Tôi đọc kinh sách Phật thường nghe nói tới “Thập
Nhị Bộ Kinh “ tức “mười hai bộ kinh”. Vậy
xin hỏi mười hai bộ kinh là gì? Có phải là các bộ
kinh Trường Bộ, Trung Bộ, Tiểu Bộ không …?
TRẢ
LỜI: Thập Nhị Bộ Kinh là 12 chủng loại của tất cả
các kinh điển mà đức Phật đã thuyết. Theo kinh Đại
Bát Niết Bàn cũng như Luận Trí Độ, Mười Hai Bộ Kinh là:
Tu Đa La, Kỳ Dạ, Thọ Ký, Dà Đà, Ưu Đà Na, Ni Đà Na, A Ba
Đà Na, Y Đế Mục Đà Na, Xà Đà Dà, Tỳ Phật Lượt, A Phù
Đà Đạt Ma và Ưu Bà Đề Xá. Dưới đây là gỉai thích
về 12 bộ kinh:
MƯỜI
HAI
BỘ KINH
Trong
Ba
Tạng Kinh Điển của đạo Phật theo thể tài chia làm mười
hai bộ. Người Trung Hoa thường gọi Thập Nhị Phần Giáo.
Tu
Đa La (Sustram: Kinh). “Khế Kinh”: Đức Phật thuyết pháp
dùng lối văn trường thiên cho dễ hiểu mà gọn, ta thường
gọi là tản văn hay văn xuôi, không có sự cầu kỳ hoa mỹ
như những lối văn từ phú… nhưng rất hợp thời, hợp lý,
hợp cơ.
Kỳ
Dạ (Geyam: Ứng Tụng, cũng gọi là Mỹ Âm Kinh): tổng luận,
chú thích những ý nghĩa của văn trường hàng (văn chỉnh
cú). Lối văn thuộc văn từ phú, văn biền ngẫu, có tính
cách văn chương, vì đức Phật muốn cho Chính Pháp được
truyền bá sâu rộng thì phải dùng mọi thể văn, giúp cho
đệ tử dễ ghi nhớ.
Hòa
Già La Na (Vyàkàranam: Thụ ký): Những lời truyền dạy
do đức Phật thụ ký, chứng nhận cho các vị Bồ tát, các
bậc Thanh văn, đệ tử mai sau thành Phật; và thuyết lý những
việc sẽ xảy ra…
Già
Đà (Gàthàm: Cũng gọi là Ký Chú Kinh hay Phúng Tụng): Nghĩa
là không thuật lại văn trường hàng, mà chỉ là từng bài
kệ, tức là lối văn thi ca để nói riêng cho mỗi bộ kinh.
Ưu
Đà La (Udànam: Tán Thán Kinh, cũng gọi là Tự Thuyết):
Những kinh do đức Phật dùng trí tuệ xem xét căn cơ chúng
sinh rồi tự nói ra các Pháp, không phải đợi có người thưa
thỉnh, yêu cầu mới nói.
Ni
Đà Na (Nidàna: Quảng Thuyết Kinh cũng gọi là Nhân Duyên):
Những kinh văn nói về nhân duyên khi đức Phật thuyết pháp
và người nghe pháp, hoặc nói rõ những nơi có nhân duyên
mà Ngài đến hóa độ. Những kinh văn do đức Phật dạy về
“lý căn hội duyên”, khởi điểm của vũ trụ vạn hữu,
thuyết lý Nhân Duyên Sinh.
A
Ba Đà Nà (Avadanam: Diễn Thuyết Giải Ngộ Kinh, cũng gọi
là Thí Dụ): Những pháp của Phật nói rất mầu nhiệm, người
căn cơ thấp kém khó có thể lĩnh hội, nên đức Phật cần
phải lấy sự vật hiện hữu làm tỉ dụ, chứng minh cho đạo
lý cao siêu để chúng sinh dễ hiểu. Những lời ví dụ tượng
trưng bát ngát trong các kinh điển đạo Phật.
Y
Đế Mục Đa Gia (Itivrttakam: Như Thị Pháp Hiện Kinh cũng
gọi là Bản Sự): Những thuyết giáo của đức Phật nói
về sự tu nhân chứng quả của các vị Bồ tát, đệ tử
trong các đời quá khứ, vị lai.
Xà
Đà Gia (Jatakam: Đản Sinh Kinh hay gọi là Bản Sinh): Lời
đức Phật nhắc lại những công hạnh tu chứng ở đời quá
khứ của các đức Phật, Bồ tát.
Tỳ
Phật Lược (Vaipulyam: Quảng Đại Kinh, cũng gọi là Phương
Quảng): Những Kinh, cũng gọi là Phương Quảng): Những kinh
điển thuộc Đại Thừa Phương Quảng, với nghĩa lý rộng
lớn cao thượng và thâm thúy.
A
Phù Đà Đạt Ma (Addhutadharmah: Hy Pháp, cũng gọi là Vị
Tằng Hữu): Những kinh điển nói về thần lực của chư Phật
thị hiện, cùng những việc bất khả tư nghị trong những
nơi nói pháp và những cảnh giới kỳ diệu, hy hữu mà trí
người phàm không thể hiểu.
Ưu
Ba Đề Xá (Upad’sah: Cận Sự Thỉnh Vấn Kinh cũng gọi
là Luận Nghị): Những lời văn có tính cách vấn đáp và
biện luận cho rõ các lẽ tà, chính, nghĩa là, giữa đức
Phật và các đệ tử đàm luận đạo lý bằng cách tranh luận,
giải thích từng giảng mục.
Tuy
chia ra 12 phần giáo, 3 loại trên là thể tài chính của các
Kinh; còn 9 loại sau chẳng qua theo các điều kiện chép ở
trong Kinh, lập ra.
Trong
12 phần giáo nói trên không phải Kinh nào cũng có đủ cả,
có Kinh chỉ có 5, 6 phần, ấy là tùy theo cơ duyên mà đức
Phật nói pháp có sai khác. Nhưng trong tất cả Kinh, không nhiều
thì ít, đều có ghi chép mọi kinh nghiệm về giáo lý cũng
như công hạnh tu chứng của các đức Phật và đệ tử…
http://www.thuvienhoasen.org/phathoctinhhoa-02.htm
Nguyên
văn kinh Đại Bát Niết Bàn Phẩm Phạm Hạnh Thứ 20 nói về
12 bộ kinh như sau:
“Bồ-Tát-Ma-Ha-Tát
như thế nào gọi là biết pháp. Nầy Thiện nam tử ! Bồ Tát
nầy biết mười hai bộ kinh tức là Tu Đa La, Kỳ Dạ, Thọ
Ký, Dà Đà, Ưu Đà Na, Ni Đà Na, A Ba Đà Na, Y Đế Mục Đà
Na, Xà Đà Dà, Tỳ Phật Lược, A Phù Đà Đạt Ma, Ưu
Bà Đề Xá.
Đây
là khế kinh Tu Đa La : Từ “ như thị ngã văn nhẫn đến
câu hoan hỷ phụng hành” tất cả như vậy gọi là Tu Đa
La kinh ( trường hàng). Đây là Kỳ-dạ : Phật bảo các Tỳ
kheo ngày xưa ta cùng các ông ngu si không trí huệ, chẳng thể
thấy bốn chơn đế đúng như thật, nên lưu chuyển mãi trong
biển khổ sanh tử. Bốn chơn đế là : Khổ Đế, Tập Đế,
Diệt Đế, và Đạo Đế.
Ngày
xưa đức Phật vì các Tỳ Kheo nói khế kinh xong lại có hàng
chúng sanh căn trí sáng tỏ, vì muốn nghe pháp nên đến chỗ
Phật hỏi mọi người rằng, đức Như Lai vừa rồi nói những
việc gì ? Lúc đó Phật vì hàng chúng sanh ấy đem kinh vừa
giảng nói thành kệ tụng :
Ta
xưa cùng các ông, Chẳng thấy bốn chơn đế, Nên phải lưu
chuyển mãi, Trong biển khổ sanh tử, Nếu thấy được bốn
đế, Thời dứt đặng sanh tử. Sanh tử đã hết rồi, Chẳng
còn thọ thân nữa.
Kệ
tụng trên đây gọi là Kỳ-Dạ kinh ( trùng tụng).
Những
gì gọi là thọ ký ? Như có lúc đức Như Lai nói kinh hay luật,
vì các hàng trời hay người mà thọ ký sẽ làm Phật. Như
nói : “ Đời sau có vua hiệu là Nhương Khư, ông A Dật Đa
sẽ ở cõi nầy thành bực chánh giác hiệu là Di Lặc Phật.
Đây gọi là thọ ký kinh.
Những
gì gọi là Dà Đà ? Trừ trường hàng và các giới luật,
ngòai ra những bài kệ bốn câu như :
Các
điều ác chớ làm, Phụng hành những điều lành, Lóng sạch
tâm ý mình, Là lời dạy của Phật.
Trên
đây gọi là Dà Đà kinh ( kệ cô khởi).
Những
gì gọi là Ưu Đà Na ? Như đức Phật lúc xế chiều nhập
thiền định, vì chư thiên giảng rộng các pháp yếu. Lúc
đó các Tỳ- kheo đều nghĩ rằng : Giờ đây đức Như Lai
đang làm việc gì ?
Sáng
ngày sau, đức Như Lai xuất định, không ai hỏi, dùng
tha tâm trí mà tự nói rằng : Nầy các Tỳ-kheo : Tất cả
chư thiên thọ mạng rất dài. Lành thay ! Các Tỳ-kheo biết
vì người, chẳng cầu tư lợi, biết thiểu dục, biết tri
túc, được tịch tịnh.
Những
kinh như trên đây không ai hỏi đức Phật tự giảng nói đó
gọi là Ưu Đà Na kinh (tự thuyết).
Những
gì là Ni Đà Na ? Như trong các kinh do nhơn duyên Phật vì người
khác diễn nói. Lệ như : Trong nước Xá Vệ có một chàng
trai giăng lưới bắt chim, bắt đặng chim nhốt trong lồng,
cho ăn lúa uống nước rồi lại thả đi. Đức Thế Tôn biết
nhơn duyên đó mà nói kệ rằng:
Chớ
khinh tội nhỏ, Cho là không họa, Giọt nước dầu nhỏ, Lần
đầy lu lớn.
Như
trên đây gọi là Ni Đà Na kinh ( nhơn duyên).
Những
gì là A Ba Đà Na ? Như những thí dụ trong luật nói.
Những
gì là Y Đế Mục Đa Dà ! Lệ như đức Phật nói : Nầy các
Tỳ-kheo ! Lúc ta xuất thế những điều ta dạy bảo gọi là
giới kinh. Lúc đức Câu Lưu Tôn Phật xuất thế lời Phật
dạy gọi là trống Cam-lồ . Lúc đức Phật Câu Na Hàm
Mâu Ni xuất thế lời Phật dạy gọi là Pháp cảnh.
Lúc
đức Phật Ca Diếp xuất thế lời Phật dạy gọi là Phân
biệt không.
Như
trên đây gọi là Y Đế Mục Đa Dà kinh ( bổn sự).
Những
gì là Xà Đà Dà ? Lệ như đức Phật xưa kia làm vị Bồ
Tát tu khổ hạnh. Như Phật nói : Nầy các Tỳ kheo ! Thuở
quá khứ ta từng làm nai, làm gấu, làm cheo, làm thỏ, làm
quốc vương, làm Chuyển Luân Thánh Vương, làm rồng, làm kim
súy điểu v.v… Như trên đây gọi là Xa Đà Dà kinh (bổn
sanh).
Những
gì là Tỳ Phật Lược ? Tức là những kinh điển thuộc về
Đại thừa Phương đẳng nghĩa lý rộng lớn dường như hư
không (phương quảng).
Những
gì là vị tằng hữu ? Lệ như lúc đức Bồ Tát mới sanh
không ai đỡ dắt mà tự đi bảy bước, phóng quang minh lớn
ngó khắp mười phương. Lệ như con vượn tay bưng bát mật
dâng cúng đức Như Lai,. Lệ như chó cổ trắng đến bên Phật
nghe pháp. Lệ như ma vương Ba Tuần biến làm trâu xanh
đi trong bát sành, làm cho các bát sành đụng chạm lẫn nhau
mà không nứt bể. Lệ như Phật lúc mới sanh lúc vào thiên
miếulàm cho thiên tượng đứng dậy bước xuống đảnh lễ.
Những
đoạn kinh như trên đây gọi là Vị Tằng Hữu kinh.
Những
gì là Ưu Ba Đề Xá ? Lệ như đức Phật lúc nói kinh hoặc
luận nghĩa cùng phân biệt giảng rộng biện luận các
tướng mạo, đây gọi là Ưu Ba Đề Xá kinh (luận nghị).
Bồ
Tát nếu có thể rõ biết mười hai bộ kinh như vậy thời
gọi là biết pháp.”
http://www.thuvienhoasen.org/kinh-dbnb-20.htm
Discussion about this post