(Thích Nhật Hiếu)
Theo Phật giáo, sự sống
này mang Nguyên lý duyên sinh (s:pratītya-samutpāda), bao gồm cả tính chất cộng
nghiệp: các điều kiện hội đủ hỗ trợ cho sự tồn tại; biệt nghiệp: chất tố cá biệt
của từng đối tượng tồn tại. Theo khoa học, sự sống này mang tính tổ hợp sinh học
(biological combination), quan hệ hữu cơ (interactions), đa phức (composition/
diversity), hợp tác (co-operation) và cộng sinh (symbiosis) giữa các sinh vật,
tạo nên trạng thái cân bằng nội môi (home-ostasis), chịu tác động lẫn nhau
trong cùng một hệ sinh thái (ecosystem).
Như vậy, Phật giáo quan
tâm đến sự sống chủ thể[1] và môi trường sống khách
thể[2];đặc biệt, Phật
giáo dạy cho chúng ta, phải biết ý thức sống[3] và hành động sống[4]chân chính,
mang tính giá trị thiết thực để tạo dựng một cuộc sống an bình, bền vững cho
mình và thế giới quanh mình. Sự quan tâm của khoa học cũng không ngoài tính chất
trên.
A. Sự sống sinh học dưới
nhãn quan Phật giáo:
Theo nguyên lý duyên
sinh, lẽ sống được nhìn theo gốc độ sinh học: “Sự sống và môi trường sống
bất khả phân li”. Cuộc sống chúng ta không thể tách biệt giữa sự sống chủ
thể và môi trường sống khách thể; sự sống toàn diện ấy bao gồm cả pháp giới
chúng sinh, mang tính tương tác và cộng hưởng, tồn tại hoặc hoại diệt trong mối
hỗ tương chặt chẽ.
Phật giáo cho rằng,
ngoài sự sống thế giới này[5] ra, trong vũ trụ còn có vô
lượng vi trần quốc độ (s:Rajaḥ-saṃkhyā-kṣetra), tồn tại với các hình thái khác
nhau về thế giới vật thể (the object world)[6] và thế giới siêu vật thể
(the super-object world)[7]. Một thế giới tốt đẹp phải
là thế giới hoàn mỹ cả nội tại lẫn ngoại tại, hoàn mỹ từ thế giới chủ quan đến
thế giới khách quan, mà Kinh điển truyền thống Phật giáo gọi là “Thế giới
y-chánh trang nghiêm”[8]. Vấn đề thảo luận ở đây chỉ
nằm trong phạm vi của thế giới sinh học vật thể trực quan mà thôi. Nhìn chung,
sự tồn tại này không ngoài các dạng thức:
i. Không gian phổ quát,
Pháp giới (s:dharma-dhātu, p:dhammadhātu): 10 cảnh giới:
a. Cõi Tứ thánh:
j Thanh văn (s:śrāvaka),
k Duyên giác
(s:pratyeka-buddha), l Bồ tát (s:bodhisattva)
và m Phật (Buddha); vượt ra
ngoài mọi sự chi phối của Tam giới.
b. Cõi lục phàm:
Chỉ các dạng đời sống
(gati) trong vòng sinh tử, được phân biệt thành ba “thiện đạo” và ba
“ác đạo”; Ba thiện đạo gồm có: cõi Thiên (s:deva), cõi Người
(s:nāra), và A-tu-la (s:āsura). Ba ác đạo gồm Địa ngục (s:nāraka), Ngạ quỉ
(s:preta) và Súc sinh (s:paśu). Sáu cõi này nằm trong sự chi phối của Tam giới.
ii. Không gian giới hạn, Tam giới (s:triloka, traidhātuka):
3 thế giới: Dục giới
(s-p:kāmaloka, kāmadhātu): thế giới hữu hình hữu dục; Sắc giới (s:rūpaloka,
rūpadhātu): thế giới hữu hình vô dục; Vô sắc giới (s:arūpaloka, arūpadhātu): thế
giới vô hình vô dục. 3 thế giới này còn nằm trong vòng chi phối của Thành – trụ
– hoại – không hoặc Sinh – trụ – dị – diệt.
iii. Chủng loại phổ quát, bốn
hình thái sinh sản (Tứ sinh; s:catasro yonayah, p:catasso yoniyo):
4 loài chúng sinh: noãn
sinh (s-p:aṇḍaja): loài sinh vật đẻ trứng, thai sinh (s:jarāyuja, p:jalābuja):
loài sinh vật đẻ thai, thấp sinh (s:saṃsvedaja, p:saṃsedaja): loài sinh vật đẻ
nơi ẩm thấp và hoá sinh (s:upapāduka, p:opapātika): loài sinh vật sinh nở theo
qui trình biến hoá (bướm nhộng,…), một số tự sinh (sinh bào, vi khuẩn,…); 4
loài này do Nghiệp lực (s: karma) sinh.
4
hình thái sinh sản nói cách khác, bao gồm các loài sinh vật: hữu
tính (sexual) hay vô tính (asexual/ sexless), lưỡng tính (hermaphrodite) hay
đơn tính (unisexual).
iv. Chủng loại đặc thù, chín hình thái tồn tại (Cửu hữu;
s:navasattvāvāsatḥ)[9]:
Cũng gọi là cửu hữu/
chúng sinh cư, là chỉ cho chỗ mà 9 loài hữu tình (chúng sinh) ở, cũng tức là
trong Tam giới; ngoại trừ các con đường ác.
j Chỗ ở loài hữu tình thứ
i: Hữu tình hữu sắc, thân thể khác tư tưởng khác, như cõi người (s:nāra) và một
số cõi trời (deva) {Tứ thiên vương
(s:cātur-mahārājikadeva); Đao lị hay Tam thập tam thiên (s:trāyastriṃśa-deva);
Dạ-ma (s:yāmadeva) hoặc Tu-dạ-ma thiên (s:suyāmadeva); Đâu-suất thiên (s:tuṣita);
Hóa lạc thiên (s:nirmāṇaratideva); Tha hóa tự tại thiên
(s:paranirmitava-śavarti-deva)}; k Chỗ ở loài hữu tình thứ
ii: Hữu tình hữu sắc, thân thể khác nhưng tư tưởng giống nhau, như lúc kiếp sơ
của cõi Phạm chúng thiên (s:brahmaparśadya); l Chỗ ở loài hữu tình thứ
iii: Hữu tình hữu sắc, thân thể giống nhau nhưng tư tưởng khác nhau, như cõi Cực
quang tịnh thiên (s:abhāsvara); m Chỗ ở loài hữu tình thứ
iv: Hữu tình hữu sắc, thân thể giống nhau tư tưởng giống nhau, như cõi Biến tịnh
thiên (s:śubhakṛtsna). n Chỗ ở loài hữu tình thứ
v: Hữu tình hữu sắc, không tưởng không khác tưởng, như cõi Vô tưởng hữu tình
thiên (s:avṛha); o Chỗ ở loài hữu tình thứ
vi: Hữu tình vô sắc vượt lên mọi sắc và tưởng, hoàn toàn không tưởng, không còn
tư duy với mọi tưởng đi vào Vô biên không, an trụ trọn vẹn vào Không vô biên xứ,
như cõi Không vô biên xứ thiên (s:ākāśanantyāyatana). p Chỗ ở loài hữu tình thứ
vii: Hữu tình vô sắc vượt lên trên mọi Không vô biên xứ, đi vào Vô biên thức,
an trụ trọn vẹn vào Thức vô biên xứ, như cõi Thức vô biên xứ thiên
(s:vijñānanantyāyatana). q Chỗ ở loài hữu tình thứ
viii: Hữu tình vô sắc vượt lên trên mọi Thức vô biên xứ đi vào Vô sở hữu, an trụ
trọn vẹn vào Vô sở hữu xứ, như cõi Vô sở hữu xứ thiên (s:ākiṃcanyāyatana). r Chỗ ở loài hữu tình thứ
ix: Hữu tình vô sắc vượt lên trên mọi Vô sở hữu xứ, an trụ trọn vẹn vào Phi tưởng
phi phi tưởng xứ, như cõi Phi tưởng phi phi tưởng xứ thiên (s:naivasaṃjā-nāsaṃjñāyatana).
v. Điều kiện cho sự sống tồn
tại, bốn loại thức ăn (Tứ thực; s:catvāra-āhārāḥ/ āhāracatuṣka,
p:cattāro-āhārā)[10]:
a. Đoàn thực (s:kavaḍiṃkārāhāra/
kavalīkārā-hāra, s:kabaliṅkārā-hāra):
Cõi dục sử dụng 3 loại
trần sắc – vị – xúc làm chính. Đoàn thực hay đoạn thực là những đồ ăn thức uống
này được phân ra thành từng vóc từng phần để nuôi sống cơ thể. Đây là phần thức
ăn thuộc về vật chất. 3 loại còn lại nặng về tinh thần hơn.
b. Xúc thực (s:sparśākārāhāra,
p:phassākā-rāhāra):
Là những diễn biến cảm
xúc của tâm lý, khi giác quan tiếp xúc với những đối cảnh sản sinh ra khoái lạc
và luyến ái, như sờ chạm (hoạt thực), cảm khoái (lạc thực),v.v…; những thứ đối
cảnh này được kết hợp từ căn – trần – thức (s:indriya-rajas-vijñāna) sinh ra.
Đây cũng là một phần thuộc về cuộc sống tâm-sinh lý, một phần thuộc về vật lý.
Ví như suốt ngày xem hài kịch không cảm thấy đói; như một số loài chim lông vũ,
khi đẻ trứng luôn ôm ấp, nhờ hơi ấm mà trứng được bảo vệ và nuôi dưỡng. Đây được
gọi là “lạc thực” hay cũng gọi là “ôn thực”. Y áo, tắm rửa,v.v…
của con người cũng thuộc về xúc thực.
c. Tư thực (s:manaḥ-saṃcetanā-kārāhāra,
p:mano sañcetanā-kārāhāra):
Còn gọi là tư chí thực,
tư niệm thực, nghiệp thực. Ở những cảnh làm cho đệ lục ý thức tư (hoạt động ý
chí) phát sinh sự ham muốn và niềm hi vọng để duy trì tính liên tục cho các
căn; tính chất này được Thành thật luận cho là “Tư nguyện hoạt mạng”
(khát vọng/ bản năng sinh tồn). Theo Đại thừa nghĩa chương Q.8: “Nghiệp tư
quá khứ chính là mạng căn, hỗ trợ cho sinh mạng được tồn tại, được gọi là tư thực.
Vì vậy, tất cả chúng sinh hể có thọ mạng đều dựa vào tư này, không thể nói là
không. Hoặc dùng tư tưởng hiện tại để sinh mạng tồn tại, nên gọi là tư thực.”
Như rùa biển,v.v… sau khi lên đất đẻ trứng, dùng cát mịn lấp lại, rồi trở xuống
nước; con mẹ phải nhớ làm như vậy thì những trứng ấy sẽ không bị hư, và ngược lại;
cũng như, thấy me chua mà đỡ khát, thức ăn tinh thần,v.v…
d. Thức thực
(s:vijñānākārāhāra, p:viññāṇā-ārāhāra):
Thức do sức mạnh của 3
món đoàn – xúc – tư giúp cho tăng trưởng, sử dụng đệ bát A-lại-da thức làm
chính, để duy trì cho sự tồn tại của thân mạng hữu tình, như chúng sinh ở cõi
vô sắc và địa ngục ăn bằng thức.
Dù rằng, các pháp hữu lậu
đều có khả năng nuôi dưỡng sự sống còn này, nhưng trọng tâm ý nghĩa của 4 loại
đoàn – xúc – tư – thức này được gọi chung là “thực”. Trong đó, đoàn
thực và xúc thực có khả năng bổ sung ý nghĩa cho “năng y” và “sở
y” của “thân hiện hữu”. Sở y tức căn thân, được đoàn thực nuôi
dưỡng; năng y tức tâm – tâm sở, được xúc thực nuôi dưỡng. Tư thực và thức thực
bao gồm ý nghĩa của “những hiện hữu sau đó” (hậu hữu), tức trung gian
cho sự sống này, dựa vào “nghiệp tư” (s:cetanā) của hữu lậu tác động,
làm cho nghiệp lực huân tập các chủng tử trong “thức” (s:vijñāna,
p:viññāṇa), do đó mà đưa đến tái sinh bất tận (luân hồi; s:saṃsāra).
Trong 4 loại thức ăn
này, đoàn thực chỉ giới hạn ở Dục giới, 3 loại sau có thể có mặt trong Tam giới;
dựa vào 4 loại thức ăn này mà các loài thai sinh, thấp sinh, nhân thú, thiên
thú, quỷ thú,v.v… của ngũ thú khác biệt nhau. Đại Tì-bà-sa luận Q.130 cho rằng,
Dục giới có đủ tứ thực nhưng dùng đoàn thực làm chính, sắc giới có 3 thực nhưng
lấy xúc thực làm chính, quỉ thú có đủ tứ thực nhưng dùng tư thực làm chính, thấp
sinh có đủ tứ thực nhưng lấy xúc thực làm chính.
Nhìn chung, 4 loại thức
ăn này là nền tảng cơ bản cho sự sống chúng sinh; ngoài ra, còn có 5 loại thức
ăn khác của các bậc thánh hiền như: Thiền duyệt thực (s:dhyāna-prīty-āhāra),
Pháp hỉ thực (s:dharma-prīty-āhāra), Nguyện thực (s:sparśāhāra), Niệm thực
(s:smṛti-āhāra), Giải thoát thực (s:mokṣāhāra), cộng chung lại có tới 9 loại thức
ăn. Với Diệt thọ tưởng định (s:aṃjñā-vedita-nirodha), hành giả chỉ sống bằng 5
thứ thức ăn trên, nhưng có khả năng phi thường như: không cần hô hấp, không cần
ăn uống, sống trong môi trường nhiệt độ rất cao hoặc quá thấp nhưng vẫn bình
thường; đây cũng là hình thức tồn tại, mà sự tồn tại này là của các bậc giác ngộ,
tu chứng,… an trú trong cảnh giới Niết-bàn bất diệt.
vi. Tiến trình Thành – trụ – hoại – không hoặc Sinh – trụ – dị – diệt:
Thế giới vật chất luôn
vận động. Với vũ trụ thì Thành – trụ – hoại – không, với nhân sinh thì Sinh –
trụ – dị – diệt. Vũ trụ do Tứ đại[11] tổng hợp hình thành; chúng sinh do Ngũ uẩn[12] kết hợp sinh ra. Thế giới
vật chất này mang tính tương tục, sanh khởi và hoại diệt; nên gọi là
“không” (s:śūnya), “vô ngã” (s:anātman/ nirātman;
p:anattan).
Thế nên cho rằng: “Tất cả các
pháp đều do nhân duyên hình thành, vì vậy nên cho là không, và tính chất của nó
cũng là giả danh; đây chính là giáo nghĩa của Trung đạo”[13].
“Tất cả các pháp hữu vi đều là vô thường”
(Sabbe sankhārā aniccā). “Pháp duyên sanh là các pháp được tác
thành, hữu vi, biến hoại, tan rã, đoạn diệt, vô thường”[14].
Bộ mặt thật của cuộc đời từ thế giới
hiện tượng (vật lý) đến thế giới tâm thức (tâm-sinh lý) đều đang vận hành, trôi
chảy không ngừng[15]. Thế nhưng, phần
nhiều chúng ta không hiểu, nên khi có biến cố xảy ra, ta hoang mang, đau khổ,…
Một người sáng suốt phải thấy “như thật” (Yathabhutaṃ), “sự vật đang
là”[16]: vô thường
(anicca), khổ (dukka) và vô ngã (anatta).
Hành trạng của một vị
A-la-hán (s:Arhat, p:Arahant) là thể nhập và thân chứng Duyên sinh Vô ngã, vượt
ra ngoài sự chi phối của Thành – trụ – hoại – không hoặc Sinh – trụ – dị – diệt
của Tam giới: “Sinh tử đã diệt tận, phạm hạnh đã hoàn thành, những việc cần
làm đã làm, không trở lại Tam giới nữa”[17].
B. Nền sinh học hiện đại với cơ hội và thử thách:
Sự
sống này mang mối
quan hệ hữu cơ (interactions)[18] với tính hợp tác (co-operation) và cộng sinh (symbiosis) giữa các sinh vật, tạo nên trạng thái
cân bằng nội môi (home-ostasis), chịu tác động qua lại lẫn nhau trong cùng một hệ sinh thái (ecosystem).
i. Sự sống qua Sinh học ứng dụng (Applied Bioslogy):
Một số ngành học trực
thuộc Sinh học: j Thực Vật Học
(phytological): nghiên cứu về cây cối, bao hàm nhiều lĩnh vực nghiên cứu về thực vật như quá trình sinh trưởng
(growth), sinh sản
(reproduction), trao đổi chất
(metabolism), phát sinh hình thái
(morphogenesis development), bệnh học thực vật
(phytopathology) và tiến hóa
(evolution). k Động Vật Học
(zoology): ngành học liên quan đến các loài động vật, bao gồm sinh lý học (physiology), giải phẫu học
(anatomy) và phôi học
(embryology). Các cơ chế phát triển và di truyền chung của cả động vật và thực
vật được nghiên cứu trong sinh học phân tử
(molecular biology), di truyền phân tử
(molecular genetics) và sinh học phát triển
(developmental biology). l Sinh thái học
về động vật được nghiên cứu bởi sinh thái học tập
tính (behavioral ecology),v.v… m Ở mức độ tế bào, nó được
hiểu biết thông qua tế bào học
(cell biology) và mức độ đa bào thì thông qua sinh lý học (physiology), giải phẫu học
(anatomy) và mô học
(histology). n Sinh học phát triển
(developmental biology) nghiên cứu sự sống ở các giai đoạn phát triển
khác nhau hoặc phát triển cá thể
(ontogeny) của sinh vật, ở mức độ nguyên tử và phân tử được nghiên cứu thông qua sinh học phân tử
(molecular biology), hóa sinh
(biochemistry) và di truyền phân tử
(molecular genetics). o Ở mức độ lớn hơn, di truyền học
quan tâm đến tính di truyền
giữa cha mẹ và con cái. Phong tục học
(ethology) nghiên cứu nhóm hành vi của một tập hợp cá thể. Di truyền học quần
thể (population genetics) xem xét toàn bộ quần thể và hệ thống học
(systematics) quan tâm đến sự tiến hóa của nhiều loài thuộc các nhánh tiến hóa
(lineage). Mối quan hệ qua lại giữa các quần thể với nhau và với ổ sinh thái của
chúng là đối tượng của sinh thái học
(ecology) và sinh học tiến hóa
(evolutionary biology). p Sinh Học Vũ Trụ
(astrobiology hoặc xenobiology) và thực vật học vũ trụ (astrobotany), nghiên cứu
về khả năng tồn tại sự sống ngoài Trái Đất.
Khoa học kĩ thuật ngày
nay can thiệp quá sâu vào đời sống sinh học con người, thành tựu của khoa sinh
học công nghệ[19]
như thành quả về ngành vi trùng học[20] (microbiology) và nhiều
lãnh vực Y khoa khác để phục vụ chữa trị bệnh tật cho con người; ứng dụng vào
lãnh vực kinh tế nông nghiệp tạo ra nhiều thực phẩm phục vụ nhân loại; và nhiều
lãnh vực phục vụ đời sống khác nhau. Thế nhưng, mặt nào đó, khoa học công nghiệp
đã làm đảo lộn cuộc sống tự nhiên và môi trường sinh thái.
a. Sự sống qua vấn đề thụ tinh nhân tạo người (ART: Assisted
Reproductive Technology)[21]:
Thành công khoa học
trên lãnh vực sinh học này đã giúp cho những cập vợ chồng hiếm muộn, hay những
phụ nữ vì lý do gì đó mà không muốn có chồng nhưng vẫn thể thực hiện được thiên
chức làm mẹ của mình. Đặc biệt, nó gây hấp dẫn với những người có tham vọng chọn
gene di truyền cho mình một đứa con khoẻ mạnh, tuấn tú và thông minh.
Phật giáo cho rằng:
“Tri thức của con người được hình thành từ câu sinh khởi[22]và phân biệt
khởi”[23].
Thế nên, làm sao có thể hoàn toàn tin tưởng cũng như qui hết trách nhiệm cho việc
di truyền giống nòi, nếu không phải là sự kết hợp trọn vẹn của cộng nghiệp[24] giữa di truyền cha mẹ và
môi trường giáo dục của nuôi dưỡng và dạy dỗ; hơn nữa, còn có chất tố nội tại của
biệt nghiệp[25]
từ cá nhân của sinh linh này. Đây chính là điều kiện có và đủ để hình thành nên
một con người hoàn thiện.
b. Sự sống qua vấn đề nhân bản vô tính (Reproductive cloning)[26]:
Người ta có tham vọng
dùng Công nghệ sinh học (biotech) trong tương lai để tạo ra con người ít bịnh tật
hơn, mạnh khỏe hơn, tuấn tú hơn và thông minh hơn, tức là tạo ra một “siêu
nhân”[27], người biến đổi gene
(genetic improvement).
Dưới nhãn quan Phật
giáo, sự sống con người là do tổ hợp hội đủ của các yếu tố[28] (nhân duyên) về thể chất (sắc
uẩn) lẫn tinh thần (thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn và thức uẩn). Sự có mặt này là
do các điều kiện hội đủ của vật lý[29] và tâm-sinh lý[30] tác thành, hoàn toàn
không do một đấng sáng thế hay toàn năng nào tạo nên. Cho dù là nhân bản vô
tính cũng chỉ là một hình thái sinh sản. Vì vậy, vấn đề sinh vô tính được xem
như thế giới của loài hữu hình vô dục (sắc giới: không cần sự phối hợp của cha
mẹ) hay loài sinh lưỡng tính (hermaphrodite beings).
Phật giáo phủ nhận vai
trò uy quyền tạo hoá của thần thánh trong việc quyết định số phận con người, mà
chính con người tự quyết lấy thân phận của chính mình: “Con người là chủ
nhân của nghiệp, là kẻ thừa tự nghiệp, nghiệp là quyến thuộc, là nơi nương tựa,
là thai tạng và từ đó con người sinh ra”[31]. Nên biết, nghiệp ở đây
chính là những yếu tố thích hợp cho một sự sống được tác thành, mà cấp độ sự sống
ấy hoàn chỉnh hay bất toàn còn phụ thuộc vào yếu tố chính yếu của nội tại và yếu
tố hỗ trợ của ngoại tại. Cũng vậy, sinh vô tính không ngoài tính chất này, nó
còn đang ở trong giai đoạn cần hoàn thiện các điều kiện về mặt khoa học kĩ thuật,
nhất là có được luân lý và đạo đức của cộng đồng xã hội hoan nghênh hay không.
Tất cả đều phụ thuộc vào thực chất của vấn đề này được bàn tay nhiệm mầu của
khoa học thể hiện ra sao, và nhu cầu của xã hội về nó như thế nào, cũng như nó
đáp ứng nhu cầu ấy ra sao? Nếu không, tất cả công trình nghiên cứu này đều trở
thành vô nghĩa. Chúng ta nhớ lại câu nói: “Nhân cách nằm ngay trong lòng
người, còn đạo đức nằm ngay trong lòng mình”. Thật vậy, nghiên cứu sinh vô
tính là vấn đề mà khoa học cần quan tâm để phục vụ cho công trình Y học tìm hiểu
về sinh học sự sống phục vụ cho con người; còn đạo đức là nằm ngay trong lòng
người vận dụng nó cho mục đích gì thôi. Chúng ta không nên vội vàng nhận xét một
cách chủ quan hoan nghênh hay phản đối. Tất cả còn đang trông chờ vào nhân tâm
của các nhà chuyên môn.
ii. Sự sống qua vấn đề khả năng của điện sinh học cơ thể (anatomy
bioelectri-city)[32]:
Điện sinh học
(Bioelectricity), nguồn năng lượng kỳ bí[33]ở con người. Nhà bác học
Faraday từng nói: “Cho dù điện vật lý có hấp dẫn bao nhiêu cũng chẳng thể
nào so được với sức cuốn hút kỳ diệu của điện sinh học, điện trong cơ thể
ta”.
Điện sinh học
là những tế bào sinh học sử dụng điện sinh học để dự trữ năng lượng trao đổi, để
làm việc hay hình thành nên những biến đổi nội tại, và cảnh báo cho một điều gì
đó. Năng lượng điện sinh học (Bioelectro-magnetism) là dòng điện được tạo ra bởi
khả năng hoạt động phụ thuộc vào những lãnh vực từ tính mà chúng phát ra từ hiện
tượng điện từ.
Năng lượng điện sinh học
được nghiên cứu đầu tiên qua kĩ thuật điện lý học. Cuối thế kỉ 19, nhà vật lý Luigi Galvani và một Bác sĩ người Ý lần đầu
tiên đã phát hiện hiện tượng này trong khi giải phẩu một con ếch trên bàn, nơi
mà họ đang được theo dõi thí nghiệm qua môi trường tĩnh điện. Galvani đã tạo ra
một một dòng điện sinh vật có giới hạn để diễn tả hiện tượng này, trong khi các
đồng nghiệp cho rằng nó là điện một chiều, Galvani và các đồng nghiệp nhận thấy
có một lực hoạt hoá cho kết quả từ một chất lưu điện hay hoạt chất trong hệ thần
kinh.
Năng lượng điện sinh học[34] bao gồm sự tương tác của
các Ions. Năng lượng này thường khó sử dụng bởi nhiều loại điện sinh học khác
nhau, chẳng hạn như sóng từ não, điện tim, và các quá trình bị phân chia khác
biệt của hiện tượng năng lượng điện sinh học tác động như nhau. Như hiện tượng
của sóng từ não mà môn thần kinh học nghiên cứu, nơi mà các dao động năng lượng
điện sinh học của điện áp giữa các bộ phận của trí não được kiểm soát bởi máy
đo điện não đồ. Vấn đề này được nghiên cứu đầu tiên về não bộ bằng Điện não đồ
hay “EEG: Electroencephalo-gram”. Một số điện thế xuất hiện trong cuộc
sống cần lưu ý:
o Sóng từ não bộ (Brain waves)
o Điện thế tiềm ẩn (Resting potential)
o Điện thế hoạt động (Action potential)
Các nhà khoa học đã đo
được trong mỗi tế bào não có một dòng điện khoảng 90 milivôn, và với 15-18 tỷ tế
bào não, ta sẽ có một dòng điện cực mạnh. Trong mỗi con mắt của một người bình
thường cũng có tới 130 triệu tế bào. Trong mỗi người chúng ta có một dòng điện
sống. Mỗi tế bào chính là một chiếc pin[35], nhưng nguồn điện này lại
quá yếu nên con người không bị điện giật. Đặc biệt ở não bộ, nơi điều khiển mọi
hoạt động của cơ thể con người, số lượng tế bào nhiều và tập trung hơn bất kỳ bộ
phận nào. Nó là nhà máy phát điện cực mạnh. Ở bộ não, mỗi một cử động nhìn, nghe
hay suy nghĩ của con người được não bộ tiếp nhận và xử lý thông qua hàng triệu
các xung động điện từ của các tế bào thần kinh. Bộ não là nơi duy nhất không sản
sinh thêm các tế bào thần kinh nào, mà chúng mất đi theo tuổi tác.
Theo các nhà khoa học của
Nga, thông thường các tế bào não hay tế bào thần kinh được sắp xếp theo một trật
tự nhất định và điều khiển mọi hoạt động bình thường của con người. Nếu ở người
nào các tế bào đó bị sắp xếp lộn xộn, các pin yếu kết hợp lại và phóng điện ra
ngoài, thì người đó sẽ có khả năng đặc biệt. Chẳng hạn như một người Italy có khả
năng làm mọi vật bốc cháy, hay như một em bé “nam châm” ở Nga có khả
năng hút các đồ vật bằng sắt… Các nhà khoa học cho rằng, xung quanh những người
này[36] luôn xuất hiện một trường
điện từ rất mạnh được điều khiển từ bộ não. Khi muốn thì khả năng đặc biệt mới
bộc lộ, còn bình thường họ không có gì khác biệt với chúng ta. (Sức khỏe & đời sống)
a. Sự phản ứng của não bộ (Neurofeedback)[37]:
Nhà
cận tâm lý học (Parapsychologists) sử dụng một số thí nghiệm về
sự phản ứng của não bộ. Một vài thiết bị phản ứng của não bộ đi kèm tạo nên những
yêu cầu khác thường đặt trên cơ sở hấp dẫn mang tính khoa học về điện tử học và
kì bí của trí não. Chẳng hạn, một vài sản phẩm huấn luyện đầy hứa hẹn để nâng
cao chỉ số thông minh (IQ:
Intelligence Quotient) và lòng tự trọng (self-esteem),
hay khả năng thiền định (zen meditative) và những trạng thái thôi miên sâu (hypnotic). Hơn nữa,
những khả năng siêu hình như khả năng quan sát xa[38], thấy đời sống quá khứ[39], và những hiện tượng siêu
hình khác đã được phổ biến mang lại hiệu quả cho cuộc sống, từ những chương
trình hoặc thiết bị phản ứng của não bộ.
Đo
hoạt động của não bộ là một phương pháp chuẩn mực trong Y khoa, có thể cho biết
sự hoạt động não bộ ra sao. Điện não đồ (EEGs) có thể được dùng để bổ sung cho
câu hỏi khác về ý thức tâm linh, một điều chắc chắn không thể trả lời
theo cách khoa học. Việc tranh luận kết hợp giữa sự phản ứng não bộ với tâm
linh của đối tượng cá nhân, nhiều Thiền Sư giải quyết bằng phương pháp phản ứng
não bộ qua trắc nghiệm tư duy cao độ của quán thoại đầu, công án thiền,v.v…
Phương pháp này dễ dàng đưa đến thiền định, tĩnh tâm, quán chiếu, tập trung, và
những gì có thể giúp cho thành tựu được trạng thái tâm linh, với sự huấn luyện
thích hợp.
b. Điện
sinh học với khả năng tiềm tàng:
Điện sinh học giúp cho
con người thực hiện một số điều phi thường. Bồ-đề-đạt-ma (Bodhidharma,
470-543), Tổ sư Thiền tông Trung Hoa, chín năm ròng rã ngồi thiền đối diện vách
đá (cửu niên diện bích), tuyết ngập cả người, với đôi mắt thần sắc. Ngài đã để
lại năm bộ bí kíp võ công danh chấn giang hồ, làm nền tảng cho hầu hết các môn
võ khác như Thiếu Lâm, Nga Mi, Không Động, Võ Đang, Karatedo, Taekwondo, Judo,
Kiếm đạo Nhật Bản và Vovinam. Kungfu Trung Hoa hay võ Thiếu Lâm tự vang danh giới
võ lâm giang hồ từ hơn ngàn năm qua bởi 72 tuyệt kỹ kungfu như thương đao bất
nhập pháp (binh khí không thể chém vào người), bích hổ du tường công (leo tường),
tù thủy công (chạy trên mặt nước), phi tiềm tẩu bích công (chạy trên vách, bay
trên mái)… Người đạt đến nội công thâm hậu có khả năng phi thường, dùng ánh mắt
và ý chí trấn áp đối phương, cơ thể rắn chắc như kim cương, dáo mác không thể
đâm chém.
Trong Phật giáo, chúng ta đã nghe
nhiều về các bậc đại danh tăng tu hành phạm hạnh. Nhờ vào công phu thâm hậu qua
bao năm tu tập, các Ngài đã dùng lửa tam muộn (s:samādhi-agni) của thiền định đốt
xác thân hữu lậu này thành thân kim cương (s:vajra-kāya). Khi viên tịch, các
Ngài đã để lại nhiều xá lợi (s:śarira) như là một chứng tích cho thành quả tu
hành bao năm khổ luyện tạo phước điền cho đời. Nói theo Sinh học, đây chính là
tính chất của điện sinh học cơ thể được vận dụng triệt để và khai thác hiệu quả
trong nhà Phật cho mục đích hành trì tu tập, đào luyện sức khoẻ và võ công công
phu. Thật vậy, với Diệt thọ tưởng định, hành giả chỉ sống bằng Thiền duyệt thực,
Pháp hỉ thực, Nguyện thực, Niệm thực, Giải thoát thực,… có khả năng phi thường
như: không cần thở, ăn uống,… một thời gian lâu mà vẫn không chết; đây cũng là
một hình thức tồn tại, mà sự tồn tại này là của các bậc giác ngộ, tu chứng,… an
trụ trong cảnh giới Niết-bàn bất diệt.
Tóm lại, một số người
tu thiền đạt đến trình độ có dòng điện sinh học cao cũng có thể hành động hay
nhận thức được những chuyện phi thường. Trong Phật giáo đã khai thác khả năng
tiềm tàng này rất sớm, ứng dụng vào công phu tu chứng của các hành giả trên
lãnh vực thiền học cũng như mật tông,v.v… Đức Phật đã khẳng định: “Một khi
tập trung tâm thức lại một chỗ thì không việc gì mà không thành”[40]. Thiền định là phương thức
phát triển dòng điện sinh học từ ánh mắt, não bộ và cơ thể. Khi mà điện sinh học
phát triển ở đỉnh cao, người ta có thể có một ý chí sắc thép và cơ thể phi thường;
họ có thể thực hiện mọi hành động phi thường mà người bình thường không thể nào
làm được. Vì lý do này, ngày nay môn thiền học đã vượt ranh giới của tâm linh,
đi vào mọi tầng lớp xã hội. Người ta có thể đón nhận nó với nhiều mục đích khác
nhau để phục vụ cho cuộc sống, như tu luyện, dưỡng sinh, thẩm mỹ, trị liệu, võ
công,v.v…
iii. Sự sống qua vấn đề sinh
vật biến đổi gene (GMO: Genetically modified organism):
Sinh vật biến đổi gene
là các động vật thí nghiệm chuyển gene như chuột bạch hoặc các loại vi sinh vật
bị biến đổi cho mục đích nghiên cứu di truyền. Nó có thể là các giống thực vật
có gene bị biến đổi do tia điện từ (tia X)[41] hoặc tia phóng xạ. Tuy
nhiên, khi nói đến GMO người ta thường đề cập đến các cơ thể sinh vật mang các
gene của một loài khác để tạo ra một dạng chưa hề tồn tại trong tự nhiên.
Một số loại thực vật được biến tính
gene khá phổ biến hiện nay là đậu nành, bắp, lúa mì, cà chua, mù tạt, bông vải,v.v…
Sinh vật biến đổi gene cung cấp nguồn
thực phẩm dồi dào về số lượng cũng như chất lượng như ngon, dinh dưỡng cao, ít
thối rửa… Ngoài ra, nó còn có nhiều điểm đặc biệt như có thể kháng được sâu rầy,
kháng thuốc diệt cỏ, kháng một số bệnh, chịu được những điều kiện khắc nghiệt của
thiên nhiên như hạn hán, lũ lụt, đất chua mặn,v.v… Tất cả những yếu tố này
làm gia tăng năng suất thu hoạch, giá thành thấp, hạn chế rủi ro trong sản xuất.
Song song với đặc tính ưu việt đó,
người ta e ngại các loại cây có gene kháng thuốc diệt cỏ và sâu bọ sẽ lây truyền
cho cây dại; và rồi, tính kháng sâu bọ cũng diệt luôn cả những sâu bọ có ích.
Còn nữa, khả năng “vô sinh” của các hạt giống biến tính “gene-độc-quyền”
bằng kỹ thuật hủy diệt (terminator technology) của các tập đoàn công nghệ sinh
học lai tạo giống sẽ truyền nhiễm tính vô sinh cho các hoa màu khác; tương tự,
các loài động vật biến đổi gene khác cũng vậy. Điều này có thể ảnh hưởng đến sản
xuất truyền thống và sự cân bằng sinh thái và tính đa dạng sinh học.
Ngày nay, dưới sự tác động
nhiều mặt tiêu cực của xã hội hiện đại, môi trường sống thiên nhiên bị đe doạ
và bị huỷ hoại đến nghiêm trọng, ảnh hướng đến sự sống còn của con người. Vì vậy,
khi nhận định rõ tầm quan trọng sự sống tương sinh này, nhiều ngành khoa học
nghiên cứu về sự sống đa dạng sinh học này ra đời, góp phần trong việc bảo tồn
và phát triển môi trường đa dạng sinh học để phục vụ cho sự sống trái đất nói
chung và con người nói riêng trước những nguy cơ đe doạ đến sự sống chúng ta.
iv. Sự sống qua Sinh vật học
vũ trụ:
Ngành
Sinh vật học vũ trụ
là một môn học rất mới mẻ ra đời để đáp ứng với nhu cầu Sinh học hiện đại.
Sinh
vật học vũ trụ (Astrobiology): là một môn học nghiên cứu sự sống ngoài không
gian, bao gồm cả các khía cạnh thiên văn (astronomy), sinh học (biology) và địa chất học (geology). Trước tiên, nó chú trọng vào việc
nghiên cứu về nguồn gốc, phân phối và tiến hoá của cuộc sống. Nó được bắt nguồn
từ tiếng Hi-lạp là αστρον hay astron = star (ngôi sao), βιος hay bios = life
(cuộc sống), và λογος hay logos = word/science (môn khoa học); nó cũng được hiểu
là exobiology (Hi-lạp:
εξω hay exo = out) hay xenobiology (Hi-lạp: ξενος hay xenos = foreign)[42].
Ngành
Sinh vật học vũ trụ
ra đời nhằm nghiên cứu những hiện tượng ấy, có mối tương quan gì đến cuộc sống con người. Một số đề
tài chính mà ngành học này quan tâm nghiên cứu như: 1. Cuộc sống là gì? 2. Cuộc
sống trên trái đất xuất hiện như thế nào? 3. Môi trường nào của cuộc sống có thể
bị huỷ hoại? 4. Chúng ta có thế xác định như thế nào về sự tồn tại của sự sống
từ các hành tinh khác? Bằng cách nào để chúng ta có thể tìm thấy cuộc sống phức
hợp? 5. Cuộc sống gồm có những gì (DNA/ Carbon, Sinh lý?) trên các hành tinh
khác?
Có
quá nhiều hiện tượng sự sống tồn tại của sinh vật ngoài trái đất. Những Vật thể bay (UFOs: Unidentified Flying
Objects) xuất hiện, được các nhà thiên văn phát hiện qua các kính thiên văn
quan sát vũ trụ, rất nhiều người
nhìn thấy những vật thể bay trên bầu trời. Những công trình kì bí cổ đại như: Đại
Kim Tự Tháp (The Great Pyramid of Giza: Cheops Pyramid) ở Ai-cập, bãi đá
cổ Stonehenge khổng lồ ở nước Anh,v.v… Những công trình này không những vĩ đại
mà còn mang tính khoa học rất cao, vượt ngoài khả năng của loài người xưa nay.
Tất cả những hiện tượng này được xem như là sự sống thông minh ngoài vũ trụ.
Nhưng sự hiểu biết của con người cũng chỉ hạn chế bởi tư duy và trải nghiệm, xuyên
qua cái nhìn của trực quan sinh động hay khảo cứu thực nghiệm, kể cả sự hạn chế
bởi không gian và thời gian. Thế nên vấn đề này đang còn nằm trong vòng khảo
nghiệm của các nhà chuyên môn.
Nói
tóm, sinh vật học vũ trụ là cái nhìn về sự sống được mở rộng lên trên sự sống ở
thế giới sinh vật trái đất; tương tự, tầm nhìn về sự sống ở “thế giới quan
Phật giáo” cho rằng, sự sống tha thế giới này không phải không liên quan đến
sự sống chúng ta. Vì vậy, không những sự sống chỉ giới hạn trong cuộc sống cảnh
giới Ta-bà của chúng ta, mà còn trải dài khắp Tam thiên đại thiên thế giới[43];
không những sự sống có mặt ở thế giới địa cầu, mà còn mở rộng khắp vũ trụ bao
la trong muôn ngàn thái dương hệ (the solar system). Sự sống này có thể ở nhiều
hình thái như hữu hình (s:rūpaloka) hay vô hình (s:arūpaloka).
Nhìn chung, với cuộc sống duyên sinh này, Phật giáo cũng
như khoa học cho chúng ta một cách nhìn rộng rãi về giá trị của môi trường sống
quanh ta. Vì rằng, sự sống và môi trường sống bất khả phân li. Ngày nay, bên cạnh
sự sống ấy, nhiều cơ hội tiềm tàng còn có rất nhiều nguy cơ tiềm ẩn mà chúng ta
cần phải sáng suốt chọn lựa. Bên cạnh những lợi ích do khoa học công nghệ mang
lại, còn phải đối đầu với những nguy cơ rủi ro trong kĩ thuật công nghệ sinh học.
Phải biết, vấn đề tồn tại của trái đất, của sinh-thực vật là hàng tỷ năm tiến
hoá trong qui trình tương quan khép kín giữa sinh học và môi trường sống mang
tính kế thừa, phát triển và hoàn thiện. Thế nhưng thành tựu khoa học đã bức phá
giai đoạn, nếu rủi ro thì cũng không lường trước được tai hoạ.
Thật
vậy, bên cạnh sự phát triển ồ ạt của nền khoa học công nghệ, con người đã thừa
hưởng nhiều tiện nghi như thực phẩm, y khoa, cơ giới,v.v… thì cũng đã nảy sinh
nhiều sự cố khác, ảnh hưởng nghiêm trọng đến an toàn cho cuộc sống như ô nhiễm
môi trường do công nghiệp, hạt nhân, khai thác cạn kiệt tài nguyên thiên
nhiên,v.v… Vấn đề này ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến cuộc sống như mất
cân bằng sinh thái, biến đổi khí hậu, hạn hán bão lũ,… thiệt hại nhiều tiền của
và nhân mạng, gây ra bao cảnh thương tâm hàng năm. Sự vô tâm của con người đối
với môi trường sống xung quanh là cái chết có báo trước[44]mà
không phải do một thế lực quyền năng ngoại tại nào cang thiệp.
Như
vậy, sự phát triển của khoa học là nhu cầu không thể thiếu để phục vụ nhân loại,
nhưng phải là một sự phát triển trong tầm kiểm soát, mang tính an toàn và bền vững.
Vai trò của khoa học là điều chỉnh và khắc phục những khiếm khuyết của cuộc sống
tự nhiên, không phải li khai hay triệt thoái hoàn toàn cuộc sống tự nhiên.
Để
khẳng định cho vai trò này của khoa học, Bác học Albert Einstein đã tuyên bố:
“Khoa học chỉ có thể xác minh đó là cái gì chứ không phải nó nên là cái
gì; ngoài nhiệm vụ ấy, nó đưa ra những nhận xét có giá trị cho tất cả những gì
cần thiết tồn tại”[45].
Cũng vậy, Đức Phật tuyên bố: “Hãy quan sát sự vật như nó đang là”[46];
hay: “Dầu chư Phật có xuất hiện hay không, một nguyên tắc nhất định, một định
luật thiên nhiên, là tất cả các vật hữu lậu đều là vô thường (anicca), khổ não
(dukkha) và vô ngã (anatta). Như Lai đã chứng ngộ và tuyên thuyết lại nguyên lý
ấy”[47].
Vai trò của khoa học chính là phát minh nguyên lý của sự sống, còn Phật pháp
chính là giác ngộ nguyên lý của sự sống ấy, chứ hoàn toàn không đặt để hay định
hình cho nguyên lý ấy.
Phật giáo và
Khoa học đều thống nhất nhau trên nguyên tắc: “nhận thức trải nghiệm, hành
động thực nghiệm và ứng dụng phục vụ”. Nếu sự phát triển khoa học đời sống
mà không đặt trên nền tảng nguyên tắc đỉnh ba chân này thì sự phát triển ấy
không những thiếu tính bền vững, giả tạo ảo huyền, mà còn là một mỗi nguy cơ tiềm
ẩn, đe doạ đến cuộc sống.
Qua cái nhìn
chánh kiến: “Phật sự để phục vụ không câu nệ giải pháp”[48]. Tất cả đều
được khơi nguồn từ động cơ của thương yêu[49] và hiểu biết[50], không tư kỉ
tư lợi, mà chỉ là công trình phúc lợi phục vụ sự sống. Một con người trung thực
không nên vọng hành hay vọng ngữ, vội vàng phê phán hoặc đồng tình với những gì
mà chúng ta không biết chắc. Dù gì thành công khiêm tốn trên lãnh vực khoa học sinh học cũng là công sức của bao thế hệ
các nhà chuyên môn, với thiện chí đóng góp phần nào đó phục vụ cho cuộc sống
nhân sinh. Tinh thần ấy rất đáng được trân trọng. Nhưng thực chất của hiệu quả
trong sứ mạng phục vụ như thế nào đang còn phải trông đợi; công trình này đang
trong giai đoạn hoàn chỉnh, trước mắt còn bất cập gây nhiều tranh cãi.
Phật giáo không quan niệm
sự sống này là tác quyền do đấng sáng thế toàn năng nào tạo ra, mà nó chính là
hệ quả của quá trình nghiệp lực hấp dẫn duyên sinh hình thành, tồn tại hay hoại
diệt của chúng sinh cũng như của chính chúng ta. Điều ấy đã được Phật giáo khẳng
định: “Tâm bình, thế giới bình”; hay “Khi tôi thanh tịnh, tôi thấy
thế giới thanh tịnh”[51]. Có nghĩa là vận mạng cuộc
sống này nằm trong bàn tay của chính con người; xây dựng hoặc huỷ hoại tuỳ thuộc
vào ý thức trách nhiệm của tất cả mọi chúng ta. Theo Phật giáo, thế giới hạnh
phúc, thanh tịnh và trang nghiêm hiện hữu ngay trong hiện tại, nếu chúng ta biết
trân trọng. Ngược lại, thượng đế cũng bất lực trước sự huỷ hoại cuộc sống do ác
nghiệp của tất cả chúng sinh[52]. Chúng ta phải biết chuyển
hoá và thay đổi vận mạng thời cuộc bằng sự nỗ lực của khối óc và con tim. Phải
biết, mình nên làm gì để bảo vệ môi trường sống như bảo vệ cuộc sống chính
mình.
[1] Chánh báo (s:samyak-niṣyanda-guṇa)
[2] Y báo (s:vipaka-niṣyanda-guṇa)
[3] Chánh tư duy (p:sammā samkappa;
right thought)
[4] Chánh nghiệp (p:sammā kammanta;
right action)
[5] Thế
giới Ta-bà (s:sahalokadhātu), cũng được dịch nghĩa là Nhẫn độ, Kham nhẫn thế giới,
là cõi của con người, chịu nhiều khổ đau nên phải kham nhẫn tu học để đạt chính
quả; thuộc về cõi Dục giới (s-p:kāmaloka,
kāmadhātu): khát vọng nhục dục,
khát vọng sinh tồn và khát vọng danh lợi; có tham dục có hình sắc, bao gồm cả 6
loài chúng sinh (lục đạo), một trong Tam giới.
[6] Dục
giới (s-p: kāmaloka, kāmadhātu) và Sắc giới (s:rūpaloka, rūpadhātu)
[7] Vô
sắc giới (s:arūpaloka, arūpadhātu) ≈ Một vật thể nặng đến độ ngay cả ánh sáng
cũng không thể thoát khỏi vật đó đã được một nhà khoa học người Anh John Michell đã tính rằng, một vật thể có bán kính
gấp 500 lần Mặt Trời và có mật độ bằng mật độ Mặt Trời thì vận tốc thoát ở
bề mặt của nó bằng vận tốc ánh sáng, và do đó không ai có thể nhìn
thấy nó; lúc ấy, lý thuyết cơ học cổ điển của Isaac Newton
về hấp dẫn và khái niệm vận tốc thoát đã được biết. (Tạp Chí khoa học thuộc Viện hàn lâm Hoàng gia Anh Quốc,
năm 1783 ).
[8]
Hoa nghiêm kinh hạnh nguyện phẩm sớ sao Q.2 (Vạn, 7·848a): “Y là quốc độ
thanh tịnh hay ô nhiễm mà Phàm thánh cư trú; Chánh là thân mà phàm thánh nương
gá vào, như trời người, nam nữ, tại gia, xuất gia, thần thánh ngoại đạo, Bồ tát
và Phật.” (依者,凡聖所依之國土,若淨若穢;正 者,凡聖能依之身,謂人天,男女,在家,出家,外道諸神,菩薩及佛). Di-đà sớ sao Q.2 (Vạn 33·89b): “Quốc độ là nơi để
an trụ, gọi là y báo, Phật là vị an trụ, gọi là chánh báo”. (土是所依,名依報: 佛是能依, 名正報).
[9] Phẩm loại túc luận, quyển lục vân, Taishò
26.713b, Tập dị môn túc luận, q.19; Câu xá luận, q.8; Trường A-hàm kinh, q.8; Tạp
a-hàm kinh, q.17; Tăng nhứt A-hàm kinh, q.40; Đại Tỳ-bà-sa luận, q.137;
A-tì-đàm cam lồ vị luận, q.1
[10]
Tăng nhất A-hàm, Q.41; Tạp A-hàm kinh, Q. 14, 15, 17; Trung A-hàm kinh Q. 7 – Đại
Câu-hi-la kinh, Q. 49 – Thuyết trí kinh; Trường A-hàm, Q.8 – Chúng tập kinh, Q.
40 – Thế ký kinh; Tăng nhất A-hàm, Q.21, 41 – Ký thế kinh, Q. 7, Đại lâu khôi
kinh, Q. 4; Đại Tì-bà-sa luận Q. 129, 154; Câu xá luận Q. 10; Thành thật luận
Q.2 – Tứ đế phầm; Tạp A-tì-đàm tâm luận, Q.X; Thành Duy thức, Q.IV; Tập dị môn
túc luận, Q.VIII
[11] Tứ
đại (s:catvāri mahā-bhūtāni, p:cattāri mahābhūtāni): đất (s:pṛthivī-dhātu, p:paṭhavī-mahā-bhūta),
nước (s:abdhātu, p:āpo-mahābhūta), lửa (s:tejodhātu, p:tejo-mahā-bhūta), gió
(s:vāyu-dhātu, p:vayo-mahā-bhūta)
[12]
Ngũ uẩn (s:pañca-skandha, p:pañca khandhā): sắc (s:rūpa-skandha), thọ
(s:vedanā-skandha), tưởng (s:saṃjñā-skandha), hành (s:saṃskāra-skandha), thức
(s:vijñāna-skandha).
[13]
Trung Quán luận (s:Mūlamadhyamaka-kārikā), Long Thọ Bồ tát (s:Nāgarjuna)
[14]
Tương ưng bộ II, Phẩm đồ ăn, XX, Duyên, bd. HT. Thích Minh Châu, xb. 1992, tr.
53
[15] Hiền
triết Héraclicte: “Không ai có thể đặt chân hai lần
trên một dòng nước”. (No man có thể
enter into the same river twice)
[16] Bản lai thuần căn chủng tánh (本來純根種性;
s:ādita eva mṛdv-indriya-gotraḥ; To their appeaces as they really are)
[17]
Ngã sinh dĩ tận, phạm hạnh dĩ lập, sở tác dĩ biện, bất thọ hậu hữu.
[18]
Tính phổ biến (universality), tiến hóa (evolution), đa dạng (diversity), diễn
tiến (continuity) giữa các loài sinh vật.
[19] Một số ngành học trực thuộc Sinh học: j sinh lý học
(physiology), giải phẫu học (anatomy) và phôi học (embryology). k sinh học phân tử (molecular biology), di truyền phân tử (molecular genetics) và sinh học phát triển (developmental biology). l tế bào học (cell biology) và mức độ đa bào thì
thông qua sinh lý học (physiology), giải phẫu học (anatomy) và mô học (histology). m Sinh học phát triển (developmental biology)
nghiên cứu sự sống ở các giai đoạn phát triển khác nhau hoặc phát triển cá thể (ontogeny) của sinh vật, ở mức
độ nguyên tử và phân tử
được nghiên cứu thông qua sinh học phân tử (molecular biology), hóa sinh
(biochemistry) và di truyền phân tử (molecular genetics). n Di Truyền Học (genetics) quan tâm đến tính di truyền giữa cha mẹ và con cái.
[20]
Qua kính hiển vi, Louis Pasteur nhận thấy rằng các tế bào men rượu (ferments) ở
dạng hình tròn rất nhỏ, nhưng trong dung dịch bị hư hỏng, các tế bào tròn đó đã
bị các tế bào hình que lấn át. Ông gọi các tế bào men rượu là “wee
germs” (vi trùng) (sau này được gọi là các vi sinh vật = microorganisms).
Ông nhớ lại công trình khảo cứu của nhà khoa học Charles Cagniard-Latour theo
đó các tế bào men rượu đã sinh sản bằng cách mọc mầm (budding). Ông đã nghĩ ra
một phương pháp làm sạch vi trùng mà ngày nay được gọi là cách khử trùng
Pasteur (pasteurization). Nhờ phương pháp này, các thực phẩm có thể lưu trữ được
lâu hơn và được chuyên chở mà không bị hư thối. Ngày 8-12-1862, Louis Pasteur
được bầu vào Hàn Lâm Viện Khoa Học, một danh dự cao quý nhất của các nhà khoa học
người Pháp. Các công trình nghiên cứu của ông đã mở đường cho nhiều sinh viên
và nhà khoa học khác tìm kiếm các vi trùng tại các phạm vi khác nhau.
[21] Cấy
tinh trùng vào tử cung (IUI = Intra-Uterine Insemination), chích tinh trùng vào
trứng (ICSI = Intracytoplasmic sperm injection) và tạo thai trong ống nghiệm
(IVF:vitro fertilization) hay còn gọi là đứa bé ra đời từ ống nghiệm (test tube
baby).
[22]
Câu sinh khởi (s:sahaja): tiếp nhận từ di truyền nòi giống
[23]
Phân biệt khởi (s:parikalpa-samutthita): tiếp thu từ môi trường cuộc sống
[24] cộng nghiệp (s:karmasādhāraṇa, collective karma)
[25] biệt nghiệp (s:karmāntara, individual karma)
[26] Tổng
hợp từ nhiều nguồn tư liệu
[27] X-Men (siêu nhân): những người có gene đột biến (mutants) một cách hư cấu do kết
quả của quá trình tăng trưởng đột ngột, mang những khả năng siêu việt tiềm ẩn
và thường chỉ bộc phát khi đến tuổi thiếu niên. Nhiều người thường (homo
sapiens) mang ý nghĩ ghê tởm hoặc ngờ vực các dị nhân (homo superior), vì nhiều
nhà khoa học đánh giá họ là một bước tiến hóa mới có thể đe doạ đến xã hội nhân
loại. Các siêu anh hùng truyện tranh trong các truyện tranh Marvel (marvel comics) được sáng tác bởi Stan Lee và Jack Kirby, X-Men xuất hiện lần đầu trong X-Men tập 1 vào tháng 9/ 1963.
[28] Ngũ uẩn
(s:pañca-skandha; p:pañca-khandha) cũng gọi là Ngũ ấm. Năm yếu tố tạo thành con
người, bao gồm cả cơ thể vật lý (thân) và tâm lý (tâm): 1. Sắc (s, p: rūpa), chỉ
thân và sáu giác quan (Lục căn); 2. Thọ (s, p: vedanā), là cảm giác; 3. Tưởng (s: saṃjñā; p: saññā); 4. Hành (s: saṃskāra; p: saṅkhāra); 5. Thức (s: vijñāna; p: viññāṇa).
[29] Sắc mạng căn
(s:Rūpa-jīvitidriya: the physical world): sắc uẩn (thân)
[30] Danh mạng căn
(s:Nāma-jīvitidriya: the mental world): thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn và thức uẩn (tâm)
[31] Trung bộ kinh II, số 135, K. Tiểu
nghiệp phân biệt, bd. HT. Thích Minh Châu, xb. 1992, tr. 474
[32] A short history of Bioelectromagnetism; Malmivuo, Jaakko, and Robert Plonsey,
“Bioelectromagnetism, Principles and Applications of Bioelectric and
Biomagnetic Fields”. Oxford University Press, New York
– Oxford. 1995;
International Journal of Bioelectromagnetism;
International Society for Bioelectromagnetism;
Direct
and Inverse Bioelectric Field Problems; Bioelectricity; Biophysics lectures;…
[33] Chuyện đánh thức “quỷ nhập
tràng” do một em bé, hay một con mèo đen. Dòng điện rất mạnh của sự khiếp
đảm do cơ thể mèo, quạ và cậu bé phát đi đã làm cái xác “bị giật bắn”.
(Kỹ thuật và Tuổi trẻ, số 193, Giáo sự Lê Quang Long)
[34] Xem Bioelectromagnetism,
Wikipedia encyclopedia online
[35] Mọi tế bào của một cơ thể sống
đều là những pin điện tí hon. Với thực vật: điện của tế bào rễ củ hành là 50
milivôn, của tảo Nitella là 60 milivôn, của bèo Nhật Bản là 65 milivôn… Với động
vật và người, điện của tế bào cảm quang mắt là 40 milivôn, của bắp thịt là 60
milivôn, của não là 90 milivôn… Ngày
nay, khoa học đã phát hiện trên 900 loài cá có khả năng phóng điện như vậy.
Loài nào cũng mang trên mình 1-2 “nhà máy điện”, gồm vô số đơn vị
phát điện trị số 60-120 milivôn. Cá đuối điện (Torpedo) trong biển Italy
hay quần đảo Guyan có 90 “cột điện” đấu song song, mỗi cột gồm 400
“tấm điện” đấu nối tiếp. Cá chình điện ở Nam Mỹ (Electrophorus) có
140 cột điện và 6.000 tấm điện. Lúc săn mồi hoặc đánh nhau với kẻ thù, cá phóng
liên tiếp 3-5 (có lúc 30-50) xung điện, mỗi xung điện của cá chình điện có thể
lớn tới 600 V, với cường độ 1 ampe. Người ta đã có lần đo được trên một con cá
đuối điện lớn miền Tây Âu (Torpedo occidentalis) dòng điện phóng đi lớn cỡ
1.000 V, với công suất 6 kW! (Theo Prosper, 1962).
[36] Năm 1974, dư luận Italy
xôn xao vì có một em bé tên là Supina, lúc cáu giận, có thể đốt cháy sách,
chăn, màn, và cả chiếc giường em đang nằm. Tổng thống Italy dạo ấy là Santorini, đã treo
giải 50.000 USD cho ai giải thích được hiện tượng đó. Thực ra, “lưỡi tầm
sét” đáng sợ của “ông Thiên Lôi” 12 tuổi đó là tia chớp điện
phóng đi từ 15 tỷ tế bào – pin sống của não cậu bé. Ở Nga, cô bé 13 tuổi
Lútmila dùng má gây điện từ, hút một lúc… 6 chiếc bàn ủi. Còn Manzacki ở Ba Lan
thì tuyên bố: não người là một trạm thu và phát sóng điện từ có chiều dài sóng
lớn vài mươi mét, nên chẳng có gì lạ nếu ta có khả năng “thần giao cách cảm”.
[37] Neurofeedback, Wikipedia
encyclopedia
[38] Thiên nhãn minh (cyuty-upapāda-jñaṇa-sāk-ṣāt-kriya-vidyā;
remote
viewing)
[39] Túc mạng minh (pūrva-nivāsānusmṛti-
jñāna-sakṣāt-kriya-vidyā; past life regression)
[40] Trụ tâm nhứt xứ, vô sự bất biện.
(Kinh Di Giáo)
[41] Tia X hay quang tuyến X, X
quang hay tia Röntgen là một sóng điện từ có bước sóng trong khoảng 10 nanômét
đến 100 picômét (tức là tần số
từ 30 PHz đến 3EHz).
[42]
Wikipedia encyclopedia online
[43]
Tam thiên đại thiên thế giới (s:tri-sāhasra-mahā-sāhasrāḥloka-dhātavaḥ,
p:ti-mahā-sahassīloka-dhātavo)
[44] Nếu
cuộc sống uế trược chỉ diễn ra trong khoảng chừng một sát-na, thì sự sống và
môi trường sống của thế giới đều bị tuyệt diệt. (命濁中夭刹那間, 依正二報同時滅) (Pháp sự tán Q.2, Taishò 47·435b)
[45]
Công nghệ sinh học và những thách thức toàn cầu (vietnam.usembassy.gov/doc)
[46] To their appearances as really
they are. (Trung bộ I, kinh chánh kiến)
[47] Anguttara Nikāya Part I, Colombo 1929, P.286
[48] Phật sự môn trung bất xả nhứt
pháp (佛事門中不捨一法)
[49] từ bi (s:maitrī-karuṇā)
[50] trí tuệ (s:prajñā)
[51] Anguttara Nikāya, Discourse on
Pātika, Long discourse, P.382
[52] Tam bất năng (三不能): 3
điều ngay đức Phật cũng bất lực: cải biến định nghiệp cho chúng sinh, hoá đạo
vô duyên đối với chúng sinh và cứu độ cho tất cả chúng sinh. (Đại thừa khởi tín
luận, Đại trí độ luận Q.64, Hộ pháp luận, Cảnh đức truyền đăng lục Q.4)
Discussion about this post