QUÁN THẾ ÂM HIỆN THÂN CỦA LÒNG TỪ
Thích Thông Chơn
Mọi người Phật tử khi
nhắc đến Đức Quán Thế Âm (Avalokites) nghĩa là lắng nghe tiếng kêu của cuộc đời
, người Việt Nam dù là Phật tử hay chưa phải là Phật tử đều có một khái niệm
chung là vị Bồ tát hay cứu khổ cứu nạn cho mọi người, điều này đã ăn sâu vào
trong tiềm thức của mỗi người và Quán Thế Âm trở thành một biểu trưng cho lòng
từ bi của Phật giáo. Quán Thế Âm dân gian ta gọi tắt là Quán Am, nhìn chung
Ngài là vị Bồ tát thể hiện lòng Bi, một trong hai đức của Phật tánh: Văn Thù
biểu trưng cho trí tuệ thì Quán Thế Âm biểu trưng cho đức từ bi của Phật. Đã từ
lâu, Đức Quán Thế Âm được nhiều người Việt Nam tôn kính và thờ phụng tin tưởng
rất phổ biến , nhất là trong lúc gặp khó khăn hoạn nạn đều hướng về Ngài như là
một vị cứu tinh vì danh hiệu Ngài là “Cứu khổ cứu nạn”. Những năm gần
đây, niềm tin này lại được bộc lộ qua việc thờ Quán Thế Âm ở tại tư gia nhất
là” lộ thiên” (ngoài trời nơi sân thượng). Việc thờ Quán Thế Âm là
một niềm tin mang tinh thầnTừ bi của Đạo Phật nó còn là biểu trưng cho niềm
khác vọng hướng tới nguồn tâm linh muốn ” lìa khổđược vui”. Chính ý
thức tự nhiên của con người nói chung và Phật tử nói riêng về kiếp sống có
khuynh hướng về người nữ,cho nên việc thờ Đức Quán Thế Âm là muốn thể hiện ý
chí đó trong tâm thức của con người Việt Nam.
Trong khoảng bốn mươi
năm gần đây, phong trào Nữ quyền (Feminism) làm sôi động dư luận, chỉ riêng với
tổ chức Liên hiệp quốc, năm 1952 Tuyên ngôn về Quyền chính trị của Nữ giới được
long trọng tuyên bố. Năm 1975 được gọi là Năm quốc tế Nữ quyền, và Liên hiệp
quốc triệu tập Hội nghị Thế giới về Nữ quyền taị Mexico. Hội nghị đầu tiên về
Quyền sinh sản Làm mẹ và quyền tự do lựa chọn ngừa thai hay phá thai họp tại
Nairobi, Phi châu năm 1985. Mười năm sau, năm 1995,Liên hiệp quốc tổ chức Đại
hội Nữ quyền Thế giới tại Bắc kinh, thủ đô của nước Trung Hoa. Hội nghị kết hợp
185 quốc gia, gồm 4.000 đại biểu chính phủ thảo luận trong mười ngày nhằm thay
đổi đường lối, chính sách của các quốc gia để cải thiện phương tiện y tế, giáo
dục, kinh tế và chính trị trong đời sống người phụ nữ…” (trích Địa vị
người phụ nữ).
Đối với Phật giáo là một
tôn giáo tuy chịu ảnh hưởng của nền văn hóa Châu Á, tinh thần Phật giáo có thể
nói là phóng khoáng hơn so với các tôn giáo khác. Người nữ trong Phật giáo (Bắc
tông) có một tổ chức Ni giới tuy ngày nay Ni Bộ Phật giáo Bắc tông, không còn
sinh hoạt như trước năm 1975, nhưng Ni giới Phật giáo cũng đã góp phần không
nhỏ vào sự nghiệp truyền bá Chánh pháp của Như lai, nhất là trong các mặt hoạt
động từ thiện xã hội, giáo dục…. Tuy nhiên phải nhìn nhận do chịu ảnh hưởng
tinh thần Đông Phương ăn sâu trong tiềm thức cách nghĩ cách làm cho nên vai trò
của Ni giới cũng như nữ Phật tử thực sự chưa phát huy hết chức năng mà người nữ
vốn có. Điều này lại càng không phải Phật giáo trọng Tăng khinh Ni hoặc trọng
nam khinh nữ mà do truyền thống văn hóa giáo dục của nhiều thế hệ còn lại. Việc
giáo lý Đức Phật luôn luôn khẳng định giáo lý của Ngài không có phân biệt nam,
nữ, đối với người nữ trong Phật giáo tuy không giữ vai trò quan trọng nhưng
luôn luôn được xem bình đẳng dù bên cạnh đó là sự ràng buộc của Bát kỉnh pháp
mà thời kỳ Đức Phật quy định trong đời sống Tăng đoàn. Có lần Ngài Ananda hỏi
Đức Phật : “Bạch Thế Tôn, nếu có người nữ tu tập, dày công theo đúng
phương pháp hành trì của Như Lai, người đó có đạt được chánh quả chăng ?”.
Đức Phật trả lời : “Mọi chúng sanh đều có khả năng thành đạt thánh
quả” (Encyclopedia of Buddhism, QIII, trang 43).
Ngày vía Đức Quán Thế Âm
là người mà Phật tử Việt Nam thường dùng danh từ “MẸ HIỀN QUÁN ÂM”
tuy không đúng với tinh thần nguyên gốc của vị Bồ tát có nghìn mắt nghìn
tay này. Tuy nhiên điều đó cũng chứng tỏ tinh thần Quan Thế Âm đã không còn
trong phạm vi Phật giáo mà nó biến thành tín ngưỡng của quần chúng nhân dân.
Mặt tích cực là Đức Quán Thế Âm đãvượt ra ngoài vi của dân gian làm cho mọi
người biết đến tên vị Bồ Tát của Phật giáo Bắc truyền nhưng bên cạnh đó nó cũng
có khuynh hướng lệch lạc qua việc thờ Ngài, hướng bên ngoài cốt tượng còn phủ
cho Ngài một mảnh vải như là một vị Chúa Xứ hoặc 5 Bà Ngũ Hành của tín ngưỡng
dân gian Nam Bộ.
Kỷ niệm ngày vía Đức
Quán Thế Âm, nhất là một con người hiện thân nữ, vì thế cho nên người con Phật
nữ giới phải thể hiện tích cực hơn nữa trong việc đem bàn tay của người Mẹ hiền
xoa dịu những khổ đau của con người. Có làm được như vậy, Phật giáo nói chung
và tinh thần TỪ BI của đạo Phật nói riêng mới thực sự đi vào cuộc đời. Vì chính
bàn tay đó Đức Quán Thế Âm đã dùng nó để cứu khổ cứu nạn bằng hiện thân một
người nữ. Chỉ có người Mẹ mới đem lại niềm an ủi ấm áp tình thương, khơi nguồn
cho tâm thức con người hướng đến lý tưởng từ bi bình đẳng vô ngã vị tha. Tinh
thần của Quán Thế Âm không phải chỉ có khổ mới kêu cứu mà mọi thời điểm từng
giai đoạn người con Phật xuất gia hay tại gia đang thực hiện hạnh nguyện lợi
tha của một Quán Thế Âm, bằng những việc làm có ích thiết thực cho cuộc đời và
chính đó mới là Quán Thế Âm ở mọi lúc mọi nơi trên thế gian này.
Discussion about this post