ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA ĐÀM LUẬN
VỚI HOÀNG TỬ PANU CỦA THÁI LAN, 1960 – ẤN ĐỘ
Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
Không có cuộc viếng thăm Ấn Độ nào hoàn toàn nếu không
có việc gặp gở vị hiền nhân trẻ tuổi phi thường này. Hoàng Tử Panu danh dự được có buổi đàm luận
với vị Thánh Vương (God King)Tây Tạng. Ông mang tặng phẩm và họ đã trao đổi tấm khăn choàng truyền thống với thái
độ tôn kính. Hoàng Tử Panu đã thỉnh cầu
Đức Đạt Lai Lạt Ma mở lòng tuyên bố … với thế giới.
Đức
Đạt Lai Lạt Ma đã nói rằng, “Đôi khi tiến trình trong lãnh vực khoa học
cho phép người ta khai thác thiên nhiên làm nên những lợi ích và hạnh phúc cho
nhân loại. Tuy nhiên, bất hạnh thay những
tiến bộ vĩ đại nhất của khoa học lại được sử dụng để phát triển vũ khí tàn
phá. Ngay cả tệ hại hơn là những kẻ mạnh
mẽ hơn đã biểu lộ nhằm để thống trị đàn áp người yếu thế. Loài người vì thế phải sống liên tục trong sợ
hãi và khốn khổ. Nổi khổ đau này có thể
truy tầm đến lòng vị kỷ của con người, là điều làm cho người ta chỉ nghĩ trong
dạng thức của chiến thắng cho người ấy và đánh bại người khác. Phương thức chửa trị duy nhất cho sai lầm này
là việc khôi phục chí nguyện hướng về tôn giáo và làm mới sự thực tập hướng đến
chân lý tôn giáo. Đức Thế Tôn rất vui mừng
khi chúng ta tầm cầu sự quy y trong ba ngôi tôn quý, Đức Phật, giáo huấn của
Ngài và đệ tử của Ngài, niềm tin và quán chiếu trong chuỗi nhân quả, nhận ra lỗi
lầm và đạt đến đạo đức. Tất cả chúng ta
phải nhận ra rằng tất cả chúng sinh là thân quyến với nhau và chúng ta phải
hành động vì lợi ích của họ. Nếu loài
người chấp nhận ý tưởng này thì nền hòa bình thế giới không thể nào không hiện
hữu. Tất cả mọi người bất chấp chủng tộc
tạo nên hòa bình và hạnh phúc. Không ai
muốn khốn khó và khổ đau. Con người có
thể vượt lên trên thế giới loài vật chỉ khi mà họ từ bỏ việc làm tổn thương kẻ
yếu, và chỉ khi người ta tôn trọng quyền của những người yếu đuối nhất. Duy chỉ chấp nhận và thực hành chân lý này
chúng ta mới có thể bảo tồn những thành tựu vĩ đại của loài người.
Tôi xin nhân cơ hội này để cảm ơn mọi người trên
thế giới, Phật tử và không Phật tử, những người đã biểu lộ lòng cảm thông và
giúp đở đồng bào tôi và cá nhân tôi vào lúc đau buồn và thảm kịch này. Tôi không muốn nói bất cứ điều gì gợi lại ký ức
thương đau trong cảm nhận của tôi, nhưng hầu hết quý vị đã biết những gì đã xảy
ra và đang xảy ra ở Tây Tạng. Sự cảm
thông của quý vị đã ban cho đồng bào Tây Tạng và chính tôi sự an ủi, khích lệ
và hy vọng trong những ngày đau thương này của chúng tôi.”
Hoàng Tử Panu sau đấy đã đề cập rằng, Đức Đạt
Lai Lạt Ma đã được xem như một vị Phật Sống hay một vị Thánh Vương, và ông thỉnh
cầu vị hiền nhân trẻ tuổi hãy hy vọng trong thảm kịch này.
Đức
Đạt Lai Lạt Ma đã nói rằng, “Có gì đáng chú ý, tôi chỉ là một môn đệ của Đức
Thế Tôn.”
Cùng
lúc Hoàng Tử Panu đã hỏi, có phải Đức Đạt
Lai Lạt Ma đã đở đầu cho một sự đối kháng với việc xâm lược của Trung Cộng đơn
giản nhằm để tái lập quyền lực và sự giàu sang.
Đức
Đạt Lai Lạt Ma nói rằng, “Điều gì sẽ xảy ra nếu tôi chỉ khao khát quyền lực
và giàu sang mà tôi có thể đạt được thật sự bằng việc từ bỏ quyền lợi của những người chống lai sự xâm lược của Trung Cộng. Từ lúc thiếu thời tôi đã chỉ được dạy về sự
cao thượng …(!), tất cả hàng Phật tử phải biết rằng hàng Tăng Già, hàng tu sĩ
xa lánh những đam mê khoái lạc trần tục và phải từ bỏ những tài sản vật chất.
Quyền
lực và phú quý với tôi? Tôi không phải
trở thành Đạt Lai Lạt Ma để sử dụng sức mạnh và quyền lực tại sao tôi phải cố gắng
để có chúng. Tôi muốn và tôi chỉ sở hữu
giáo huấn của Đức Thế Tôn. Như một lãnh
tụ và là một môn đệ của Đức Phật, lợi ích của đồng bào tôi và đất nước tôi là
trách nhiệm của tôi. Lời buộc tội rằng
tôi mong ước quyền lực và giàu sang là một lời nói xấu xa của những kẻ thù nghịch
tôi là những người Trung Cộng. Những kẻ
thù nghịch của tôi đã trở nên độc ác thật sự, họ đã tàn phá nhà cửa của chúng
tôi, đã chỉa súng đạn vào chúng tôi. Đồng
bào chúng tôi phải sống trong sự thiếu thốn và khổ đau.”
Hoàng
Tử Panu hỏi tiếp theo là, Đức Đạt Lai Lạt Ma tiên liệu gì cho tương lai?
Đức
Đạt Lai Lạt Ma trả lời rằng, “Như một lãnh tụ tôn giáo của Tây Tạng, tôi
hy vọng đồng bào tôi sẽ chiếm được lòng cảm thông và hổ trợ của tất cả những
người trên thế giới tôn trọng nhân quyền và tự do của con người. Xin hãy quan tâm rằng chỉ có chín triệu người
Tây Tạng, chắc chắn được biết đến rõ nhất, đấy chỉ là một con số ít ỏi so với
dân số của Trung Hoa, Ấn Độ hay Hoa Kỳ. Mặc dù con số là ít ỏi, mặc dù chúng tôi chỉ
có vài triệu người, nhưng người ta hay bất cứ quốc gia nào có quyền gì phủ nhận
những quyền con người căn bản của chúng tôi. Tôi không thể…, chúng tôi có quyền tự do và những quyền lợi của chúng
tôi đơn giản là sự tồn tại của chúng tôi. Trong hoàn cảnh hiện tại, tôi chỉ có sự hy vọng của tôi, đấy là một sự
hy vọng nhỏ nhoi, nhưng là điều không thể hủy diệt được. Tôi hy vọng rằng chúng tôi có thể bền bỉ chống
lại sự áp bức cho đến khi công lý được thực thi.”
Cuối cùng Hoàng
Tử Panu gợi ý rằng người dân những nước nhỏ phải có sự nhẫn nại và chịu đựng.
Đức
Đạt Lai Lạt Ma trong lời đáp lại là, “Vâng tôi đồng ý, chúng tôi là những người dân của một nước nhỏ trong nhiều năm cho đến khi sự kiện này xảy
ra, chúng tôi đã chịu đựng một cách không nhẫn nại, nhưng có một sự giới hạn
cho đạo đức này, khi sức ép trở nên to lớn hơn sức chịu đựng của con người, người
ta phải phản kháng lại. Không phải tất cả
mọi người đều đạt đến niết bàn, người ta cũng không đạt đến tình trạng mà người
ta có thể loại bỏ những cảm xúc của con người.”
Cuối
cùng Đức Đạt Lai Lạt Ma …ngài nói rằng ngài nhân cơ hội này để cảm ơn mọi người
trên thế giới không phải Phật tử cũng như những Phật tử những người đã giúp đở
và bày tỏ sự cảm thông đến đồng bào cùa tôi và đồng bào tôi vào lúc này, thời
điểm đau thương và tuyệt vọng, sự cảm thông của ông đã cho chúng tôi sự an ủi,
khích lệ và hy vọng lớn lao trong những ngày tháng đen tối của đau thương này của
chúng tôi.
Nguyên
tác: 1960 Interview with HH the Dalai Lama in India by Prince Panu of Thailand
Ẩn
Tâm Lộ ngày 4-5-2012
Discussion about this post