PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Ngôn Ngữ Trong Hoằng Pháp

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

NGÔN NGỮ TRONG HOẰNG PHÁP

Thiên Hạnh

     BlankNói đến ngôn ngữ tức là đề cập đến địa hạt phương tiện truyền tải thông tin, mà đã mang sứ mệnh truyền tải thông tin thì mục đích mà chủ thể truyền tải mong muốn đạt đến là người nhận lãnh thọ các dữ liệu ở mức tối ưu nhất. Người làm công tác hoằng Pháp cũng không ngoại lệ, mang trên mình sứ mệnh truyền bá những tinh hoa của nền giáo lý Phật đà đến muôn nơi thính chúng, một vị giảng sư luôn canh cánh  tâm nguyện được cống hiến thật hiệu quả cho nền Đạo, muốn thế phải đạt đến sự thiện xảo nhất định trong kỹ năng vận dụng cả ba dạng ngôn ngữ : _ Thuật ngữ Phật Pháp( ngôn ngữ triết học)_ Ngôn ngữ phổ thông và Ngôn ngữ nghệ thuật.

            THUẬT NGỮ PHẬT HỌC.

          Gọi là thuật ngữ tức chỉ tính đặc thù riêng của một lĩnh vực, nó phản ánh tính chuyên biệt và chuyên sâu do vậy mà mang giá trị hàm súc, sự quy củ hóa và các cung bậc thẩm mỹ rất cao. Riêng thuật ngữ Phật Pháp lại càng uyên áo, sâu sắc và hàm dung vô vàn các tầng nghĩa khiến một người học Phật sơ cơ dễ bị bối rối chóang ngợp và rất có thể sẽ mất phương hướng trong sự định vị chính xác giá trị biểu đạt của dạng ngôn từ này do đó đưa đến sự ngộ nhận trong hành trì.

        Không thiếu các vị giảng sư của chúng ta do thói quen dùng ngôn từ Phật học trong sinh hoạt Thiền môn nên khi lên Pháp tòa cũng cứ quán tính ấy mà diễn đạt, vô tình quên rằng ngững người đang lắng nghe chúng ta dưới kia phần đông chưa qua một trường lớp Phật học nào. Tất nhiên thời Pháp cũng sẽ hoàn tất, mọi sự tưởng là rất tốt đẹp nhưng đâu biết rằng không ít người đã nghe nhưng chưa hiểu hết những giá trị tốt đẹp mà vị giảng sư đã cố công truyền đạt.

        Điều đáng nói ở đây chính là sự linh động tùy duyên, nếu quá xa rời những thuật ngữ hàm súc thì bài Pháp mang tính tùy duyên một cách lạm dụng vì thế mà mờ nhạt tính chính thống, còn nếu quá cứng nhắc hay lệ thuộc vào thuật ngữ trong diễn giảng thì e rằng hiệu quả vì thế mà giảm sút. Nhưng dù thế  nào đi nữa thì sự củng cố nâng cao và tích lũy vốn thuật ngữ của một vị giảng sư là điều tối yếu nếu thật sự đã chọn ngành Hoằng Pháp là lý tưởng phụng sự cho Đạo Pháp.

            NGÔN NGỮ PHỔ THÔNG

         Phật Gíao vố từ cuộc sống mà có và trở lại phục vụ cuộc sống, đã phục vụ cuộc sống cũng đồng nghĩa nền tảng phương tiện giáo hóa phải y nơi cuộc sống yêu cầu mà xác lập. Vậy nên để đưa những yếu lý Phật Đà đến với quần chúng không gì bằng vận dụng ngôn ngữ quần chúng. Ngôn ngữ quần chúng thì đa dạng muôn màu muôn vẻ, người giảng sư vì thế cũng phải linh động trong phong cách diễn đạt mang đậm tính đại chúng.

         Từ khi ngôn ngữ được hình thành, sự trao đổi thông tin loài người đã dần tiện lợi khi tiếng nói đã dần thay thế sự biểu đạt bằng cử chỉ( ngôn ngữ hình thể) và cho đến ngày nay ngôn ngữ đã đạt đến mức độ phức tạp và chứng tỏ khả năng đắc dụng của nó. Khi sử dụng ngôn ngữ phổ thông là chúng ta nói theo cách của tuyệt đại đa số vì thế nguồn thông tin sẽ đến với số đông, lợi ích sẽ đến với số đông như tinh thần sự ra đời của Đức Phật là “ đem lại hạnh phúc cho số đông, an lạc cho số đông, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư Thiên và loài Người”(Tăng Chi Bộ Kinh).

         Diễn đạt theo ngôn ngữ phổ thông để tạo sự gần gũi không xa cách, tạo sự tiếp cận chân lý dễ dàng cho mọi người, đạt sự tối ưu trong nghệ thuật truyền thông, khơi dậy thiện tính trong mỗi người bằng ngôn ngữ của chính họ từ chỗ THÔNG tất yếu sẽ dễ dàng đưa đến CẢM, cảm và thông để tâm hồn mỗi thính chúng mở ra đón nhận và chấp nhận chân lý.

         Tuy nhiên, khi vận dụng ngôn ngữ đại chúng các giảng sư cũng cần lưu ý ngữ cảnh( môi trường, trình độ, thành phần thính chúng,…) để có phương cách biểu đạt phù hợp( ví dụ: tập thể sinh viên, cộng đồng công nhân, các đạo tràng vùng sâu vùng xa, nhóm nhân sĩ trí thức,…) có nghĩa là phải biết linh động tùy cơ, biết khai thác kỹ năng mềm bản thân mà có sự thích ứng giữa một cái tổng thể tùy dụng trong cái khu biệt.

         Cũng không thể sử dụng tùy tiện những cách nói phàm tục, tiếng lóng, ngôn ngữ “teen”,… trong bài giảng, cho dù chỉ để tạo sự trào phúng thư giãn. Bởi thứ nhất không phù hợp oai nghi người xuất gia( lại là một bậc giảng sư tôn nghiêm khả kính), thứ hai cả xã hội vẫn chưa chấp nhận và số đông dị ứng loại ngôn ngữ này, thứ ba gây phản cảm số đông đưa đến hiệu ứng mất niềm tin, và thế là trong ý nghĩa sâu xa, bài Pháp đã thất bại.

            NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT

         Nói đến nghệ thuật, số đông mọi người chỉ dừng lại ở khái niệm các bộ môn nghệ thuật: thi ca, nhạc, họa, múa, kịch, điện ảnh, tạo hình,… mà bỏ quên rằng nói cũng là một nghệ thuật( nghệ thuật diễn giảng, nghệ thuật thuyết trình, nghệ thuật hùng biện,…). Ở đây chỉ xin đề cập đến tính nghệ thuật khi vận dụng ngôn ngữ hay hình thức truyền tải thông tin, một trong các kỹ năng giúp thính chúng dễ dàng tiếp nhận và lĩnh hội thông tin một giảng sư muốn truyền đạt.

         Theo các nghiên cứu chuyên môn, đa phần thính chúng có sự hứng khởi, hưng phấn trong 20 phút đầu của buổi giảng, thời gian tiếp theo cường độ trạng thái tâm lý này sẽ giảm dần, sau đó bắt đầu xuất hiện cảm giác uể oải, căng thẳng, thiếu chú tâm, số ít có cảm giác tâm lý ức chế,v.v…( phải chăng áp dụng điều này, bên Công giáo các vị linh mục chỉ thuyết giáo hai ba mươi phút ngay trước khi hành thánh lễ(?)_ngoại trừ các lớp học giáo lý có chương trình quy củ). Để tạo sự phấn chấn, chú tâm cho hội chúng suốt cả 90 phút buổi giảng phổ biến như hiện nay, vị giảng sư buộc phải có kỹ năng vận dụng các biện pháp thể hiện trên Pháp tòa một cách thật sinh động, biến hóa, đầy tính hấp dẫn cuốn hút. Đây chính là một vị giảng sư có thực tài, một phần họ đã đạt sự thành công nhất định trong phương cách áp dụng ngôn ngữ nghệ thuật.

         Ngôn ngữ nghệ thuật là dạng ngôn ngữ thứ sinh, là sự phát triển có chọn lọc từ ngôn ngữ đại chúng và có thể nói đây là thăng hoa của ngôn ngữ đại chúng. Chỉ với một nội dung nhưng nếu biết vận dụng các biện pháp: phản đề, nghi vấn tu từ, dùng câu biểu đạt hình ảnh để tạo sự liên tưởng, gợi tả, ẩn dụ, so sánh, điệp từ, điệp ngữ … rồi có cả cách kể một câu chuyện( nghệ thuật tự sự), nghệ thuật trào lộng gây cười, vận dụng trích dẫn thi ca, thành ngữ đúng thời nhằm đánh động cảm xúc,v.v…đều là các dạng thức nghệ thuật trong ngôn ngữ diễn giảng. Một giảng sư thực thụ là người có “ độ chín” nhất định trong lĩnh vực này. Được như vậy, họ đã phải trải qua những quá trình dài của sự học hỏi, tích lũy và thực hành để theo năm tháng và bao lần thăng tòa thuyết pháp mà tích hợp thành.

            KẾT

      Để gây ấn tượng mạnh, để đánh động thế giới tâm thức thính chúng, gợi mở giúp họ định hướng về sự chuyển hóa và ý thức tự chuyển hóa, những yêu cầu đặt ra cho một vị giảng sư quả không có giới hạn. Tu dưỡng, học tập, kế thừa và không ngừng sáng tạo mãi mãi là một chuỗi dài hành trình hoằng Pháp lợi sanh, trau dồi nội điển để có mặt bằng kiến thức thuật ngữ Phật học, học hỏi lời ăn tiếng nói quần chúng để có sự hoạt dụng trong ngôn ngữ đời thường và để tâm nâng cao kỹ năng sử dụng cách diễn đạt chỉnh chu sắc bén và lung linh uyển chuyển của ngôn ngữ nghệ thuật là hướng đi tất yếu của những vị giảng sư thời hiện đại.

Tin bài có liên quan

Ý Niệm Tấn Phong Giáo Phẩm Trong Phật Giáo Thích Tâm Mãn

Ý Niệm Tấn Phong Giáo Phẩm Trong Phật Giáo Thích Tâm Mãn

Ý Nghĩa Và Điều Kiện Xuất Gia

Ý nghĩa và điều kiện xuất gia

Ý Nghĩa Tầm Sư Học Đạo Và Thành Đạo Của Đức Phật

Ý nghĩa tầm sư học đạo và thành đạo của Đức Phật

Xây Dựng Một Mô Hình Hoằng Pháp Đối Với Giới Trẻ

Xả Bỏ Tự Ngã Khi Thuyết Pháp

Xả bỏ tự ngã khi thuyết pháp

Việt Giải Kinh Sách Phật Giáo – Nhu Cầu Thiết Yếu Của Sự Nghiệp Trí Tuệ – Ts. Đoàn Ánh Loan

Vị Trí Của Nữ Giới Trong Giáo Dục Phật Giáo

Vị Trí Của Nữ Giới Trong Giáo Dục Phật Giáo

Văn Hóa Từ Trong Nhà Ra Ngoài Phố

Văn hóa từ trong nhà ra ngoài phố

Vấn Đề Hoằng Pháp Với Tuổi Trẻ Hải Ngoại: Những Mối Quan Tâm

Vấn đề hoằng pháp với tuổi trẻ hải ngoại: những mối quan tâm

Vấn Đề Giáo Dục Tăng Tài: Thực Trạng Và Giải Pháp – Thích Trí Như

Load More

Discussion about this post

Câu Chuyện Hồi Hướng Của Tôi

Câu chuyện hồi hướng của tôi

CÂU CHUYỆN HỒI HƯỚNG CỦA TÔI Thuần Tâm Thảo Triều Cách đây một tháng tôi nhận được tin nhắn của...

Văn Hóa Phật Giáo Phong Phú Và Hòa Nhập

Văn hóa Phật giáo phong phú và hòa nhập

VĂN HÓA PHẬT GIÁO PHONG PHÚ VÀ HÒA NHẬP(Budaya Buddhis yang Multikultur dan Inklusif)Tác giả: Cư sĩ Sasanasena HansenThích Vân...

Hoa Trong Rác, Rác Trong Hoa

Hoa trong rác, rác trong hoa

  HOA TRONG RÁC, RÁC TRONG HOAHuệ Trân               “Không có gì là rác!”             Đó là bài học...

An Trú Bây Giờ

An trú bây giờ

An với chỗ mình ở, việc mình làm, không tụ tập dù với mục đích gì đi nữa. Uyển chuyển...

Kệ Tiểu Sử Phật

Kệ Tiểu Sử Phật

KỆ TIỂU SỬ PHẬTKính lạy Phật: Toàn Tri Diệu GiácĐấng trượng phu giải thoát trong đờiĐoạn căn sinh tử luân...

Một Cái Nôi Sang Trọng Cho Đức Phật

Một cái nôi sang trọng cho Đức Phật

MỘT CÁI NÔI SANG TRỌNG CHO ĐỨC PHẬT Lâm-tì-ni trên lãnh thổ Nepal được xem là nơi đản sinh của...

Từ Bi Hỷ Xả

Từ Bi Hỷ Xả

TỪ BI HỶ XẢTrương Bồi CanhNguyễn Phước Tâm dịch Chùa miếu nhà thờ ở Đài Loan có thể thấy là...

Hạnh Nguyện Đức Bồ Tát Quán Thế Âm – Đại-Lãn

Hạnh Nguyện Đức Bồ Tát Quán Thế Âm – Đại-lãn

HẠNH NGUYỆN   Đức Bồ Tát Quán Thế Âm  Đại-lãn Hiện tướng bản thể vũ trụ là một trò chơi vừa...

Luyến Ái Buộc Ràng

Luyến ái buộc ràng

“Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: - Ta ở trong chúng...

Đạt Ma Huyền Trang

Đạt Ma Huyền Trang

PHẦN 1 Dẫn Nhập Lời giới thiệu Lời nói đầu Cuộc Đời Và Huyền Thoại Bồ Đề Đạt Ma Tài...

Giác Ngộ Về Thông Điệp Đầu Đời Siêu Việt

Giác Ngộ Về Thông Điệp Đầu Đời Siêu Việt

MỪNG PHẬT ĐẢNGIÁC NGỘ VỀ THÔNG ĐIỆP ĐẦU ĐỜI SIÊU VIỆTThích Viên Thành  Phật ra đời để truyền ban thông điệp...

37 Pháp Hành Bồ Tát Đạo

37 Pháp Hành Bồ Tát Đạo

37 PHÁP HÀNH BỒ TÁT ĐẠOĐại sư Ngulchu Gyelsay Thogme Sangpo biên soạnBảo-Thanh-Tâm chuyển Việt-ngữ theo lời yêu cầu của...

Nghĩ Gì Về Những Khóa Tu Mùa Hè Dành Cho Tuổi Trẻ

Nghĩ gì về những khóa tu mùa hè dành cho tuổi trẻ

NGHĨ GÌ VỀ NHỮNG KHÓA TU MÙA HÈ DÀNH CHO TUỔI TRẺ Tâm Lễ-Nguyễn Ngọc Luật   Xuất phát từ...

Tôi Tin Có Phật A Di Đà

Tôi Tin Có Phật A Di Đà

KỶ NIỆM VÍA ĐỨC PHẬT A DI ĐÀ (17-11 ÂL): TÔI TIN CÓ PHẬT A DI ĐÀ Thích Trung HữuHỏi,...

Ngồi Uống Trà Cùng Mẹ – Thích Đồng Tâm

Ngồi uống trà cùng mẹ Thích Đồng Tâm Mẹ của con là đẹp nhất trên đời! Con thương dáng người...

Câu chuyện hồi hướng của tôi

Văn hóa Phật giáo phong phú và hòa nhập

Hoa trong rác, rác trong hoa

An trú bây giờ

Kệ Tiểu Sử Phật

Một cái nôi sang trọng cho Đức Phật

Từ Bi Hỷ Xả

Hạnh Nguyện Đức Bồ Tát Quán Thế Âm – Đại-lãn

Luyến ái buộc ràng

Đạt Ma Huyền Trang

Giác Ngộ Về Thông Điệp Đầu Đời Siêu Việt

37 Pháp Hành Bồ Tát Đạo

Nghĩ gì về những khóa tu mùa hè dành cho tuổi trẻ

Tôi Tin Có Phật A Di Đà

Ngồi Uống Trà Cùng Mẹ – Thích Đồng Tâm

Tin mới nhận

Tri ân Ma Da Thánh Mẫu – Người mẹ vĩ đại với lời nguyện hạ sinh một vị Phật

Trọn lòng theo Phật

Soi sáng lời Phật dạy

Chùa Vũ Hạ – An Vũ – Quỳnh Phụ – Thái Bình

Người giải thoát như bánh xe quay tròn đều, thông suốt

Phật dạy pháp ‘trừ sầu lo’

Đức Phật dùng sen độ người

Tôi tìm tôi trong Phật

BÁC SĨ TRƯƠNG TÚ MẪN SÁM HỐI VỀ VIỆC NHẬN TIỀN PHONG BÌ

Thiên ma dâng ngọc nữ

Sự vĩ đại của Đức Thế Tôn

Phật dạy: Chuyển hóa mười ác nghiệp thành mười thiện nghiệp, đời sau sinh về thiện xứ

Dìu con qua mỗi bước đi

Sự lan truyền của Đạo Phật ở Châu Á

Không Ai Có Thể Tẩy Xóa Được Sự Thật Của Lịch Sử

Phương pháp sư phạm của Đức Phật

Phật dạy cách buông bỏ mọi phiền não

Danh xưng “Pháp Vương” trong Phật giáo

Đi tìm ý nghĩa của cuộc đời

Đức Phật là thầy dẫn đường bậc mô phạm đạo đức

Tin mới nhận

Phỏng Vấn Đức Đạt Lai Lạt Ma… Chuyển Ngữ: Hoang Phong

Có sinh ắt có diệt

Mối Liên Hệ Giữa Thầy Và Trò, Trò Và Thầy Trong Giáo Dục Phật Giáo – Thích Trừng Sỹ

1. Giới Thiệu Những Tác Phẩm Của Hoang Phong

Thập Nhị Bộ Kinh

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 166)

Một chuyến thăm quê

Trí viên giác chiếu soi vô minh

Thân đẹp mà tiếng lại hay

Công dụng của bồ đoàn khi ngồi thiền

Thập nhị môn luận

Chết Trong An Bình

Những Ngày Tháng Cách Ly Thời Covid

Từ những vần thơ đến câu kệ

Niệm Phật và niệm chú Đại Bi

Chúng Tôi Gọi Ngài Là Kundun (song ngữ)

Nghĩ về vấn đề pháp hành của Phật giáo Việt Nam hiện tại

Xin Dâng Cánh Hoa Lòng – Cư Sĩ Liên Hoa

Tri ân và báo ân Đức Phật thế nào mới trọn vẹn?

Lời chúc đầu Xuân: Năm nay chứng đạo

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 34)

Kinh Chuyển Pháp Luân – Bài Kinh Đầu Tiên Của Đức Phật

Lăng Ca Kinh, Cụ Lệ Thần Trần Trong Kim Trích Giảng

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 292)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 96)

Luận Thích Kinh Năng Đoạn Kim Cương Bát Nhã Ba La Mật Đa

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 208)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 104)

Thấy biết chỉ là thấy biết (thầy Thích Tâm Hạnh giảng)

Đạo Phật Ngày Nay – Một Diễn Dịch Mới Về Ba Bộ Kinh Pháp Hoa

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 45)

Quảng Ngãi: Trang nghiêm kính mừng Đại lễ Phật đản Phật lịch 2566

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 334)

Kinh Người Áo Trắng (Ưu Bà Tắc Kinh, Kinh Số 128 Của Bộ Trung A Hàm)

Ta là người có tội

Gươm báu trao tay (song ngữ)

ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN VESAK NĂM 2022 TẠI LIÊN HỢP QUỐC NEW YORK VÀ TẠI NHÀ TRẮNG WASHINGTON DC.

Nakulapita Sutta – Kinh Về Tuổi Già Và Sự Sáng Suốt

Kinh Vakkali

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 30)

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 137)

Học Phật vấn đáp – Pháp Sư Tịnh Không trả lời câu hỏi của các đồng tu (Tập 12)

Tịnh Độ Tông Với Xã Hội Ngày Nay

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 21)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 82)

Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014 (Tập 12)

NÓI VỀ HIẾU ĐẠO (Phần 1)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 91)

Niệm Phật Được Thành Phật Đạo

Giáo Lý Tịnh Độ Qua Lăng Kính Duy Thức Học

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 15)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 171)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 158)

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 8)

Chuyển hóa cuộc đời

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 33)

Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (Tập 79)

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 34)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 250)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 300)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.