NHỮNG HÌNH ẢNH TRÁI NGƯỢC
DO BIẾN
ĐỔI KHÍ HẬU
Hà Hương
dịch
Rất nhiều sông băng đã
biến mất sau 100 năm do sự ấm lên toàn cầu. Tuy nhiên, nhiều người trong chúng
ta không nhận thấy những sự thay đổi đáng sợ đó. Những bức ảnh tương phản về
sông băng dưới đây có thể sẽ giúp bạn đánh giá được sự nghiêm trọng của vấn đề
biến đổi khí hậu.
Những bức ảnh được chụp
trong vòng 106 năm qua cho thấy một lượng băng lớn đã bị tan chảy. Ở những vùng
trước đây băng dày hàng mét, nhưng hiện tại những lớp băng này đã mỏng đi rất
nhiều. Đặc biệt ở một số vùng, sông băng đã biến mất hoàn toàn và thay vào đó
là những đồng cỏ, hồ hay rừng rộng lớn.
Sông băng
khổng lồ McCarty ở
(ảnh trên) nhưng vào năm 2004, cây đã mọc kín những vùng trước đây được bao
phủ bởi băng (ảnh dưới).
Hiện tại, nguyên nhân
gây ra sự nóng lên của thời tiết là do tự nhiên hay do sự tàn phá của con người
vẫn đang được tranh cãi. Tuy nhiên, các nhà khoa học cảnh báo rằng chúng ta
đang phải đối mặt với những ảnh hưởng do sự ấm lên toàn cầu gây ra.
“Gần như tất cả các sông
băng đang mỏng đi và dần biến mất, nguyên nhân chỉ có thể là do sự thay đổi
thời tiết”, tiến sĩ Matt Nolan, một nhà nghiên cứu về sông băng tại Trường Đại
học Alaska (Mỹ), nói. “Mỗi năm, một sông băng có thể bị tan chảy mất 1 tỷ
tấn băng”.
Các sông băng bao trùm
phần lớn diện tích của hai cực Trái đất và và các đỉnh núi ở Bắc cực cũng như
các vùng có nhiệt độ thấp như dãy
Âu và thậm chí chúng xuất hiện ở các vùng nhiệt đới.
Con tàu hơi nước đang
di chuyển rất khó khăn giữa các tảng băng lớn trên sông băng Muir ở
nhiên, băng ở vị trí này đã hoàn toàn biến mất từ 4 năm trước đây (ảnh
dưới).
Sông băng được hình hành
từ những lớp tuyết rơi trong một quá trình kéo dài hàng nghìn năm. Chúng là kho
dự trữ nước sạch lớn nhất trên Trái đất, vì thế rất nhiều người đang lo ngại
rằng việc các sông băng tan chảy có thể gây ảnh hưởng trực tiếp tới nguồn nước
sinh hoạt, nước cho sản xuất nông nghiệp và mực nước biển.
Để thấy được sự biến đổi
thời tiết ảnh hưởng như thế nào tới các sông băng, các nhà khoa học đã tiến
hành so sánh hình ảnh của chúng được chụp trong những năm gần đây với hình ảnh
của chúng được chụp cách đó hàng chục năm.
Tiến sĩ Bruce Molnia,
nhà nghiên cứu về sông băng tại tổ chức địa lý Mỹ, đã phải mất nhiều tháng để
tìm kiếm những bức ảnh cũ về sông băng được chụp trước đây từ các viện bảo
tàng, kho tư liệu và những cửa hàng buôn bán đồ cổ.
Sau khi tìm được những
bức ảnh về sông băng trước đây, nhóm nghiên cứu tiến hành xác định vị trí được
chụp của những bức ảnh đó. Trong quá trình xác định này, các nhà khoa học cũng
gặp một số khó khăn vì ở một số nơi cảnh vật đã thay đổi rất nhiều so với trong
những bức ảnh trước đây.
Các nhà khoa học cũng
phải xác định thời điểm trong năm những bức ảnh trước đây được chụp và thường
họ phải mất nhiều ngày mới có thể xác định được thời gian chính xác. Tuy nhiên,
nỗ lực của họ đã được bù đắp bằng những bức ảnh đáng kinh ngạc về ảnh hưởng của
sự ấm lên toàn cầu tới Trái đất của chúng ta.
Sông băng
Steigletscher ở Thụy Sĩ vào mùa hè 1994 (ảnh trên) và hình ảnh của chính nó
sau 12 năm (ảnh dưới).
Hà Hương (Theo Daily
Mail)
Discussion about this post