1. Phật Giáo Thời Ngụy
Vào Niên hiệu Kiến An 25 đời Hiến Đế nhà Đông Hán 220, thiên hạ của nhà Hán bị Tào Phi chiếm đoạt, xây dựng kinh đô ở Lạc Dương, lấy quốc hiệu là Nguỵ, sử gọi là Nguỵ Văn Đế. Đến năm sau, Lưu Bị lấy danh nghĩa là dòng nhà Hán chính thống, định đô ở Thành Đô, lấy quốc hiệu là Thục Hán, sử gọi là Chiêu Liệt Đế. Trãi qua 8 năm (229) Tôn Quyền cũng tự lập Đế, định đô ở Kiến Nghiệp, quốc hiệu là Ngô, sử gọi là Đông Ngô Đại Đế. Ba nước Nguỵ, Thục, Ngô phân chia kiểm soát Trung Quốc. Ơ thời đại này suốt 45 năm Phật giáo không có được sự ủng hộ của Lưu Bị, ở nước Thục không có hình bóng của Phật giáo, chỉ có hai nước Nguỵ và Ngô bảo hộ. Công tác truyền giáo ở đây đứng đầu là Mâu Tử, ông có tài triển khai, dịch kinh, chú kinh. Vào khoảng cuối đời Hán Linh Đế 188, đến đời Hiến Đế Sơ Bình Tứ niên 193, trong 5 năm ông trước tác Lý Hoặc Luận để suy tôn Phật giáo. Ông là nhà huyền học trứ danh, các tác phẩm của ông làm khởi lên diễn biến tư tưởng của những nhà học giả lớn.
Từ đây về sau, Lão giáo và Phật giáo cùng song song lưu hành. Vì triết học Lão Trang là sản vật của thời loạn lạc, họ đặt nặng việc trừ bỏ xấu ác ở nhân gian, đối với nền văn vật hiện thực là không vừa ý, mà muốn trở lại trạng thái tự nhiên của nguyên thuỷ, không có đấu tranh và không có tham dục. Chính tư tưởng Phật giáo là phù hợp với lý tưởng của họ, bởi thế nên được nhà vua giúp đở. Như vậy tại sao ngay trong nền học thuật nguyên thuỷ, tư tưởng Lão Trang và Phật giáo lại được thạnh đạt có thể suy nghĩ mà biết được. Chẳng hạn như luận do Mâu Tử trước tác bao hàm cả Phật và Lão, cho thấy tính huyền diệu của Phật giáo có nhiều điểm nỗi bật. Những năm cuối đời Hán, có những Cao Tăng từ Tây Vực sang Trung Quốc như ngài Chi Sấm, ngài An Huyền, ngài Nghiêm Phật Điều, ngài Trúc Phật Sóc và ngài An Thế Cao. Vừa lúc Phật giáo Trung Quốc phát triển thì họ liền nỗ lực dịch kinh, cùng với Mâu Tử thảo luận về Phật nghĩa trong Lý Hoặc Luận. Từ đây, ý nghĩa bản thân Phật giáo dần dần được sáng tỏ. Cũng từ đây, Phật giáo mới từ trong phạm vi phương thuật của Đạo sĩ đột phá ra ngoài mà tự lập. Tư tưởng triết học của Lão Trang cũng mượn cớ đạo giáo của Hoàng Lão mà phân chia nhiều đường, riêng biệt xiển dương. Đạo giáo là tôn giáo tín ngưỡng của nhân gian. Hoàng Lão là tư tưởng học thuật huyền học chánh thống của đời Nguỵ Tấn. Ơ đây chính là thời kỳ diễn biến tư tưởng học thuật, Phật giáo thoát khỏi những yếu tố phụ của Đạo giáo, để cùng hoà nhập với huyền học của Lão Trang. Phật giáo được các giới nhân sĩ Thanh đàm yêu thích. Đây là sự phát triển của Phật giáo hội nhập vào một giai đoạn mới.
Chẳng qua, phương thuật với huyền học của Trung Quốc ngày xưa, đều là đạo lý tự nhiên vô vi của đạo gia, bởi vì, Vương Bật, Hà Yên đều chủ trương trời đất vạn vật lấy vô vi làm gốc. Chỉ có Phật giáo là độc lập ra ngoài các phương sĩ. Vào thời Hán Nguỵ, ngoài việc tích cực phiên dịch kinh điển của Phật, họ cũng quam tâm chú ý đến đạo lý “không” “ vô vi” làm gốc. Mà học giả của phái Thanh đàm cho rằng con người với tạo vật là đồng thể, trời đất cùng sanh, tiêu diêu phù thế, cùng với đạo mà cấu thành, đây là loại huyền diệu cao đàm thanh tịnh vô vi, mà trong đó là yếu nghĩa của các mối quan hệ diễn biến, nói Phật, nói Đạo tạo thành tư tưởng Huyền học, Phật học đời Nguỵ Tấn. Người ta nghe đến liền hiểu ngay, đây là tư tưởng triết học tánh của Lão Trang hoà nhập với tư tưởng của Phật giáo vào thời Tam Quốc. Kinh Nghiệp quán niệm theo tư tưởng phương thuật thần tiên cải biến những khiếm khuyết, mà cũng đề cao giá trị học thuyết của họ, điều này có thể theo hai điểm sau để thấy được sự có mặt của chúng:
A. Nghiên cứu về kinh điển dịch thuật của Phật giáo của sĩ đại phu:
Vào triều đại nhà Hán, Đạo giáo mê tín theo tính phương thuật thần tiên, rồi đến cuối đời Hán giặc khăn vàng nổi loạn, ảnh hưởng đến Nguỵ Văn Đế, nên Ông liền bài xích đạo thuật thần tiên và tôn sùng tư tưởng triết học của Lão Trang. Trần Tư Vương Tào Thực soạn “Biện Đạo Luận” nói rằng: “Thống quát đạo nguyên, tinh cứu tinh lục, cộng ký tải, giai hư vọng chi từ.” Họ đều chỉ quý các loại cam thuỷ của Cam Lăng, Tả từ của Lô Giang, Khích kiệm của Dương Thành, hành động quỷ quyệt, dùng lời yêu ma để mê hoặc mọi người. Bấy giờ, những người trí thức đều phản đối tác phong của phương thuật thần tiên. Trước tình hình đó, Phật giáo cũng có nhiều mối hiềm nghi đối với phương thuật thần tiên, tuy điều ấy là tôn chỉ của họ lúc mới đến, nhưng họ vẫn phản đối thái độ của phương thuật thần tiên. Thái Tử Đoan Ưng Bổn Khởi kinh của Chi Khiêm, Phổ Diệu kinh của Trúc Pháp Hộ, Phóng Quang Bát Nhã kinh của Trúc Thúc Lan mười ba quyển đều kịch liệt phản đối đạo lý thần tiên. Nhân đây, Phật giáo muốn thoát ly khỏi sự phụ thuộc đối với Lão giáo để biểu đạt chơn tánh của mình. Phật giáo từ cuối đời Hán đến đời Tấn đều dốc lực vào việc phiên dịch kinh Phật, đạt được một số lượng khả quan; như thế, một điều đáng mừng là nhiều sĩ đại phu nhiệt tình nghiên cứu và đọc tụng kinh điển, Phật giáo liền biến thành đối tượng nghiên cứu của giai cấp trí thức Hán tộc “Hán văn Kinh điển Phật giáo ”, cũng là Phật giáo của sĩ đại phu trong triều đình.
B. Tính huyền học đạo gia của Phật giáo:
Sau khi triều đình nhà Hán bị diệt vong, Nho học có xu hướng chìm xuống, đồng thời dẫn đến học thuyết Lão Trang hưng khởi, lại cũng do học phong của Lão Trang mà lại đẫn đến trào lưu nghiên cứu dịch thuật kinh điển Phật giáo ra Hán văn, đây là mầm móng trào lưu mới, khiến nhanh chóng làm sao cho yên ổn. Vương Bật lấy tư tưởng Lão Trang làm trung tâm mà đạt đến huyền học, tức gọi là “Chánh thỉ học phong”. Huyền học lấy tư tưởng Lão Trang làm trung tâm và kiêm luôn việc tinh cứu Kinh Dịch, lấy bản thể vạn vật là “không”, “Vô” đều trở thành Hình nhi thượng học, đây đều chung nguồn gốc động lực phát triển lịch sử xã hội Nguỵ Tấn.
Phật giáo phương diện khác, cũng có tư tưởng Hình nhi thượng là “Vô”, tức “Không”, là quan niệm “Vô ngã”. Hệ thống Bát Nhã của Phật giáo là Phật điển lục tục truyền nhập, cái “Không” chính là giáo nghĩa, cùng với tư tưởng “Vô” của Lão Trang cùng trôi chảy, cùng khế hợp. Đạo gia cũng do nơi cái “Vô” huyền học mà thể hội với ý nghĩa “Không” của Phật giáo. Chẳng qua ở thời đại Tam Quốc đến Tây Tấn, Lý Hoặc Luận của Mâu Tử bàn luận thế nào, cũng có giải thích Đạo học, Huyền học tánh về nghĩa “Không”. Tác phong tánh huyền học của Đạo gia chính là học thuyết của Phật giáo.
2. PHẬT GIÁO THANH ĐÀM THỜI TÂY TẤN:
Do chính sự thời Nguỵ Tấn hỗn loạn mà dẫn đến trào lưu yếm thế, lại do diễn biến tư tưởng mà dẫn đến chủ nghĩa tự nhiên, hai nguyên nhân này phối hợp hình thành tư tưởng phái Thanh đàm. Đặc biệt, tình hình thời Tây Tấn phóng túng, phổ biến khắp nơi, Phật giáo cũng bị phái Thanh đàm ảnh hưởng. Ý tứ của phái Thanh đàm là đàm luận đến những nơi thanh cao, hư huyễn, xa vời; …….. Vương Bật là tổ sư phái Thanh đàm, phái Thanh đàm không chú trọng đến hình thức đàm luận, nội dung đàm luận thường ẩn ý bên trong, cũng khiến người ta thường bỏ qua những chỗ lỗi lầm. Phật giáo thời bấy giờ cũng bị nhiễm phong thái Thanh đàm. (xem Tôn Xước Đạo Hiền Luận)
Người đọc sách vào thời đại Nguỵ Tấn lấy làm hỗ thẹn “cầu bảo toàn tánh mạng trong thời loạn thế, không muốn nghe đến các hầu tước”, tất cả đều chẳng đem tâm đấu tranh chính trị cho xã hội trong thời hỗn loạn, ngoài việc tham cứu Lão Trang, họ cũng còn nghiên cứu Phật học, cho nên khí thế nghiên cứu Phật học thời bấy giờ trôi chảy một cách phi thường, Phật lý thâm sâu vi tế, một lúc không thể liệu giải, ngồi trên đài giảng quay mặt xuống dưới nhưng có thể nghe và cảm nhận được vị giải thoát. Thời bấy giờ, có nhiều vi Danh Tăng nổi tiếng như Tạ An, Vương….. Chi, Đoạn Hạo, Lưu Viêm, Khích Siêu, Tôn Xước, Vương Hiệp, Vương Mông, Vương Tu, Tạ Lãng và Viên Hoằng, đều rất thành danh trong giới đệ tử Thanh đàm Phật giáo với Chi Đạo Lâm (Chi Độn) qua lại mật thiết, giảng giải học vấn đối với họ không nhất thiết phải coi trọng. Vương Mông nói họ là:”có công tìm điều vi tế, không ít người như Vương Bật”. Khích Siêu nói:”Pháp sư Lâm thông đạt thần lý, pháp huyền diệu tự mình chứng ngộ, qua hàng trăm năm, làm rạng đạo lớn, chỉ một người cũng có thể khiến chân lý bất tuyệt”.(xem Cao Tăng truyện quyển 4 Chi Độn truyện viết dẫn Khích Siêu với Thân Hữu)
Con đường này tạm thời được coi trọng, điều đó không phải do Phật giáo đương thời hưng thịnh, mà nguyên nhân tối trọng là tinh thông Phật lý, lại giỏi về huyền học của Lão Trang, có thể đem hai học thuyết này điều hoà và phát triển, càng ngày càng tốt, phần nhiều họ đều khéo việc đàm luận, cho nên danh sĩ phái Thanh đàm đều an lạc và hoàn hảo. Họ lãnh đạo mọi người nghiên cứu Phật học, đến đây đạo Phật được lưu truyền, tự nhiên có thể đạt được nhiều phương tiện, khiến Phật lý và triết học Trung Quốc phát sanh những mối quan hệ mật thiết.
Phong trào Phật giáo Thanh đàm do trào lưu tư tưởng Lão Trang mà đến, chỉ khác biệt một nguyên nhân chính là kinh Duy Ma, sau khi kinh này được ngài Ngô Chi Khiêm phiên dịch rất được các danh sĩ phái Thanh đàm tôn sùng, do hình thức của Phái Thanh đàm rất giống với kết cấu và đối thoại trong kinh Duy Ma, kỳ thật Thanh đàm của Lão Trang đã ảnh hưởng đến Phật giáo. Bấy giờ, sự lưu hành của kinh Duy Ma làm tăng thêm tính thanh đàm của Phật giáo. Lấy nhân tố đó hình thành nên Phật giáo Thanh đàm thời Tây Tấn, lại tiến một bước nữa chính là biến thành Phật giáo cách nghĩa Đông Tấn (lại gọi là Nghĩa học). Đây là xu hướng phát triển đương nhiên trên lịch sử tư tưởng Phật giáo Trung Quốc.
3. PHẬT GIÁO CÁCH NGHĨA ĐÔNG TẤN:
Trên lịch sử Trung Quốc, triều đại Đông Tấn có 16 nước Ngũ Hồ làm loạn, đây là thời kỳ hỗn loạn trong lịch sử Trung Quốc, cũng là thời kỳ hình thành và phân chia các tôn phái triết học Phật giáo Nam Bắc triều của Trung Quốc. Đây là những diễn biến trào lưu tư tưởng về “Không và Hữu” làm nhân tố hình thành Phật giáo thời Đông Tấn.
Nhưng Phật giáo Thanh đàm Tây Tấn đến đầu thời Đônng Tấn rất thịnh hành, nguyên nhân là do tư tưởng Thanh đàm biểu hiện cụ thể, liền sản sanh ra Phật giáo Cách nghĩa. Cuối đời Tây Tấn tư tưởng Phật giáo Cách nghĩa hưng khởi, đều do Trúc Pháp Nhã, Khang Pháp Lãng, Tôn Xước lấy thuật ngữ của Lão Trang để chú thích kinh Phật và Cách nghĩa Phật học là Trúc Pháp Thâm về “Bổn vô nghĩa”, Chi Mẫn Độ và Pháp Uẩn về “Tâm vô nghĩa”, Chi Đạo Lâm về “Tức vô nghĩa” đều thuộc tư tưởng Bát Nhã là “Không”. Cái Không này là hệ tư tưởng về bản thể, thật ra “Vô vi” của Lão Trang cũng phối hợp cùng xiển dương, đều đem “Bồ đề” của Phật giáo dịch là “Đạo”, “Niết bàn” dịch là “Vô vi”, dùng làm phương tiện để giải thích Phật lý, cũng thích hợp với chỉ thú của phái Thanh đàm.
Phật giáo Đông Tấn đến khi có ngài Phật Đồ Trừng, ngài là người Tây Vức, ở Trung Quốc ngài cũng lấy hệ thống kinh điển Bát Nhã để tuyên dương Phật giáo, học trò của ngài là Đạo An, Trúc Tăng Huệ, Khang Tăng Uyên, Tăng….., Trúc Pháp Quả, Chi Đạo Lâm, Vu Pháp Khai, Trúc Pháp Thái cùng nghiên cứu Phật giáo, hầu hết đều lấy kinh Bát Nhã làm trung tâm tham cứu, họ toàn là những nhà nghiên cứu hệ thống Phật giáo cách nghĩa. Phật giáo nhanh chóng triển khai tín ngưỡng lên tầng lớp thượng lưu và dân chúng thời bấy giờ, liền được nhân dân Trung Quốc nắm bắt thọ trì, đây là kết quả do Phật giáo cách nghĩa và Thanh đàm huyền học kết hợp để tạo thành, chỉ có điều không thể được xem là Phật giáo chính thống (xem Cao Tăng Truyện quyển 5).
4. PHẬT GIÁO CHỦ NGHĨA CHÍNH THỐNG:
Trong trào lưu của Phật giáo cách nghĩa và Thanh đàm ở thời đại Lưỡng Tấn, đột nhiên xuất hiện một vị cao Tăng Phật giáo đắc đạo là ngài Đạo An Pháp sư, lúc bấy giờ Ngài nhận thấy công năng diễn tiến của Phật giáo là nhu cầu thích ứng với trào lưu, lúc đầu Đạo An là học giả của Cách nghĩa phái, về sau ông nhận thấy Phật giáo Cách nghĩa là sai lầm, phần nhiều trái với nghĩa lý, vì vậy giữa ông với Tăng Quang phát sinh tranh luận. Đạo An nói:”Cái lỗi đầu tiên của Cách nghĩa là phần nhiều trái với nghĩa lý”. Tăng Quang thì nói:”Giả như phân tích tự do thì làm sao thấy trước được điều phải trái”. Đạo An lại nói:”hoằng truyền giáo lý, nên khiến cho đầy đủ, kèn trống đua nhau, làm sao biết sau trước”. (xem Cao Tăng truyện quyển 5 Tăng Quang truyện). Do đó mà ra, cái dụng của Cách nghĩa là tuỳ nghi mà quyền biến, còn không có thể , mà điều kiện tiên quyết thì không thể khác, không thể trái ngược với giáo nghĩa của Phật giáo. Ngài Đạo An tuy thấy được cái không thoả đáng của Phật giáo Cách nghĩa, tất cả đều rút ra từ kinh điển dịch từ chữ Phạn sang chữ Tàu, mà việc phiên dịch thì khó tránh khỏi những sự lầm lẫn, nhân đây, việc nghiên cứu bằng hình thức bao quát (do về sau giáo nghĩa Phật giáo được giải thích theo nội điển của Phật giáo), mới là phương pháp nghiên cứu Phật giáo chính xác. Đạo An theo phương pháp này để kiến giải, đến đây lịch sử Phật bắt đầu mở ra một thời đại mới. Thật ra, Cách nghĩa có nguyên do từ người sơ học Phật pháp tại Trung Hoa, một lúc khó có thể liễu giải, mà tuỳ nghi quyền biến. Về sau, do Đạo An một mặt phản đối, lại do Cưu ma la thập cùng với môn đồ chung sức xiển dương chú thuật, nên số lượng kinh phiên dịch dần dần nhiều thêm, thói quen cũ dần dần tan vỡ, dĩ nhiên hình thành nên Phật giáo Trung Quốc là Phật giáo chính thống. Đến đây, Phật giáo cũng dần dần biết rõ tính chất của Phật giáo Thanh đàm Cách nghĩa, chính là sự điều chỉnh đổi thay, nhưng Cách nghĩa cũng tạo nên một danh từ trong lịch sử.
Về sau, kinh điển của Nhất Thiết Hữu Bộ và Kinh Đại Thừa Niết Bàn lại được truyền nhập vào Phật giáo Nam Bắc Triều. Tất cả Phật giáo đồ đều tích cực tuyên dương và nghiên cứu lí luận Phật giáo.
Discussion about this post