PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Nguyên Tắc Và Phương Pháp Hoằng Pháp Cho Tuổi Trẻ – Thích Chiếu Tuệ

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

Hoằng pháp cho tuổi trẻ trong giai đoạn hiện nay là nhiệm vụ đầy thách thức, không chỉ bởi sự hạn chế tự thân của ngành hoằng pháp, mà còn đến từ xã hội ngày càng phát triển nhanh chóng với nhiều xu hướng văn hóa, giải trí và tâm linh khác nhau. 

Không cần bàn nhiều thì ai cũng ý thức được tầm quan trọng của việc hoằng pháp đối với tuổi trẻ. Đây chính là thế hệ tương lai của Dân tộc và Đạo pháp, là lực lượng góp phần duy trì và phát triển Phật giáo trên quy mô cộng đồng, xã hội và đất nước. 

Tuy nhiên, hoằng pháp cho tuổi trẻ trong giai đoạn hiện nay là nhiệm vụ đầy thách thức, không chỉ bởi sự hạn chế tự thân của ngành hoằng pháp, mà còn đến từ xã hội ngày càng phát triển nhanh chóng với nhiều xu hướng văn hóa, giải trí và tâm linh khác nhau. 

Tham luận đề cập đến nét đặc thù của tuổi trẻ ngày nay, từ đó đưa ra một số nguyên tắc và phương pháp hoằng pháp cho tuổi trẻ. Cũng xin nhấn mạnh, khi đề cập đến tuổi trẻ, tác giả muốn hướng nhiều hơn đến đối tượng là những người chưa quy y, có tình cảm hoặc tín ngưỡng Phật giáo hơn là những thanh thiếu niên Phật tử đã quy y, ở độ tuổi từ 16 – 35 tuổi.

CÁI NHÌN SƠ BỘ VỀ TUỔI TRẺ NGÀY NAY

Rất khó khái quát đặt điểm của tuổi trẻ ngày nay, bởi môi trường sống, trình độ học vấn, nghề nghiệp, sở thích… khác nhau. Tuy nhiên, khái quát có thể chỉ ra một số nét đáng chú ý sau đây:

– Có trình độ học vấn cao hơn thế hệ trước, có hiểu biết đa dạng, phong phú, nhất là về khoa học, kỹ thuật, tin học. Nhu cầu tự khẳng định bản thân, cái tôi là rất lớn.

– Có nhiều nhu cầu đa dạng, phong phú, nhất là vui chơi, giải trí, văn hóa, nghệ thuật, sinh hoạt cộng đồng. Ngoài ra, nhu cầu giao lưu, chia sẻ trong bối cảnh xã hội vận hành hối hả, cha mẹ bận rộn, ít có điều kiện quan tâm, chia sẻ với con cái.

– Dễ bị tác động bởi các xu hướng, trào lưu, văn hóa, lối sống ngoại lai, lệch lạc, sức đề kháng trước ảnh hưởng tiêu cực của xã hội còn hạn chế do việc đào tạo kỹ năng sống trong nhà trường hầu như còn bỏ ngỏ. Việc tiếp nhận và thấm nhuần các giá trị truyền thống rất hạn chế, nhất là trong giao tiếp, ứng xử

– Thời gian dành cho học tập trong nhà trường chiếm quá nhiều thời gian, áp lực học tập và thi cử lớn

– Tính kiên trì, nhẫn nại, chịu đựng gian khổ, khả năng tập trung thấp hơn thế hệ trẻ trước đó

NGUYÊN TẮC HOẰNG PHÁP CHO TUỔI TRẺ

Từ những đặc điểm sơ bộ nêu trên, công tác hoằng pháp cho tuổi trẻ cũng cần dựa trên những nguyên tắc thích hợp, sao cho Phật pháp có thể được hoằng truyền và thấm nhuần đến tuổi trẻ một cách nhanh chóng, hấp dẫn và hiệu quả. Tác giả xin đưa ra một số nguyên tắc hoằng pháp cho tuổi trẻ sau:

– Nội dung hoằng pháp phải giản dị, gần gũi, thích hợp và đáp ứng nhu cầu của của giới trẻ. Đó là những vấn đề Phật pháp ứng dụng trong đời sống hàng ngày: tình bạn, tình yêu, quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, vấn đề học tập, thi cử, hướng nghiệp, quan hệ công sở, lý tưởng sống, kỹ năng sống, giải quyết xung đột… Tránh những nội dung hoằng pháp cao siêu, chung chung, nặng tính kinh điển, giáo điều. Tất nhiên, một bộ phận nhỏ có nhu cầu tìm hiểu những vấn đề phức tạp hơn, tuy nhiên, đối tượng này thường tự đến và tìm hiểu. 

– Phương tiện, công cụ, hình thức hoằng pháp phải đa dạng, phong phú, hấp dẫn, hướng đến những nhóm tuổi trẻ cụ thể, rõ ràng. Việc đăng đàn thuyết pháp cho giới trẻ trong giai đoạn hiện nay rõ ràng là ít hiệu quả, khó thu hút giới trẻ. Cần có nhiều phương pháp, công cụ, phương tiện mới để hoằng pháp cho giới trẻ, sẽ được đề cập ở phần sau.

– Thời gian, địa điểm, cơ hội hoằng pháp phải rất linh hoạt. Việc hoằng pháp không chỉ nhất thiết được thực tiện tại chùa, mà có thể trong các sinh hoạt tuổi trẻ, lễ hội, trên không gian internet. Chú trọng hoằng pháp vào dịp hè, vào dịp nghỉ lễ tại những danh lam thắng cảnh Phật giáo.

– Việc truyền thông, quảng bá các hoạt động hoằng pháp cho tuổi trẻ phải được chú trọng, sao cho nhiều người (kể cả gia đình, trường học…) biết đến các hoạt động hoằng pháp này. Tránh tư tưởng hữu xạ tự nhiên hương, hoặc ai có duyên thì đến.

– Việc duy trì liên lạc, đánh giá ý kiến phản hồi của giới trẻ về các hoạt động hoằng pháp phải được thực hiện bài bản, chuyên nghiệp, qua đó có sự kết nối thường xuyên với giới trẻ, qua đó định hướng và dẫn dắt giới trẻ đến với sinh hoạt Phật tử

MỘT SỐ ĐỀ XUẤT ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẰNG PHÁP TỚI GIỚI TRẺ

Từ các nguyên tắc nêu trên, tác giả xin mạn phép đưa ra một số gợi ý, đề xuất để việc hoằng pháp cho tuổi trẻ đạt hiệu quả cao:

– Về nội dung: Ban hoằng pháp nên tập hợp một số quý thầy có nhiều kinh nghiệm hoằng pháp với giới trẻ để biên soạn bộ cẩm nang hoằng pháp cho tuổi trẻ, trong đó đưa ra một số bài viết mang tính định hướng về ứng dụng Phật pháp trong các vấn đề mà tuổi trẻ quan tâm như tình bạn, tình yêu, lý tưởng, quan hệ gia đình và xã hội, bài tập thiền đơn giản… Ban Hoằng pháp cũng nên đưa ra bàn thảo vấn đề hiện đại hóa ngôn ngữ hoằng pháp để các em có thể tiếp cận nhanh chóng hơn với Phật pháp

– Về hình thức: bên cạnh việc hoằng pháp tại nhà chùa trong các sinh hoạt định kỳ hoặc đột xuất, Giáo hội Trung ương, địa phương và nhà chùa nên phối hợp với nhà trường, ban ngành, đoàn thể tổ chức các buổi giao lưu văn hóa, văn nghệ, triển lãm, tư vấn mùa thi, thi đố, hội trại, lễ hội hướng đến giới trẻ. Giáo hội, nhà chùa cũng nên thường xuyên tổ chức các khóa tu ngắn ngày, các chương trình temple stay (nghỉ lại chùa), các buổi tọa đàm, hội thảo về các chủ đề thiết thực với giới trẻ. Cũng có thể nghĩ đến các chương trình tư vấn, điện thoại nóng để giải đáp các vấn đề đời sống dưới quan điểm Phật pháp

– Về công cụ, phương tiện: ngoài việc đăng đàn thuyết pháp truyền thống, nên sử dụng băng đĩa Phật pháp (hiện đang khá phổ biến nhưng chưa thực hiện một cách bài bản, chính quy mà thường tự phát của các chùa, các quý thầy), đĩa CD-ROM học Phật (tương tự như các đĩa học tiếng Anh, học văn hóa hiện nay), diễn đàn Phật pháp trực tuyến, trường học Phật pháp trực tuyến. 

Ngay cả việc hoằng pháp tại chùa cũng nên trang bị công cụ đa phương tiện như TV, đầu video, máy chiếu.

Ban hoằng pháp nên xuất bản các cuốn sách dưới dạng bỏ túi có chủ đề gần gũi với giới trẻ và phát hành rộng (nên miễn phí) tới các chùa, đặc biệt vào dịp đầu năm, lễ hội Phật đản, Vu lan…

Để kết thúc, xin nhấn mạnh rằng: đa dạng, cuốn hút, hấp dẫn, linh hoạt, nhẹ nhàng, đó sẽ là những tiêu chí cần thiết cho việc hoằng pháp tới tuổi trẻ. Đặc biệt, sự nhiệt tình, sáng tạo, dấn thân của các Tăng Sĩ trẻ sẽ là chìa khóa cho hoạt động hoằng pháp cho thế hệ tương lai của Đạo pháp và Dân tộc.

Tham luận của Đại đức Thích Chiếu Tuệ – Trưởng ban Hoằng pháp THPG Hà Nội tại Hội thảo của ngành Hoằng pháp, 4/2009 tại Đà Nẵng.
(Phật Tử Việt Nam)
 

04-21-2009 06:24:35
 

Tin bài có liên quan

Ý Niệm Tấn Phong Giáo Phẩm Trong Phật Giáo Thích Tâm Mãn

Ý Niệm Tấn Phong Giáo Phẩm Trong Phật Giáo Thích Tâm Mãn

Ý Nghĩa Và Điều Kiện Xuất Gia

Ý nghĩa và điều kiện xuất gia

Ý Nghĩa Tầm Sư Học Đạo Và Thành Đạo Của Đức Phật

Ý nghĩa tầm sư học đạo và thành đạo của Đức Phật

Xây Dựng Một Mô Hình Hoằng Pháp Đối Với Giới Trẻ

Xả Bỏ Tự Ngã Khi Thuyết Pháp

Xả bỏ tự ngã khi thuyết pháp

Việt Giải Kinh Sách Phật Giáo – Nhu Cầu Thiết Yếu Của Sự Nghiệp Trí Tuệ – Ts. Đoàn Ánh Loan

Vị Trí Của Nữ Giới Trong Giáo Dục Phật Giáo

Vị Trí Của Nữ Giới Trong Giáo Dục Phật Giáo

Văn Hóa Từ Trong Nhà Ra Ngoài Phố

Văn hóa từ trong nhà ra ngoài phố

Vấn Đề Hoằng Pháp Với Tuổi Trẻ Hải Ngoại: Những Mối Quan Tâm

Vấn đề hoằng pháp với tuổi trẻ hải ngoại: những mối quan tâm

Vấn Đề Giáo Dục Tăng Tài: Thực Trạng Và Giải Pháp – Thích Trí Như

Load More

Discussion about this post

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 313)

PHẨM HAI MƯƠI MỐTBẢO LIÊN PHẬT QUANGPhẩm Kinh văn này không dài, hôm qua giảng đến "Nhất nhất quang trung,...

Đức Phật A Di Đà Mầu Gì

Đức Phật A Di Đà Mầu Gì

Có phải Đức Phật A Di Đà màu xanh, hay màu trắng, hay màu đỏ, hay màu vàng, hay màu...

Chất Thạch Tín Trong Gạo 11 Điều Bạn Cần Biết

Chất thạch tín trong gạo 11 điều bạn cần biết

CHẤT THẠCH TÍN TRONG GẠO 11 ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT Molly Shea Assistant Editor Yahoo Health November 19, 2014 Tịnh...

Như Bóng Không Rời Hình

Như Bóng Không Rời Hình

NHƯ BÓNG KHÔNG RỜI HÌNHThích Phước Đạt Thí dụ là một thủ pháp nghệ thuật ngôn ngữ dùng một hình...

Bình Bát Cung Dưỡng

Bình Bát Cung Dưỡng

BÌNH BÁT CUNG DƯỠNG NÉT RIÊNG TRONG VĂN HÓA ĂN CHAY CỦA HÀN QUỐC(BALWOO - GONGYANG) Hàn Quốc là một...

Đường Về Mai Thôn Tịnh Thủy

Đường Về Mai Thôn Tịnh Thủy

ĐƯỜNG VỀ MAI THÔN Tịnh Thủy Nhân chuyến du lịch Âu Châu, chúng tôi đến thăm Làng Mai, một trung tâm...

Đại Bát Niết Bàn Kinh Trực Chỉ Đề Cương

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Ý Nghĩa Vu Lan, Ht. Thích Minh Châu

Ý Nghĩa Vu Lan, Ht. Thích Minh Châu

Mỗi năm đến ngày rằm tháng bảy Âm lịch, toàn thể Phật tử Việt Nam chúng ta và Phật tử...

Ba Thân Và Mũ Giáp

Ba thân và mũ giáp

BA THÂN VÀ MŨ GIÁP Nguyễn Thế Đăng Mũ giáp gồm trong nó cả ba thân. Bồ-tát mặc mũ giáp...

Thông Bạch Phật Đản 2017 – Phật Lịch 2561

Thông Bạch Phật Đản 2017 – Phật Lịch 2561

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT HOA KỲVIETNAMESE AMERICAN UNITED BUDDHIST CONGREGATIONHỘI ĐỒNG GIÁO PHẨMCHÁNH VĂN PHÒNG704. East...

Đường Đến An Bình Thật Sự (15) Song Ngữ

Đường đến an bình thật sự (15) Song ngữ

ĐƯỜNG ĐẾN AN BÌNH THẬT SỰ (15) Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma Chuyển ngữ: Tuệ Uyển Từ lúc...

MƯỜI HẠNH NGUYỆN CỦA BỒ TÁT PHỔ HIỀN (Phần cuối)

MƯỜI HẠNH NGUYỆN CỦA BỒ TÁT PHỔ HIỀN (Trích từ Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh, Phẩm Tỳ Lô...

Thông Điệp Của Người Kogi Đến Loài Người

Thông Điệp Của Người Kogi Đến Loài Người

THÔNG ĐIỆP CỦA NHỮNG NGƯỜI ANH Alan Ereira – Nguyên Phong dịch Nghe bài này Phần 1 / phần 2 Lời...

Minh Triết Phương Đông Và Triết Học Phương Tây

Minh Triết Phương Đông Và Triết Học Phương Tây

Minh triết phương đông và triết học phương tây Francois Jullien Nguyên Ngọc dịch François Jullien, giáo sư trường Đại...

Kinh Điển Càn Long Tạng (Pdf)

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 313)

Đức Phật A Di Đà Mầu Gì

Chất thạch tín trong gạo 11 điều bạn cần biết

Như Bóng Không Rời Hình

Bình Bát Cung Dưỡng

Đường Về Mai Thôn Tịnh Thủy

Đại Bát Niết Bàn Kinh Trực Chỉ Đề Cương

Ý Nghĩa Vu Lan, Ht. Thích Minh Châu

Ba thân và mũ giáp

Thông Bạch Phật Đản 2017 – Phật Lịch 2561

Đường đến an bình thật sự (15) Song ngữ

MƯỜI HẠNH NGUYỆN CỦA BỒ TÁT PHỔ HIỀN (Phần cuối)

Thông Điệp Của Người Kogi Đến Loài Người

Minh Triết Phương Đông Và Triết Học Phương Tây

Kinh Điển Càn Long Tạng (Pdf)

Tin mới nhận

LỄ KÍNH CHƯ PHẬT – TÔN KÍNH ĐỐI VỚI CHÚNG SANH KHÔNG ĐỒNG KHÔNG GIAN DUY THỨ (tập 3)

Phật ở tại tâm khi ta hướng thiện

Phật dạy: Nhìn nước để thấy người

Những quy tắc trong kinh doanh theo lời Phật dạy

Tán thán Đức Phật

Phật dạy: Hãy cúng dường cha mẹ

Góp nhặt những lời dạy tinh hoa trong nhà Phật

Lời Phật dạy xưa và nay

Ý niệm công đức tắm Phật trong Đại lễ Phật Đản

Xây chùa và xây đạo tràng

Báo cáo tâm đắc về việc học tập Nữ Đức (Tập 2)

Đại Lễ Tưởng Niệm Bồ Tát Thích Quảng Đức Tại Tp. Hồ Chí Minh

Giết gì được Phật khen?

Lời Phật dạy về pháp môn niệm Phật

Lời Phật dạy: Khuyến hóa cha mẹ hướng thiện

Làm thế nào để có cuộc sống an lành?

Lời Phật dạy về nhân duyên

Thế Tôn ra đời vì một đại sự nhân duyên

Quan Âm tu viện cùng chiến sĩ bộ đội Biên phòng hạ thủy 7 đóa sen cầu vồng

Lời Phật dạy: Hãy nhớ tinh tấn, chớ có lười biếng

Tin mới nhận

Phật Tử Việt Kiều Với Sự Ước Vọng – Minh Mẫn (Cư Sĩ)

Chương 1 bài 2 Mục 1 Phương Pháp Tu Trì

Tinh Tấn Magazine PDF

“Tuyển Tập Kính Mừng Đức Thích Ca Thành Đạo

Hãy Thong Thả Lại Để Chiếu Soi

Ý nghĩa sự Đản sanh của Đức Phật

Thông Điệp Phật Đản Vesak 2016 Của Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama

Nhất Quán Đạo Có Phải Là Phật Giáo Không?

Tâm Là Gì? Tiến sĩ Alexander Berzin, Matt Lindén

Tường Thuật Tham Dự Hội Thảo Tại Đại Lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2014

Năm Cũ, Năm Mới

Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014 (Tập 11)

Thiền và vũ sĩ đạo

Tuệ Trung Thượng Sĩ Hiện Thân Của Duy Ma Cật Và Bàn Long Uẩn

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 253)

Một số biến đổi của Phật giáo Nhật Bản từ Minh Trị Duy Tân

Hội Thảo Khoa Học

Tiểu Sử Vắn Tắt Đức Phakmodrupa Dorje Gyalpo (1110-1170)

Ni Giới Việt Nam Ngày Nay – Thích Nữ Hương Nhũ

Ánh đèn mờ trong căn bếp nhỏ

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 200)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 243)

Chiêm ngưỡng tháp Đại Nhạn hùng vĩ nơi thầy Đường Tăng dịch những bộ kinh Phật đầu tiên

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 115)

Những Vết Chân Voi

Nhân nhỏ quả lớn

Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (Tập 02)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 103)

Kinh Phật và các nghi lễ: Nghi thức phóng sinh

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 5)

Kinh Thủ Lăng Nghiêm Giảng Giải (Suramgama Sutra) – Cuốn 2

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 73)

A Hàm – Mưa Pháp Chuyển Hóa Phiền Não

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 320)

Kinh Viên Giác Luận Giảng

Thế nào gọi là tâm tự tại?

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 27)

Kinh Bách Dụ: Dâng nước ngọt

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 288)

Kinh Tiểu Bộ Tập I (Khuddhaka Nikàya)

Tin mới nhận

Pháp Môn Tịnh Độ – Con Đường Tu Tắt

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 45)

Phật thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (tập 58)

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 27)

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 7)

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 3)

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 30)

Tiểu Sử Đại Lão Ht. Thích Trí Tịnh

Nhắc Nhở Tu Hành

Quê Hương Cực Lạc

10 Điều Trọng Yếu Của Sự Tu Hành

Đức Phật A Di Đà Và Cõi Tịnh Độ Cực Lạc

Sự Mô Tả Tịnh Độ Của Chư Phật Trong Tạng Pāli

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 361)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 121)

Học Vi Nhân Sư, Hành Vi Thế Phạm – Tập Ii

Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (Tập 64)

Phương Pháp Niệm Phật – Cư Sĩ Lý Bỉnh Nam

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 83)

LỄ KÍNH CHƯ PHẬT – TÔN KÍNH ĐỐI VỚI CHÚNG SANH KHÔNG ĐỒNG KHÔNG GIAN DUY THỨ (tập 3)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

Chinese (Simplified)EnglishFrenchGermanJapaneseKoreanRussianSpanishVietnamese