PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Các Kinh Văn Đại Viên Mãn

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

CÁC KINH VĂN ĐẠI VIÊN MÃN

Khenpo Ngakchung – Ngawang Palzang giảng

Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ

Blank Đại Viên Mãn là điều rốt ráo của tất cả 84000 phần sâu xa và mở rộng của Giáo Pháp. Đó là sự chứng ngộ của Phật Phổ Hiền, chính xác như nó là.

Về các kinh văn Mật thừa, có 6400000 Mật điển của Đại Viên Mãn, điều lại có thể được chia thành ba phần – Tâm, Hư Không và Chỉ Dẫn. Kulayaraja (Vua Tạo Ra Tất Thảy) là Mật điển chính yếu của Phần Tâm; Sự Bao La Vô Lượng là Mật điển chính yếu của Phần Hư Không và Mật Điển Gốc Dra Talgyur là chính yếu của Phần Chỉ Dẫn.

Tất cả những Mật điển Đại Viên Mãn này đã được kết tập bởi Kim Cương Tát Đỏa, vị lại là hóa hiện của hỷ lạc và tính Không của tâm Phổ Hiền. Kim Cương Tát Đỏa sau đó dạy các Mật điển này cho ba Bồ Tát chính, những vị đã truyền bá các giáo lý ở ba thế giới: Văn Thù dạy chư thiên, Quan Âm dạy Naga và Kim Cương Thủ dạy con người. Như thế, vô số hữu tình đã được đưa đến nền tảng nguyên sơ của sự giải thoát.

Để hoằng dương các giáo lý Đại Viên Mãn ở thế giới của chúng ta, Nam Thiệm Bộ Châu, Kim Cương Tát Đỏa hóa hiện từ tim vị thiên tử Tinh Thần Cao Quý, vị sau đó lại hóa hiện trong cõi người trong gia đình của Vua Indrabhuti là người con Garab Dorje, cũng được biết đến là Rolang Deva. Garab Dorje thọ nhận mọi Mật điển, kinh văn và chỉ dẫn khẩu truyền của Đại Viên Mãn từ chính Kim Cương Tát Đỏa và như thế, trở thành vị Trì Minh con người đầu tiên trong truyền thừa Đại Viên Mãn.

Ngài Garab Dorje giao phó các giáo lý này cho đệ tử chính yếu của Ngài, Manjushrimitra, vị sau đó phân loại chúng thành Ba Phần Của Đại Viên Mãn.

Đệ tử chính yếu của Ngài Manjushrimitra, đạo sư vĩ đại Shri Singha, phân chia Phần Chỉ Dẫn thành Bốn Pho Tâm Yếu (Nyingtig): Pho Bên Ngoài, Bên Trong, Bí Mật và Cực Mật Vô Song.

Ba đạo sư vĩ đại đã đưa ba phần của Đại Viên Mãn đến Tây Tạng là: Padmasambhava (Liên Hoa Sinh), Vimalamitra (Vô Cấu Hữu) và Vairotsana.

Pho Cực Mật Vô Song bao gồm mười bảy Mật điển. Có mười tám nếu thêm Mật điển Nữ Hộ Pháp Đen Phẫn Nộ Của Chân Ngôn, điều tập trung vào các nghi lễ bảo vệ về Ekajati. Theo hệ thống của Đức Liên Hoa Sinh, có mười chín khi thêm Mật điển Mặt Trời Chói Ngời Của Cõi Rực Rỡ (Longsal).

Các Mật điển này giảng dạy mọi yêu cầu để một người thực hành và đạt Phật quả viên mãn trong chỉ một đời. Không Mật điển nào phụ thuộc vào các Mật điển khác; tự thân tất cả đều viên mãn.

1. Mật Điển Gốc Dra Talgyur, điều giống như cánh cửa và chìa khóa cho Tinh Túy Tịnh Quang, thừa thù thắng, giải thích cách đạt quả vị Hóa thân và cách hoàn thành lợi ích của chúng sinh khác nhờ các thực hành liên quan đến âm thanh.

2. Mật Điển Cát Tường Đẹp Đẽ, điều giống như bánh xe, dạy cách thiết lập bản tính của giác tính và cách xác định nền tảng của vô minh và trí tuệ hoàn hảo.

3. Mật Điển Gương Ý Phổ Hiền, thứ giống như thanh gươm, chỉ cách xác định và cắt đứt cạm bẫy và sai lầm và cách thiết lập điều cố hữu.

4. Mật Điển Ngọn Đèn Rực Rỡ, điều giống như viên ngọc báu sáng ngời, dạy cách xác định các “ngọn đèn” liên quan đến giác tính, thuật ngữ của chúng, các so sánh về cách mà trí tuệ khởi lên, sự hợp nhất của giác tính và cách xua tan nhận thức sai lầm về tự-thấu biết và cách thực hành.

5. Mật Điển Gương Tâm Kim Cương Tát Đỏa, điều giống như mặt trời, dạy cách các ngọn đèn là sự tự-hiển bày của giác tính. Nhờ hai mươi mốt chỉ dẫn trực chỉ, những kiểu người khác nhau nhận ra trí tuệ. Mật điển này dạy thêm về bốn điểm then chốt và cách thực hành.

6. Mật Điển Giác Tính Tự Khởi, điều giống như đại dương, dạy cách quyết định tri kiến, thiền định và hành động.

7. Mật Điển Hàng Ngọc Báu, điều giống như vàng được tôi luyện, chỉ cách tiêu trừ các lỗi lầm và lệch hướng liên quan đến tri kiến và sự hành trì thiền định, hành vi và kết quả.

8. Mật Điển Chỉ Dẫn Trực Chỉ, điều giống như cho một thiếu nữ xem chiếc gương, nhờ các dấu hiệu khác nhau, miêu tả cách áp dụng tinh túy của giác tính trong sự hành trì.

9. Mật Điển Sáu Phạm Vi Của Phổ Hiền, điều giống như Kim Sí Điểu vĩ đại, dạy cách tịnh hóa và ngăn tái sinh trong sáu cõi và cách hiển bày các Tịnh độ của sự tự-hiển bày.

10. Mật Điển Vô Tự, điều giống như Vua Của Các Núi, miêu tả phương pháp hành trì thực sự, cách từ bỏ các hoạt động và sống ở những nơi thoát khỏi lỗi lầm, bốn cách tự tại an trú, cách duy trì sự tự nhiên, cũng như phương pháp không ô nhiễm của phần thực hành chính yếu.

11. Mật Điển Sư Tử Viên Mãn, điều giống như con sư tử, giải thích các mức độ tiến bộ và dấu hiệu xảy ra, cách ổn định giác tính và cách tăng mức độ trải nghiệm.

12. Mật Điển Tràng Ngọc Trai, điều giống như tràng trang sức, được dạy để ngăn giác tính lạc mất nhờ đưa nó đến sự chín muồi. Mật điển này dạy cách thực hành và đạt đến sự làm quen và giải thoát.

13. Mật Điển Giác Tính Tự Giải Thoát, điều giống như con rắn thắt nút lại rồi tự mình cởi nút, dạy cách mà giác tính không được tạo ra mà tự giải thoát, cách kiểm soát các hình tướng, cách trở nên quen thuộc với chuỗi kim cương và cách tự nhiên giải thoát tất cả luân hồi và Niết Bàn.

14. Mật Điển Chồng Ngọc Báu, điều giống như ngân khố của vua, giải thích cách mà các phẩm tính hiển bày đều là tinh túy của hư không và giác tính.

15. Mật Điển Xá Lợi Rực Rỡ, điều giống như vua kiểm soát đất đai của mình, miêu tả các dấu hiệu bên ngoài và bên trong của giác tính đạt đến sự chín muồi, thứ hiển bày trước và sau thời điểm chết để truyền cảm hứng và khơi dậy sự tin tưởng của kẻ khác.

16. Mật Điển Sự Hợp Nhất Của Mặt Trời – Mặt Trăng, điều giống như đứa trẻ nhào vào lòng mẹ, chỉ ra trải nghiệm nào mà một người trải qua trong trạng thái trung gian, Bardo, sau khi qua đời. Mật điển này dạy cách quyết định các chỉ dẫn khẩu truyền của đạo sư trong Bardo đời này, cách ổn định giác tính trong Bardo lâm chung, cách đạt giác ngộ nhờ nhận ra giác tính trong Bardo Pháp tính và nếu cần thiết, cách đảm bảo một sự tái sinh trong cõi Hóa thân tự nhiên trong Bardo trở thành và ở đó, đạt Phật quả mà không cần tái sinh thêm nữa.

17. Mật Điển Viên Mãn Tự Sinh, điều giống như dòng sông, dạy cách chuẩn bị để là vị thọ nhận thích hợp cho các giáo lý nhờ bốn quán đỉnh.

18. Mật Điển Vị Bảo Hộ Đen Phẫn Nộ Shri Ekajati, điều giống như con dao sắc, miêu tả cách bảo vệ hành giả khỏi các nguy hại gây ra bởi kẻ khác.

Tôn giả Vô Cấu Hữu hợp nhất hai khía cạnh của Phần Cực Mật Vô Song: truyền thừa giải thích với các kinh văn và truyền thừa lắng nghe không có các kinh văn, điều mà Ngài sau đó chôn giấu để được phát lộ trong tương lai. Các giáo lý này được biết đến là Vima Nyingtig hay Tâm Yếu Bí Mật Của Vimalamitra. Ngài Longchenpa sau đó làm sáng tỏ chúng trong năm mươi mốt phần của Lama Yangtig.

Đức Liên Hoa Sinh đã chôn giấu các giáo lý của Ngài về Pho Cực Mật Vô Song để được phát lộ trong tương lai là Tâm Yếu Của Không Hành Nữ (Khandro Nyingtig). Ngài Longchenpa cũng làm sáng tỏ các giáo lý này trong Tinh Túy Của Không Hành Nữ (Khandro Yangtig).

Bốn bộ chỉ dẫn Đại Viên Mãn phi phàm này, cùng với các giáo lý bổ sung Tinh Túy Sâu Xa (Zabmo Yangtig) của Ngài Longchenpa, nằm trong tuyển tập nổi tiếng – Tâm Yếu Bốn Phần (Nyingtig Yabzhi).

 

Một tóm lược các giáo lý của Tôn giả Vô Cấu Hữu, Longchenpa và Khenpo Ngakchung được ghi lại trong Nyingtik Yabzhi và các luận giải liên quan, cũng như trích từ các giáo lý truyền miệng của Kyabje Dilgo Khyentse và Tulku Urgyen Rinpoche.

 

Nguồn Anh ngữ: Khenpo Ngakchung Ngawang Palzang, The Dzogchen Scriptures trong cuốn sách Quintessential Dzogchen (Rangjung Yeshe Publications, 2006).

Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ.

Tin bài có liên quan

Patrul Rinpoche Là Ai?

Patrul Rinpoche Là Ai?

Tiểu Sử Vắn Tắt Đức Jatson Nyingpo (1585-1656)

Tiểu Sử Vắn Tắt Đức Jatson Nyingpo (1585-1656)

Tiểu Sử Vắn Tắt Tôn Giả Rongzom Chokyi Zangpo

Tiểu Sử Vắn Tắt Tôn Giả Rongzom Chokyi Zangpo

Một Trình Bày Ngắn Gọn Về Các Bardo

Một Trình Bày Ngắn Gọn Về Các Bardo

Yêu Kính Bậc Sinh Thành

Yêu Kính Bậc Sinh Thành

Vô Thường, Bản Chất Của Luân Hồi

Vô Thường, Bản Chất Của Luân Hồi

Tự Sâu Thẳm Trái Tim

Tự Sâu Thẳm Trái Tim

Từ Bi Tâm Là Đệ Nhất

Tìm Cầu Thượng Sư Chân Chính

Tìm Cầu Thượng Sư Chân Chính

Thực Hành Nhẫn Nhục

Thực Hành Nhẫn Nhục

Load More

Discussion about this post

Từ Bi Và Trí Tuệ – Ht. Thích Thanh Từ

Từ Bi Và Trí Tuệ – Ht. Thích Thanh Từ

TỪ BI VÀ TRÍ TUỆHT. Thích Thanh Từ Thiền Viện Thường Chiếu Lâu lắm chúng tôi không có cơ hội...

Ngày Mới Nghĩ Về Lòng Tự Trọng Của Một Kỹ Sư Nhật

Ngày mới nghĩ về lòng tự trọng của một kỹ sư Nhật

NGÀY MỚI NGHĨ VỀ LÒNG TỰ TRỌNG CỦA MỘT KỸ SƯ NHẬT Thiện Đức Nguyễn Mạnh Hùng   Vừa ngủ...

Đàm-vô-đức Tứ Phần Luật

ĐÀM-VÔ-ĐỨC TỨ PHẦN LUẬT  TỲ-KHEO GIỚI BỔN Hòa thượng Thích Trí Thủ dịch (1983)   Chương mở đầu  Chương một:...

Thông Tin Mới Nhất Về Dinh Dưỡng Cho Các Bác Sỹ: Các Chế Độ Ăn Dựa Trên Thực Phẩm Có Nguồn Gốc Từ Thực Vật

Thông tin mới nhất về dinh dưỡng cho các bác sỹ: các chế độ ăn dựa trên thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật

THÔNG TIN MỚI NHẤT VỀ DINH DƯỠNG CHO CÁC BÁC SỸ: CÁC CHẾ ĐỘ ĂN DỰA TRÊN THỰC PHẨM CÓ...

Duy Ma Cật Sở Thuyết Kinh

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Học Phật cần phải chuyên nhất

Có một số đồng tu đến nói với tôi rằng: “Pháp sư ơi! Tôi học Phật đến rất khổ não....

Lời Phật Dạy Về Việc ‘Kinh Doanh Thành Công’

Lời Phật dạy về việc ‘kinh doanh thành công’

Một thời Thế Tôn trú ở Kosambi, vườn Ghosita, rồi Tôn giả Sàriputta đi đến đảnh lễ và bạch Thế...

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 76)

Các vị đồng tu, xin chào mọi người. Hôm qua tôi ở Cư Sĩ Lâm, tình cờ xem được một tờ...

Tịnh Nghiệp Tam Phước tập 2

Trong nhà Phật, chúng ta xem qua sự cầu học của đại đức xưa, cái lễ cử này rất nhiều....

Tư Tưởng Không Của Phật Giáo Đại Thừa

TƯ TƯỞNG KHÔNG CỦA PHẬT GIÁO ĐẠI THỪAThích Hạnh Bình 1 Dẫn luận Có không ít nhà nghiên cứu về...

Ăn Chay Trong Đạo Phật – Vegetarianism In Buddhism

Ăn Chay Trong Đạo Phật – Vegetarianism In Buddhism

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Rong Chơi Cõi Ngoài

Rong chơi cõi ngoài

Tiếng gọi Ngồi trên chuyến bay về Huế để có mặt cho đám tang ông nội, tôi thấy Thầy cùng...

Chánh Hạnh Niệm Phật

Chánh Hạnh Niệm Phật Đại Sư Hám Sơn (Mộng Du Tập) Cội gốc sanh tử tức là các thứ vọng...

Hiện Tượng Duy Tuệ Và “Thiền Minh Triết” Từ Biến Thái Đến Bệnh Thái – Duy Thức

Hiện Tượng Duy Tuệ Và “Thiền Minh Triết” Từ Biến Thái Đến Bệnh Thái – Duy Thức

Hiện tượng Duy Tuệ và “thiền Minh triết” Từ biến thái đến bệnh tháiDuy Thức Lời người viết: Gần đây dư...

Quan Điểm Phật Giáo Về Sinh Thái

Quan Điểm Phật Giáo Về Sinh Thái

QUAN ĐIỂM PHẬT GIÁO VỀ SINH THÁI Samantha Ilangakoon *  | Thích nữ Hương Nhũ dịch (*) Khoa Nghiên Cứu...

Từ Bi Và Trí Tuệ – Ht. Thích Thanh Từ

Ngày mới nghĩ về lòng tự trọng của một kỹ sư Nhật

Đàm-vô-đức Tứ Phần Luật

Thông tin mới nhất về dinh dưỡng cho các bác sỹ: các chế độ ăn dựa trên thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật

Duy Ma Cật Sở Thuyết Kinh

Học Phật cần phải chuyên nhất

Lời Phật dạy về việc ‘kinh doanh thành công’

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 76)

Tịnh Nghiệp Tam Phước tập 2

Tư Tưởng Không Của Phật Giáo Đại Thừa

Ăn Chay Trong Đạo Phật – Vegetarianism In Buddhism

Rong chơi cõi ngoài

Chánh Hạnh Niệm Phật

Hiện Tượng Duy Tuệ Và “Thiền Minh Triết” Từ Biến Thái Đến Bệnh Thái – Duy Thức

Quan Điểm Phật Giáo Về Sinh Thái

Tin mới nhận

Đức Phật đã dạy những gì?

Phật dạy: Nhìn nước để thấy người

Những câu chuyện về Đức Phật nhập Niết Bàn

Đạo Phật đã cho tôi những gì?

Vì đâu ‘khẩu Phật tâm xà’?

Phật dạy về phái yếu

Phật dạy: Trong thiên hạ, không có ân nào bằng ân cha mẹ

Bịa đặt, thêu dệt và hậu quả phải gánh chịu

Cùng ngẫm về cuộc đời Đức Phật

LÀM THẾ NÀO ĐỂ HÀNG PHỤC DÂM DỤC

40 Năm Thành Lập Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam: Hơn 20 Năm Xẻ Núi Xây Chùa Núi Rừng Bị Cào Nát Lớp Áo Xanh.

BS.Đỗ Hồng Ngọc: “Đức Phật, bậc Y vương”

Trói buộc chắc hơn gông cùm xiềng xích

Đức Phật may y cho đệ tử

Tại sao tay đức Phật chạm đất?

Lý giải chuyện nàng Bhadda

Đại trùng tu ngôi Tổ đường và nhà thờ Mẫu chùa Phúc Hưng – Hải Phòng

Hạnh phúc theo lời Phật dạy

Trường Trung Cấp Phật Học Đồng Nai, Cơ Sở Ii

Báo cáo tâm đắc về việc học tập Nữ Đức (Tập 4)

Tin mới nhận

Trời hại mới chết

Những câu chuyện của các bậc thiền sư đáng suy ngẫm

Vài Nét Về Đại Lễ Phật Đản Vesak Liên Hiệp Quốc

Đạo Phật Và Chánh Trị – Venerable K. Sri Dhammananda Maha Thera Thích Nữ Tịnh Quang Dịch

Buổi tiệc chiều đông

Khoảnh khắc hay là thiên thu?

Từ bác sĩ trở thành Thiền Sư

Tánh Không Luận Là Gì?

Làm sao cho đá nổi, bơ chìm?

Chánh niệm để hóa giải căng thẳng

Happy Losar – Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa Đời Thứ Xii

Nghiên cứu về cơ sở hình thành & quá trình phát triển của bản kinh Phật thuyết đại báo phụ mẫu ân trọng

Qua Miền Suy Tưởng – Lê Thanh Phong

Vô Úy, Vô Ưu: Viết Riêng Cho Người Đồng Đạo

Lẩu Bát Bửu Chay

Chân lý nằm ở những điều giản dị

Kinh Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni

Tin nhân quả, tạo phước đức, sống chân thường

Giáo Dục Phật Giáo Và Vấn Đề Giáo Dục Tăng Ni Tại Tỉnh Đồng Nai – Thích Nhật Quang

Sanskrit và Phật Giáo

Tin mới nhận

Giới Thiệu Bộ Phân Tích Đạo (Patisambhidamagga) Của Ngài Xá Lợi Phất

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 61)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 12)

Chiến Thắng Và Chiến Bại – Kinh Sangama – Sutta

Tuyên ngôn Đức Phật vào đời

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 320)

Kinh Atthaka Vagga Chương Bốn – Phẩm 8 kinh Tập – Sutta Nipata -The Octet Chapter

Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Giảng Ký

Pháp Hoa Huyền Nghĩa

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 263)

Những bản kinh Phật cổ nhất

Ý Nghĩa Đề Kinh Kim Cang

Kinh Tạng Nam Truyền (Pali Tạng) PDF

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 22)

Giới Thiệu Kinh Điềm Lành (Mangala Sutta)

Toát Yếu Kinh Trung Bộ

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 128)

Kinh Bẫy Mồi

Kinh Viên Giác Luận Giảng

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 186)

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 72)

Tịnh Độ Vựng Ngữ

Sổ Tức – Niệm Phật

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 36)

Chư Tổ Tịnh Độ Tông

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 337)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 20)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 274)

Tịnh Từ Yếu Ngữ

Tôi Mơ Cõi Nước Của Phật Di Đà

Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014 (Tập 14)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 288)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 323)

Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú (Tập 2)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 238)

A Di Đà Phật Hay A Mi Đà Phật

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 371)

Pháp Môn Tịnh Độ

Kinh Vô Lượng Thọ Diễn Nghĩa

Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (Tập 68)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

Chinese (Simplified)EnglishFrenchGermanJapaneseKoreanRussianSpanishVietnamese