CON ĐƯỜNG TRUNG ĐẠO DUY NHẤT
ĐỂ GIẢI THOÁT VĨNH VIỄN KHỎI MỌI CĂNG THẲNG,
HIỂU BIẾT SAI LẠC VÀ BẤT TOẠI NGUYỆN (DUKKHA)
Thiền sư U Ottamasara
Chúng ta luôn luôn dựa vào sức mạnh của thứ gì đó hoặc ai đó (bên trong hoặc bên ngoài), tập trung vào các dạng thức hoặc sự thật tạo tác, vốn đều có sự tồn tại giới hạn trong không gian và thời gian. Tuy vậy, điều mà chúng ta không hiểu, đó là sức mạnh của tất cả các dạng thức đều bị giới hạn, và thứ gì bị giới hạn thì sẽ không có tự do. Đó là lý do vì sao hành động của chúng ta không tự do và sự hiểu biết của chúng ta không tự do, bởi vì trong hành động và sự hiểu biết, chúng ta dựa vào sức mạnh của thân và tâm, những thứ mà bản thân chúng đều có giới hạn và chịu sự thay đổi.
– Hành thiền không bao gồm sự thay đổi về nhãn hiệu hay tên gọi, cũng không bao gồm sự thay đổi về thân hay tâm, mà chỉ là thay đổi năng lượng phía sau hành động của chúng ta.
– Thay vì sử dụng năng lượng có giới hạn thu được từ việc dựa vào các dạng thức, chúng ta có thể học cách để hành động với năng lượng không giới hạn bằng cách vượt qua sự dính mắc với các dạng thức. Cho đến bây giờ, chúng ta luôn luôn tin tưởng/ hiểu rằng thứ gì đó hoặc ai đó luôn luôn kiểm soát hành động của thân và tâm chúng ta – đó là vô minh. Với pháp hành này, chúng ta học cách thay thế vô minh bằng minh. Khi chúng ta thành công với pháp hành, trí tuệ, chứ không phải vô minh, sẽ điều khiển thân và tâm chúng ta.
– Điều này được gọi là “thay đổi người kiểm soát”. Để thay đổi người kiểm soát, không cần thiết phải thay đổi hành động hoặc tâm chúng ta. Đó là lý do, trong pháp hành này, thân không quá quan trọng và tâm cũng không quá quan trọng. Trong xã hội loài người, thân và tâm được coi là quan trọng, nhưng xã hội loài người còn chưa hoàn thiện. Trên thực tế, không có gì là hoàn hảo, chừng nào chúng ta chỉ chú ý vào thân và tâm mình.
– Đó là lý do pháp hành này khác biệt – chúng ta là ai không quan trọng, chúng ta làm gì không quan trọng [1], nơi chúng ta sống không quan trọng. Thay đổi sức mạnh đằng sau hành động của chúng ta là quan trọng.
– Bằng cách chú ý vào sự thật tuyệt đối, chúng ta cần tin rằng thứ gì đó hoặc ai đó là không có thật, mà chỉ là năng lượng vô thường luôn luôn đổi mới. Đó là quy luật vô thường (annica), đặc tính đầu tiên trong tam tướng, theo lời dạy của Đức Phật.
– Chúng ta nên cố gắng hiểu rằng tự nhiên vô thường luôn luôn đổi mới (luôn luôn thay đổi) là thật, … nhưng không phải là vô thường của thứ gì đó hay ai đó … bởi vì thứ gì đó hay ai đó là không có thật trong sự thật tuyệt đối /chân đế nhưng … chỉ là sự thật tạo tác /tục đế, sự thật tương đối.
Bởi vì không hiểu biết về sự thật tuyệt đối, chỉ là tự nhiên vô thường luôn luôn đổi mới (dukkha sacca – khổ đế), sự hiểu biết sai lầm về vô thường của thứ gì đó hay ai đó (samudaya sacca – tập đế) xuất hiện.
Đức Phật nói trong sự thật tuyệt đối, thứ gì đó như là đau, dễ chịu, linh hồn, bản ngã, thực thể, …; ai đó như là tôi, bạn, cá nhân, chúng sinh, …; tồn tại trong một khoảng thời gian mà chúng ta có thể nhận thức, là không có thật … mà chỉ là sự thật tạo tác.
Trong Dhatukatha, “Bài pháp về nguyên tố/năng lượng”, Đức Phật nói “Nguyên tố/năng lượng là khoảng không của chúng sinh”. Nguyên tố/năng lượng không chiếm hữu những đặc điểm chức năng của các chúng sinh. Chúng sinh và diệt trong một khoảng thời gian vô cùng ngắn. Trong một cái nháy mắt hoặc trong một ánh chớp, kéo dài trong khoảng một phần triệu giây (10 -6 giây), những yếu tố tâm lý sinh và diệt một ngàn tỷ lần (1012) lần. Đó chỉ là ước lượng. Trong các chú giải có đưa ra một con số lớn hơn là 1015. Do đó những yếu tố/ năng lượng tinh thần sinh và diệt 1015 x 106 = 1021 lần mỗi giây. Thời gian cực kỳ ngắn ngủi này cũng được nhắc đến trong Anguttara Nikaya.
Về vấn đề vật chất, vì chúng tồn tại trong 17 sát na tâm, chúng sinh và diệt 1021/17 lần.
Nhưng bởi vì chức năng của nguyên tố dẫn đến sự phát sinh của khái niệm liên tục, tập hợp và hình thành ý tưởng phát sinh của (1) cái năng lượng ban đầu cần phải được sử dụng khi một hành động chuẩn bị được thực hiện và (2) sự quan tâm cần có khi hành động được tiến hành cho đến khi hoàn tất. Và nó dẫn đến ý tưởng hệ quả (3) “Tôi có thể thực hiện” và (4) “Tôi có thể cảm nhận”. Do đó 4 chức năng ảo tưởng về đặc thù của chúng sinh đem đến một sự tin tưởng sâu dày về sự tồn tại của họ. Nhưng những nguyên tố không có thời gian hoặc khoảng tồn tại để thực hiện những chức năng này. (Từ Dhatukatha, PTS).
Trong thực tại tuyệt đối, không có gì cả mà chỉ có dòng chảy năng lượng tinh thần và vật chất vô thường luôn luôn đổi mới với tốc độ rất cao vượt ngoài khả năng nhận thức của 6 giác quan (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý).
Vì vậy, không thể biết được rằng không có gì cả mà chỉ có dòng chảy năng lượng vô thường luôn luôn đổi mới với tốc độ rất cao như đã nói ở trên, chúng ta bị lừa gạt rằng thứ gì đó như là cảm giác, suy nghĩ, đau, dễ chịu, phồng, xẹp … là thật; ai đó như tôi, bạn, một cá nhân … là thật; sự vô thường của ai đó là thật, … sự vô thường của thứ gì đó là thật.
Bằng việc không quên chỉ duy nhất sự thật tuyệt đối này, bản chất tự nhiên vô thương luôn luôn đổi mới (dukkha sacca – khổ đế) nhiều nhất có thể, sớm hay muộn chúng ta sẽ có thể chấp nhận bản chất tự nhiên vô thường luôn luôn đổi mới là sự thật, và sự vô thường của thứ gì đó như là cảm xúc, cảm giác, phồng, xẹp, đau hoặc dễ chịu … là không thật, và sự vô thường của ai đó như là tôi, bạn, một cá nhân, một chúng sinh … là không thật.
Trong thực tại tuyệt đối (chân đế), thứ gì đó, ai đó, nơi nào đó … là không có thật, do đó làm sao ta có thể nói về sự vô thường của thứ gì đó, ai đó, lúc nào đó, nơi nào đó … mà chúng ta có thể nhận thức, là thật được? Nhưng chúng và sự vô thường của chúng có vẻ là thật… là bởi vì sự hiểu biết sai lạc về thực tại tuyệt đối, bản chất tự nhiên vô thường luôn luôn đổi mới (dukkha sacca).
Trong khi đó, bạn cũng có thể chú ý đến thứ gì đó như là cảm xúc, cảm giác, phồng, xẹp, đau hay dễ chịu … là không thật, … và ai đó như là tôi, bạn, một cá nhân, một chúng sinh là không thật…nhưng chỉ có bản chất tự nhiên của sự hiểu biết sai lạc/ thừa nhận rằng thứ gì đó hoặc ai đó thực sự tồn tại trong một khoảng thời gian,là thật.
Thực tại tuyệt đối có sức mạnh không giới hạn. Càng chấp nhận/ hiểu biết về thực tại này, ta càng có thể buông xả thân và tâm, là phồng, xẹp, cảm xúc, cảm giác, đau và dễ chịu, một cách tự động.
Chúng ta có thể nhớ hay tin tưởng sự thật tuyệt đối này vào bất cứ lúc nào, ở bất cứ nơi đâu, trong bất cứ tư thế nào, với mọi tình trạng sức khỏe.
Theo cách này, chúng ta có thể thực hành một cách tự do mà không cần bận tâm về việc phải thực hành gì, thực hành như thế nào, thực hành trong bao lâu, hoặc thực hành ở đâu. Tuy nhiên, chúng ta không thể tới được mục đích của pháp hành nếu không tạo ra nỗ lực, nhưng nỗ lực này phải không có cái “tôi” ở trong đó, không dựa vào bất cứ ai hay bất cứ thứ gì.
Chúng ta cũng cần phải chấp nhận rằng, ngay cả Chánh Tinh Tấn này cũng chỉ là dòng chảy vô thường của năng lượng luôn luôn biến đổi.
Chúng ta có thể tránh sự dính mắc bằng cách chỉ chú ý tới bản chất tự nhiên vô thường luôn luôn biến đổi. Ngay cả sự chú ý cũng là vô thường, do đó làm sao ta có thể nói rằng ai đó đang chú ý? Không có ai thực hành cả; chỉ có sự thực hành thôi.
Hiểu biết chân lý là hiểu về bản chất tự nhiên vô thường luôn luôn biến đổi duy nhất. “Không phải là sự vô thường của thứ gì đó hay ai đó.”
Hãy hành thiền và ngừng suy nghĩ rằng ta đang làm việc gì đó.
Bằng cách chấp nhận sự thật này, chúng ta có thể giải thoát mình khỏi ngục tù của tà kiến, niềm tin vào ‘thứ gì đó’, ‘một thực thể’, ‘một linh hồn’, ‘một suy nghĩ’, ‘một cảm xúc’, ‘một cảm giác’, ‘đau’, ‘dễ chịu’, ‘phồng’, ‘xẹp’, ‘sự hít vào’, ‘sự thở ra’, ‘ai đó’, ‘một cá nhân’, ‘tôi’, ‘con đường của tôi’ và ‘của tôi’ là thực hoặc tồn tại trong một khoảng thời gian nhất định như là một giây, một phút, một giờ, một năm hoặc một trăm năm …
Chúng ta vẫn có thể làm những gì cần làm cho cơ thể. Chúng ta vẫn có thể dùng cơ thể theo cách của nó, miễn là chúng ta chấp nhận hoặc chánh niệm duy nhất về sự thật tuyệt đối của vô thường luôn luôn đổi mới (dukkha sacca) … hoặc … duy nhất về sự hiểu biết sai lạc cho rằng ai đó hay thứ gì đó là thật (samudaya sacca – tập đế) – thì chúng ta sẽ không thể chấp nhận thân này là thứ gì đó hay ai đó, nhưng … chỉ là dòng chảy năng lượng vô thường luôn luôn biến đổi với tốc độ rất nhanh, vượt xa sự nhận thức của chúng ta (mắt, mũi, lưỡi, tai, thân và ý).
– Khi chúng ta thực hành thiền, làm sao có thể có một hành giả ở đó? Thiền chỉ là thiền. Chỉ là thiền mà thôi. Không nghĩ rằng thứ gì đó hoặc ai đó hoặc thời gian hoặc nơi chốn là thực.
– Mục đích của pháp hành này là để loại bỏ niềm tin vào thứ gì đó hay ai đó là thực. Thực tại tuyệt đối chỉ là sự hiểu biết sai lạc về thứ gì đó hay ai đó là thực … bởi vì không có khả năng hiểu được duy nhất về bản chất tự nhiên vô thường luôn luôn đổi mới đang diễn ra với tốc độ cao lặp đi lặp lại và liên tục.
– Khi chúng ta chấp nhận bất cứ tình huống nào theo cách này, chúng ta có thể tạm dừng thói quen tâm lý luôn luôn bận rộn với thứ gì đó và mọi thứ, ai đó và mọi người, thời gian và nơi chốn. Nếu chúng ta không dừng chúng lại, nó sẽ không bao giờ kết thúc.
– Nếu chúng ta chấp nhận rằng có thứ gì đó là thật, thì sẽ phải có thứ gì đó tạo ra nó, và một thứ gì đó tạo ra thứ này, … nó sẽ là vô tận.
Nếu chúng ta chấp nhận giây, phút, giờ … là một thực thể, thì sẽ có thời gian vô tận trước hành động hiện tại và thời gian vô tận theo sau.
Đó là lý do chúng ta nên từ bỏ ý tưởng về bất cứ thứ gì hoặc bất cứ ai, thời gian và nơi chốn; tốt hơn chỉ nên chấp nhận duy nhất bản chất tự nhiên vô thường của sự hiểu biết sai lạc cho rằng thứ gì đó, ai đó, lúc nào đó, nơi nào đó là thật.
Sớm hay muộn, theo cách này, bạn cũng có thể hiểu rằng… sự vô thường của thứ gì đó hay ai đó hay lúc nào đó là không thật …nhưng … Chỉ Có Sự Hiểu Biết Sai Lạc rằng vô thường của thứ gì đó hay ai đó hay lúc nào đó là thật, là có Thật.
Bản thân điều này sẽ triệt tiêu dính mắc hoặc nỗi buồn về vô thường của ai đó hay thứ gì đó hay lúc nào đó hay nơi nào đó. Khi đó chúng ta có thể sử dụng thân và tâm một cách tự do, không có nắm giữ hay hiểu biết sai lạc.
Vào lúc ban đầu, mặc dù bạn nên hành thiền nhắm mắt, sau đó, bạn có thể mở mắt hoặc nhắm mắt nhưng bạn cần phải hiểu rằng mở mắt hay nhắm mắt không quan trọng và chỉ cần nhớ rằng sự thật tuyệt đối là quan trọng.
Bạn có thể làm một số việc, có thể tập trung vào hơi thở hoặc ở bụng, tùy theo thói quen hành thiền trước đó … nhưng bạn cần hiểu rằng bất cứ thứ gì bạn muốn làm hoặc tập trung bởi vì thói quen cũ của bạn, là không hoàn toàn quan trọng, … nhưng … chỉ có ghi nhớ hoặc chánh niệm về –
1) sự thật về bản chất tự nhiên vô thường luôn luôn đổi mới (dukkha sacca) hoặc
2) sự thật về bản chất tự nhiên của sự hiểu biết sai lạc về thứ gì đó, ai đó, khi nào đó, nơi nào đó, là thật (samudaya sacca), là thực sự quan trọng.
– Một khi chúng ta bắt đầu suy nghĩ dưới dạng thân như là phồng, xẹp, cảm giác, đau, dễ chịu và tâm là thật, nó sẽ không bao giờ kết thúc. Một khi chúng ta bắt đầu suy nghĩ về bản thân và cuộc sống của mình, nó sẽ không bao giờ chấm dứt.
Để ngừng lại hành động vô tận này, chúng ta cần phải nhận ra và không quên chỉ duy nhất sự thật tuyệt đối của vô thường (dukkha sacca) hay sự thật tuyệt đối của sự hiểu biết sai lạc (samudaya sacca) rằng ai đó, thứ gì đó như là ‘một cơn đau’, ‘một sự dễ chịu’, ‘một cảm xúc’, ‘một cảm giác’, ‘suy nghĩ’, ‘phồng’, ‘xẹp’, ‘thở vào’, ‘thở ra’, ‘nảy sinh nơi sáu cửa giác quan’ … là thật hoặc tồn tại trong một khoảng thời gian.
Sự thật này cho chúng ta sức mạnh không giới hạn. Nó giải thoát chúng ta khỏi dính mắc vào thứ gì đó hay ai đó, những điều giới hạn sức mạnh của chúng ta.
– Không nên nghĩ rằng đây là một phương pháp đặc biệt. Làm thì chỉ là làm. Thực hành chỉ là thực hành mà thôi, nó không phải là sự thực hành của một ai đó. Thân chỉ là thân. Tâm chỉ là tâm. Trí tuệ chỉ là trí tuệ. Không có ai sở hữu hành động, thân và tâm của chúng ta, và không có ai sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên không giống như thân và tâm, trí tuệ tuyệt đối (sự giác ngộ thực sự) là vĩnh viễn. Nó là mãi mãi.
– Thân và tâm không phải là mãi mãi, nó là vô thường. Điều chúng ta đang làm thì không quan trọng, nó là vô thường hay không có thực. Điều gì xảy ra cho thân và tâm chúng ta không quan trọng, nó là vô thường hay không có thực. Thân có thể nóng hay lạnh, kinh nghiệm sự đau hay dễ chịu. Tâm cũng có thể định tĩnh hay trạo cử, kinh nghiệm sự đau khổ hay vui thích.
Đó là bản chất tự nhiên của thói quen đã được tạo tác của thân và tâm. Hãy để bản chất tự nhiên đã được tạo tác của thân và tâm ấy được như nó đang là. Đừng làm xáo trộn bản chất tự nhiên của chúng bởi vì bất cứ điều gì bạn có thể hiểu về thân và tâm chúng ta như là tốt hay xấu, dễ mến hay không dễ mến …; là không thật và không hoàn chỉnh.
– Để thực hành một cách đúng đắn, chúng ta phải sử dụng thân và tâm như chúng đang là; tuy nhiên, chúng không bị nắm giữ hoặc bị nghĩ như là thứ gì đó có thật.
Vấn đề tôi đang giải thích ở đây không phải là về sự tồn tại của thứ gì đó hay ai đó, thời gian hay nơi chốn và không phải về sự vô thường của thứ gì đó hoặc ai đó, thời gian hay nơi chốn.
Nó chỉ liên quan tới chỉ là bản chất tự nhiên vô thường luôn luôn đổi mới hoặc chỉ là bản chất tự nhiên vô thường của sự hiểu biết sai lạc về tất cả các dạng thức/ tất cả hiện tượng (sankhara) là thực.
– Do bởi pháp hành này, trí tuệ tuyệt đối phát sinh, và sẽ hiểu được chỉ là bản chất tự nhiên vô thương thực sự (không phải là vô thường của ai đó cũng không là vô thường của thứ gì đó).
Tiếp tục phát triển và nuôi dưỡng trí tuệ này sẽ dẫn đến sự viên mãn của trí tuệ, thứ hiểu được bản chất thường hằng của Niết Bàn. Đó là sự thật, thứ thường hằng, không giới hạn và siêu việt.
* * * * * * *
Tứ Diệu Đế – Bốn Sự Thật Cao Thượng
Sự Thật Thứ Nhất – Dukkha sacca = Tự Nhiên Vô Thường Luôn Luôn Đổi Mới (Không phải sự vô thường của thứ gì đó) (Sự thật về bất toại nguyện – Khổ Đế).
Sự Thật Thứ Hai – Samudaya sacca = Hiểu biết sai lạc về thứ gì đó, ai đó, khi nào đó là thật (Sự thật về Nhân sinh bất toại nguyện – Tập Đế).
Sự Thật Thứ Ba – Nirdha sacca = Tự Nhiên Thường Hằng (Sự thật về sự Diệt trừ tự nhiên Vô thường hay bất toại nguyện – Diệt Đế).
Sự Thật Thứ Tư – Magga sacca = Chánh Định, Chánh Niệm, Chánh Tinh Tấn, Chánh Kiến, suy nghĩ chân chánh về Sự thật Thứ nhất hoặc Thứ hai (Sự thật về Con Đường Trung Đạo Duy Nhất dẫn tới Tự Nhiên Thường Hằng).
Giải thích của Thiền sư Tsunami U Ottamasara
– Làm việc gì đó hay thay đổi hành động của thân và tâm thì không phải là hành thiền thực sự. Mục đích của thiền là để tìm ra hoặc khám phá trí tuệ tuyệt đối, thứ sẽ nằm sau hành động của thân và tâm chúng ta.
Bằng cách thực hành thành công phương pháp này,
trí tuệ tuyệt đối với sức mạnh không giới hạn sẽ
nằm ở phía sau tất cả hành động của chúng ta
và nó sẽ bảo vệ và hướng dẫn chúng ta.
– Pháp hành này khá là trái ngược với truyền thống. Nó là … thay đổi sức mạnh phía sau hành động của chúng ta. Đó là lý do vì sao … chúng ta là ai không quan trọng, chúng ta làm gì hoặc nơi chúng ta sống không quan trọng. Với xã hội loài người, thân và tâm là quan trọng nhưng xã hội loài người thì không hoàn hảo, … không có ai hoàn hảo, không có thứ gì là hoàn hảo bởi vì chúng ta đang tập trung vào thân và tâm bị giới hạn này mà thôi. Tất cả hành động và hiểu biết của chúng ta thì không có tự do và bị giới hạn.
– Chỉ cố gắng tin tưởng và không quên về sự thật duy nhất trong mọi lúc, rằng không có thứ gì, không có ai, chỉ là năng lượng hay tự nhiên vô thường luôn luôn đổi mới mà thôi. Bằng cách tin tưởng sự thật này ngày càng nhiều, chúng ta chú ý đến thân và tâm ngày càng ít.
– Thân và tâm chúng ta chỉ là để sử dụng mà thôi. Pháp hành cũng chỉ là pháp hành mà thôi. Chỉ là thực hành tự do trong mọi lúc, mọi nơi và trong mọi tình huống. Đừng nghĩ rằng cần làm gì, làm như thế nào, làm trong bao lâu. Hãy cứ thử mà không có cái tôi, không quên sự thật về bản chất tự nhiên vô thường luôn luôn biến đổi, rằng nó không phải là thứ gì, không phải là ai cả. Sự tinh tấn không có sự gượng ép của ai đó hay của thứ gì đó này cũng là bản chất tự nhiên vô thường luôn luôn đổi mới mà thôi.
Đừng nghĩ về thứ gì đó hoặc ai đó hoặc thời gian hoặc nơi chốn.
Hãy chỉ chú ý
về bản chất tự nhiên vô thường luôn luôn đổi mới mà thôi.
Hành động này cũng chỉ là bản chất tự nhiên vô thường mà thôi.
– Hành động này không phải là thứ gì đó. Không có ai thực hành mà chỉ có sự thực hành mà thôi. Hiểu biết về sự thật này cũng chỉ là hiểu biết mà thôi, không phải là thứ gì đó, không phải là ai đó, chỉ là bản chất tự nhiên vô thường. Chỉ hành thiền mà thôi. Dừng lại ý tưởng về việc làm một điều gì đó.
– Tự do bằng cách chấp nhận sự thật này chỉ là năng lượng vô thường luôn luôn đổi mới mà thôi, không phải là thứ gì đó, không phải là ai đó.
– Chúng ta có thể làm những gì cần làm với cơ thể. Chúng ta có thể sử dụng cơ thể theo cách của nó … nhưng cố gắng không quên sự thật rằng nó không phải là thứ gì, không phải ai đó, chỉ là năng lượng vô thường luôn luôn đổi mới mà thôi.
– Pháp hành này phải không có cái ‘tôi’, không có thứ gì đó. Hành thiền chỉ là hành thiền mà thôi. Chỉ hành thiền. Đừng nghĩ về thứ gì đó hay ai đó hay thời gian hay nơi chốn.
– Pháp hành này có mục đích là để tháo gỡ sự hiểu biết sai lạc rằng thứ gì đó hay ai đó là có thật.
Tin tưởng … không phải vào thứ gì đó, không phải vào ai đó …
nhưng chỉ là bản chất tự nhiên vô thường luôn luôn đổi mới.
Theo cách này,
chúng ta chấm dứt công việc truyền thống của cái tâm.
Tâm chúng ta luôn luôn bận rộn với thứ gì đó hoặc mọi thứ, … ai đó hoặc mọi người, … thời gian và nơi chốn. Nó sẽ không bao giờ kết thúc.
– Nếu chúng ta chấp nhận điều gì đó, sẽ có vô hạn thứ gì đó ở phía sau mỗi thứ này. Nếu chúng ta chấp nhận thời gian, … giây, phút, giờ … sẽ có thời gian vô tận trước mỗi giây. Đó là lý do vì sao để ngưng lại thói quen truyền thống của tâm, việc thiết yếu là tin tưởng vào sự thật tuyệt đối rằng không là thứ gì đó, không phải ai đó, không phải thời gian, không phải nơi chốn … mà chỉ là bản chất tự nhiên vô thường luôn luôn đổi mới mà thôi.
– Pháp hành này sẽ chấm dứt dính mắc vào thứ gì đó hay ai đó. Nhờ có pháp hành này, khả năng có thể sử dụng thân và tâm một cách tự do, không có dính mắc, hoặc không có hiểu biết sai lạc về thứ gì đó, sẽ xuất hiện.
– Nếu chúng ta nghĩ về cuộc sống, nó sẽ không bao giờ ngừng lại. Để chấm dứt công việc vô tận của chúng ta, hãy tin tưởng vào sự thật tuyệt đối rằng chỉ là bản chất tự nhiên vô thường luôn luôn đổi mới mà thôi, … nhưng không phải là thứ gì đó, không phải là ai đó.
– Sự tin tưởng của chúng ta phải không có cái ‘tôi’ ở trong đó, … không có ai đó, … không có thứ gì đó. Nó phải là pháp hành tự do, chỉ là sự thực hành, chỉ làm mà thôi.
– Làm bởi một ai đó là sử dụng sức mạnh có giới hạn. Làm chỉ là làm thì sử dụng sức mạnh vô tận.
Thiền tập là cố gắng vượt qua mọi giới hạn.
Chỉ chấp nhận bản chất tự nhiên vô thường
luôn luôn đổi mới mà thôi,
nó sẽ chấp dứt sự suy nghĩ hay chú ý tới thứ gì đó hay ai đó.
– Trung đạo chỉ là con đường mà thôi, không phải con đường này hay con đường đó. Thực hành cũng chỉ là thự hành mà thôi, không có ai thực hành cả hết. Trí tuệ cũng không phải là thứ gì đó, không phải là ai đó, nó là trí tuệ tuyệt đối thường hằng. Bởi vì pháp hành đúng đắn, sự kết nối giữa tâm ta và trí tuệ tuyệt đối sẽ phát sinh. Không có ai sở hữu trí tuệ tuyệt đối này cả.
– Thân và tâm chúng ta chỉ là giả tạm mà thôi, không phải là mãi mãi, đó là lý do vì sao, không quên bản chất tự nhiên vô thường là điều quan trọng. Điều chúng ta đang làm thì không quan trọng.
– Điều gì xảy ra với thân và tâm chúng ta cũng không quan trọng. Thân chúng ta có thể nóng hay lạnh, đau hay thoải mái. Thân và tâm chúng ta hoạt động theo bản chất tự nhiên của chúng. Đừng làm xáo trộn bản chất tự nhiên đó.
– Chỉ tin tưởng vào bản chất vô thường luôn luôn đổi mới mà thôi … nhưng không là thứ gì đó … không là ai cả. Nếu chúng ta chú ý đến thân và tâm của chúng ta, chúng ta chỉ có thể hiểu biết về thân và tâm mà thôi. Thân và tâm này chỉ để sử dụng mà thôi. Không phải để dính mắc. Không phải để chiếm giữ. Không phải để nghĩ nó là thật.
Vấn đề tôi đang giải thích không phải là về thứ gì đó, …không phải ai đó, … không phải thời gian, … không phải nơi chốn … chỉ là bản chất tự nhiên vô thường luôn luôn đổi mới mà thôi. Nhờ có pháp hành này, trí tuệ, vốn không phải là thứ gì đó, sẽ xuất hiện, thứ hiểu biết được bản chất tự nhiên vô thường.
– Trí tuệ liên tục trong một vài phút sẽ dẫn đến sự viên mãn của trí tuệ tuyệt đối, vốn hiểu được bản chất tự nhiên vô thường.
Chú ý : Điều chúng ta đang làm hoặc điều gì xảy ra với thân và tâm của chúng ta là không quan trọng, không lãng quên sự thật rằng không có thứ gì, không có ai cả, chỉ là bản chất tự nhiên vô thường luôn luôn đổi mới, là điều quan trọng.
(http://www.thabarwa.org/category/vietnamese/)
[1] Tất nhiên, điều này không cho phép chúng ta có quyền làm hại đến người khác bằng việc phá giới, vốn là nền tảng thiết yếu cho xã hội loài người. Tuy nhiên, bằng cách thay đổi cách nhìn, chúng ta có thể phát triển trí tuệ và diệt trừ những phiền não có thể khiến chúng ta phạm ngũ giới.
Discussion about this post