ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA
NÓI VỀ PHẬT GIÁO ỨNG DỤNG (7)
Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
HỎI: Chúng
ta có thể làm gì để chống lại bạo động thường thấy quá nhiều trong xã hội chúng
ta?
ĐÁP: Chúng tôi nghĩ chúng tôi vừa trả lời điều
ấy! Về mặt khác, chúng tôi không có câu
trả lời đặc biệt đến câu hỏi của bạn. Tuy thế, chuyển hóa thái độ tinh
thần là nhiệm vụ chính của chúng ta. Làm
thế nào chúng ta có thể hoàn thành điều
này: Làm thế nào chúng ta có thể mang
việc làm này về trong gia đình và trường học? Nơi đây, giáo dục (học vấn) là thiết yếu. Không phải qua nguyện cầu hay thiền quán tôn
giáo, v.v…nhưng qua sự giáo dục thích đáng. Những trình độ khác nhau của thể chế giáo dục có một vai trò rất quan
trọng để biểu hiện trong sự đẩy mạnh tâm linh nhân loại trong hình thức phù hợp
với luân thường đạo lý xã hội. Chúng tôi
không phải là một nhà giáo dục, nhưng mọi người cần nói một cách nghiêm chỉnh
hơn về việc làm thế nào để tăng cường và mở rộng chương trình giáo dục làm nó
hoàn toàn hơn. Truyền thông cũng có thể
đóng một vai trò quan trọng trong việc đẩy mạnh những giá trị con người. Nói khác hơn, chúng tôi không chắc điều gì có
thể hoàn tất.
HỎI: Trong
xã hội vật chất và tiêu thụ hướng dẫn này, làm thế nào để chúng ta vượt thắng
những khát vọng đòi hỏi và dính mắc đến những lợi ích vật chất?
ĐÁP: Nếu nghĩ một cách sâu xa
trong những hình thức của sự thực hành tâm linh về việc đào luyện những khát khao và hài lòng
vừa phải, chúng tôi sẽ nói trong một sự tôn trọng rằng có nhiều cơ hội hơn cho
những ai sống trong những xã hội dồi dào về vật chất. Những người trong những xã hội phát triển ít
vật chất hơn không có cơ hội thực sự kinh nghiệm sự giới hạn của nhưng điều
kiện vật chất và những sự dễ dàng. Nếu
sống trong một xã hội phong phú vật chất, dễ dàng hơn để thấy những sự giới hạn
của những sự dễ dàng vật chất trong dạng thức cung ứng sự hài lòng. Vì thế, chúng tôi muốn nói rằng trong một xã
hội phong phú về vật chất thực tế có
nhiều cơ hội hơn cho những thực hành tâm linh. Dĩ nhiên, tất cả tùy thuộc trên
chính những thái độ và suy nghĩ của những cá nhân.
Tuy thế, ý kiến gốc rể sâu xa
của phương Tây hiện hữu như một nền văn hóa vật chất bị hướng dẫn bởi tiêu thụ
có thể chứa đựng một yếu tố của sự tưởng tượng. Người ta đưa ra những phạm trù khác biệt giữa những nền văn hóa Đông Tây
và rổi thì như những người Tây Phương, quý vị bắt đầu tin vào chúng. Quý vị nghĩ rằng cuộc sống của quý vị bị lèo
lái bởi những giá trị vật chất; quý vị
chiếu ra một hình ảnh nào đấy về nền văn hóa của chính mình và bắt đầu tin tưởng
vào nó, ghi nhớ mãi một khuynh hướng tâm thức nào đấy.
Trong những người bạn Tây
Phương, chúng tôi biết những cá nhân với một sự quyết tâm và dâng hiến vô cùng
thâm sâu đến việc thực hành Phật Pháp. Họ cũng có một trình độ kinh nghiệm cao đặt căn bản trên sự thực hành
thiền quán lâu dài và sống theo những kinh nghiệm mà họ đạt được. Chúng ta có thể tìm thấy những người như thế
ở cả Tây và Đông Phương. Căn bản tự
nhiên của tất cả những con người là như nhau.
HỎI: Cách
đây không lâu, nhiều người đã trở nên lệ thuộc vào thuốc giảm đau. Đối vói một số người nó là một sự quan tâm y
học nghiêm trọng nhưng đối với một số người khác nó có thể là cách duy nhất để
giải quyết. Ý kiến của Ngài về câu hỏi
này là thế nào?
ĐÁP: Khi chúng ta nói về y dược như là thuốc giảm
đau chẳng hạn, dĩ nhiên, có nhiều điều kiện khác nhau. Trong một số trường hợp, căng thẳng có thể là
nguyên nhân bởi những điều kiện vật lý hay sinh lý qua sự mất cân bằng trong cơ
thể. Dưới những tình trạng như thế, dùng
thuốc giảm đau có thể thực sự hổ trợ cá nhân và là một cách hữu hiệu của việc
xử dụng cho những vấn đề y học. Tuy vậy,
có thể có thí dụ khác, nơi mà những sự căng thẳng hay phiền muộn không có một
căn bản sinh lý nhưng đến từ những nhân tố tâm lý. Thế thì sẽ có ảnh hưởng hơn nếu dựa trên
những phương pháp nội tại như rèn luyện tâm hay thiền quán.
Đến với câu hỏi về những
người dùng thuốc giảm đau hay chống căng thẳng đơn giản như một cách để đạt đến một loại thư giản hay một cách giải
quyết dễ dàng, điều đó rõ ràng là một sự
lạm dụng về bản chất. Việc làm cho bớt
căng thẳng mà những cá nhân đạt được từ việc dùng thuốc trong cách này chi là
tạm thời. Trong khi thuốc men lưu lại
tác động của nó trong cơ thể, con người duy trì tình trạng thư giản, nhưng khi
mà hết thuốc, người ấy lại trở lại tình trạng đau đớn hay căng thẳng. Do vậy, thật hiệu quả hơn để nương tựa vào những kỷ thuật nội tại. Với những điều này, quý vị có thể sau này nhớ
lại sự phương pháp cứu chửa mà mình đạt được như một kết quả của thiền quán và sự cứu tể tự nó sẽ tồn
tại lâu dài hơn.
HỎI: Ngài sẽ
đề xuất thế nào đến những người thực hành Phật Pháp nếu họ cảm thấy được mời
gọi đến, mà không tiếp nhận văn hóa Tây Tạng?
ĐÁP: Điều này xác định là có thể. Thí dụ, không có gì đặc trưng của Tây Tạng về
tứ diệu đế. Một cách căn bản, không có
gì dính dáng đặc trưng đến nền văn hóa Tây Tạng hay Ấn Độ trong Phật Giáo Tây
Tạng. Nó không phải nói về Tây hay Đông.
HỎI: Tại
thời điểm của sự chết, làm thế nào một cư sĩ có thể duy trì trong trạng thái
bình lặng thay vì sợ hãi?
ĐÁP: Như chúng tôi đề cập ở trên, nếu chúng ta
tĩnh lặng và yên bình vào ban ngày, giấc mơ của chúng ta cũng sẽ tịch tĩnh và
bình an. Bằng sự nối dài, nếu hằng ngày
trong cuộc sống chúng ta là an hòa và thân hữu, thì có cũng sẽ là như thế với
sự chết của chúng ta. Đấy là sự chuẩn bị
tuyệt hảo cho một giây phút lâm chung bình lặng. Nếu đời sống chúng ta đầy ấp nhẫn tâm, sợ
hãi, và thù hận, chúng ta sẽ thấy rất khó giả biệt kiếp sống này trong an bình.
Như một tu sĩ Phật Giáo,
chúng tôi tin tưởng rằng có một đời sống kế tiếp. Trong đặc trưng của sự thực hành tantra chứa
đựng nhiều sự chuẩn bị đặc biệt cho sự chết và nó rất quan trọng với hành giả
làm cho quen thuộc với chúng vì thế chúng ta có thể hiện thực những thực hành
này khi chúng ta lâm chung. Do vậy,
trong sự thực hành hằng ngày, chúng tôi thiền quán về sự chết và tái sinh của
chính mình nhắc đi nhắc lại thường xuyên. Điều này là sự dự phòng để chuẩn bị cho chúng tôi đối với sự chết, nhưng
chúng tôi vẫn không chắc hoặc là chúng tôi sẽ được trang bị chính xác để vận
dụng nó khi sự chết đến thật sự hay không. Đôi khi chúng tôi nghĩ rằng khi sự chết đến, chúng tôi có thể bắt đầu
cảm thấy thích thú về nó cho dù tôi có thể thi hành những thực tập này một cách hiệu quả hay không.
HỎI: Bây giờ
chủ nghĩa Cộng Sản đã bị mất uy tín, làm
sao chúng ta có thể kiểm soát ngăn cách giữa giàu và nghèo?
ĐÁP: Đây là một câu hỏi thật
sự quan trọng. Mọi người có thể thấy là
trong cấp độ toàn cầu có một khoảng cách to lớn giữa những quốc gia giàu và
nghèo, chúng ta cũng tìm thấy sự chia cách tương tự của những cá nhân trong một
quốc gia. Thí dụ, ở các nước giàu số
lượng các nhà triệu phú đang tăng lên, trong khi những người nghèo vẫn nghèo và
trong một số trường hợp có thể là bị nghèo hơn. Chỉ mới một ngày gần đây, chúng tôi đã gặp một người bạn nói với tôi về
công việc mà bà ta đang làm ở thủ đô Hoa
Sinh Tân (Hoa Kỳ). Bà ta nói rằng điều
kiện sống của một số gia đình mà bà ta đã viếng thăm thì quá thất vọng rằng
chúng không thích hợp cho bất con người nào sống ở đó. Trong khi bà ta đang giải thích kinh nghiệm
của mình, bà ta bắt đầu khóc, và chúng tôi cũng cảm thấy bị chấn động.
Điều đó không chỉ là sai đạo
đức mà cũng không thực tế. Chúng ta phải
nghĩ một cách nghiêm chỉnh về việc làm thế nào để giảm thiểu vấn nạn này. Chúng tôi đã từng nghe về một số gia đình
giàu có bây giờ đang chia xẻ sự sung túc của mình với những người khác. Năm vừa qua, một số người bạn của chúng tôi ở
Chicago đã kể với tôi về một số gia đình giàu có hơn bây giờ mạnh dạn hơn trong
việc chia xẻ. Đây là tin tức tốt; chúng
ta càng phát triển thái độ từ bi này, chúng ta càng thu hẹp ngăn cách giữa giàu
và nghèo.
Tuy thế, ở cấp độ toàn cầu,
chúng tôi cảm thấy rằng sự bắt đầu phải đến từ những nước nghèo, rộng rãi qua
sự giáo dục (học vấn). Trong những
chuyến viếng thăm gần đây đến Nam Phi và một số quốc gia Phi Châu khác, chúng
tôi thấy một sự ngăn cách to lớn giữa những thành phần được ưu đãi và quần
chúng và có rất nhiều người thiếu tự tin. Thật quan trọng cho những người nghèo thể hiện một nổ lực để chuyển hóa
thái độ tinh thần của họ qua giáo dục. Những người giàu có thể hổ trợ họ trong việc này bằng việc cung cấp
những sự dễ dàng về giáo dục và đào cùng những khí cụ cần thiết.
Rồi thì điều này đưa chúng ta
đến câu hỏi về dân số. Hiện nay có hơn
sáu tỉ người trên hành tinh này. Đây là
một vấn đề cực kỳ nghiêm trọng.Nếu chúng ta tăng tiêu chuẩn sinh sống cho những quốc gia nghèo và không phát triển
như những quốc gia ở Bắc bán cầu, điều đáng nghi ngờ là tài nguyên thiên nhiên
thế giới có cung ứng đủ cho mọi người hay không. Những vấn đề như thế này là nguyên nhân bởi
một sự thiếu tỉnh thức và sự thất bại trong việc dùng trí thông minh của con
người một cách thích đáng. Tất cả các
quốc gia, nhưng đặc biệt trong những nước nghèo, chỉ hướng vào những vấn đề
trước mắt thay vì nghĩ đến những vấn đề dài hạn. Mặc dù thế, qua giáo dục, những giải pháp cuối cùng sẽ được tìm ra.
HỎI: Kính
bạch Ngài, với quá nhiều chiến tranh xảy
ra nhân danh tôn giáo, Ngài có thể giải thich tại sao Tây Tạng đã không xử dụng
bạo động tiếp cận đến mục tiêu tự do?
ĐÁP: Trước nhất, chúng tôi tin rằng nhân loại một
cách căn bản là tử tế và hiền lành và rằng nếu dùng bạo động là chống lại nền
tảng tự nhiên của chúng ta. Thứ hai,
thật khó khăn để thấy trong lịch sử nhân loại những thí dụ về giải pháp quân sự
đưa đến sự giải quyết bền vững của bất cứ vấn đề nào. Xa hơn nữa, ngày nay, biên giới quốc gia đang
trở nên kém quan trọng; thí dụ, trong nền kinh tế hiện đại, không có một cách
căn bản. Hơn thế nữa, kỷ thuật thông tin
và du lịch đang biến thế giới thành một cộng đồng nhân loại duy nhất. Vì thế, ngày nay nhận thức về độc lập đã kém
ý nghĩa hơn.
Mọi việc lệ thuộc liên đới
cao độ. Chính ngay những nhận thức về
“chúng ta” và “họ” đang trở nên không
thích đáng. Chiến tranh là lỗi thời bởi
vì những lân bang là bộ phận của chính chúng ta. Chúng ta thấy điều này trong những vấn đề
kinh tế, giáo dục, và môi trường. Mặc
dù, chúng ta có thể có một số hệ tư tưởng khác nhau hay những xung đột khác với
lân bang của chúng ta, về kinh tế và về môi trường; chúng ta chia sẻ một cách
thiết yếu cùng một quốc gia, và tàn phá lân bang chúng ta là đang tàn phá chính
mình. Điều ấy là khờ dại.
Lấy Kosovo làm thí dụ, chiến
dịch quân sự của Hoa Kỳ và Nato được thấy như một loại giải phóng trên lãnh vực
nhân đạo đòi hỏi phải dùng một lực lượng hạn chế. Có thể động cơ là tốt và mục tiêu cũng đúng
đắn, nhưng do bởi dùng bạo lực, thay vì
hận thù được giảm thiểu, trong một số trường hợp nó có thể gia tăng. Ngay từ lúc đầu, cá nhân chúng tôi đã thấy có
những sự hạn chế về việc dùng vũ lực trong trường hợp ấy, mặc dù động cơ và mục
tiêu là tích cực. Một cách căn bản bạo lực là lỗi thời.
Trong trường hợp của Tây
Tạng, cho dù chúng tôi thích hay không, chúng tôi phải sống bên cạnh những
người anh chị em người Hoa. Người Tây
Tạng đã có những mối liên hệ với Trung Hoa gần hai nghìn năm. Đôi khi nó là hạnh phúc an lạc; có lúc thì
không. Ngay bây giờ chúng tôi đang trải
qua một giai đoạn không vui, nhưng bất chấp điều này, chúng tôi phải sống với
nhau như những láng giềng. Do thế, để
sống một cách thanh bình, hòa hiệp và với tình hữu nghị trong tương lai, thật
cực kỳ quan trọng là trong khi đang diễn ra sự tranh đấu cho tự do, chúng tôi
tránh dùng bạo lực. Đây là nền tảng niềm
tin của chính chúng tôi.
Một điều khác là để tìm ra
một giải pháp đến những vấn đề giữa Trung Hoa và Tây Tạng, sự hổ trợ của những
người Hoa là thiết yếu. Có một sự lớn
mạnh về hổ trợ và tình đoàn kết cho Người Tây Tạng phát sinh trong những người
Hoa và điều này rất đáng khích lệ. Nhưng
nếu chúng tôi dùng đến bạo lực và làm những người Hoa đổ máu, ngay cả những
người Hoa trí thức nào đấy nhìn nhận sự đấu tranh của Tây Tạng là đúng đắn và
rằng người Tây Tạng đã thật sự khổ đau qua cái gọi là giải phóng hòa bình của Tây Tạng sẽ thu
hồi sự hổ trợ của họ bởi vì anh chị em của chính họ đang khổ đau. Vì thế, thật cực kỳ quan trọng xuyên suốt qua sự chiến đấu của chúng tôi là
chúng tôi tiếp tục dựa trên những phương tiện bất bạo động.
HỎI: Làm thế nào để ai đấy duy trì
một chế độ tâm linh hay một sự nuôi dưỡng tâm linh trong một thế giới bận rộn
như thế này? Có một mật ngôn rất nhanh
và đơn giản mà một người có thể đọc lên khi vừa mới thức dậy hay điều gì để tập
trung trong ngày để cảm thấy tĩnh lặng không?
ĐÁP: Chúng ta có thể làm điều này để rèn luyện tâm
thức chúng ta. Bắt đầu bằng sự dậy sớm
vào buổi sáng. Cố tu sĩ dòng Trappist là
Thomas Merton, đã dậy lúc 2:30 sáng và đi ngủ lúc 7:30 tối. Thời khóa biểu của chúng tôi bắt đầu trễ hơn
một giờ, chúng tôi dậy lúc 3:30 và lên giường lúc 8:30. Vì vậy, quý vị có thể cần hy sinh việc thức
khuya và các câu lạc bộ về đêm. Nếu quý vị thực sự thích thú điều ấy, có thể
quý vị nên làm một lần một tháng.
Rồi thì, dậy sớm, khảo sát
đời sống hằng ngày và một số điểm mà chúng tôi đã đề cập rồi. Thí nghiệm và phân tích. Điều này là con đường
chính xác thiết thực; Chúng tôi không biết cách nào đơn giản hơn. Xa hơn nữa, chúng tôi rất nghi ngờ những ai
tuyên bố rằng những vấn nạn có thể được giải quyết chỉ bằng cách chúng ta nhắm
mắt lại. Những vấn đề có thể được giải
quyết chỉ thông qua việc phát triển thái độ tinh thần một cách thật sự thích
đáng, điều đòi hỏi thời gian và nổ lực.
HỎI: Ngài
dùng mỗi thời khắc để cống hiến cho những người khác. Nếu Ngài có thể thực hiện một chuyến đi nghỉ ngơi một mình,
Ngài sẽ làm gi?
ĐÁP: Chúng tôi sẽ một giấc ngủ dài! Một lần nọ, chúng tôi đến thủ đô Hoa Sinh Tân
từ Ấn Độ. Nó là một chuyến bay rất dài
và tôi rất mệt mỏi. Chúng tôi đi ngủ lúc
5:30 chiều và tỉnh giấc lúc 4:30 sáng hôm sau – chúng tôi đã ngủ hơn mười một
giờ đồng hồ. Chúng tôi thấy rất là hữu
ích. Vì thế, nếu tôi thực sự có một
chuyến nghĩ ngơi, chúng tôi sẽ có một giấc ngủ mười giờ đồng hồ. Dĩ nhiên, rồi thì, trong đời sống hằng ngày,
thiền quán cũng là một phương pháp để thư giản. Trong thiền quán, chúng ta suy nghĩ và phân tích đời sống, tâm thức và
tự ngã. Nếu chúng ta thiền quán phân
tích trôi chảy thông suốt tốt, chúng ta cảm thấy thoải mái; nếu không thế,
chúng ta chỉ mệt mỏi thêm.
HỎI: Một
hành động đơn độc nào mà mỗi chúng tôi có thể nhận lấy để biểu lộ trách nhiệm
phổ quát?
ĐÁP: Một điều mà chúng ta có làm với tính cách cá
nhân là để bảo đảm rằng sự quan tâm của chúng ta cho môi trường trở thành một
phần trong đời sống của chúng ta. Chính
chúng tôi chưa bao giờ tắm trong bồn; chỉ bằng vòi hoa sen. Tắm trong bồn lãng phí rất nhiều nước, trong
nhiều phần của thế giới, có một sự thiếu nước nghiêm trọng. Cũng rất quan trọng để tiết kiệm điện. Bất cứ khi nào rời khỏi phòng, chúng tôi tắt
đèn. Điều này đã trở nên một phần rất
quen thuộc trong đời sống của chúng tôi mà chúng tôi làm không phải qua suy
nghĩ. Những hành động như thế làm một
phần nhỏ của chính tôi để cống hiến đến môi trường.
Illuminating the Path to Enlightenment: Prologue
Universal Responsibility
http://www.lamayeshe.com/index.php?sect=article&id=398&chid=1006
Tuệ Uyển chuyển ngữ
Đức Dalai Lama nói về Phật
giáo ứng dụng (1)
Đức Dalai Lama nói về Phật
giáo ứng dụng (2)
Đức Dalai Lama nói về Phật
giáo ứng dụng (3)
Đức Dalai Lama nói về Phật
giáo ứng dụng (4)
Đức Dalai Lama nói về Phật giáo ứng dụng (5)
Đức Dalai Lama nói về Phật giáo ứng dụng (6)
Discussion about this post