PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Những Nguyên Tắc Căn Bản Của Thiền Quán

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

NHỮNG NGUYÊN TẮC CĂN BẢN CỦA THIỀN QUÁN
Nguyên tác: VIPASSANĀ MEDITATION GUIDELINES
Tác giả: Sayādaw U Janaka – Dịch giả: Thích Giác Hoàng

CanbanthienquanLỜI
NÓI ĐẦU

Tuyển
tập này rút từ những lời dạy của HT. Sayādaw U Janaka vào
năm 1983 khi Ngài tổ chức khoá tu tại Trung Tâm Thiền Học
Phật Giáo Malaysia (Malaysian Buddhist Meditation Centre) ở Penang.
Lúc đầu tuyển tập này được Thượng toạ Sujīva,
một phần rút từ các pháp thoại buổi tối do HT thuyết giảng,
còn lại chủ yếu từ các buổi trình pháp của thiền sinh
tại khoá tu.


Vì
tập sách mỏng này phần lớn ghi lại những cuộc phỏng vấn
riêng giữa Thiền Sư và thiền sinh, và chứa đựng những
lời dạy và lời khuyên trực tiếp từ Thiền Sư nên phải
nói là rất bổ ích khi thiền sinh có trong tay tập sách này.


Nguyên
bản 1983 được Thượng toạ Paññāvaro hiệu đính năm
1989, nhằm giúp cho thiền sinh tu khoá Thiền Quán (Vipassanā)
ở Úc do Hoà Thượng tổ chức. Năm 1999, Tỳ-kheo Pesala hiệu
đính
một lần nữa, và được Thượng toạ trụ trì U Rewata
và Đại Đức U Khemisara của thiền viện Chanmyay ấn hành
để tặng cho thiền sinh.

CÁCH
TU TẬP

Vipassanā có nghĩa là Thiền Quán (hoặc là Thiền Minh Sát Tuệ). Trên
hết, đó là một quá trình thể nghiệm bằng kinh nghiệm của
chính mình, dựa trên sự phát triển tỉnh giác một cách có
hệ thống và thăng bằng. Nhờ cách quán sát và kinh nghiệm
lộ trình biến đổi của thân tâm từng sát na của thiền
sinh
từ nơi mà tâm dán vào, từ đó tuệ giác phát sanh và
soi rọi vào bản chất thực sự của đời sống. Với trí
tuệ
đạt được nhờ tu tập thiền quán, hành giả có thể
sống một đời sống nhẹ nhàng, giảm thiểu được sự bám
víu
, sợ hãi và quờ quạng hơn với thế giới xung quanh mình.
Do đó, đời sống sẽ được định hướng bằng lòng vị
tha
, từ ái và trong sáng hơn.

1.
Tâm Ghi Nhận

Đây
là phương pháp niệm phồng xẹp nhằm để hướng tâm của
thiền sinh vào hiện tượng của thân tâm để từ đó
hiểu được bản chất thật của nó một cách đúng đắn
hơn.

Kim
chỉ nam của thực tập Thiền Tuệ là quán sát những gì sanh
khởi
ngay lúc nó xảy ra – nghĩa là chỉ ghi nhận trong giây
phút hiện tại, và do đó hành giả sống trọn với giây phút
hiện tại.

Ghi
nhận
một cách chăm chú và chính xác. Ghi nhận một cách cạn
cợt có thể khiến cho tâm bị phân tán dữ dội hơn. Khi định
bị yếu, tâm có khuynh hướng bỏ qua các sự vật hiện tượng
đang xảy ra, thì lúc ấy các hành giả có thể sử dụng phương
pháp
“dán” một nhãn hiệu cho hiện tượng đó.[1] Sự thật,
những từ được dán vào bụng để định danh những gì đang
xảy ra đó thật sự không cần thiết, nhưng nó lại rất
hữu ích trong giai đoạn đầu. Cố gắng thực tập cách niệm
‘phồng, xẹp’ này dù cho ban đầu có thất bại, cho đến
khi khả năng ghi nhận tâm của hành giả trở nên
nhạy bén hơn. Khi hành giả cảm thấy cách ghi nhận qua cách
niệm ‘phồng, xẹp’ trở thành nặng nề cho sự tu tập,
thì cách niệm này không cần thực tập nữa.

Thiền
sinh
sẽ nhận chân được mục tiêu của thiền quán bằng
khả năng quán sát của sự thực tập ghi nhận này. Tiến
trình này có thể giúp hành giả khám phá về bản chất thật
của thân tâm như thế nào.

2.
Thiền Toạ

Khi
thiền toạ, thân và tâm của hành giả phải được thư giãn
đến mức tối đa mà hành giả có thể thư giãn được. Phải
duy trì tư thế ngồi một cách thăng bằng. Đừng thay đổi
tư thế một cách đột ngột và không chánh niệm trong thời
thiền toạ. Nếu hành giả muốn đổi tư thế, nên ghi nhận
tác ý của mình trước rồi hãy thay đổi tư thế sau.

Để
cho cân bằng trong thiền tập, thiền toạ một tiếng rồi
thực tập thiền hành một tiếng.

Khi
thay đổi tư thế thiền tập, dù là từ thiền toạ sang thiền
hành
hoặc ngược lại, hãy cẩn thận giữ niệm và định
không
gián đoạn.

Điểm
khởi đầu trong thiền toạ là hành giả phải thiết lập
được tác ý trên các cảm thọ của vùng bụng khi nó phồng
xẹp. Điều này chỉ thực hiện được khi tâm ghi nhận hoặc
khả năng niệm phồng xẹp cùng với các kinh nghiệm cảm thọ
đang xảy ra một cách đồng bộ.

Một
khi hành giả ghi nhận được sự phồng xẹp của vùng bụng
trở nên ngày một đều đặn và rõ ràng hơn, thì hãy gia
tăng
khả năng ghi nhận ấy. Nếu thấy rằng các cảm thọ,
phồng xẹp còn phức tạp thì hãy ghi nhận chúng một cách
tổng quát.

Nếu
thấy có sự gián đoạn phồng – xẹp ở vùng bụng, hãy ghi
nhận
thêm về trạng thái ‘đang ngồi’ và, hoặc ’xúc
chạm.’ (ghi nhận ‘đang ngồi’ là một trạng thái tỉnh
giác
về các đặc tính hỗ trợ của phong đại).

Đừng
can thiệp vào hơi thở tự nhiên, tức là đừng cố gắng
thở mạnh hoặc thở sâu. Nếu thở mạnh hoặc thở sâu như
vậy sẽ làm cho hành giả mệt. Hơi thở nên giữ bình thường.

Khi
đối tượng thứ hai xuất hiện và xâm chiếm tâm mình, như
là âm thanh, tư tưởng, cảm thọ, v.v… thì hãy ghi nhận ‘nghe,
nghe’, ‘suy nghĩ, suy nghĩ’, ‘cảm thọ, cảm thọ’ v.v
và v.v… Lúc đầu, thật không dễ dàng để ghi nhận toàn
bộ
các đối tượng đang xảy ra, nhưng khi chánh niệm vững
mạnh rồi thì hành giả có thể ghi nhận tất cả. Do đó,
khi đối tượng thứ hai được nhận diện là thứ hai, hành
giả
trở lại ghi nhận đối tượng ban đầu, nghĩa là, sự
phồng xẹp của vùng bụng.

Mặc
dầu
hành giả được hướng dẫn là hãy bắt đầu bằng
cách nhìn sâu sắc vào sự phồng xẹp ở vùng bụng, nhưng
hành giả không nên bám chặt vào đó. Vì đó cũng là một
đối tượng trong những đối tượng của Thiền Quán mà thôi.

Chánh
niệm
về sự di chuyển lên xuống của vùng bụng giúp hành
giả
có kinh nghiệm trực tiếp về phong đại, có nghĩa là
đặc tính chuyển động, sự rung động và đặc tính hỗ
trợ của nó. Lúc ấy, hành giả có thể hiểu biết đúng
đắn
về bản chất thật của phong đại, do đó có thể đoạn
trừ được sự sai lầm về bản ngã.

3.
Thiền Hành

Hãy
thiền hành một cách nghiêm túc. Thiền hành một cách đúng
đắn
và nghiêm túc mới có thể giúp hành giả phát triển
tỉnh giác một cách trọn vẹn, nghĩa là chứng được Thánh
quả
A-la-hán.

Hành
giả
bắt đầu thực tập bằng cách tác ý đến chân, tác
ý
một cách rõ ràng và ghi nhận từng bước một khi hành
giả
di chuyển. Hãy ghi nhận ‘phải, trái’ khi hành giả
di chuyển từng bước chân.

Mở
mắt
vừa phải (mở một nửa) và dán nó vào trước mặt
khoảng 4 – 5 feet (1 mét rưỡi đến 2 mét) trước mặt.
Hãy tránh nhìn dưới chân khi thiền hành nếu không tâm bị
phân tán bởi chính bước chân đó.

Đừng
để đầu nghiêng quá thấp bởi vì điều này sẽ khiến cho
hành giả mau bị căng thẳng, khó chịu trong khi thiền
hành
.

Các
đối tượng trong khi thiền tập cần phải tăng dần. Điều
đó có nghĩa là số lượng các động tác của chân được
quán sát cần phải tăng dần lên. Giai đoạn đầu của thiền
hành
, hãy ghi nhận hai động tác khoảng 10 phút: ‘trái, phải’
và ‘trái, phải’ mà thôi. Sau đó hãy ghi nhận 3 động tác
của chân: ‘giở chân, đưa chân tới, thả xuống.’ Giai
đoạn cuối
hãy gia tăng khả năng ghi nhận: ‘tác ý,
giở chân, đưa chân tới, thả xuống, chạm đất, đạp đất.’

Hãy
lưu tâm điều này. Tâm của hành giả sẽ lang thang một vài
lần trong một giờ thiền hành. Do đó, đừng có nhìn xung
quanh
đó đây trong thời gian thiền hành ấy. Hành giả đã
có nhiều năm trong quá khứ để nhìn ngắm và cũng còn nhiều năm để ngắm nhìn nữa! Nếu hành giả cứ lơ đãng cặp
mắt trong thời gian tịnh tu, định của hành giả khó mà thiết
lập
được. Mắt vọng động quả thật là một vấn đề
trở ngại đối với thiền sinh. Do đó, hãy hết sức lưu
tâm
và chánh niệm khi có ý niệm nhìn mọi sự vật xung quanh.

Để
thiền tập có hiệu quả, thiền sinh phải dụng công ít nhất
6 tiếng thiền hành và 6 tiếng thiền toạ mỗi ngày. Đây
là điều mà Thiền Sư mong đợi !

4.
Chánh Niệm Trong Đời Sống Hằng Ngày

Tỉnh
giác
trong các sinh hoạt hằng ngày là điều vô cùng thiết
yếu đối với thiền sinh. Một khi không có khả năng quán
sát
các sinh hoạt hằng ngày của mình, hành giả đó đánh
mất đời sống của chính mình rồi. Điều đó nghĩa là vị
ấy không còn là một thiền sinh thực thụ nữa, bởi vì niệm,
định và tuệ đều vắng mặt !

Muốn
cho niệm căn được vững mạnh thì hãy tỉnh giác liên tục,
không hề bị gián đoạn trong mọi sinh hoạt hằng ngày của
mình.

Sự
duy trì chánh niệm như vậy có công năng phát sinh định, và
chỉ khi ngang qua định như vậy hành giả mới có thể nhận
chân được bản chất cố hữu của hiện tượng thân tâm.
Điều này dẫn đến hành giả chấm dứt mọi khổ đau.

Không
ghi nhận được các sinh hoạt hằng ngày tạo nên khoảng trống
lớn của thất niệm. Tiếp tục duy trì khả năng ghi nhận
rất cần thiết để tỉnh giác phát triển từng sát na này
đến sát na khác. Với cách thiền tập này hành giả sẽ khám
phá
nhiều điều mới lạ ngay trong đời sống hằng ngày.

Suốt
thời gian tịnh tu, điều mà các hành giả cần phải làm,
đó là chánh niệm. Không có gì phải vội vã. Hoà thượng
Mahāsī Sayādaw đã so sánh một hành giả Thiền Quán giống
như một người yếu đuối, một kẻ bệnh tật cần phải
di chuyển rất chậm.

Làm
mọi công việc chậm rãi giúp tâm của hành giả được định.
Nếu hành giả muốn thiền tập được phát triển, hành giả
phải tập quen dần chậm rãi mà thôi.

Khi
quạt máy quay ở tốc độ nhanh, bạn không thể thấy sự
thật
nó như thế nào. Nhưng khi nó được quay chậm lại,
bạn có thể thấy nó như thế nào. Do đó, hành giả cần
phải
làm chậm rãi một cách có tác ý, từ đó mới thấy
được lộ trình thân tâm thật sự như bản chất của chúng.

Khi
bạn đang bị đoanh vây bởi một nhóm người đang làm việc
vội vã, bạn sẽ lãng quên mọi thứ xung quanh. Thay vì như
vậy, hành giả hãy tinh tấn ghi nhận các hoạt động của
thân tâm mình.

Nói
chuyện là mối nguy hại lớn cho lộ trình tu tập Thiền Quán.
Năm phút nói chuyện có thể phá sạch thiền tập niệm định
của hành giả cả ngày !

5.
Đau Nhức và Kiên Nhẫn

Đau
là bạn hữu của hành giả. Đừng có trốn tránh nó. Nó có
thể dẫn hành giả đến Niết-bàn (Nibbāna).

Đau
không có thông báo hành giả nó sẽ đến lúc nào. Nó có thể
không
chịu tan biến. Nhưng nếu nó như vậy, hành giả rất
có thể khóc vì nó. Một số thiền sinh đã rời trường thiền
vì những cơn đau!

Một
khi đau được hành giả quán sát, không phải để nó mau chóng
tan đi, nhưng để nhận chân được bản chất thật của nó.

Đau
là chìa khoá mở cửa Niết-bàn.

Khi hành thiền có định, đau không phải là một vấn đề. Nó
là một quá trình tự nhiên. Nếu hành giả dụng công quán
sát
nó, tâm hành giả sẽ thể nhập với nó và khám phá ra
bản chất của nó.

Khi
đau đến, hãy ghi nhận trực tiếp với cơn đau ấy. Không
để ý đến nó chỉ khi nào nó xâm chiếm hoàn toàn và liên
tục
. Hành giả chỉ có thể vượt qua cơn đau nhờ an trú
trong định, và định là kết quả của chánh niệm liên tục.

Nếu
quá đau sinh khởi trong thời thiền hành, thỉnh thoảng hành
giả
phải dừng lại và ghi nhận nó.

Hãy
kiên nhẫn với bất cứ điều gì và mọi thứ có thể kích
động đến tâm trí của hành giả.

Kiên
nhẫn
dẫn đến Niết-bàn (Nibbāna) – không kiên nhẫn dẫn
đến địa ngục.

6.
Ghi Nhận Các Trạng Thái Tâm

Khi
ghi nhận các trạng thái tâm hay các trạng thái tình cảm,
hãy ghi nhận nó nhanh chóng và chính xác, nhờ đó mà tâm ghi
nhận
được liên tục và mạnh mẽ.

Khi
nỗ lực tập trung tâm ý hành giả có thể ghi nhận được
các tư tưởng vọng động, bằng không hành giả đã bị đánh
bại rồi. Nếu tâm của hành giả có khuynh hướng vọng động,
điều đó cũng là dấu hiệu hành giả thật sự chưa đủ
mạnh để ghi nhận được các tư tưởng. Khả năng đòi hỏi
để làm được việc này quả thật là cần yếu.

Nếu
hành giả lưu ý đến nội dung của tư tưởng, các tư tưởng
đó sẽ có khuynh hướng tiếp tục. Nếu hành giả ý thức
được chính các tư tưởng đó, thì dòng tư duy đó có thể
được chấm dứt.

Đừng
dính mắt đến dòng tư duy và học thuyết. Thiền định vượt
ngoài thời gian và không gian. Do đó, đừng bị cột trói trong
tư duy và học thuyết. Tuệ giác sẽ phát sinh khi có định.
Tư duy có tính cách biện chứng và triết học sẽ đến khi
tâm có định một cách nông cạn.

Hôn
trầm
có thể vượt qua chỉ khi hành giả gia công trong tu tập.
Cách niệm ‘phồng xẹp’ liên tục quả thật có tác dụng
rất lớn. Ghi nhận buồn ngủ một cách liên tục. Nếu hành
giả
chấp nhận sự lười biếng, có nghĩa là hành giả đã
đi một nửa đoạn đường buồn ngủ rồi !

Thật
ra, khả năng ghi nhận luôn luôn có mặt, nhưng điều
chướng ngại là hành giả do dự để thực hiện điều đó.
Thái độ tâm lý vô cùng quan trọng. Do đó, đừng có bi quan.
Nếu hành giả lạc quan, hành giả sẽ cho mình một cơ hội.
Hài lòng trong mọi tình huống sẽ làm cho hành giả ít phân
tâm hơn.

Con
người
có khả năng vô tận và có đủ sức mạnh để làm
được nhiều việc. Nếu hành giả muốn phát triển thiền
tập
này cho đến mục tiêu tối hậu của nó là tỉnh giác
hoàn toàn, hành giả cần phải hạ quyết tâm khi dụng công.
Nếu hành giả hạ quyết tâm trong công phu như vậy, hành giả
sẽ đạt được giải thoát tối hậu, thoát khỏi những tập
nhiễm của chấp thủ, sợ hãi và vô minh.

HƯỚNG
DẪN TRÌNH PHÁP

Tất
cả thiền sinh phải trình pháp mỗi ngày. Thiền sinh trình
những gì thiền sinh ghi nhận và kinh nghiệm trong ngày thiền
tập
đó. Thiền Sư sẽ điều chỉnh những chỗ sai lầm cho
thiền sinh, hướng dẫn các bước thiền tập mới, và sẽ
nâng niềm cảm hứng của thiền sinh để thiền sinh có thể
tiến bộ hơn nữa.

Vào
thời trình pháp, cố gắng mô tả những gì ghi nhận được
khi các trạng thái phồng xẹp, các cảm thọ của vùng bụng,
các ý tưởng, các tưởng tượng phóng tác của thiền sinh,
cũng như các sinh hoạt hằng ngày.

Hãy
mô tả các điều trên chi tiết. Cố gắng chính xác và đi
đúng vấn đề một.

Suốt
thời trình pháp không cần ngưng lại để Thiền Sư nhận
định
. Chỉ khi nào trình bày xong tất cả kinh nghiệm của
thiền sinh, thì Thiền Sư sẽ cho nhận định và hướng dẫn
tiếp
.

Hãy
lắng nghe cẩn trọng từng lời hướng dẫn của Thiền Sư
và hãy theo đó mà tinh cần tu tập. Nếu có nghi ngờ điều
gì, hãy thưa hỏi Thiền Sư.

Khi
thiền sinh được hỏi bất cứ điều gì thì hãy trả lời
vấn đề đó, đừng có nói vấn đề khác.

Hãy
trình bày tất cả kinh nghiệm, ngay cả chúng dường như không
quan trọng đối với hành giả.

Nhiều
thiền sinh có kinh nghiệm là ghi lại vài hàng ngắn gọn sau
mỗi giờ thiền tập, điều đó rất hữu ích cho vị ấy,
nhưng cũng nên nhớ là không nên quan trọng hoá quá mức, cố
gắng
nhớ mọi thứ trong khi thiền tập. Điều này sẽ trở
ngại cho trạng thái định.

***

Phần
đầu là lời cảm ơn của TT trụ trì U Rewata, và phần cuối
là tam quy và tám giới của cư sĩ, nên không dịch ở đây.

Xin
hồi hướng công đức Pháp thí này đến tất cả chúng sanh.
Cầu nguyện tất cả đạt được chân hạnh phúc ngay trong
kiếp sống này.

[1]
Điều này được giải thích trong phần Thiền Toạ phía dưới.
Cách ‘định danh’ này rất đơn giản. Vì khi hành giả mới
thực tập thiền quán, vọng tưởng khởi lên quá nhiều, thiền
sinh
không có khả năng quán sát thân tâm mình, nên Thiền Sư
đã chế ra cách, khi hít vô, bụng phình ra, mình niệm
thầm ’phồng,’ khi thở ra bụng xẹp lại, hành giả niệm
‘xẹp’ để giúp hành giả trong những ngày đầu dễ tập
trung hơn (Lời người dịch).

Người
gửi bài: Diệu Thiện

Tin bài có liên quan

Yếu Pháp Tu Tập Tuệ Giải Thoát

Yếu Pháp Tu Tập Tuệ Giải Thoát

Xúc Giác – Cội Nguồn Trí Tuệ (Song Ngữ)

Xúc giác – Cội nguồn trí tuệ (song ngữ)

Vượt Qua Buồn Ngủ Trong Khi Hành Thiền

Vượt Qua Buồn Ngủ Trong Khi Hành Thiền

Về Pháp Quán Niệm Hơi Thở

Về Pháp Quán Niệm Hơi Thở

Về Chánh Niệm

Về Chánh Niệm

Vấn Đáp Về Thiền Vipassanā

Vấn Đáp về Thiền Vipassanā

Vấn Đạo Ngài Ajahn Chah (Questions & Answers With Ajahn Chah)

Vấn Đạo Ngài Ajahn Chah (Questions & Answers With Ajahn Chah)

Tuyển Tập Thiền Giữa Đời Thường Kỳ 2

Tuyển tập thiền giữa đời thường kỳ 2

Tuyển Tập Thiền Giữa Đời Thường Kỳ 1

Tuyển tập thiền giữa đời thường kỳ 1

Tuyển Tập Các Câu Hỏi – Đáp Cùng Thiền Sư U. Ottamasara Sayadaw

Tuyển tập các câu hỏi – đáp cùng thiền sư U. Ottamasara Sayadaw

Load More

Discussion about this post

Duyên Lớn Có Thể Chuyển Nghiệp Duyên Nhỏ Không Chuyển Được Nghiệp

Duyên Lớn Có Thể Chuyển Nghiệp Duyên Nhỏ Không Chuyển Được Nghiệp

DUYÊN LỚN CÓ THỂ CHUYỂN NGHIỆP  DUYÊN NHỎ KHÔNG CHUYỂN ĐƯỢC NGHIỆP Đào Văn Bình Có một câu hỏi ngàn...

Thế Giới Vàng Ròng

Thế giới vàng ròng

THẾ GIỚI VÀNG RÒNG Nguyễn Thế Đăng   Trong cái thấy của kinh Pháp Hoa thì tất cả vũ trụ...

Sự Phát Triển Của Tư Tưởng Bát Nhã Tại Trung Quốc

SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TƯ TƯỞNG BÁT NHÃ TẠI TRUNG QUỐC Cư Sĩ Định Huệ   Sau ngài Long Thọ...

Những Suy Ngẫm Để Biết Tôn Kính Pháp Môn Tịnh Độ

Những Suy Ngẫm Để Biết Tôn Kính Pháp Môn Tịnh Độ Tuệ Thiền (Lê Bá Bôn)   Nhân đọc các...

Hà Nội: Đại Lễ Phật Đản 2557 – 2013

HÀ NỘI: ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN 2557 - 2013Hoàng Tuấn-Trọng Hoàng - Cẩm Vân Sáng nay, ngày24/5/2013, tức ngày 15/4...

Đức Phật Sử Dụng Thần Thông, Phép Lạ Như Thế Nào

Đức Phật sử dụng thần thông, phép lạ như thế nào

Bài trước có đề cập đến ba phép lạ, thần thông mà Đức Phật dùng trong quá trình giảng pháp. Tuy...

Nhóm Cư Sĩ Từ California Hỏi Pháp Với Ajahn Suchart

Nhóm Cư Sĩ Từ California Hỏi Pháp Với Ajahn Suchart

NHÓM CƯ SĨ TỪ CALIFORNIA HỎI PHÁP VỚI AJAHN SUCHART, NGÀY 27/5/2014 (TRÍCH ĐOẠN)Nhóm cư sĩ từ California_27 May 2014_Vol....

Bên Dòng Sinh Tử Châu Sa

Bên dòng sinh tử châu sa

BÊN DÒNG SINH TỬ CHÂU SA                                                                    Bao nhiêu năm làm kiếp con người (Sinh)Chợt một chiều tóc trắng...

Ngài Ban Thiền Lạt Ma Ở Đâu

Ngài Ban Thiền Lạt Ma Ở Đâu

NGÀI BAN THIỀN LẠT MA Ở ĐÂU Trần Khải Một Phật tử Tây Tạng cầm ảnh của vị Ban Thiền...

Cháo Dưỡng Sinh Tâm Diệu

Cháo Dưỡng Sinh Tâm Diệu

CHÁO DƯỠNG SINHTâm Diệu Nói đến cháo, đối với những người Phật Giáo là phải nhắc đến một chi tiết...

Lục Độ Ba-la-mật-đa

LỤC ĐỘ BA-LA-MẬT-ĐA Gs Nguyễn Vĩnh Thượng                Lục độ Ba-la-mật-đa/ Sáu phương pháp tu Ba-la-mật-đa (Six Paramitas) là...

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 43)

Kinh văn: “Ly thô ác ngữ, nhi hành thí cố, thường phú tài bảo, vô năng xâm đoạt, nhất thiết...

Mừng Xuân Mới, Xin Hạ Hỏa

Mừng Xuân Mới, Xin Hạ Hỏa

MỪNG XUÂN MỚI XIN HẠ HỎA Cao Huy Hóa Đông tàn, xuân đến, tiết trời mát dịu, mọi người được...

Vài Ý Nghĩ Về Bài Viết Của Hoả Thượng Thông Lạc (6) Nguyễn Hòa

VÀI Ý NGHĨ VỀ BÀI VIẾT CỦA HOẢ THƯỢNG THÔNG LẠC (6) Nguyễn Hòa (Nét chữ mầu đen là nguyên...

Chiêm Bao Hạc Trắng

Chiêm bao hạc trắng

CHIÊM BAO HẠC TRẮNGTN Huệ Trân             Trong kiếp phù sinh, biết bao người đốt đuốc tìm tri kỷ...

Duyên Lớn Có Thể Chuyển Nghiệp Duyên Nhỏ Không Chuyển Được Nghiệp

Thế giới vàng ròng

Sự Phát Triển Của Tư Tưởng Bát Nhã Tại Trung Quốc

Những Suy Ngẫm Để Biết Tôn Kính Pháp Môn Tịnh Độ

Hà Nội: Đại Lễ Phật Đản 2557 – 2013

Đức Phật sử dụng thần thông, phép lạ như thế nào

Nhóm Cư Sĩ Từ California Hỏi Pháp Với Ajahn Suchart

Bên dòng sinh tử châu sa

Ngài Ban Thiền Lạt Ma Ở Đâu

Cháo Dưỡng Sinh Tâm Diệu

Lục Độ Ba-la-mật-đa

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 43)

Mừng Xuân Mới, Xin Hạ Hỏa

Vài Ý Nghĩ Về Bài Viết Của Hoả Thượng Thông Lạc (6) Nguyễn Hòa

Chiêm bao hạc trắng

Tin mới nhận

Giảng nghĩa chữ Phật

Lời Phật dạy về pháp môn niệm Phật

8 tướng thành đạo của Đức Phật Thích Ca

Ý nghĩa khi Đức Phật một tay chỉ trời, một chỉ đất và câu nói ‘Duy ngã độc tôn’

Vai trò của trung đạo trong hệ thống giáo lý Phật giáo

Đường xưa mây trắng

Đức Phật và câu chuyện “cày ruộng và gieo hạt”

Ý nghĩa ngày Đức Phật thành đạo (8/12 âm lịch)

Bản chất đạo Phật bi quan hay lạc quan?

Câu chuyện một con đường

Phật dạy làm người quan trọng nhất là phải có lương thiện

Đức Phật là thầy của trời người

Vì sao Phật nói: “Đàn bà sẽ vào địa ngục nhiều hơn đàn ông?”

Ai thấy Phật là người ấy thấy pháp, ai thấy pháp là người ấy thấy Phật

Công đức chiêm bái Phật tích

Thư Ngỏ Đại Trùngtu Chùa Phước Minh Nghĩa Hành Quảng Ngãi

“Thi Vương” Thơ Say Viết Về Phật Đản, Pháp Nạn

Đạo đức và trách nhiệm trong hôn nhân theo lời Phật dạy

Bồ-tát Thích Quảng Đức: Ngọn lửa & Trái tim

Đức Phật trị bệnh thoái tâm cho một vị tỳ kheo

Tin mới nhận

Ý nghĩa căn bản của giới luật

Đạo Đức Y Sinh Từ Một Quan Điểm Phật Giáo – Shoyo Taniguchi – Đăng Nguyên Dịch

Kinh Phổ Môn

Bàn Tay Với Tìm Hy Vọng – Cư Sĩ Liên Hoa

Giữa Một Thời Gian Nan Trần Khải

Quan hệ với người đã có gia đình có bị quả báo?

Thế Là Già! Thiền Quán Về Tuổi Già Với Chút Tự Trào Và Tự Hào

Quan điểm của Phật giáo về tự sát

“Trên đời này, người như thế nào đáng yêu nhất?”

Thong dong khắp mọi nẻo đường | Lời giới thiệu của nhà văn Nguyên Giác

Bố thí thiêng liêng và bố thí phàm tục trong Phật giáo Theravada

Người Giác Ngộ Còn Bị Chi Phối Bởi Luật Nhân Quả Không?

Đạo Phật Là Gì? (Tiến Sĩ Alexander Berzin, Matt Lindén)

Vài Chú Giải Về Thiền Đốn Ngộ

Kinh Đại Phật Đảnh Cứu Cánh Kiên Cố và Mật Nhân của Như Lai về Chư Bồ-tát Vạn Hạnh để Tu Chứng Liễu Nghĩa

Trung Ấm Tái Sanh – Thích Nữ Trí Hải

Đời sống quý giá

Tượng Mao Trạch Đông Được Đặt Trong Chùa Thay Thế Tượng Phật

Thiền Quán Và Nghiện Ngập

Về Ý Nghĩa Của Mục Tiêu Thoát Khổ Trong Đạo Phật

Tin mới nhận

Kim Cang Quyết Nghi

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 294)

Đức Phật Từng Cảm Nhận Các Giác Cảm Đau Đớn

Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014 (Tập 14)

Hướng Dẫn Đọc Kinh Trường Bộ

Tư Tưởng Thiền Học Trong Kinh Kim Cang

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 32)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 252)

Kinh Tụng (Ht. Thích Nhật Quang, Sư Huệ Duyên & Thầy Thích Trí Thoát)

Kinh Bách Dụ: Bị gấu cắn

Kinh Thắng Man Phu Nhân Hội

Kinh Tiểu Bộ Tập Ix (Khuddhaka Nikàya)

Ơn nhỏ không quên

Kinh Duy Ma Lược Giải

TP.HCM: Hàng ngàn Tăng Ni, Phật tử trang nghiêm kính mừng Phật Đản PL.2566

Từ Bát Nhã Đến Pháp Hoa

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 224)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 205)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 203)

Trao 100 suất học bổng cho sinh viên Trường Đại học Tây Nguyên

Tin mới nhận

Thần Chú Đại Bi: Viên Ngọc Của Người Cùng Tử

Thực Tiễn Sáu Phép Ba La Mật Trong Cuộc Sống Thường Ngày

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 294)

Nghiên cứu về thú hướng tái sanh qua dấu hiệu nóng, lạnh của thân thể

Thiền Tịnh Song Tu

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 330)

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 13)

Cách Thức Quán Tưởng Phật A Di Đà Lúc Chết

Pháp Môn Tịnh Độ – Bài 4

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 307)

Sông Lửa, Sông Nước – Giới Thiệu Truyền Thống Phật Giáo Tịnh Độ Chân Tông Nhật Bản

Pháp Môn Tịnh Độ – Bài 5

Pháp Môn Tịnh Độ – Bài 3

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 17)

Thư Trả Lời Những Sự Gạn Hỏi Về “BẤT NIỆM TỰ NIỆM”

Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (Tập 74)

Nhắc Nhở Tu Hành

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 14)

Mê ở Ta Bà, Sực Nhớ Quê Hương Là Cực Lạc

Pháp Môn Tịnh Độ – Bài 2

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

Chinese (Simplified)EnglishFrenchGermanJapaneseKoreanRussianSpanishVietnamese