ĐI TU
Hành Trình Khám Phá Tâm Linh 2
Thiện Ý
Trong những đối thoại hằng
ngày mình hay nghe nói: ‘Bây giờ, ông Bảy ổng lo tu rồi!’ Hàm ý rằng: Giờ ông Bảy đã không còn như xưa
nữa, đã thay đổi rồi! Như vậy tu là sữa
đổi, từ bỏ những nếp sống xấu; đồng thời, kết nạp và trau giồi những lối sống tốt
và thiện trong tâm. Kinh ‘Ví Dụ Tấm Vãi’
bằng một ví dụ đơn giản, Phật nói rõ sự khác nhau giữa một tâm ô nhiễm và một
tâm thanh tịnh , như một tấm vải dơ
đem nhuộm sẽ có màu loang lổ không đẹp. Ngược lại, cõi tốt lành chờ đợi một tâm
không ô nhiễm, ví như tấm vải sạch khi nhuộm sẽ có màu đẹp đẽ. (Ni sư Trí Hải tóm lược). Hành trình đi tìm tâm cũng vậy. Bạn có thấy rằng đi tu cũng như uống thuốc ‘cải
lão hoàn đồng’; nhưng ở đây thay vì dùng thuốc thì mình phải học thay đổi cách
sống của bản thân qua những hành vi và cử chỉ hằng ngày, và từ lời nói đến hành
động.
Tất cả những li ti nhỏ nhặt này
được biểu lộ do tâm thức của mình đang hành hoạt ra sao, thường là trong tiềm
thức. Ví dụ cách mình thích ăn các món
ngọt vào một thời điểm nào đó trong ngày có thể biểu lộ cho mình thấy rằng: khi
mình đang làm những việc mình không thích mình hay có khuynh hướng tìm kiếm những
cái gì mình thích để xóa tan cái cảm giác khó chịu của mình khi ấy! Như có một vị thiền sinh kia thích ăn
sô-cô-la (chocolate) vào giữa trưa khi còn đang làm kết toán cho một công ty nọ. Thói quen này trở thành sự nghiện ngập vì cô
ta trở nên rất dễ nổi giận khi không ăn kẹo này vào giữa trưa. ( Những vị nào
nghiện cà-phê cũng có thể có cảm giác giống như vậy! ) Sau này khi học cách
quán chiếu tâm thức của mình, cô ta mới thấy rằng cô không thích công việc mình
đang làm là kết toán khi ấy, nên khỏa lấp sự khó chịu, bực bội này bằng cách ăn
kẹo sô-cô-la!
Kinh Trung bộ – số 6 ‘Ước nguyện’ (cũng do Ni sư Trí Hải tóm lược) Phật có dạy:
Đấng đạo sư nhắc nhủ
Tỳ kheo sống phòng hộ
Với Giới biệt giải thoát
Với chính niệm, uy nghi
Và thấy được hiểm nguy
Trong từng lỗi nhỏ nhặt
Bởi vì Giới dẫn đầu
Trong tất cả thiện pháp.
Phật dạy chúng ta phải ‘thấy hiểm nguy trong từng lỗi nhỏ nhặt’ vì đây là những mầm mống tạo
nên những thói quen, tập khí nguy hiểm trong tương lai. Chúng ta phải thấy rõ để ngăn chặn những nết
xấu đang hình thành trong ta. Nếu bạn nhớ
lại quá khứ khi bắt đầu tập một cái gì mới, bạn có thấy rằng thói quen uống
cà-phê, hay rượu chè là do từ những hành vi rất là vô hại khi xưa. Nhưng thói quen này được mình yêu thích và
duy trì cho đến khi mình sống mà không thể thiếu chúng được!
Cho nên, sống phòng hộ
là chúng ta sống với tâm luôn hướng đến việc thiện, việc lành. Tạo cho mình một thói quen đẹp, như một người
tốt mà sống và làm việc nơi tranh giành, trục lợi thì không sớm thì muộn sẽ dễ bị
‘biến chất’. Hiện tại chúng ta cũng thường
thấy các bậc quan chức, khi còn ‘hàn vi, chưa nổi tiếng’ họ đã sống theo một lý
tưởng rất cao đẹp: hy sinh cá nhân để nước
giàu, dân no ấm. Nhưng trong lối sống
bon chen, tranh giành, trục lợi nơi quan trường khiến cho một số người đã đánh
mất cái lý tưởng cao đẹp khi xưa! Trong
thương trường hay tất cả các môi trường sống nào cũng vậy. Nếu bạn không biết phòng hộ, yểm ly (xa lìa)
những môi trường xấu. Không khéo mình sẽ
đánh mất mình vậy! Cho nên, Phật dạy phải
sống biết phòng hộ.
Trong kinh Trung Bộ số 114: ‘Nên đào luyện và không nên đào luyện’ Phật nói về những pháp cần đào luyện và không cần, rồi tôn giả Xá
lợi Phất nói chi tiết đầy đủ. Trong đó, ngài
Xá Lợi Phất nói chi tiết về việc những tâm hành xấu phát nguồn từ niệm khởi
trong tâm. Từ ý niệm xấu này (nên nhớ
chúng chỉ là những ý niệm, không phải là một thực thể), chúng ta phản ứng và
chấp thủ theo chúng. Cho đến khi, chúng
trở thành một quan niệm sống của mình. Từ đó, quan niệm sống này biến mình thành một con người có đặc tính,
thói quen, và quan niệm sống xấu như vậy! Tu tập là một quá trình
chuyển hóa nội tâm công phu và chi tiết. Từ việc ngăn ngừa những tập khí xấu, đến cấy trồng và trưởng dưỡng những
căn lành đòi hỏi chí tu học phải vững bền, kiên quyết.
Người muốn tu là người có một sự dứt khoát rõ rệt về con đường
mình đã chọn vì chúng ta phải lìa bỏ hoàn toàn những cái mà mình cho là xấu xa,
tệ hại, và bắt đầu sống đổi đời, sống thật với bản tâm. Nghĩa là, khám phá tâm linh, không chỉ là tìm
biết một điều gì đó về chính bản thân mình, mà còn phải thay đổi cả con người
mình. Đó mới thực sự là biết sống
đạo.
Tu tập
theo Phật dạy, khi mình mới bước vào con đường sống đạo, không cần chúng ta phải
phát tâm vô thượng Bồ đề, cứu độ tất cả mọi loài chúng sinh. Tu đạo là chúng ta biết quay về nhìn lại bản
tâm của mình vì thiện hay ác, xấu hay tốt
đều nằm ngay trong tâm. Thay đổi hay vô
thường luôn luôn có mặt trong từng giây, từng phút nhưng chúng ta luôn tìm cách
tránh né đối mặt với chúng vì không ai muốn chấp nhận cái gì không chắc thực, bền
vững. Trong khi xã hội mình đang sống luôn đề cao thành công, ổn định, và phát
triển nhanh. Riêng mình lại gặp hoàn cảnh
luôn đổi thay khiến cho những kế hoạch dự định cho tương lai luôn phải chuyển hướng.
Người biết sống đạo là người biết cách sống với thế giới luôn
thay đổi, vô thường này! Sống thích hợp với hoàn cảnh gọi là tùy
duyên. Cách sống tùy duyên cho ta sự
hứng khởi với một cuộc sống luôn luôn đổi mới, không ù lì, không rập khuôn ngày
nào cũng như ngày nấy! Như Sơ Tổ Trúc Lâm Vua Trần Nhân Tông (1258- 1308) trong bài phú Cư trần lạc đạo:
duyên Cơ tắc xan hề khốn tắc
miên Gia trung hữu bảo hưu tầm
mích Đối cảnh vô tâm mạc vấn
thiền! (Ở đời vui đạo hãy tùy
duyên Đói đến thì ăn, nhọc ngủ
liền Trong nhà có báu thôi tìm
kiếm Đối cảnh không tâm, chớ
hỏi thiền!) (HT.Thanh Từ dịch)
Do vậy, tu tập không phải
là một đời sống buồn chán, đơn điệu mà luôn đòi hỏi những sáng tạo, chế tác để
tùy thuận với môi trường và hoàn cảnh. Tâm mình luôn được đem ra thử nghiệm với tình hình mới. Tu tập là khám phá tâm linh của chính mình,
khám phá những của báu bí mật bị bỏ quên bên trong. Không phải ai cũng có thể sống đời sống đạo. Ai sống giả tạo, che giấu sẽ không thể thấy được
đạo; hoặc sẽ sớm bỏ cuộc vì muốn sống đạo đòi hỏi mình phải luôn sống trung thực
với chính mình.
Tháng 3 – 2014
Thiện Ý
Discussion about this post