TĂNG TIẾN TÍN TÂM
VÀO TÍNH PHẬT CỦA CHÚNG TA
Đức Đạt Lai Lạt Ma
Bản dịch Việt: Đặng Hữu Phúc
Bản Anh: On gaining confidence in our Buddha Nature.
*Dalai Lama’s interview with China Now
Q: What is the best way to gain confidence in our
Buddha Nature?
A: Based on the concept of Emptiness, meaning the
objective Clear Light, and also the concept of the subjective Clear Light, we
try to develop a deeper understanding of Buddha Nature. It’s not easy, but through investigation, I think both
intellectually and through making connection with our daily feeling, there is a
way to develop some kind of deeper experience or feeling of Buddha Nature.
VÀO TÍNH PHẬT CỦA CHÚNG TA
Hỏi: Xin Ngài cho
biết cách thức tốt nhất để tăng tiến tín tâm vào Tính Phật của chúng ta ?
Đáp: Căn cứ trên
khái niệm về Tính không nghĩa là Quang Minh khách thể, và cũng căn cứ khái niệm
về Quang Minh chủ thể, chúng ta cố gắng phát triển một sự lí hội thông hiểu sâu
sắc hơn về Tính Phật.
Tôi nghĩ chuyện
này không dễ, nhưng xuyên qua tự tìm hiểu tường tận cả hai, về phương diện trí
tuệ và xuyên qua cảm ứng với những cảm thọ hàng ngày của chúng ta, chúng ta có
một cách thức để phát triển một loại trải nghiệm hoặc cảm thọ sâu sắc hơn
vềTính Phật.
__________________________________
Phụ Bản: Trích từ hoagiacngo.com:
Tâm quang minh giác chiếu. Bài 2. Bản chất của tâmBản chất chân không diệu viên và
quang minh giác chiếu là cái chúng ta gọi là ‘quang sắc giác chiếu’ ( Skt. prabhasvara;‘clear light;
quang sắc giác chiếu; thường tịch quang; quang minh thanh tịnh; tịnh quang); nó
là quang minh giác chiếu rỗng thông mở ra các khả hữu cho các hiển hiện và, ở mức
độ của tâm thanh tịnh, là quang minh giác chiếu trong chính nó và của chính nó;
và đó là lí do tại sao chúng ta gọi nó là tính giác tự chiếu, linh tâm tự
chiếu, nhất điểm linh quang, hoặc tính tràn đầy sáng tỏ chiếu khắp (
self-luminous cognition or clarity).
The open and luminous nature of mind
is what we call the ‘clear light’; it is an open clarity that, at the level of
pure mind is aware in and of itself; that is why we call it self-luminous
cognition or clarity.
[Cognition; Skt. jnana, trí tuệ bát
nhã; Skt. buddhi, giác ] [ĐHP: linh tâm tự chiếu; nhất điểm linh quang]
Không có một tỉ dụ nào thích hợp thực
sự để minh họa tính quang minh giác chiếu này ở mức độ thanh tịnh. Nhưng ở mức
độ bình thường, chúng ta có thể liên tưởng dễ dàng hơn, chúng ta có thể có được
một thoáng nhìn thấy vài phương diện của nó bằng sự hiểu biết sáng tỏ một trong
những hiển hiện của tâm — trạng thái chiêm bao. Chúng ta hãy nói đó là một đêm
tối, và trong bóng tối toàn thể này chúng ta đang chiêm bao, hoặc đang trải
nghiệm một thế giới chiêm bao. Hư không tâm ý nơi mà chiêm bao xảy ra — độc lập
với nơi chốn vật lí nơi chúng ta đang ở — có thể được so sánh với tính chân
không diệu viên, rỗng thông mở ra các khả hữu cho các hiển hiện của tâm, trong
khi đó khả năng của tâm cho trải nghiệm, mặc dù bóng tối bên ngoài, tương ứng với
tính quang minh giác chiếu của nó.
Tính giác quang chiếu này ôm trọn,
viên dung tất cả nhận thức của tâm và là tính quang minh giác chiếu bản nhiên
trong những trải nghiệm này.
(This lucidity encompasses all
mind’s knowledge and is the clarity inherent in these experiences )
Nó cũng là tính giác quang chiếu của
cái gì hoặc ai đang trải nghiệm chúng; chủ thể nhận biết là tính giác quang chiếu
và cái được biết là tính giác cảnh chiếu chỉ là hai phương diện của cùng một
tính đức.
(It is also the ludicity of what or who
experiences them; knower and known, lucidity and luminosity are but two facets
of the same quality).
Trong trạng thái viên minh giác chiếu
(intelligence),đang trải nghiệm chiêm bao, nó là tính giác quang chiếu,
và trong trạng thái quang minh giác chiếu hiện diện trong những trải nghiệm của
nó, nó là tính giác cảnh chiếu
(As the intelligence that experiences the dream, it is lucidity, and as
the clarity present in its experiences, it is luminosity)
Nhưng ở mức độ bất nhị của tâm thanh
tịnh, nó là một và cùng một tính đức, ‘quang minh giác chiếu’, được gọi là
‘prabhasvara’ trong Phạn ngữ, hoặc ‘selwa’ trong Tạng ngữ. Tỉ dụ này có thể hữu ích trong
sự hiểu biết sáng tỏ, nhưng hãy ghi nhớ trong tâm rằng nó chỉ là một minh họa để
chỉ vào mức độ tập quán của một hiển hiện đặc thù của tính quang minh giác chiếu.
Trong tỉ dụ, có một sự khác biệt giữa
tính giác quang chiếu của chủ thể nhận thức, và tính giác cảnh chiếu của những
trải nghiệm của chủ thể đó. Đó là bởi vì chiêm bao là một trải nghiệm nhị nguyên
đối đãi, được phân biệt trong thuật ngữ của chủ thể và khách thể, trong đó tính
quang minh giác chiếu hiển hiện chính nó tức thời trong tính nhận biết sáng tỏ
(awareness; tính giác chiếu) hoặc tính giác quang chiếu của chủ thể và trong
tính giác cảnh chiếu của những đối tượng của nó.
Thật ra, tỉ dụ thì bị hạn hẹp, bởi
vì, về căn bản không có nhị nguyên đối đãi trong những tâm thanh tịnh: tính bất
nhị cũng là tính đức của tính quang minh giác chiếu, có bản chất căn bản là bất
nhị.
(In fact, the example is limited,
because fundamentally there is no duality in pure minds: it is the same quality
of clarity that is essentially nondual)
Discussion about this post