Thuốc giải đích thực cho khổ đau
Lama Zopa Rinpoche
Thích Minh Chánh dịch
Như tôi đã trình bày tóm lược trước đây, sự thực tập của tôn giáo, tinh thần hoặc giáo pháp—bất cứ những gì bạn gọi nó—phải là một phương pháp hoàn toàn diệt tận tất cả khổ đau, một phương pháp có thể mang lại sự chấm dứt hoàn toàn khổ đau, và không chỉ tạm thời.
Ví dụ, những đau khổ đơn giản hằng ngày mà con người và ngay cả động vật công nhận là đau khổ—cảm sốt, nhức đầu và các chứng bệnh khác—có thể được chấm dứt ngay lập tức bằng các phương thức ngoại tại như thuốc men, mà không cần đến giáo pháp hoặc tôn giáo. Do vậy, nếu đó là tất cả những gì chúng ta có thể thực hiện, thì không có mục đích cho tôn giáo tồn tại.
Tuy nhiên, hoạt động tôn giáo nên đi đến sự chấm dứt hoàn toàn khổ đau triền miên, và điều đó phụ thuộc vào việc tận trừ hoàn toàn nguồn gốc của tất cả hàng tỉ thứ khổ đau đang tồn tại—vô minh và tất cả những vọng tưởng khác nảy sinh từ nguồn gốc của vô minh.
Vì vậy, sự an vui đích thực—hạnh phúc vĩnh cữu, giải thoát tối hậu—được công nhận bất cứ nơi đâu mà chúng ta hoàn toàn tận trừ nguồn gốc của khổ đau: vô minh và các vọng tưởng khác. Nói cách khác, sự đoạn trừ vô minh, chấp thủ và sân hận là giải thoát tối hậu, an vui thực sự—an vui không bao giờ biến đổi; an vui một khi được nhận lãnh thì có thể không bao giờ biến đổi, là vĩnh viễn.
Tại sao an vui đích thực không thể thay đổi hoặc biến mất? Tại sao chúng ta chưa bao giờ suy sụp từ điều đó? Tại sao không thể rơi từ an vui đích thực xuống khổ đau? Điều đó bởi vì một khi đã đạt được hạnh phúc vĩnh cữu thì không có bất cứ lý do nào nữa khiến chúng ta bị cuốn hút vào vòng xoáy ngục tù của khổ đau trở lại.
Tại sao ngày này chúng ta có hạnh phúc nhưng nổi buồn xuất hiện vào ngày kế tiếp? Ví dụ, một ngày, chúng ta nhận được một số tin vui hoặc nhận thấy mình ở trong an vui tuyệt diệu và thảo mãn hoặc nhận được món quà dể thương hoặc gặp một người bạn đặc biệt và là kết quả cảm thấy vô cùng hạnh phúc—quá hạnh phúc đến nổi hầu như chúng ta không biết những gì liên hệ với chính mình, hạnh phúc đến nổi thậm chí chúng ta làm những điều ngớ ngẩn gây nguy hại cho cuộc sống chính mình—nhưng sau một thời gian, một ngày hoặc hai ngày, hạnh phúc chúng ta nhận được từ việc gặp những điều kiện chắc chắn chợt biến mất, không tồn tại. Khi gặp một người bạn như ý, dùng thức ăn ngon hoặc mặc áo quần sang trọng, lúc đầu, chúng ta cảm thấy hạnh phúc, nhưng hạnh phúc đó không tồn tại lâu dài. Tại sao hạnh phúc ban đầu chúng ta kinh qua bằng cách gặp những điều kiện chắc chắn không tồn tại lâu dài? Tại sao khiến nó thay đổi? Tại sao chúng ta mệt mỏi với cảm giác ưu thích thay vì liên tục kinh qua an vui và cảm thấy hạnh phúc?
Điều đó xảy ra chủ yếu bởi vì tâm chúng ta không giải thoát khỏi nguồn gốc của khổ đau. Tại sao? Khi tâm bị vô minh, chấp thủ, sân hận và những vọng tưởng khác kiểm soát, thì sự vui thích mà chúng ta có được qua việc tiếp xúc các điều kiện chắc chắn thay đổi và không tồn tại lâu dài. Tuy nhiên, theo quan điểm của giáo pháp, những cảm thọ mà chúng ta đồng nhất như vui thích chỉ đơn thuần được xem là khoái lạc luân hồi—như một số khổ đau trần tục nặng nề giảm bớt, chỉ giảm bớt chính nó khi được gắn nhãn hiệu vui thích.
Ví dụ, đang mang trên lưng một ghánh nặng và sau đó bạn cảm thấy mỏi mệt, thì đó là một hình thức của khổ đau. Nghỉ rằng ghánh nặng khiến bạn cảm thấy mỏi mệt nên phải đặt nó xuống. Ngay lúc đó, bạn cảm thấy nhẹ nhàng và khổ đau giảm đi đôi chút; nó không hoàn toàn biến mất, nhưng nó giảm đi một tí. Vì vậy, chúng ta cho rằng sự giảm bớt phần nhỏ khổ đau ấy là “an vui”; chúng ta gọi cảm giác bới khổ đau mà thân và tâm buông lung kinh qua đó là “an vui”. Hơn nữa, mặc dù sự an vui đó được cảm nhận rất mãnh liệt ngay lúc ban đầu, nhưng nó không tồn tại lâu dài.
Tương tự, một người ngồi kiết già được một lúc thì cảm thấy đau lưng và chân, sau đó nghỉ rằng đứng dậy có lẽ tốt hơn. Khi đứng dậy, bởi vì các tình huống thay đổi, nên cơn đau anh ta đã cảm nhận trong lúc ngồi kiết già trước đây giảm bớt và anh ta nghỉ “đây là sự an vui”. Tuy nhiên, suy nghỉ rằng việc đứng dậy là an vui, nếu cố gắng duy trì thế đứng suốt ngày đêm, hoặc thậm chí chỉ một hai tiếng đồng hồ, thì anh ta cảm thấy mệt mỏi. Vã lại, niềm an vui anh ta đã cảm nhận lúc ban đầu không tồn tại lâu dài; nó thay đổi. Lúc đầu, việc ngồi trở thành vấn đề; anh ta đứng dậy để xoa dịu nó; nhưng sau đó, việc đứng dậy cũng trở thành vấn đề, vì vậy, anh ta nghỉ rằng nên ngồi xuống để xoa dịu nó.
Do đó, đây chỉ là một vài ví dụ điển hình, nhưng cuộc sống của chúng ta tràn đầy những điều tương tự. Chúng ta luôn luôn cố gắng thay đổi. “Có lẽ điều này là tốt hơn”, vì thế, chúng ta nổ lực với điều gì đó khác. Tuy nhiên, sau đó, chúng ta cảm thấy buồn chán; vấn đề khác nảy sinh. Hơn nữa, chúng ta thay đổi, “có lẽ điều đó tốt hơn”. Chúng ta thay đổi con người: “có lẽ tôi sẽ thích anh ta, có lẽ tôi sẽ thích cô ấy, có lẽ tôi nên sống với anh ta, có lẽ tôi nên kết hôn với cô ấy..”. Chúng ta luôn luôn thay đổi thức ăn, quần áo và các đối tượng cảm giác khác. Tất cả điều này cho thấy rõ rằng có một số điều sai trái với thân tâm của mình, và thân tâm của chúng ta là nguồn gốc của khổ đau.
Vì vậy, những gì là sai lầm mà chúng ta gây tạo? Tại sao không có vấn đề có bao nhiêu cảm giác an vui mà chúng ta thừa hưởng, không có kết thúc? Bất kể chúng ta kinh qua cảm giác an vui bao nhiêu, thì không có điều gì hoàn hảo, không có điều gì chấm dứt. Chúng ta kinh qua một điều nào đó, nó kết thúc; chúng ta nổ lực thực hiện một điều khác…nhưng điều đó cũng kết thúc; chúng ta có kinh nghiệm khác và điều đó cũng không tồn tại lâu dài. Chúng ta luôn luôn cố gắng và đó là những gì mình đang thực hiện từ khi mới sinh ra cho tới bây giờ. Không chỉ trong đời này—từ vô thủy, chúng ta đã kinh qua khoái lạc trần tục nà đến khoái lạc khác trong luân hồi, theo đuổi những kinh nghiệm không phải an vui đích thực, đồng thời luôn thay đổi và chấm dứt, và chúng ta vẫn không hài lòng. Hơn nữa, những nổ lực chúng ta đã thực hiện để đạt được các cảm giác an vui, đôi lúc, bằng cách thử nghiệm những phương pháp khác nhau, điều này cũng không chấm dứt từ vô thủy; công việc này cũng chưa hoàn thành.
Do đó, những gì tạo nên những khoái lạc này mà không tồn tại, và đối với chúng ta phải tìm khoái lạc này đến khoái lạc khác, không ngừng nổ lực và kinh qua khổ đau cũng như sầu não của việc giảm bớt khoái lạc? Tại sao điều này xảy ra? Lý do là vì chúng ta đang rơi vào tình trạng không hài lòng này và khổ đau là vì tâm chúng ta đang nằm trong sự kiểm soát của vọng tưởng và nghiệp.
Nghiệp là gì? Nghiệp là hành động do vọng tưởng gây nên. Bởi vì tâm chúng ta nằm dưới sự kiểm soát của vọng tưởng và nghiệp, nên thân cũng nằm dưới sự kiểm soát của vọng tưởng và nghiệp; nếu tâm không giải thoát, thì thân cũng không giải thoát. Do vậy, giải thoát đích thực là tâm hoàn toàn thoát khỏi vọng tưởng và nghiệp. Khi tâm thoát khỏi ngục tù của vọng tưởng và nghiệp, thì thân là căn nhà của tâm cũng thoát khỏi ngục tù của vọng tưởng và nghiệp. Khi thân và tâm thoát khỏi khổ đau, ngục tù của vọng tưởng và nghiệp, thì ngay thời điểm đó, bất cứ thân khác biệt nào mà tâm chiếm hữu, những thân đó không kinh qua khổ đau như luân hồi, bệnh tật, đau đớn, già và chết.
Ví dụ, tại một thời điểm, bất cứ lúc nào gặp một đối tượng cảm giác khó ưa, chúng ta đau đớn rằng: khi trời đang mưa hoặc tuyết rơi mà mình lại không có đủ áo ấm hoặc lò sưởi, chúng ta cảm thấy lạnh và chịu đựng; khi trời nóng nực và không có máy điều hòa, vì vậy, chúng ta phải chịu đựng trong đau khổ. Điều này giống với các cảm giác khác của chúng ta. Liên hệ đến vị giác, khi gặp thức ăn mà mình không thích, chúng ta không vui và đau khổ. Tương tự, lien quan đến thính giác, khi nghe tin xấu hoặc một số âm thanh khác mà mình không thích, vì vậy, chúng ta không vui và đau khổ. Liện hệ đến thị giác và xúc giác cũng vậy, bất cứ khi nào chúng tiếp xúc với các đối tượng không ưu thích, thì chúng ta đau khổ. Khi chúng ta ngồi kiết già trong vài phút, chúng sẽ gây nên đau đớn. Vì thế, mọi lúc, chúng ta liên rục kinh qua vấn đề này hoặc vấn đề khác. Mọi lúc, khi tiếp xúc những đối tượng cảm giác khác nhau, chúng ta kinh qua tất cả những vấn đề khác nhau.
Chỉ cần nhìn vào cơ thể của mình: không có một phần nhỏ nào trên cơ thể—ngay cả kích cở của lổ chân lông hoặc nhỏ bằng đầu mũi kim—mà không cảm thấy đau đớn, nhưng điều đó không phải thuộc bản chất của khổ đau. Do đó, khi gai nhọn, kim châm và giống như tiếp xúc vào cơ thể, mặc dù chúng quá nhỏ nhọn, nhưng chúng ta cảm thấy rất đau đớn. Mặc dù các điều kiện ngoại tại là quá nhỏ, thực sự không có gì, nhưng nổi đau chúng ta kinh qua là không thể tưởng tượng được.
Điều này chứng minh rõ tâm của chúng ta không giải thoát, nghĩa là nó còn sống trong khổ đau, và bởi vì thế, thân chúng ta cũng sống trong khổ đau. Tại sao thân tâm chúng ta sống trong khổ đau? Bởi vì chúng bị vọng tưởng và nghiệp hạn chế, chúng bị vọng tưởng và nghiệp kiểm soát.
Khi chúng ta chứng đắc Niết-bàn—giải thoát hoàn toàn, tận trừ ngục tù của vọng tưởng và nghiệp—thì không đối tượng cảm giác nào có thể gây vấn đề hoặc bất hạnh cho chúng ta. Thậm chí hàng ngàn quả bom nguyên tử được thả xuống, thì chúng cũng không mang đến bất hạnh hoặc khổ đau cho bất cứ chúng sanh nào mà tâm của họ đã đạt được cấp độ đó, hoàn toàn giải thoát khỏi vọng tưởng và nghiệp.
Giáo pháp phân chia khổ đau của chúng sanh đang sống dưới sự kiểm soát của vọng tưởng và nghiệp thành ba phần: hành khổ , hoặc chấp khổ; hoại khổ , nghĩa là những khoái lạc tạm bợ, không có hạnh phúc đích thực; và khổ khổ , nghĩa là những khổ đau thô tục nặng nề mà ngay cả thú vật cũng công nhận là khổ đau.
Tại sao hành khổ được gọi là hành hoặc chấp khổ? Điều đó bởi vì không chỉ cảm thọ, phân biệt, các uẩn và ý thức của chúng ta nằm dưới sự kiểm soát của vọng tưởng và nghiệp mà còn không có một pần nào nhỏ nhất trong cơ thể thoát khỏi vọng tưởng và nghiệp.Khi toàn bộ thân chúng ta đặt dưới sự kiểm soát của vọng tưởng và nghiệp, thì hình htuwcs khổ đau đó được gọi là hành. Bởi vì toàn thân của mình nằm dưới sự kiểm soát của vọng tưởng và nghiệp, nên chúng ta thấy rõ các vấn đề xuất hiện khắp mọi nơi. Khi thân tâm của chúng ta sống trong hành khổ, bị vọng tưởng và nghiệp kiểm soát, thì tất cả những hình thức khác nhau của khổ đau cũng thường xuyên liên tục sanh khởi từ khía cạnh này đến khía cạnh khác.
Do vậy, về mặt cơ bản, giống như điều này: tất cả kết quả khổ đau đều xuất phát từ các hành động đen tối hoặc tiêu cực; các hành động tiêu cực và đen tối là do tâm đen tối và tiêu cực, các vọng tưởng, tạo nên. Tất cả những kết quả hạnh phúc đều xuất phát từ các hành động tích cực hoặc đức hạnh; các hành động tích cực và đức hạnh do tâm tích cực và đức hạnh tạo nên. Do đó, sự tiến triển của hạnh phúc, nơi mà hạnh phúc xuất phát, và sự tiến triển của khổ đau, nơi mà khổ đau xuất phát, là hoàn toàn khác biệt. Hạnh phúc và khổ đau sanh khởi theo những cách thức hoàn toàn khác nhau.
Bởi vì muốn có hạnh phúc và không muốn khổ đau nhưng đang sống trong khổ đau, nên thật sự vô cùng quan trọng cho chúng ta hiểu rõ sự tiến triển này. Tuy nhiên, sự hiểu biết đơn thuần thuộc trí óc là chưa đủ. Để thực sự chấm dứt kinh nghiệm đau khổ triền miên—trong hiện tại và tương lai—và để liên tục kinh qua hạnh phúc, thì sự hiểu biết mang tính trí óc vẫn chưa đủ. Chúng ta phải hành động và phải nổ lực.
Nhìn những người khác, các thiền sinh, với tâm thanh tịnh đang gây tạo nghiệp lành mà kết quả nằng trong hạnh phúc và tin tưởng, mong đợi nổ lực của họ để chúng ta cũng có thể kinh qua hạnh phúc là điều sai lầm. Suy nghỉ “tôi không phải làm bất cứ điều gì; tôi có thể kinh qua hạnh phúc, và kết quả tốt đẹp đó do những hành động tích cực của người khác tạo ra” là sai lầm. Nếu không tự mình nổ lực, nếu không chuyển hóa tâm mình, nếu không khiến tâm mình trở nên đức hạnh, tích cực mà chỉ dựa vào các hành động tạo tác cơ bản đó, thì không có cách gì chúng ta có thể kinh qua bất cứ loại hạnh phúc nào—nhất thời hoặc vĩnh viễn. Nếu tự bản thân không nổ lực, thì không có cách gì để kinh qua bất cứ loại hạnh phúc nào. Quan điểm sai lầm này giống như một người đói bụng đang mong đợi để cảm giác no nê sau khi bạn bè của anh ta đã ăn uống.
Tuy nhiên, điểm chủ yếu tôi muốn nhấn mạnh ở đây là chúng ta phải hành động ngay bây giờ. Nếu thực hiện, nếu dùng trí tuệ chuyển hóa tâm mình, khiến động lực thúc đẩy của mình trở nên tích cực, đức hạnh, thì mặc dù hành động hiện tại của chúng ta được gây tạo bởi tâm xấu ác, vọng tưởng, nguyên nhân của khổ đau, nhưng ngay lập tức hành động hiện tại đó trở nên tích cực, đức hạnh. Nói cách khác, theo thuật ngữ Sanskrit, nó trở thành nghiệp lành và chỉ mang đến hạnh phúc.
Thích Minh Chánh chuyển ngữ
Discussion about this post