THẦY TỪ THÔNG GIẢNG CHỨNG ĐẠO CA |
From:
trungquoc Le
Date:
Tue Jan 15, 2002 8:19 pm
Subject:
Chứng Đạo Ca
Kính
thưa quý thầy, quý sư cô, và quý đạo hữu,
Nhân
đọc quyển sách <<Chứng Đạo Ca Trực Chỉ Đề
Cương“, Nguyên Tác: Huyền Giác Thiền Sư, Biên Dịch:
Từ Thông Thiền Sư, Giáo Án Cao Đẳng Phật Học, Nhà Xuất
Bản Thành Phố Hồ Chí Minh 1998>> thấy có nhiều đoạn “làm
sao ấy“. Xin trích một đoạn trình quý vị xem:
THI
CA 5
CÁI
THẤY CỦA NGƯỜI CHỨNG ĐẠO
VỀ
TĨNH TÂM VÔ NIỆM
Phiên
âm:
Thùy
vô niệm? Thùy vô sanh?
Nhược
thực vô sanh vô bất sanh
Hoán
thủ cơ quan mộc nhân vấn
Cầu
Phật thi công tảo vãn thành
Dịch
nghĩa:
Ai
là người thường ước mơ vô niệm
Ai
là người hằng mong đạt đến vô sanh
Vô
niệm vô sanh là ước mơ cuồng vọng hảo huyền
Rất
oan uổng! Hóa đá một kiếp người tràn đầy linh động.
Để
trắc nghiệm, xin hỏi, “ông Robot” người máy
Quả
Bồ đề! Bao năm tháng nữa, ông thành?
Hỏi
là hỏi vậy thôi, hỏi tức trả lời
Ai
can đảm, đủ sức chờ “ông” giải đáp.
TRỰC
CHỈ
Tu
đạo Phật, rất cần CHÁNH NIỆM mà không cần VÔ NIỆM. Có
thể nói: Có chánh niệm là có tất cả đức tốt, hạnh lành.
Có chánh niệm rất dễ thành công trên tám nẻo đường “bát
chánh”. Suốt cuộc đời hóa đạo chúng sanh, đức Phật không
lúc nào rời chánh niệm. Chánh niệm nuôi lớn ngũ căn, chánh
niệm phát triển ngũ lực, chánh niệm gìn giữ thất thánh
tài, chánh niệm trưởng dưỡng thất giác chi. Chánh niệm
cũng là chất liệu bổ dưỡng để tưới tẩm, để đượm
nhuần cho quá trình phát triển của 18 pháp bất cộng của
Như Lai Phật.
Tu
Phật mà mong cầu VÔ NIỆM là tu sai. Vô niệm thì còn ai để
biết, để tư duy chân lý và những gì phi chân lý!
Tu
mà cầu được vô sanh cũng là lối tu sai lạc. Trên cõi đời,
có cái gì không biến chuyển vận hành sinh diệt? Đá gỗ
còn không ra ngoài vòng vận động vô thường “hằng chuyển”
sát na sanh diệt, huống hồ là một hữu tình “tối linh ư
vạn vật”!
Mong
trở thành người VÔ NIỆM, cầu được chứng đắc VÔ SANH
là ý tưởng cuồng vọng sai lầm và không có ngày hiện thực.
Giả sử cái ngày hiện thực đến, con người VÔ NIỆM VÔ
SANH “tệ” hơn loài khoáng vật, thực vật vô tình. Con người
hữu tình, vốn có tri giác lại trở thành người máy có “cơ
quan” điều khiển vậy thôi sao?
Việc
làm của người tu hành, tương tợ như việc làm của người
huấn luyện khỉ. Người huấn luyện khỉ có tài là “thuần
hóa” được khỉ, dạy khỉ làm trò, làm xiếc. theo ý muốn
của mình. Chứ huấn luyện khỉ làm cho “óc khỉ” trở thành
chứng bệnh phân liệt, không còn hoạt động được gì, đó
không phải là cách huấn luyện khỉ của người có tài, có
trí.
Tu
hành cần có những giờ phút “tĩnh tâm” nhưng tĩnh tâm, không
được hiểu đó là những phút giây VÔ NIỆM.
VÔ
SANH là một ý niệm mà người tu Phật phải từ bỏ dứt
khoát. Vô sanh đồng nghĩa với “đoạn diệt”. Tự mình làm
cho mình “rớt” vào hàng ngũ của ngoại đạo “đoạn kiến”
là cách tu sai lạc, đáng thương!
From:
“Hoa Nguyen”
Date:
Wed Jan 16, 2002 8:40 am
Subject
Chứng Đạo Ca
Chào
quý d/h,
Kinh
nghiệm của tôi là các quyển “đề cương” in ở VN đều là
trình độ của những người còn đang “nghiên cứu” để tìm
một lối đi riêng (cho PG), tuy viết theo vẻ như “kinh viện”.
Tôi không cao hơn trình độ đó, nhưng vẫn muốn đọc sách
có tầm nhìn cao hơn. Nhất là các sách của Từ Thông, có
khi được biếu không, nhiều bài viết, nhiều đọan, lời
viết thường có vấn đề. Khi đọc vẫn phải nghĩ : đây
là trường hợp của PG “quốc doanh”.
H. Nguyen
From:
Lythuyetxuong@aol.com
Date:
Wed Jan 16, 2002 6:48 am
Subject:
Sư quốc doanh xuyên tạc giáo lý nhà Phật!
Người
ở trong nước, biết, nhưng không thể nói.
Người
ở ngoài, có thể nói được, nhưng chẳng lẽ không biết?
Hãy
đọc kỹ đoạn này đi, AP :
“Thiền
sư” quốc doanh Từ Thông viết :
….<<....
Mong
trở thành người VÔ NIỆM, cầu được chứng đắc VÔ SANH
là ý tưởng cuồng vọng sai lầm và không có ngày hiện thực.
Giả sử cái ngày hiện thực đến, con người VÔ NIỆM VÔ
SANH “tệ” hơn loài khoáng vật, thực vật vô tình. Con người
hữu tình, vốn có tri giác lại trở thành người máy có “cơ
quan” điều khiển vậy thôi sao?
Việc
làm của người tu hành, tương tợ như việc làm của người
huấn luyện khỉ. Người huấn luyện khỉ có tài là “thuần
hóa” được khỉ, dạy khỉ làm trò, làm xiếc. theo ý muốn
của mình. Chứ huấn luyện khỉ làm cho “óc khỉ” trở thành
chứng bệnh phân liệt, không còn hoạt động được gì, đó
không phải là cách huấn luyện khỉ của người có tài, có
trí.
Tu
hành cần có những giờ phút “tĩnh tâm” nhưng tĩnh tâm, không
được hiểu đó là những phút giây VÔ NIỆM.
VÔ
SANH là một ý niệm mà người tu Phật phải từ bỏ dứt
khoát. Vô sanh đồng nghĩa với “đoạn diệt”. Tự mình làm
cho mình “rớt” vào hàng ngũ của ngoại đạo “đoạn kiến”
là cách tu sai lạc, đáng thương! …..>>
Bộ
bài bản ca ngợi “bác Hồ”, Nguyễn Hộ, v.v…, và tập đoàn
bè lũ vô thần đã không còn ăn khách nữa, nay rượu cũ bình
mới, đội lốt thiền sư để lừa bịp kiểu cổ điển,
như xưa kia đã dùng chiêu bài “thiên đàng cộng sản”, “mình
vì mọi người, mọi người vì mình” hoang đường, để lừa
bịp miền Nam, đưa dân tộc xuống đến tận hố sâu khốn
khổ này hay sao?
Cộng
sản đánh phá đạo Phật vào tận kho tàng giáo pháp, xuyên
tạc, bôi nhọ, tạo hỏa mù, làm cho thật giả lẫn lộn,
dậy bậy dậy bạ, làm hại cả thế hệ học tăng, mà Phật
tử còn không mở mắt ra, còn cãi cọ nhau vì mấy cái ngôn
từ chữ nghĩa, thủ đoạn của quân vô thần này tinh vi thật!
Những ai còn hy vọng vào giáo hội quốc doanh, mở mắt ra!
LTX
From:
“panptp1998”
Date:
Wed Jan 16, 2002 7:46 am
Subject:
Re: Chứng Đạo Ca
Thực
hành Chánh Niệm đi rồi thấy “làm sao ấy” nhé!
Như
chỉ là những kẻ đọc mà không có thực hành tinh tấn thì
cứ “làm sao ấy”…
AP
From:
phamdluan@aol.com
Date:
Wed Jan 16, 2002 7:02 am
Subject:
Re: Chứng Đạo Ca
Kính
chào quý D/H,
KKT:
Xin trích một đoạn của Chứng Đạo Ca có mấy câu trên cùng
lời dịch và lời bàn của Trúc Thiên:
CẢNH
GIỚI TỰ CHỨNG
Đốn
giác liễu Như Lai thiền,
Lục
độ vạn hạnh thể trung viên.
Mộng
lí minh minh hữu lục thú,
Giác
hậu không không vô đại thiên.
Thoắt
giác rồi Như Lai thiền,
Sáu
độ muôn hạnh thể tròn nguyên.
Trong
mộng lao xao bày sáu nẻo,
Tỉnh
ra bằn bặt chẳng ba nghìn.
Vô
tội phước, vô tổn ích,
Tịch
diệt tánh trung mạc vấn mịch.
Tỉ
lai trần kính vị tằng ma,
Kim
nhật phân minh tu phẫu tích.
Không
tội phước, không thêm bớt,
Tánh
mình vắng lặng đừng hỏi bắt.
Bấy
lâu gương bụi chửa từng lau,
Này
lúc rõ phân cần dứt khoát.
Thùy
vô niệm? Thùy vô sanh?
Nhược
thực vô sanh vô bất sanh.
Hoán
thủ cơ quan mộc nhân vấn:
Cầu
Phật thi công tảo vãn thành?
Ai
không niệm? Ai không sanh?
Ví
thực không sanh không chẳng sanh.
Gọi
người gỗ hỏi nguồn cơn ấy:
Cầu
Phật ra công mấy thuở thành?
Phóng
tứ đại, mạc bả tróc,
Tịch
diệt tánh trung tùy ẩm trác.
Chư
hành vô thường nhất thiết không,
Tức
thị Như Lai đại viên giác.
Buông
bốn đại, đừng nắm bắt,
Tánh
mình vắng lặng tùy ẩm trác.
Muôn
vật vô thường thảy thảy không,
Đấy
chính Như Lai thật viên giác.
(Lời
bàn của Trúc Thiên về nguyên đoạn trên)
CẢNH
GIỚI TỰ CHỨNG Có chứng Thiền Như Lai mới biết trong
ấy có tất cả đức tướng Như Lai: sáu độ (thí độ, giới
độ, nhẫn độ, tiến độ, thiền độ, huệ độ) và muôn
hạnh, dùng làm phương tiện của Bồ Tát giớị Quét sạch
hết tạo tác của tư tưởng (hành: samkhara), đó là cảnh
giới bặt hết mâu thuẫn: tội phước, thêm bớt, thời gian
không gian (sáu nẻo luân hồi, ba ngàn thế giới); vậy nên
đừng đuổi bắt gì hết, đừng nắm lấy vật thể nào hết
(bốn đại), mà cứ tự nhiên thuận tánh (ẩm trác) trong sinh
hoạt hằng ngày. Đó là cảnh giới vô niệm, vô sanh, nhưng
vô niệm không có nghĩa là diệt niệm (lau tâm) vì tâm vốn
vô nhiễm, không có gì phải lau. Nếu hiểu vô niệm vô sanh
là bóp chết tâm hồn và thể xác thì tốt hơn nên cầu đạo
ở người gỗ, ở cái bồ nhìn, hơn là đến cửa Thiền.
Chửa
từng lau: Trong bài kệ chứng đạo, Lục Tổ nói: << xưa
nay không một vật Bụi còn bám vào đâu? >>
Vô
niệm: Lục Tổ giải thích vô niệm là << ở nơi niệm
mà không niệm >>
có
nghĩa là niệm mà không niệm, không niệm mà niệm, tức tùy
cảm tùy ứng mà niệm chớ không phải thứ niệm (tư tưởng)
duyên sanh (conditionné).
Thiền
sư Thần Hội cũng nói:
<<
Không niệm niệm ấy tức niệm Chân Như
Không
sanh sanh ấy tức sanh thực tướng >>
Các
bạn đọc kỹ phần bài trên của Trúc Thiên để so sánh với
lời giảng dưới đây:
(của
Từ Thông)
TRỰC
CHỈ
Tu
đạo Phật, rất cần CHÁNH NIỆM mà không cần VÔ NIỆM. Có
thể nói: Có chánh niệm là có tất cả đức tốt, hạnh lành.
Có chánh niệm rất dễ thành công trên tám nẻo đường “bát
chánh”. Suốt cuộc đời hóa đạo chúng sanh, đức Phật không
lúc nào rời chánh niệm. Chánh niệm nuôi lớn ngũ căn, chánh
niệm phát triển ngũ lực, chánh niệm gìn giữ thất thánh
tài, chánh niệm trưởng dưỡng thất giác chị Chánh niệm
cũng là chất liệu bổ dưỡng để tưới tẩm, để đượm
nhuần cho quá trình phát triển của 18 pháp bất cộng của
Như Lai Phật.
Tu
Phật mà mong cầu VÔ NIỆM là tu sai. Vô niệm thì còn ai để
biết, để tư duy chân lý và những gì phi chân lý!
KKT:
Hãy so sánh câu trên với cách giải nghĩa của Trúc Thiên.
Tác
giả Từ Thông không hiểu đúng ý nghĩa Vô Niệm nên mới
giảng như vậy.
Trong
Pháp Bảo Đàn Kinh, Lục Tổ Huệ Năng có nói
<<
Vô Niệm niệm tức chánh Hữu Niệm niệm thành tà >>
Vô
Niệm mà hiểu đúng theo Huệ Năng tức là Chánh niệm vậy!
Kinh
Viên Giác có dạy:
<<
Lóng lòng Vô Niệm là tùy thuận Viên Giác tánh >>
Đại
Thừa Khởi Tín Luận cũng có câu:
<<
Nếu được Vô Niệm gọi là chứng nhập Chân Như >>
Tu
mà cầu được vô sanh cũng là lối tu sai lạc. Trên cõi đời,
có cái gì không biến chuyển vận hành sinh diệt? Đá gỗ
còn không ra ngoài vòng vận động vô thường “hằng chuyển”
sát na sanh diệt, huống hồ là một hữu tình “tối linh ư
vạn vật”!
Mong
trở thành người VÔ NIỆM, cầu được chứng đắc VÔ SANH
là ý tưởng cuồng vọng sai lầm và không có ngày hiện thực.
Giả sử cái ngày hiện thực đến, con người VÔ NIỆM VÔ
SANH “tệ” hơn loài khoáng vật, thực vật vô tình. Con người
hữu tình, vốn có tri giác lại trở thành người máy có “cơ
quan” điều khiển vậy thôi sao?
KKT:
Hãy so sánh mấy câu trên với cách giải nghĩa của Trúc Thiên.
Việc
làm của người tu hành, tương tợ như việc làm của người
huấn luyện khỉ. Người huấn luyện khỉ có tài là “thuần
hóa” được khỉ, dạy khỉ làm trò, làm xiếc. theo ý muốn
của mình. Chứ huấn luyện khỉ làm cho “óc khỉ” trở thành
chứng bệnh phân liệt, không còn hoạt động được gì, đó
không phải là cách huấn luyện khỉ của người có tài, có
trí.
KKT:
Chỗ này cho thấy rõ tác giả Từ Thông không hiểu gì về
Vô Niệm. Tu hành cần có những giờ phút “tĩnh tâm” nhưng
tĩnh tâm, không được hiểu đó là những phút giây VÔ NIỆM.
KKT:
Hãy đọc những lời giải thích ở bên trên của Huệ Năng
và Thần Hội về Vô Niệm.
VÔ
SANH là một ý niệm mà người tu Phật phải từ bỏ dứt
khoát. Vô sanh đồng nghĩa với “đoạn diệt”. (Thầy Từ T)
KKT:
Ý kiến của KKT về mấy câu trên:
Nói
<< nhảm >> vô cùng! Không cần dẫn chứng trong những
Kinh Đại Thừa có nói rất nhiều về khái niệm Vô Sanh,
chỉ cần dẫn chứng một đoạn Kinh rất nổi tiếng trong
tạng Pali của Theravada do chính Phật Thích Ca nói về định nghĩa
của Niết Bàn:
O bhikkhus,
there is the unborn, ungrown, and unconditioned. Were there not the unborn,
ungrown, and unconditioned, there would be no escape for the born, grown,
and conditioned. Since there is the unborn, ungrown, and unconditioned,
so there is escape for the born, grown, and conditioned. (Udana)
The
unborn
ở đây chính là Vô Sanh vậy!
Tự
mình làm cho mình “rớt” vào hàng ngũ của ngoại đạo “đoạn
kiến” là cách tu sai lạc, đáng thương!
……>>
KKT:
Tác
giả Từ Thông hiểu sai nghĩa “đoạn diệt”
Phật
TC phá hai kiến chấp của ngoại đạo:
Chấp
Thường (thường kiến / eternalism) tức là chấp có một linh
hồn bất diệt.
Chấp
Đoạn (đoạn kiến / annihilationism / nihilism) tức là chấp
rằng chết xong là hết! Không còn gì tồn tại sau khi chết,
nghĩa là cũng không có luân hồi, nhân quả, cho nên chẳng
có tội phước, đúng sai, phải quấy, đạo đức, tu hành,
etc, gì cả vì chết xong là hết mà.
Đây
cũng là chủ trương materialism của CS vô thần.
Xin
kết luận với nhận xét sau:
Dạo
sau này ở VN thấy xuất hiện nhiều tác phẩm viết về PG
mà nội dung giải thích rất là sai lạc và nguy hiểm nữa
là vì dẫn dắt người chưa biết gì về Phật pháp vào những
hiểu biết sai lầm (nên nhớ rằng đồng bào Phật tử miền
Bắc sau mấy chục năm sống dưới chế độ CS cấm đoán
mọi sinh hoạt tôn giáo nên đâu còn biết gì về Phật pháp)
Thỉnh
thoảng trước đây đã có vài D/H đưa lên diễn đàn vài
trường hợp tuơng tự của vài quyển sách khác. Những chuyện
này cũng đáng lưu ý vì không hiểu rằng đây chỉ là tình
cờ ngẫu nhiên hay là có hẳn cả một kế hoạch của nhà
nước CSVN?
Peace,
KKT
____________________________________
From:
“henry_o_2000”
Date:
Wed Jan 16, 2002 10:16 am
Subject:
Re: Chứng Đạo Ca
all,
Đây
là thí dụ của hiểu sai một chử “VÔ”… thì đi xa vạn dậm…
Cám ơn DH LQT nêu ra để bà con học hỏi thêm… Định nghiã
Vô Niệm trong kinh PBD đả có nói qua là… trong niệm mà không
bị dính mắc… chớ không phải là không có ý niệm gì cả.
Tác giả Từ Thông… đã hiểu lầm cho vô niệm là không có
suy nghĩ…. nên suy ra đủ thức chuyện…biên kiến….
TD
From:
“Hoa Nguyen”
Date:
Wed Jan 16, 2002 1:47 pm
Subject:
Re: Chứng Đạo Ca
Chào
quý d/h,
Lại
bàn thêm về câu chuyện của Từ Thông.
Rõ
ràng Từ Thông không hề biết tới “Vô Niệm” của Thiền tông
Trung Hoa, và đả kích Vô niệm (và Vô Sanh) theo cách nghĩ của
mình, chẳng phải là do “hiểu lầm” gì về cái từ có nghĩa
rất riêng này đó chỉ là do vô trí tuệ,vì “biên kiến” mà
có thể là do “thực hành” nhiều quá (nhưng sai lạc.). Cho nên
điều quan trọng là phải biết, trước khi định làm gì,
không thể cứ hùng hục làm là “sỏi đá cũng thành cơm” như
được dạy.
Để
làm rõ chỗ này, xin chép lại một đoạn trong Đàn Kinh, bản
dịch của HT Minh Trực :
“Sao
gọi là vô niệm? Biết cả thảy các pháp mà lòng không nhiễm
vương, dính níu, ấy là vô niệm. Cái tâm khi ứng dụng liền
biến khắp mọi nơi, mà cũng chẳng dính vương vào các nơi
ấî Giữ bổn tâm trong sạch,khiến sáu thức ra ngoài sáu
cửa (lục căn) đối với sáu trần mà lòng không nhiễm vương,
dính níu, không lộn xộn, lui tới tự do, thông dụng không
ngăn trở, tức là Bát Nhã Tam Muội, tự tại giải thoát, gọi
là hạnh vô niệm.
Bằng
đối với mọi vật, lòng không nghĩ đến, khiến cho niệm
tưởng dứt đi, tức là bị pháp ràng buộc. Ấy gọi là biên
kiến (thấy một bên, hiểu nghiêng lệch)“.
(Phẩm
Bát Nhã)
Như
vậy Vô Niệm ở đây hiểu như Vô Tâm,lòng không chấp trước
khi tiếp đối ngoại cảnh. Và “niệm” nên hiểu theo nghĩa
ban đầu của từ này là “ghi nhớ” hay giữ lại : vô niệm
là “không giữ lại” gì (không dính níu như bản dịch) khi
tâm tiếp xúc với ngoại vật.
Còn
Vô Sanh phải hiểu là “không sanh khởi ý niệm“, “không sanh
tâm phân biệt“. Không thể hiểu Vô Sanh là “vô sản” (không
sinh sản) như Từ Thông hiểu bây giờ.
Hòa
From:
phamdluan@a..
Date:
Wed Jan 16, 2002 12:55 pm
Subject:
Re: Chứng Đạo Ca
Chào
anh Hòa,
KKT:
Hiểu << theo cách nghĩ của mình >> trong khi giải thích
chữ Vô Niệm trong Chứng Đạo Ca mà cái hiểu này lại không
đúng với ý của sư Huyền Giác (đệ tử của Huệ Năng)
là tác giả của Chứng Đạo Ca thì không gọi là << hiểu
lầm >> thì còn gọi là gì nữa???
Anh
Hòa nghĩ sao?
Peace,
KKT
From:
phamdluan@a…
Date:
Wed Jan 16, 2002 1:09 pm
Subject:
Chứng Đạo Ca
Khi
anh Hòa viết
Kinh
nghiệm của tôi là các quyển “đề cương” in ở VN đều là
trình độ của những người còn đang “nghiên cứu” để tìm
một lối đi riêng (cho PG), tuy viết theo vẻ như “kinh viện”.
Tôi không cao hơn trình độ đó, nhưng vẫn muốn đọc sách
có tầm nhìn cao hơn.
Nhất
là các sách của Từ Thông, có khi được biếu không, nhiều
bài viết,nhiều đọan, lời viết thường có vấn đề. Khi
đọc vẫn phải nghĩ : đây là tr/h của PG “quốc doanh”. ( H)
KKT:
Sư Từ Thông có ở trong GHPGVN (không có chữ TN) không?
Khi
anh Hòa viết << đây là tr/h của PG "quốc doanh" >>
thì viết như vậy có đúng không? Là vì cái được gọi là
PG “quốc doanh” (tức GHPGVN) đó cũng gồm có các HT Trí Siêu
(mới mất), Thanh Từ, Minh Châu, v.v…
KKT
From:
“Hoa Nguyen”
Date:
Wed Jan 16, 2002 5:26 pm
Subject:
Re: Chứng Đạo Ca
Nếu
Từ Thông có loáng thoáng biết về pháp Thiền của Lục Tổ,
mà viết Vô Niệm là dứt bặt nghĩ suy, thì đó là hiểu lầm
về nghĩa của từ Vô Niệm ở đâî Như Lục Tổ đã chỉnh
sự hiểu lầm như vậy, và gọi đó là biên kiến. Còn đằng
này Từ Thông không biết gì về Đàn Kinh, thì không nói là
hiểu lầm, mà là hiểu sai lạc, hay không biết gì về Thiền
lại muốn “phê phán” về Thiền.
Hòa
From:
“Tinh Thuy”
Date:
Fri Jan 4, 2002 7:18 pm
Subject:
Thế nào là Vô Niệm
Hỏi
: Thế nào là “Lấy vô trụ làm gốc, vô tướng làm thể,
vô niệm làm tông”?
Đáp
: Trong Kinh Pháp Bảo Đàn, Lục Tổ giải thích :” Vô niệm
chẳng phải không có bản niệm, ngoài bản niệm ra không được
mống khởi niệm gì khác, mới gọi là vô niệm, chứ chẳng
phải tuyệt luôn bản niệm, nếu bản niệm tuyệt là chết.“
Dù người chết, bản niệm cũng y nguyên không mất, vì đó
là bản thể của tự tánh, chẳng đồng như gỗ đá.
Nhiều
người hiểu lầm cho vô niệm là trăm tư tưởng đều dứt,
ấy là saị Ngài Lục Tổ giải thích :
Lục
căn tiếp xúc lục trần, sanh ra lục thức, không nhiễm không
chấp thật tức vô niệm.” Hễ thấy cái gì thì chấp cái
đó, nghe được cái gì chấp vào cái đó, là có niệm. Thấy
như không thấy, nghe như không nghe, chẳng phải là không biết,
biết mà không chấp thật, mới là vô niệm.
Kỳ
thật, vô niệm tức vô tướng, vô tướng tức vô trụ, mặc
dù danh từ có ba, sự thật chỉ là một. Ngài Lục Tổ sợ
người hiểu lầm, nên đã hai lần giải thích về vô niệm.
Trích:
Duy Lực Ngữ Lục
(Nguồn: http://old.thuvienhoasen.org)
Sách cần đọc thêm:
●
Chứng Đạo Ca Thiển Thích (HT. Tuyên Hóa giảng)
●
Chứng Đạo Ca (Trúc Thiên dịch)
● Phẩm Định Huệ Kinh Pháp Bảo Đàn (Thích Duy Lực)
Discussion about this post