KINH BÁT ĐẠI NHÂN GIÁC LƯỢC GIẢI
Hậu Hán Sa Môn An Thế Cao dịch – Minh Ngẫu Ích Thích Trí Húc giải
Việt dịch: TT Thích Thiện Huệ
Toàn văn phân ra làm ba, trước là nêu chung, thứ
là giải riêng, sau cùng là kết luận.
Nay nói phần đầu:
Là đệ tử Phật, phải ngày lẫn đêm, chí tâm
tụng niệm, Tám Điều Giác Ngộ của bậc đại nhân.
Bất kể tại gia, xuất gia, hễ đã quy y nơi Phật,
đều là đệ tử Phật. Đã là đệ tử Phật, ắt phải hằng tu Tám Điều Giác Ngộ này. Nói
cả ngày lẫn đêm để nêu rõ công phu không gián đoạn. Bảo chí tâm là chỉ sự chân
thành tha thiết. Lại nói tụng niệm, để hiển bày văn nghĩa thuần tịnh, ghi nhớ
không quên vậy. Tám Điều Giác Ngộ, sẽ chú thích trong văn kết thán.
Thứ hai giải riêng tám điều:
– Trước nhất giác vô thường vô ngã:
Giác ngộ thứ nhất: Thế gian vô thường, quốc
độ mong manh, tứ đại khổ không, năm ấm vô ngã, sinh diệt đổi dời, hư ngụy không
chủ, tâm là nguồn ác, thân là mọi tội, quán sát như vậy, xa dần sinh tử.
Đây là cửa đầu nhập đạo, trước bầy pháp ngã pháp
hai chấp. Trước tiên, quán thế gian vô thường, quốc độ mong manh, như các thứ
bờ cao thành hồ, hang sâu hóa gò, quán như vậy, ắt nơi y báo (1) không còn tham
cầu. Thứ đến do bốn đại quán thân, đất nước gió lửa gây hại lẫn nhau, nên có
404 bệnh khổ. Đại nào cũng không thật tính, nên cứu cánh đều không. Lại do năm
uẩn quán tâm, thọ tưởng hành thức hợp cùng sắc thân gọi là năm ấm, thọ tưởng
hành thức hợp cùng sắc thân gọi là năm ấm, nơi đây thực chẳng có ngã và ngã sở,
chỉ là pháp sanh diệt biến hoại đổi dời trong từng sát na, không thật nên hư
ảo, chẳng chân thành giả ngụy. Chỉ do nơi các tướng đổi thay nên thật không
chủ, do vậy nơi chánh báo (2) không khởi tâm tham đắm. Lại thân tâm chính báo
này, dẫu ta có yêu mến nó, cũng chí luống công chẳng được lợi ích, mà còn do
vừa mê sáu trần duyên cảnh, cho là tướng tự tâm, tâm lập tức trở thành cội gốc
của tội ác. Vừa mê bốn đại tưởng tướng của tự thân, thân liền thành chỗ chứa
mọi tội lỗi. Nếu không xét thấu điều này, tất hại cho sự an lành vô cùng. Có quán
sát được vậy, ắt hai chấp thân tâm giảm nhẹ, đó là phương tiện thứ nhất xa dần
sinh tử.
– Thứ hai giác thường tu thiểu dục:
Giác tri thứ nhì: Đa dục là khổ, sinh tử nhọc
nhằn, do tham dục khởi, thiểu dục vô vi (3), thân tâm tự tại.
Đã do điều giác ngộ thứ nhất hàng phúc kiến hoặc
(4) nay lại do điều giác ngộ thứ hai hàng phục tư hoặc (5) vậy. Tư hoặc tuy nhiều,
dục tham đứng đầu, hễ tu thiểu dục, tất ngộ vô vi mà được tư tại.
– Thứ ba giác tri túc thủ đạo.
Giác tri thứ ba: Tâm không chán đủ, chỉ hay
đa cầu, tăng trưởng tội ác, Bồ Tát không vậy, thường niệm tri túc, an bần giữ
đạo, Huệ là sự nghiệp.
Đã tu thiểu dục, nên tu tri túc, bằng cách
chuyên tâm nơi huệ nghiệp vậy. Người đa dục không tri túc, ngăn che trí huệ vô
cùng. Nay nơi thiểu dục, lại thêm tri túc, tất huệ nghiệp tự nhiên thăng tiến.
Thứ tư thường hành tinh tiến:
Giác tri thứ tư: Giãi đãi đọa lạc, thường
hành tinh tiến, phá ác phiền não, hàng phục bốn ma, ra khỏi nhà ngục ấm giới.
Phàm gọi là thiểu dục tri túc, chính là muốn tự
xét sức mình để làm các việc. Nếu mượn cớ tri túc mà ngồi trong hầm giãi đãi,
tất đọa lạc càng sâu, nên phải thường hành tinh tiến để phá trừ hai món phiền
não kiến tư. Trừ ma phiền não, ắt hàng phục được hết ấm ma, tử ma (6), có như
vậy mới ra khỏ nhà ngục ngũ ấm thập bát giới (7).
-Thứ năm giác đa văn trí huệ.
Giác ngộ thứ năm: Sinh tử ngu si, Bồ Tát
thường niệm, quảng học đa văn, tăng trưởng trí huệ, thành tựu biện tài, giáo
hóa hết thảy, khiến được vui lớn.
Tuy nói tinh tiến, mà không quảng học đa văn để
tăng trưởng trí huệ, tất thành cái lỗi ám chứng (8), lai có nghe mà không huệ, như
đem lửa tự đốt; có huệ mà thiếu nghe, như cầm dao tự cắt. Nghe (Văn) và Huệ
phải đầy đủ, mới tự lợi lợi tha.
-Thứ sáu giác bố thí bình đẳng.
Giác tri thứ sáu: Nghèo khổ đa oán, thường
kết ác duyên, Bồ Tát bố thí, oán thân bình đẳng, không nhớ ác cũ, không ghét ác
nhân.
Tuy có trí huệ mà không phúc đức, cũng không sao
tự lợi lợi tha, nên cần hành đủ tam đàn vậy. Biết nghèo khổ nhiều oán trái, nên
hành bố thí, đó là tài thí. Rõ oán thân nên bình đẳng, mà không nhớ ghét, tức
vô úy thí. Pháp thí như văn trên đã nói, nay thêm tài thí và vô úy thí để đủ
tam đàn vậy.
-Thứ bảy giác xuất gia phạm hạnh.
Giác ngộ thứ bẩy: Năm dục tội lỗi, tuy là tục
nhân, không nhiễm dục lạc thế gian, thường niệm pháp thí, ba y một bát, chí nguyện
xuất gia, thủ đạo thanh bạch, phạm hạnh cao vời, từ bi mọi loài.
Tuy trí huệ phúc đức, nếu không dứt hẳn ngũ dục
gia đình, ắt không sao thiệu long Tam Bảo, thụ trì Phật pháp. Phải biết ba đời chư
Phật, chưa từng không thị hiện thân xuất gia mà thành đạo cả. Tam y (9), một là
An Đà Hội, hai là Ưu Đa La Tăng, ba là Tăng Già Lê. Nên tuy cư thân xuất gia mà
không giữ đạo thanh bạch, phạm hạnh cao vời, tư bi với muôn loài, tất chỉ là gã
trộm Phật hình nghi, càng gây thêm tội, phải hiểu rõ như vậy.
-Thứ tám giác đại tâm phổ tế.
Giác tri thứ tám: Sinh tử thiêu đốt, khổ não
vô cùng, phát tâm đại thừa, cứu vớt hết thảy, nguyện thay chúng sanh, chịu vô lượng
khổ, khiến mọi chúng sanh, tất cánh an lạc.
Tuy đã xuất gia, không phát tâm Đại thừa rộng
độ, tất từ tâm không trọn, không phát tâm chịu khổ thay chúng sanh, ắt bi tâm
không vẹn. Từ bi trọn đủ mới thức là người con chấn hương gia nghiệp nhà Phật.
Phần kết thán:
Tám điều như vậy, là chỗ giác ngộ của Bậc Đại
Nhân, chư Phật bồ Tát tinh tấn hành đạo từ bi tu huệ, ngồi thuyền pháp thân đến
bờ Niết Bàn lại vào sinh tử độ thoát chúng sanh, dùng tám điều này khai đạo tất
cả, khiến các chúng sanh rõ sinh tử khổ, xả bỏ ngũ dục, tu tâm thánh đạo. Nếu
đệ tử Phật, trong hằng mỗi niệm, tụng tám điều này, diệt vô lượng tội, tiến đến
Bồ Đề, tốc chứng chính giác, vĩnh đoạn sanh tử, thường trụ khoái lạc.
Từ Tu Tám điều như vậy trở xuống đến chữ thứ 16,
kết thành danh nghĩa. Từ Tinh Tiến hành đạo trở xuống đến chữ thứ 16, kết thành
công đức tự giác. Thuyền Pháp thân chỉ cho đức tánh giác ngộ, bờ Niết Bàn hiển
bày chỗ tu đức. Từ Lại vào sinh tử độ thoát chúng sanh trở xuống đến chữ thứ 32
(tu tâm thánh đạo), kết thành công đức giác tha, chỉ có tự giác mới giác tha
được. Từ Nếu đệ tử phật cho hết phần kết thán, kết thành công đức tụng
niệm. Đã thường tụng văn này, tất khéo hiểu chân ý nghĩa, nhờ khéo tư duy
nghĩa này, mà có thể tự giác giác tha. Do vậy diệt tội lỗi và đoạn trừ sinh tử
khổ, hướng đến bờ giác và chứng được sự an lạc vĩnh hằng.
Chú Thích Kinh Bát Đại Nhân Giác
Y Báo: Y báo và chánh báo gọi
chung là nhị báo. Y báo còn gọi là Y qủa, tức quốc độ,thế giới, nhà cửa, khí cụ
các thứ, do nghiệp đời trước mà chúng sanh cảm được, thân của chúng sanh nương
các thứ này mà tồn tại, nên gọi là Y báo.
Chính báo: Còn gọi là Chính qủa, tức thân ngũ
uẩn, chúng sanh do nghiệp đời trước mà cảm được thân này, đó là qủa báo chính, nên
gọi là chính báo (xem Hoa Nghiêm Đại sớ 1)
Vô Vi:
Kiến tư: Là Kiến hoặc và Tư hoặc, còn gọi là
Kiến Ái, Kiến Tu, Tứ Trụ, Nhiễm Ô Vô Tri, Chi Mạt Vô Minh, Thông Hoặc, Giới Nội
Hoặc, đều khái qúat gọi chung phiền não của Tam Giới.
Kiến Hoặc:
Các loại vọng kiến, phân biệt và suy lường lệch lạc của các đạo lý, mà phát
sanh ra các thự vọng hoặc như Ngã Kiến, Biên Kiến.
Tư Hoặc: Các mê tình
như Tham, Sân, Si, các vọng hoặc phát khởi do tư lự các sự vật ở thế gian.
Như vậy dựa theo sự mê chấp, gọi
là Kiến hoặc là Lý hoặc, Tư Hoặc là Sự Hoặc. Vì Kiến hoặc là những thứ tà
tưởng, thường kiên, ngã kiến phát sanh bởi sự mê lầm chân lý, vô thường, vô
ngã, và vì Tư hoặc là những vọng tình tham sân si phát sinh do sự mê nhiễm sắc
thanh của cás sự vật ở thế gian. Song phâng Kiến, hoặc, Tư Hoặc theo mê lý và
mê sự, là theo Pháp Tướng của Tiểu Thừa Câu Xá. Còn theo Pháp Tướng của Đại
Thừa Duy Thức, thì phân loại theo hai thứ Phân Biệt khởi và Câu Sinh khởi. Hai
chướng phiền não là sở tri do Phân Biệt khởi là Kiến hoặc, hai chướng phiền não
và sở tri do Câu Sinh Khởi là Tư Hoặc. Lại gọi là Kiến vì gồm hai nghĩa.
a) Các hoặc bị đoạn trừ khi chiếu kiến chân lý,
nên gọi là kiến hoặc
b) Kiến có nghĩa suy lường, hoặc này lấy suy
lường làm tính, nên gọi là kiến hoặc.
Tư cũng có hai nghĩa:
a) Một khi đã kiến thấy chân lý đoạn kiến hoặc
rồi, lại tư duy tu tập chân lý để đoạn hoặc này, nên gọi là tư hoặc.
b) Vì tư duy thế gian, vọng chấp sự vật mà khởi
hơặc nên gọi là tư hoặc.
Cả hai hoặc này là nhân chính thọsinh tử trong
tam giới, đoạn hai hoặc này mới thoát được sanh tử trong tam giới. Đoạn hoặc
cũng theo thứ tự, trước đoạn kiến hoặc, sau đoạn tư hoặc. Kiến hoặc có tính
mãnh lợi, khi kiến (thấy) đế lý liền đoạn sạch. Còn tính hoặc có tính độn muội
, phải nhiều lần tư duy đế lý mới từ từ đoạn được. Vị đoạn kiến hoặc gọi là
kiến đạo, vị đoạn tư hoặc gọi là tu đạo. Vị đoạn cả hai hoặc gọi là Vô Học đạo.
Thiên Thai Tông quy kết hết thảy vọng hoặc làm
ba thứ:
a) Kiến Tư là chướng ngăn Niết Bàn.
b) Trần Sa là chướng ngăn Bồ Đề.
c) Vô Minh là chướng ngăn Trung Đạo thật tướng.
Tư Hoặc:
Ấm ma, Thiên ma, Tử Ma: Gọi là Tam Ma. Chỉ trì
tập âm nghĩa giải thích Tam Ma như sau:
1) Phiền não ma: Chỉ hết thảy vọng hoặc trong
Tam giới, các vọng hoặc này nhiễu loạn tâm thần hành giả, khiến không thành tựu
Bồ đề được, nên gọi là Phiền não ma. Ngũ ấm ma được nhiếp trong ma này.
2) Thiên ma: Tức trời thứ sáu của dục giới. Nếu
người nào muốn cần tu các thắng thiện để siêu xuất sinh tử của Tam giới, ắt bị
Thiên ma này chướng ngại, tạo nên đủ nhiễu loạn, khiến hành giả không thể thành
tụu được thiện căn xuất thế. Gọi đó là Thiên ma.
3) Tử ma: Chỉ bốn đại phân tán, cái chét ngăn
chận sự kéo dài huệ mệnh, nên gọi là Tử ma.
Lại Trí Độ Luận quyển năm và Nghĩa Lâm Chương
quyển sáu gọi Phiền Não ma, Ấm ma, Thiên ma và Tử ma là Tứ ma.
1) Phiền não ma: Các thứ phiền não tham dục ,
san khuể thường gây não hại thân tâm, nên gọi là Ma.
2) Ấm ma: Hay còn gọi là ngũ chúng ma, tan dịch
là Uẩn ma. Năm ấm thường sinh đủ mọi khổ não , nên gọi là Ma.
3) Tử ma: Sự chết hay đoạn mệnh căn của người
nên gọi là Ma.
4) Thiên ma: TứcTha Hóa Tự Tại Thiên Tử Ma, tân
dịch là Tự Tại Thiên Ma, là ma vương của trời thứ sáu dục giới, thường phá ại
các thiện sự của người, nên gọi là ma. Chỉ có ma này trong tứ ma là bổn pháp,
còn ba thứ kia theo ý nghĩa mà gọi là ma.
Thập bát giới: Gồm lục căn (Nhãn, nhĩ, tỷ,
thiệt, thân, ý). Lục trần: (Sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp), và lục
thức (nhãn cho đến ý thức). Giới có hai nghĩa sai khác, vật này vật nọ không
xen tạp được nhau. Đại Thừa Nghĩa Chương quyển tám mạt (Giới là phân giới, do
các pháp có tính khác biệt gọi là “Giới”). Vì lục căn, lục trần, lục
thức có tính cách khác biệt, nên gọi chung là 18 giới. Lại Câu Xá Luận quyển
nhất nói: “Giới có nghĩa các loại pháp (pháp chủng tộc), như trong một núi
có nhiều loại như đồng , sắt, vàng, … gọi là đa giới (nhiều chất loại). Như
vậy một thân hoặc một tương tục có đến 18 loại pháp chủng tộc , gọi là 18 giới
. Hiểu theo nghĩa trên, giới của Tam giới và Thập Bát giới là giới theo Đa
giới, không nên hiểu theo là pháp giới.
Ám Chướng: Chuyên lấy tọa thiền làm công phu ,
còn nơi văn nghĩa của nghĩa lý thì mờ ám.
Tam Y: Y phục do Phật chế phân làm ba loại :
1) Tăng Già Lê (Sanghati) dịch là Chú Tụ Thời Y.
Y này để mặc vào những lúc đại chúng tề tập truyền giới hay thuyết giới .
2) Uất Đa La Tăng (Uttarasanga) dịch là Thượng Y
(y trên) mặc trên y An Đà Hội .
3) An Đà Hội (Antarvasaka) dịch là Trung Trước Y
(áo mặc bên trong).
Sau này ba y được theo Điều , như An Đà Hội là
Ngũ điều y, Uất Đà La Tăng là Thất Điều Y, và Tăng Già Le là Cửu Điều trở lên,
hay còn gọi là Đại y.
Discussion about this post