộ

03. Phản Ứng Từ Làng Mai Pháp Quốc

Tin mới nhận

Phật dạy mạng người sống trong hơi thở

Tán thán Đức Phật như thế nào?

Bụt trong con sinh chưa?

Vai trò của trung đạo trong hệ thống giáo lý Phật giáo

Lời Phật dạy về nhân quả đẹp, xấu, giàu, nghèo của phụ nữ

Hòa thượng Viên Minh: Cô đơn là điều tuyệt diệu

7 việc Phật dạy không đáng “hy sinh” trong đời

Phật dạy pháp ‘trừ sầu lo’

Phật nói “Tại vì sao bạn được thân người?”

Kinh Vô Thường

Trí huệ quang minh Phật chiếu khắp tâm chúng sinh

Thế nào là hạng người có tội?

Lời di huấn của Thế Tôn

Giữ tâm trí an tịnh theo lời Phật dạy

Câu chuyện Valentine: Lời Phật dạy về yêu thương trong tình yêu

Độ người nông dân nghèo

Phật dạy cách buông bỏ mọi phiền não

Nhân quả là quy luật khách quan

Để có sự nghiệp bền vững theo lời Phật dạy

Cuộc đời đức Phật: phước trí trang nghiêm, trời người đều cung kính

Tin mới nhận

Tôn Giả Lại Tra Hòa La

Đọc Truyện Phật Giáo

Cứu cánh của việc thành Phật là đi về đâu?

Kinh Assalàyana (Assalàyana Sutta)

Mọi Thứ Đều Là Ân Nghĩa Pháp Nhật

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 74)

Cứu Vật Vật Trả Ơn Cứu Người, Người Trả…gì?

Kỳ Thọ Cấp Cô Độc Viên Trieu Anh Nguyen

Quán niệm về Vô thường

Về ý nghĩa của “sự phơi bày cái-đang-là”

Vua Trần Nhân Tông Và Tinh Thần “Bụt Ở Trong Nhà” – Ht. Thích Hải Ấn

Tìm nơi trú ẩn, để trốn thần chết

Sa-môn Thích Tử

Luận Về Vấn Đề Hộ Niệm Lúc Lâm Chung Theo Kinh Tạng Nikaya

Phật Giáo Trong Xã Hội Hiện Đại

Sơ lược quá trình phiên dịch, soạn thuật và hình thành đại tạng kinh Hán văn

Bảo vệ trái đất bài 2: ăn chay bảo vệ môi trường?

Kỹ Năng Và Phương Pháp Thuyết Giảng

Người Nam Châm – bí mật của luật hấp dẫn – hấp dẫn mỗi chúng ta

Ăn cà chua xanh và táo xanh giúp trẻ hóa tế bào, giảm tiến trình lão hóa

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 180)

Pháp hoa thất dụ – Dụ thứ hai: Đứa con bỏ nhà đi ăn xin

Kinh Phật và những điều Phật tử cần lưu ý

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 27)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 208)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 294)

Phật Học Phổ Thông Khóa Thứ 8: Kinh Viên Giác

Những Nguyên Nhân Của Hành Động, Kinh Tăng Chi Bộ

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 317)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 255)

Hạnh Phúc Và Đau Khổ, Kinh Tăng Chi Bộ (song ngữ)

Bát Nhã Tâm Kinh Giảng Giải

Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Thiển Thích

Video Thuyết Giảng Của HT. Thích Thông Phương

Pháp Hoa Kinh An Lạc Hạnh Nghĩa

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 355)

Kinh Bách Dụ: Thấy người tô vách nhà

Kinh Kim Cang Và Phẩm Phổ Môn

Kinh Phước Đức Giảng Giải

Về Một Số Vấn Đề Trong Kinh Lăng Già Phạn-Hán

Tin mới nhận

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 101)

Giác Minh Diệu Hạnh Bồ Tát Khai Thị Niệm Phật – Giác Minh Diệu Hạnh Bồ Tát

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 81)

Phật thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (tập 55)

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 19)

Kinh Quán Vô Lượng Thọ Giảng Thích

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 85)

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 11)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 287)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 148)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 11)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 223)

Tín, Nguyện, Chuyên Trì Danh Hiệu Phật (Phần 2)

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 7)

Khuyên Tu Pháp Môn Niệm Phật

Lý Luận Và Sự Thật Của Nhân Quả

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 338)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 69)

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 27)

Tịnh Từ Yếu Ngữ

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.