TÌM CẦU SỰ GIÁC NGỘ VỊ THA
Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma
Anh dịch: Jeffrey Hopkins
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
thứ bảy: TÌM
CẦU SỰ GIÁC NGỘ VỊ THA
Khuynh
hướng vị tha là tìm cầu sự
giác ngộ vô thượng vì lợi ích của tất cả chúng sinh – DI LẶC, Trang
Hoàng cho Sự Thân Chứng Rõ Rệt
Một
khi đã phát sinh thái độ vị tha đặc biệt là tự chúng ta phải mang đến lợi ích
cho tất cả chúng sinh bằng việc giải thoát ho khỏi khổ đau và nổi kết họ với hạnh
phúc, chúng ta phải lượng định chúng ta có khả năng để hoàn thành điều này hay
không trong tình trạng hiện tại. Hầu hết
chúng ta thường sẽ quyết định rằng chúng ta không có. Thế thì tiến hành như thế nào?
Giúp
người khác không giới hạn trong việc cung cấp thực phẩm , chỗ ở, v.v… mà bao
gồm giảm thiểu những nguyên nhân căn bản của khổ đau và cung ứng những nguyên
nhân căn bản của hạnh phúc. Với việc
quan tâm đến việc mang đến những lợi ích như vậy cho người khác như thế nào, chính
quan điểm của Đạo Phật là niềm vui sướng hay khổ đau của một người được đạt đén
bởi chính người ấy mà không phải được phát sinh từ bên ngoài và do thế, chúng
sinh tự họ phải thấu hiểu và áp dụng sự thực tập để mang đến hạnh phúc cho
chính họ. Giống như trong xã hội, bổ
sung với việc ban cho thực phẩm, áo quần, và chỗ ở, chúng ta cố gắng để giáo dục
con người vì thế họ có thể chăm sóc đời
sống chính họ, vì vậy trong việc thực hành lòng vị tha phương pháp hiệu quả nhất để giúp đở người
khác là qua sự giảng dạy về những gì nên được tiếp nhận trong việc thực hành và
những gì nên được loại bỏ khỏi thái độ hiện tại.
Để
giảng dạy điều này đến mọi người, đầu tiên chúng ta phải biết vị thế và sự quan
tâm của họ và có nhận thức trọn vẹn lợi ích của việc thực hành. Do vậy, thật cần thiết để đạt đến giác ngộ mà
trong ấy các chướng ngại để thực chứng rằng mọi thứ có thể tri nhận được loại bỏ
hoàn toàn (sở tri chướng). Điều này đánh
thức cho một khả năng đầy đủ của chính chúng ta để hoàn toàn nhận ra bản chất của
tất cả mọi người và mọi vật cùng việc tiêu trừ tất cả những chướng ngại để giải
thoát khỏi vòng sinh tử luân hồi và kiến thức tròn vẹn. Đây là cách để chúng ta đi đến quyết định rằng,
nhằm để đem đến lợi ích cho người khác trong một cách trọn vẹn, thật cần thiết
để đạt đến giác ngộ.
Khi
chúng ta tiếp nhận quan điểm căn bản rằng vì lợi ích của tất cả chúng sinh,
chúng ta tìm cầu để đạt đến giác ngộ , thì chúng ta đạt đến một khuynh hướng vị
tha để trở nên giác ngộ. Sự phát sinh
thái độ này là vấn đề cuối cùng của bước thứ bảy.
QUYẾT ĐỊNH ĐẠT ĐẾN
GIÁC NGỘ
Một
thái độ vị tha mạnh mẽ mà trong ấy chúng ta hứa nguyện tìm cầu Quả Phật vì lợi
ích của người khác được xây dựng trên sự quyết tâm đạo đức của việc chính mình
đảm nhận gánh nặng vì lợi ích của người khác. Điều ấy, lần lượt, phát sinh từ
lòng bi mẫn và từ ái chẳng hạn như chúng ta không thể chịu nổi khi thấy sự biểu
hiện khổ đau của người khác hay sống với kiến thức rằng họ bị đè nặng bởi những
điều kiện không muốn nội tại đưa đến kết quả khổ đau và giới hạn. Phát triển cảm giác này về sự khổ đau của người
khác lệ thuộc trên việc thấy tất cả chúng sinh gần gũi với chúng ta, như người
thân nhất, và muốn đền đáp lại lòng ân cần từ tế của họ. Điều này tự nó phát sinh từ lần đầu tiên thấy
chúng sinh trong một cung cách bình đẳng. Do thế, cho điều này, bước thứ bảy chúng ta bắt đầu bằng việc ôn lại những
bước trước đây.
Thiền Quán
Căn
cứ trên sự thực tập trước đây, bây giờ chúng ta có thể đem tất cả những bước
trước đây trong tâm trong một cách tóm lược với cảm giác mạnh mẽ
Bước
nền tảng: Tính Bình Đẳng
1- Từ chính quan
điểm của họ người thân, kẻ thù, và người trung tính là bình đẳng trong việc muốn
hạnh phúc và không muốn khổ đau.
2- Từ chính quan
điểm của chúng ta mỗi người trong họ đã là người thân của chúng ta vô số lần
qua vòng luân hồi từ vô thỉ kiếp và chắc chắn sẽ giúp đở chúng ta một lần nữa
trong tương lai; mỗi người bình đẳng là kẻ thù của chúng ta; và mỗi người bình
đẳng là trung tính.
3- Vì từ bất cứ
vị thế nào được liên hệ, từ chính chúng ta hay chính họ, không có điềm nào
trong việc phóng đại những cảm giác mật thiết hay xa cách. Chúng ta không nên đánh giá một người như tốt
lành một cách căn bản và một người khác như xấu xa, hữu ích hay tổn hại. Không có lý do gì để là dễ thương từ cõi lòng
đến một người và dễ ghét đến một người khác. Mặc dù đúng là mọi người là bạn hữu hay thù địch tạm thời – hữu ích hay
tổn hại – thật là một lỗi lầm để sử dụng tình trạng hay thay đổi này như căn bản
cho một sự hấp dẫn hay thù ghét cứng nhắc.
Bước
đầu tiên: Nhận ra người thân
1- Phản chiếu rằng
nếu có sự tái sinh, những sự sinh ra của chúng ta trong cõi luân hồi là không
có chỗ bắt đầu (vô thỉ sinh tử).
2- Lưu tâm rằng
khi chúng ta được sinh ra từ một bào thai của một người hay một con thú, hay
chúng ta được sinh ra từ một quả trứng, chúng ta đòi hỏi một bà mẹ. Vì sự sinh của chúng ta là không thể đếm được,
chúng ta phải có vô số bà mẹ trải qua phạm vi của nhiều kiếp sống ấy. Hàm ý ở đây là mỗi chúng sinh đã từng là bà mẹ
của chúng ta vào một kiếp sống nào đáy. Nếu ta có rắc rối khi đi đến kết luận này, hãy thấy chúng ta có thể tìm
ra một lý do tại sao bất cứ một chúng sinh nào đó đã không từng là bà mẹ của
ta, một kết luận như vậy là không thể được.
3- Dẫn đến một kết
luận vào những lúc ta được sinh ra từ một quả trứng hay một bào thai là vô hạn
những con số, và do thế những bà mẹ của chúng ta cũng vô giới hạn trong con số.
4- Phản chiếu
trên những điểm này, hãy thấu hiểu rằng mỗi chúng sinh đã từng là bà mẹ của ta
nhiều lần. Hãy thực hiện điều này:
* Đem
đến tâm một người thân nhất và xác định rằng người thân này, tại một thời điểm
nào đấy trong sự tương tục của đời sống, đã là một người nuôi dưỡng ta.
* Rồi
dần dần lưu tâm đến người khác, không phải là một người quá gần gũi, từng người
một trong cùng cách quán chiếu, xác định và cảm nhận rằng trải qua sự tương tục
của đời sống, họ đã gần gũi tương tự như thế.
* Rồi
mang đến tâm một người trung tính – ai đấy không từng giúp đở cũng không từng
làm tai hại ta trong kiếp sống này. Lưu
tâm rằng con người này tại những thời điểm nào đó trải qua sự tương tục của đời
sống đã thân cận và đã nuôi dưỡng ta như người thân nhất.
* Dần dần mở rộng nhận thức này đến những người
trung tính khác – những kẻ được thấy trong hầm ngầm xe điện, đi ngang qua trên
đường phố, hay được thấy trong một gian hàng.
* Khi
chúng ta đã trở nên thành thạo với việc xác định những người thân, và những người
trung tính như đã từng là người thân nuôi dưỡng ta và đã cảm thấy nhận thức của
ta thay đổi như thế nào, hãy quan tâm đến một kẻ thù bé nhỏ nhất – người nào đó
đã từng gây tai hại cho ta hay người thân của ta một ít. Hãy bảo đảm để bắt đầu với một kẻ thù mà ta
thù hận ít nhất, vì thế chúng ta có thể phát triển kinh nghiệm với việc tạm thời
đặt qua một bên những cảm nhận tiêu cực để nhận ra rằng tại một thời điểm nào
đó ta đã từng là những người thân cận nhất.
* Khi
chúng ta đã cảm thấy sự thay đổi nhận thức đối với kẻ thù ít nhất, hãy duy trì
với thái độ mới của chúng ta trong một lúc, và rồi chậm rãi quan tâm đến kẻ thù
ở mức độ kế tiếp.
Bước thứ hai:
Đánh giá đúng sự ân cần
1- Quán tưởng bà
mẹ của ta, hay người nuôi dưỡng chính, linh động trước mặt ta.
2-
Hãy nghĩ:
Con người này đã là mẹ ta trong nhiều lần
qua sự tương tục của sự sống; chỉ trong kiếp sống hiện tại này, bà đã đặt trên
ta một thân thể đã hổ trợ một đời sống thuận lợi mà trong ấy tôi có thể tiến bộ tâm linh. Bà đã duy trì ta trong bào thai của bà chín
tháng, trong thời gian ấy bà không thể cư xử như bà muốn mà phải có một sự chú
ý đặc biệt đến gánh nặng này mà bà mang trong thân thể bà, làm bà cảm thấy nặng
nề và khó khăn chuyển động. Mặc dù những
chuyển động của ta sẽ làm cho bà đau đớn, nhưng bà cảm thấy vui trong những việc
như vậy, lại nghĩ đứa con của bà mạnh mẽ như thế nào hơn là trở nên sân giận và
tập trung trong nổi đau của bà. Cảm nhận
thân thiết và yêu mến của bà là to lớn.
Trụ một lúc với tư tưởng này, cảm nhận sự
tác động của nó.
3-
Cảm kích sâu xa hơn bằng việc quan tâm những chi tiết:
Trong khi sinh sản, bà khổ sở vô cùng,
và sau đó bà đã liên tục quan tâm với lợi ích của ta, tự hỏi tôi đang hoạt động
thế nào, đánh giá đứa con được sinh ra từ chính thân thể bà hơn hẳn bất cứ thứ
gì khác. Sau này, bà đã săn sóc ta trong một cách tốt đẹp nhất mà bà có thể.
Bà đã lau sạch phân của ta và lấy chất
nhầy trong mũi ta. Bà đã cho ta sửa của
chính bà và không cảm thấy bị xúc phạm khi ta cắn vú bà. Ngay cả khi bà chán nản bởi những thứ như vậy,
cảm nhận thân thiết của bà cho ta là tột
cùng trong tâm tư bà. Điều này không chỉ
trong một ngày, một tuần, một tháng, mà từ năm này đến năm khác, trái lại đối với
hầu hết mọi người chăm sóc trẻ con trong một giờ hay hai giờ là phiền toái.
Nếu chúng ta sử dụng một kiễu mẫu
khác hơn là bà mẹ của ta, hãy nhớ lại
trong chi tiết sự ân cần của người ấy dành cho ta.
4-
Nhận ra chúng ta đã lệ thuộc như thế nào:
Nếu bà bỏ tôi ngay chỉ một hay hai tiếng
đồng hồ , tôi đã có thể chết. Qua sự ân
cần của bà trong việc nuôi dưỡng tôi với thức ăn và áo quần tốt nhất theo khả
năng của bà, cuộc sống quý báu này với một thân thể vật lý đã làm cho tiến
trình tâm linh có thể được duy trì.
Cảm kích sự ân cần mà ta đã nhận. Khi chúng ta quan tâm một cách cẩn thận lòng
ân cần của bà trong những cách này,
không có cách nào không cảm động.
5-
Gia tăng phạm vi cảm kích của chúng ta đến những kiếp sống khác:
Bà đã ân cần không chỉ trong kiếp sống
này mà thôi, nhưng cũng trong các kiếp sống khác như một con người hay một con
thú, vì hầu hết thú vật quan tâm đến con cái của chúng trong những cách tương tự.
Hãy để sự tác động trong nhận thức mới
này ngập tràn trong ấy. Đừng vội vả chuyển
qua động tác tiếp theo giống như điều này chỉ như là một sự thực tập giả tạo.
6- Đã thấu hiểu
sự ân cần của người nuôi dưỡng chính trong kiếp sống này, mở rộng sự thấu hiểu
này dần dần đến những người thân khác. Khi họ là bà mẹ ta hay người thân nhất, họ bảo vệ ta với một lòng ân cần
to lớn giống như người nuôi dưỡng chính đã làm trong kiếp sống này. Phản chiếu một cách chậm rãi và cẩn thận
trong sự ân cần của họ, bắt đầu với người thân nhất kế tiếp và phản chiếu như
trên.
7-
Khi năng lực của sự phản chiếu này đã được cảm nhận, di chuyển đến người thân kế
tiếp, thiền quán trên cùng thái độ, chậm rãi quan tâm tất cả những người thân của
chúng ta, rồi đến những người trung tính, và cuối cùng là những kẻ thù oán.
Bước
thứ ba: Thói Quen Ân Cần
1-
Hãy nghĩ:
Nếu mẹ tôi (hay người thân nhất) trong
kiếp sống này bị mù và tâm tư không ổn định, đang bước trên mõm đá nguy hiểm
không ai hướng dẫn, và nếu tôi, người con duy nhất của bà, không chú ý và lãnh
trách nhiệm giúp đở bà, thì thật là kinh khủng.
2-
Mở rộng thí dụ:
Tất cả chúng sinh khắp trong hư không đã
từng là mẹ tôi và đã từng bảo vệ tôi với lòng ân cần rộng lớn, họ không biết những
gì trong thái độ của họ cần loại bỏ và những gì cần tiếp nhận nhằm đẻ thúc đẩy
cho những quan tâm lâu dài của họ. Không
có sự hướng dẫn tâm linh, họ đang bước dọc theo một mõm đá của những khổ đau khủng
khiếp trong cõi luân hồi. Nếu biết điều
này, tôi không quan tâm đến lợi ích của họ mà chỉ nghĩ đến sự giải thoát của
riêng tôi, thì thật là kinh khủng.
Trụ trong nhận thức của chúng ta một
lúc về hiểm họa của họ, cảm nhận sự tác
động. Tự cho phép mình quan tâm về hoàn
cảnh của mọi người. Nếu điều này dường
như quá mơ hồ, hãy phản chiếu trên một người đặc thù nào đó trong hoàn cảnh ghê
sợ này, và rồi mở rộng cảm nhận mạnh mẽ của chúng ta đến mọi người. Trau dồi những bước trước với sự quan tâm đến
con người làm cho điều này có thể hiện thực.
3- Trong việc
đáp ứng đến việc được người khác chăm sóc tỏng kiếp này cũng như những kiếp
khác, phát triển một quyết tâm để hổ trợ họ trong bất cứ cách nào thích đáng:
“Tôi sẽ làm bất cứ điều gì tôi có thể làm làm cho những con người này – những
người thân đã nuôi dưỡng tôi – bị hành hạ bởi khổ đau thế này.” Tự quyết
chí làm lợi ích cho họ.
Bước
thứ tư:Từ Ái
Phần một
1- Đem đến tâm một
người thân và phản chiếu trên vấn đề người này đau khổ từ tinh thần đến thân thể
như thế nào, từ những niềm vui sai lầm tạm thời đối với những thứ có niềm hạnh
phúc bản chất nội tại, và từ việc bị vướng trong một tiến trình ngoài sự kiểm
soát của người ấy, giống như chúng ta khổ sở trong những cách này.
2-
Mở rộng sự phản chiếu này đến nhiều người thân hơn, từng người một.
3-
Áp dụng tuệ giác nội quán này đến vài người trung tính, từng người một.
4- Quan tâm đến
người thù oán tối thiểu, đau khổ trong những cách này giống như chúng ta.
5- Chậm rãi mở rộng
điều này đến càng nhiều người hơn, những ai đã từng làm tổn hại đến chúng ta hay
người thân của ta.
Phần hai
1- Hãy chú ý rằng chúng ta trải nghiệm một cách
tự nhiên cảm nhận của cái “tôi” như trong “tôi muốn điều
này,” hay “tôi không muốn điều này.”
2- Hãy nhận ra rằng
chúng ta tự nhiên muốn hạnh phúc và không muốn khổ đau. Điều này là tự nhiên và đúng đắn, không đòi hỏi
bất cứ sự tranh cải nào nữa.
3- Căn cứ trên
khát vọng tự nhiên này, chúng ta có quyền
để đạt đến hạnh phúc và để tiêu trừ khổ đau.
4- Giống như
chúng ta có những cảm nhận này và quyền lợi này, vì thế người khác cũng có cùng
cảm giác và cùng quyền lợi một cách bình đẳng.
5- Phản chiếu
trên sự kiện rằng sự khác biệt giữa tự thân và người khác là ta chỉ là một người
đơn lẻ, trái lại những chúng sinh khác là vô số.
6- Đề ra câu hỏi
này: Mỗi người phải được sử dụng vì việc
đạt đến hạnh phúc của tôi hay tôi phải nên giúp người khác đạt được hạnh phúc?
7- Hãy tự tưởng
tượng, tĩnh lặng và hợp lý, nhìn đến một phía vào một phiên bản khác của chính
tôi – nhưng vào vị kỷ, quá tự hào, không bao giờ nghĩ đến lợi ích của người
khác, chỉ quan tâm với tự thân của mình,sẳn sàng làm hầu như bất cứ điều gì để
thỏa mãn cho nó.
8- Về phía khác
của chúng ta hãy tưởng tượng một số những người nghèo cùng không liên hệ đến
ta, khốn khó và đau khổ.
9- Bây giờ chúng ta – như một người không thành kiến, nhạy
cảm ở trung tâm – quan tâm điều này: Cả hai phía muốn hạnh phúc và muốn loại trừ
đớn đau; trong cách này, họ là bình đẳng, giống nhau. Thêm nữa, cả hai có quyền hoàn thành những mục
tiêu này.
10-
Nhưng hãy nghĩ:
Sự ích kỷ thúc đẩy con người bên một
phía chỉ là một người duy nhất, trái lại những người khác là số lượng lớn hơn rất nhiều, ngay cả là vô số. Có phải con người vị kỷ đơn lẻ này là quan trọng
hơn? Hay có phải nhóm người nghèo cùng,
khốn khó, bất lực ấy là quan trọng hơn?
Chúng ta tham gia vào phía nào? Ta, như
người không thành kiến ở trung tâm, sẽ tự nhiên chiếu cố đám đông lớn hơn những
người khốn khó; không có cách nào để tránh nhu cầu tràn ngập của số lượng lớn
những con người, một cách đặc biệt trong sự tương phản đến đặc tính tự hào và
ngu xuẩn. Nếu chúng ta có một trái tim nồng
ấm, chúng ta sẽ tự nhiên bị cuốn hút vào phía những người khốn khó.
11-
Hãy phản chiếu:
Nếu, tôi chỉ là một người, lợi dụng số
đông, tôi đang hành động một cách tương phản với tính người của tôi.
Thực tế, để hy sinh một trăm đô la vì lợi
ích của một đô la là rất ngu ngơ; dành một đô la vì lợi ích của một trăm đô la
là thông minh.
12-
Suy nghĩ cách này, hãy quyết định:
Tôi sẽ đặt sự nhấn mạnh
của tôi lên số nhiều hơn là trên con người vị kỷ này.
Giống như mỗi bộ phận trên được quan tâm
một cách bình đẳng là thân thể của ta và do vậy được bảo vệ một cách bình đẳng
khỏi đau đớn, vì thế tất cả chúng sinh phải được bảo vệ một cách bình đẳng khỏi
khổ đau.
Phần ba
1-
Bắt đầu với người thân nhất, hãy nghĩ:
Con người này muốn hạnh phúc nhưng bị đánh
mất. Thật dễ thương như thế nào nếu người
ấy có thể thấm đẩm với hạnh phúc và tất cả những nguyên nhân của hạnh phúc!
Thiền quán cách này trong một thời gian
dài cho đến khi phát sinh một cảm giác yêu mến người thân nhất như bà mẹ thực
hiện cho đứa con ngọt ngào yêu mến của bà. Mặc dù điều này không dễ dàng để làm với việc lưu tâm đến một người thân
hữu tốt, nhưng hãy thong thả. Chú ý cảm
giác của chúng ta, chúng sẽ là kiễu mẫu để mở rộng đến người khác.
2- Tiếp tục cùng
sự thiền quán với sự quan tâm đến nhiều người thân hữu hơn cho đến khi nguyện ước
cho sự hạnh phúc và tất cả những nguyên nhân của hạnh phúc mạnh mẽ một cách đồng
đẳng cho tất cả. Thực hiện điều này đến
từng người một:
Con người này muốn hạnh phúc nhưng bị
đánh mất. Thật dễ thương như thế nào nếu
người ấy có thể thấm đẩm với hạnh phúc và tất cả những nguyên nhân của hạnh
phúc!
Nếu cảm giác của chúng ta không mạnh mẽ
như cho người thân nhất, làm mới cảm xúc như những bước phía trước, phản chiếu
trên sự mong muốn hạnh phúc và không muốn khổ đau của họ, họ đã từng là người
thân nhất của ta trong phạm vi của cõi luân hồi, họ đã từng ân cần với ta, và họ
xứng đáng để được đền đáp cho sự ân cần ấy.
3-
Tưởng tượng một người trung tín trước mặt ta, hãy nghĩ:
Con người này muốn hạnh phúc nhưng bị
đánh mất. Thật dễ thương như thế nào nếu
người ấy có thể thấm đẩm với hạnh phúc và tất cả những nguyên nhân của hạnh phúc!
Hãy chắc chắn không để việc thiền quán
chỉ là chữ nghĩa; vấn đề là chúng ta thay đổi nhận thức căn cứ trên cảm giác
cho người thân nhất.
4- Tiếp tục cùng
đề mục thiền quán với sự liên hệ đến nhiều người trung tín hơn cho đến khi nguyện
ước này cho hạnh phúc và tất cả những nguyên nhân của hạnh phúc là mạnh mẽ một
cách bình đẳng cho những người thân và người trung tín.
5-
Hãy tưởng tượng người thù oán tối thiểu trước mặt ta, hãy quán chiếu:
Con người này muốn hạnh phúc nhưng bị
đánh mất. Thật dễ thương như thế nào nếu
người ấy có thể thấm đẩm với hạnh phúc và tất cả những nguyên nhân của hạnh
phúc!
Trụ với sự thực tập này cho đến khi
chúng ta thật sự cảm nhận nguyện ước chân thành cho hạnh phúc và tất cả nguyên
nhân của hạnh phúc cho người này, người đã làm tổn hại ta hay người thân của
ta. Duy trì điều này cho đến khi nó mạnh
mẽ như đối với người thân và người trung tín.
6- Tiếp tục cùng sự thực tập việc quan tâm đến một
kẻ thù oán khác, chẳng hạn như người nào đó đã làm ta chán nản tại sở làm hay nơi
công cộng. Khi chúng ta dã thành công,
chậm rãi quân tâm đến nhiều người thù oán hơn, dần dần mở rộng đến phạm vi cảm
nhận của từ ái yêu thương.
Phần
bốn
1-
Bắt đầu với người thân nhất, hãy nghĩ:
Con người này muốn hạnh phúc nhưng bị
đánh mất. Thật dễ thương như thế nào nếu
người ấy có thể thấm đẩm với hạnh phúc và tất cả những nguyên nhân của hạnh
phúc!
2-
Mở rộng cùng nguyện ước đến nhiều người thân hữu hơn, đến một mức độ nơi mà yêu
cầu cho hạnh phúc và tất cả những nguyên nhân của hạnh phúc là bình đẳng cho tất
cả những người ấy.
Con người này muốn hạnh phúc nhưng bị
đánh mất. Thật dễ thương như thế nào nếu
người ấy có thể thấm đẩm với hạnh phúc và tất cả những nguyên nhân của hạnh
phúc!
3-
Tưởng tượng một người trung tính ở trước mặt ta, hãy suy nghĩ như sau:
Con người này muốn hạnh phúc nhưng bị
đánh mất. Thật dễ thương như thế nào nếu
người ấy có thể thấm đẩm với hạnh phúc và tất cả những nguyên nhân của hạnh
phúc!
4- Tiếp tục cùng
đề mục thiền quán với sự quan tâm đến nhiều người trung tính hơn cho đến khi
đòi hỏi hạnh phúc và tất cả nguyên nhân của hạnh phúc là đồng đẳng một cách mạnh
mẽ đối với người thân và người trung tính.
5-
Hãy tưởng tượng đến người thù oán tối thiểu trước mặt ta, và quán chiếu:
Con người này muốn hạnh phúc nhưng bị
đánh mất. Thật dễ thương như thế nào nếu
người ấy có thể thấm đẩm với hạnh phúc và tất cả những nguyên nhân của hạnh
phúc!
Phản chiếu trên điều này cho đến khi
chúng ta trải nghiệm một đòi hỏi chân thành cho hạnh phúc và tất cả những
nguyên nhân của hạnh phúc cho con người này, người đã từng làm tổn hại ta hay người thân của ta. Hãy làm
như thế cho đến khi nó mạnh mẽ như đối với những người thân và người trung
tính. Điều này cần thời gian.
6- Tiếp tục cùng
sự thực tập với sự quan tâm đến một người thù oán khác, chẳng hạn như ai đó đã
làm cho ta tức tối và bực bội.
Con người này muốn hạnh phúc nhưng bị
đánh mất. Thật dễ thương như thế nào nếu
người ấy có thể thấm đẩm với hạnh phúc và tất cả những nguyên nhân của hạnh
phúc!
Chỉ khi cảm giác của chúng ta mạnh mẽ và
chân thành, hãy quan tâm đến một kẻ thù oán khác, và rồi một người khác nữa, dần dần mở rộng chu vi từ ái của
chúng ta.
Phần năm
1-
Bắt đầu với người thân nhất, hãy nghĩ:
Tôi sẽ làm bất cứ điều gì tôi có thể làm
cho người ấy được thấm đẩm với hạnh phúc và tất cả nguyên nhân của hạnh phúc!
Hãy chú ý sức mạnh của cảm giác liên hệ
của chúng ta
2- Mở rộng cùng
khuynh hướng ấy đến nhiều người thân hữu
hơn đến mức độ mà chí nguyện của chúng ta đến sự đạt đến hạnh phúc của họ và tất
cả những nguyên nhân của hạnh phúc là mạnh bình đẳng cho tất cả những người ấy.
Tôi sẽ làm bất cứ điều gì tôi có thể làm
cho người ấy được thấm đẩm với hạnh phúc và tất cả nguyên nhân của hạnh phúc!
3- Tưởng tượng một
người trung tính trước mặt chúng ta, hãy suy nghĩ một cách mạnh mẽ như chúng ta
có thể:
Tôi sẽ làm bất cứ điều gì tôi có thể làm
cho người ấy được thấm đẩm với hạnh phúc và tất cả nguyên nhân của hạnh phúc!
4- Tiếp tục cùng
sự thiền quán với sự quan tâm đến nhiều người trung tính hơn cho đến khi sự
liên hệ trong việc đạt đến hạnh phúc và tất cả nguyên nhân của hạnh phúc mạnh mẽ
đồng như đối với những người thân và người trung tính.
5-
Tưởng tượng một người thù oán tối thiểu trước mặt ta, hãy quán chiếu:
Tôi sẽ làm bất cứ điều gì tôi có thể làm
cho người ấy được thấm đẩm với hạnh phúc và tất cả nguyên nhân của hạnh phúc!
Hãy sử dụng những sự phản chiếu đa dạng
trên những bước phía trước cho đến khi
ta trải nghiệm – cùng mạnh như đối với những người thân và người trung tính –
cùng liên hệ sâu xa trong sự đạt đến hạnh phúc và tất cả những nguyên nhân hạnh
phúc bởi người này, người đã từng làm tổn hại cho ta và người thân của ta. Điều này cần thời gian.
6- Tiếp tục cùng
sự thực tập với sự quan tâm đến một người thù oán khác, chẳng hạn như ai đó đã
làm cho ta tức tối và bực bội.
Tôi sẽ làm bất cứ điều gì tôi có thể làm
cho người ấy được thấm đẩm với hạnh phúc và tất cả nguyên nhân của hạnh phúc!
Chỉ khi cảm giác của chúng ta mạnh mẽ và
chân thành, hãy quan tâm đến một kẻ thù oán khác, và rồi một người khác nữa, dần dần mở rộng chu vi chí nguyện từ
ái của chúng ta.
Bước
thứ năm: Bi Mẫn
Phần một
1-
Đem đến tâm một người thân, người có một nổi đau đớn rõ ràng, và hãy nghĩ:
Giống như tôi, con người này muốn hạnh
phúc và không muốn khổ đau, tuy thế lại bị nổi khổ như thế. Ước gì người này có thể thoát khỏi nổi khổ và
những nguyên nhân của khổ!
Hãy phân tích những cách mà người này
đau khổ cho đến khi một cảm giác mạnh mẽ về việc kỳ diệu như thế nào nếu người
này có thể thoát khỏi tất cả những loại khổ đau và rồi trụ với cảm giác ấy, hãy
tiến hành sự phân tích ấy. Sau đó, khi cảm
nhận giảm thiểu, hãy phân tích con người ấy khổ đau như thế nào, và khi ta cảm
thấy lòng thương cảm mạnh mẽ và một nguyện ước cho sự giải thoát của người ấy,
trụ với điều này mà không phân tích. Việc
này được gọi là sự thay đổi giữa thiền phân tích (quán) và thiền định tĩnh (chỉ). Thực hành hai loại này qua lại vì thế cường độ
của cảm giác duy trì mạnh mẽ. Cuối cùng,
hai loại thiền tập này sẽ hổ trợ và làm sâu sắc cho nhau mà chúng ta không cần
phải luân chuyển qua lại nữa.
2- Quán tưởng
trước ta một người thân, người mặc dù không đau khổ hiển nhiên, nhưng sẽ khổ
đau trong tương lai vì vô số hành động phiền não ẩn tàng , những thứ mà tất cả
chúng ta đã phạm phải từ vô thỉ kiếp. Hãy suy nghĩ:
Giống như tôi,
con người này muốn hạnh phúc và không muốn khổ đau, tuy thế lại bị nổi khổ như
thế. Ước gì người này có thể thoát khỏi
nổi khổ và những nguyên nhân của khổ!
Thay đổi qua lại giữa thiền phân tích và thiền
định tĩnh.
3-
Chậm rãi mở rộng đề mục thiền quán này đến từng người một, đầu tiên với nhiều
người thân hữu hơn, rồi thì với những người trung tính, và cuối cùng với những
người thù oán, sau chót bao gồm tất cả chúng sinh trong khắp hư không.
Phần hai
1-
Đem đến tâm một người thân, người có một nổi đau đớn rõ ràng, và hãy nghĩ:
Giống như tôi, con người này muốn hạnh
phúc và không muốn khổ đau, tuy thế lại bị nổi khổ như thế. Nguyện cho người này có thể thoát khỏi nổi khổ
và những nguyên nhân của khổ!
Thay đổi qua lại giữa thiền phân tích và
thiền định tĩnh.
2- Quán tưởng trước ta một người thân, người mặc
dù không đau khổ hiển nhiên, nhưng sẽ khổ đau trong tương lai vì vô số hành động
phiền não ẩn tàng , những thứ mà tất cả chúng ta đã phạm phải từ vô thỉ kiếp. Hãy suy nghĩ:
Giống như tôi, con người này muốn hạnh phúc
và không muốn khổ đau, tuy thế lại bị nổi khổ như thế. Nguyện cho người này có thể thoát khỏi nổi khổ
và những nguyên nhân của khổ!
Thay đổi qua lại giữa thiền phân tích và thiền
định tĩnh.
3- Chậm rãi mở rộng
đề mục thiền quán này đến từng người một, đầu tiên với nhiều người thân hữu
hơn, rồi thì với những người trung tính, và cuối cùng với những người thù oán,
sau chót bao gồm tất cả chúng sinh trong khắp hư không.
Phần ba
1-
Đem đến tâm một người thân, người có một nổi đau đớn rõ ràng, và hãy nghĩ:
Giống như tôi,
con người này muốn hạnh phúc và không muốn khổ đau, tuy thế lại bị nổi khổ như
thế. Tôi sẽ giúp người này được thoát khỏi
nổi khổ và những nguyên nhân của khổ!
Thay đổi qua lại giữa thiền phân tích và
thiền định tĩnh.
2- Quán tưởng trước ta một người thân, người mặc
dù không đau khổ hiển nhiên, nhưng sẽ khổ đau trong tương lai vì vô số hành động
phiền não ẩn tàng, những thứ mà tất cả chúng ta đã phạm phải từ vô thỉ kiếp. Hãy suy nghĩ:
Giống như tôi, con người này muốn hạnh
phúc và không muốn khổ đau, tuy thế lại bị nổi khổ như thế. Tôi sẽ hổ trợ người này được thoát khỏi nổi
khổ và những nguyên nhân của khổ!
Thay đổi qua lại giữa thiền phân tích và thiền
định tĩnh.
3- Chậm rãi mở rộng
đề mục thiền quán này đến từng người một, đầu tiên với nhiều người thân hữu
hơn, rồi thì với những người trung tính, và cuối cùng với những người thù oán,
sau chót bao gồm tất cả chúng sinh trong khắp hư không.
Bước thứ sáu:
Chí Nguyện Hoàn Toàn Cố Gắng
1- Những cảm xúc
sầu khổ không lưu trú trong bản chất của tâm, do thế, chúng có thể loại trừ được.
2- Vì những cảm
xúc sầu khổ có thể tách rời khỏi tâm được, nên thực tiển cho tôi để hành động đạt
đến giác ngộ và để giúp người khác cùng
đạt được kết quả giống như tôi.
3- Ngay cả nếu
tôi phải làm việc này một mình, tôi sẽ giải thoát tất cả chúng sinh khỏi khổ
đau và nguyên nhân của đau khổ, và tham dự cùng tất cả chúng sinh với hạnh phúc
và nguyên nhân của nó.
Bước thứ bảy:
Tìm Cầu Sự Giác Ngộ Vị Tha
Đã
ôn lại những đề mục thiền quán trước, chúng ta đã sẳn sàng cho bước cuối cùng,
quyết định để đạt đến giác ngộ vì lợi ích giúp đở người khác.
1- Hãy phân tích
trong tình trạng hiện tại chúng ta có khả năng để đem đến lợi ích cho tất cả
chúng sinh bằng việc giải thoát khỏi khổ đau và cùng hạnh phúc với họ hay không?
2- Hãy xem xét rằng
cũng như việc ban cho thực phẩm, áo quần, và chỗ ở, thật cần thiết để giáo dục
con người vì thế họ có thể chăm sóc chính đời sống của họ. Việc giảng dạy những gì nên tiếp nhận và loại
bỏ là thiết yếu, và do thế chúng ta phải biết vị thế và những quan tâm của họ và
có tri thức trọn vẹn về những thực hành ích lợi.
3- Hãy nhận ra rằng
mặc dù chúng ta có thể giúp đở người khác trong một trình độ giới hạn, nhưng
chúng ta chưa thể làm như thế trong mọt trình độ rộng rãi.
4- Hãy kết luận
rằng vì vậy thật cần thiết để đạt đến thể trạng giác ngộ, mà trong ấy những chướng
ngại kềm giữ chúng ta khỏi việc thực chứng, mọi thứ tri nhận (sở tri chướng) được
loại trừ trọn vẹn và ta đạt được sự thân chứng hoàn toàn về bản chất của mọi
người và mọi vật.
5- Hãy quyết định
rằng nhằm để đem đến lợi ích cho người khác trong một cách trọn vẹn, thì chúng
ta sẽ phải đạt đến giác ngộ.
Khi
những hành vi của chúng ta về thân thể, lời nói, và tâm ý ngày càng hướng trực
tiếp đến lợi ích của người khác, thì chúng ta đã phát triển một ý nghĩa thậm
thâm của từ ái và chí nguyện.
tác: The seventh step: Seeking
Altruistic Enlightenment. Ẩn
Tâm Lộ ngày 19-3-2012
Bài
liên hệ:
4- Nghĩ về thân
và thù: Bước
nền tảng
5- Nhận ra thân
hữu: Bước
thứ nhất
6- Đánh giá đúng
sự cân cần: Bước
thứ hai
7-Thói quen ân cần:
Bước thứ
ba
8-
Học tập để từ ái:
Bước thứ
tư
9-
Khác biệt giữa từ
ái và luyến ái
10-
Từ ái: Căn bản của
nhân quyền
12-
Năng lực của bi
mẫn: Bước
thứ năm
13-
Chí nguyện cố gắng toàn lực: Bước thứ sáu
14-
Tìm cầu sự giác ngộ vị tha: Bước thứ bảy
15-
Năng lực vô biên của vị tha
Discussion about this post