LỢI ÍCH CỦA THIỀN ĐỊNH VÀ SỰ HY SINH
Aung San Suu Kyi
(Hoang Phong chuyển ngữ)
Lời giới thiệu của
người dịch :
Dưới đây là một bài viết của bà Aung San Suu Kyi trên báo
Bangkok Post tháng 9, năm 1996. Bài báo sau đó được một ký giả Pháp là Alain
Delaporte-Digard viết lời giới thiệu và đưa lên mạng Buddhachanel.tv vào ngày
13 tháng 10, năm 2010. Bài báo tuy đến với chúng ta hơi muộn, thế nhưng chính sự
muộn màng đó biết đâu cũng là một lợi điểm giúp chúng ta đánh giá cao hơn nữa
Lợi ích của Thiền định và sự Hy sinh”
của bà Aung San Suu Kyi, vì gần đây bà đã phục hồi được sự tự do của mình. Dưới
đây là lời giới thiệu của ký giả Alain Delaporte-Digard và tiếp theo đó là phần chuyển ngữ bài viết của bà Aung San Suu
Kyi.
Lời giới thiệu của
Alain Delaporte-Digard :
19 tháng 6 : Lại thêm một
năm quản thúc cho người Phụ nữ Miến điện
Hôm nay là ngày
sinh nhật của bà Aung San Suu Kyi, người đoạt giải Nobel Hòa bình, đang bị quản thúc tại gia, hoàn toàn biệt lập
với đời sống bên ngoài và không hề được chăm sóc sức khoẻ đã từ nhiều năm nay.
Với sự tưởng nhớ
trong lòng và bằng những lời nguyện cầu chúng ta chỉ biết mong sao bà hiểu được
là chúng ta vẫn còn đây, tuy bất lực nhưng vẫn luôn đặt hết niềm tin và ngưỡng
mộ bà.
Thật thế, chúng ta
bất lực không giúp được gì cho bà trước đám Quân phiệt
chẳng qua vì áp lực
quốc tế không tạo được một sức ép nào. Khi nào tất cả các quốc gia trên thế giới
không đồng lòng hợp tác để phong tỏa kinh tế một cách toàn diện, thì khi đó Tập
đoàn Quân phiệt vẫn còn tiếp tục nuôi dưỡng 450 000 quân lính để duy trì
chế độ độc tài.
Thật vậy, chúng ta
phải vững tin
vào sức mạnh chuyển
hóa của tâm linh gồm hàng nghìn tư duy tích cực có thể biến cải được thế giới này,
kể cả những góc cạnh tối tăm nhất của nó. Trong từng giây phút một chúng ta hoán
chuyển tư duy của mình để biến chúng thành con đường đưa đến Hòa bình và Công lý.
Nước Miến điện phải trở thành dân chủ. Chúng ta cũng nên nhớ lại trong lần bầu
cử năm 1990, Aung San Suu Kyi và đảng Dân chủ của bà đã đạt được 82% số phiếu !
Thế nhưng Tập đoàn Quân phiệt phủ nhận kết quả đó và còn hơn thế nữa đã tăng cường
thêm sự độc tài.
Thật vậy, chúng ta
không khỏi khâm phục
trước quyết tâm giữ
vững chủ trương Bất
bạo động, Hòa bình và Từ bi của bà mặc dù bà phải nhịn nhục trước các hành động
khiêu khích xảy ra hàng ngày từ nhiều năm nay. Thân xác bà mòn mỏi, thế nhưng tâm
hồn bà rực sáng. Bà là hiện thân của một tấm gương hòa bình và nghiêm túc cho chúng
ta soi.
Hơn thế nữa, thưa
bà Ung San Suu Kyi, chúng tôi quả thật đã mang ơn bà rất nhiều,
mặc dù chúng tôi không
làm được gì để giúp bà,
Thế nhưng bà vẫn nêu
cao một tấm gương tuyệt vời cho chúng tôi nhìn vào.
Dưới đây là bài viết
của bà.
Bài viết này quả thật
xứng đáng là những lời giáo huấn vẹn toàn.
Xin được cám ơn bà.
Alain Delaporte-Digard
viết cho trang internet www.buddachannel.tv
LỢI ÍCH CỦA THIỀN ĐỊNH VÀ SỰ HY SINH
do bà Aung San Suu Kyi viết
(Hoang Phong chuyển ngữ)
Mùa kiết hạ đã đến.
Đây là dịp dâng y cho những người tu hành và cũng
là dịp giúp mỗi người trong chúng ta cố gắng ý thức sâu xa hơn nữa giá trị của
một người Phật tử.
Tại Miến điện, chúng tôi xem các thành viên của
tăng đoàn là những vị thầy vừa giảng dạy lại vừa hướng dẫn chúng tôi trên con đường
thật dài của bát chánh đạo. Những vị thầy tốt không nhất thiết chỉ ban cho chúng
ta những bài thuyết giáo uyên bác, mà còn khuyên bảo chúng ta phải cư xử như thế
nào trong cuộc sống thường nhật để giữ được sự hiểu biết đúng, suy nghĩ đúng,
ngôn từ đúng, hành động đúng, phương tiện sinh sống đúng, cố gắng đúng, chú tâm
đúng và tập trung tâm thức đúng.
© Steve McCurry/Magnum Photos
Cách nay khá lâu, trước khi bị quản thúc tại
gia vào năm 1989, tôi được vị đại sư U Pandita dành cho một buổi hội kiến. Ngài
là một vị thầy ngoại hạng, một bậc sư phụ đúng với truyền thống ngàn xưa. Vị thầy thánh thiện U Pandita đã giải
thích cho tôi thế nào là chánh ngữ. Ngôn từ không những chỉ dùng để nói lên sự
thật mà còn phải mang lại sự hài hòa giữa con người, sự thân thiện, niềm an vui
và cả sự lợi ích nữa. Chúng ta phải noi gương Đức Phật để nói lên những lời chân
thật và thiết thực, dù cho những lời nói ấy đôi khi không được êm tai đối với
người nghe.
Vị thầy thánh thiện U Pandita còn khuyên tôi nên
trau dồi sự tỉnh thức.
Trong số năm khả năng tinh thần (lòng tin, sự hăng
say, sức tập trung, trí tuệ và sự tỉnh thức) chỉ có sự tỉnh thức là không bao
giờ trở thành quá dư thừa . Một lòng tin quá đáng thiếu sự hỗ trợ của trí tuệ sẽ
biến thành một thứ đức tin mù quáng, một trí tuệ đơn thuần thiếu sự hỗ trợ của lòng
hăng say sẽ tạo ra đủ mọi thứ mưu mẹo khiến mọi người lánh xa. Sự nhiệt tình quá
đáng kèm theo sự tập trung tâm thức non kém sẽ mang lại sự đờ đẫn. Thế nhưng
đối với sự tỉnh thức thì chẳng bao giờ xảy ra tình trạng quá đáng, mà lúc nào cũng
vẫn còn thiếu. Khái niệm Phật giáo về sự tỉnh thức mà vị thầy thánh thiện U
Pandita ra sức chỉ dạy cho tôi đã chứng minh một cách hùng hồn tính cách đích
thực và giá trị của nó xuyên qua những năm tháng dài bị quản thúc. Noi gương các
bạn đồng hành Phật tử của tôi trước đây, tôi quyết định dành trọn thời gian bị
quản thúc để thiền định. Tuy nhiên đấy không phải là một quyết tâm dễ mang ra thực
hiện. Vì không có thầy bên cạnh chỉ dạy nên bước đầu tập tành của tôi mang đầy
thất vọng. Có những ngày tôi không thể nào thực hiện được một tâm thức kỷ cương
đúng với sự đòi hỏi của phép thiền định. Sự bực dọc phát sinh khiến lắm lúc tôi
cảm thấy thiền định có vẻ mang lại nhiều tệ hại hơn là lợi ích. Nếu không nhớ lại
lời khuyên trước đây của một vị đại sư lừng danh cho biết việc thiền định chính
là cách tu tập mang lại lợi ích cho chính mình, thì có lẽ tôi cũng đã bỏ dở dang.
Các lời giáo huấn của tăng đoàn đã hỗ trợ tôi rất
nhiều trong các sinh hoạt chính trị. Trong suốt cuộc hành trình vận động tranh
cử đầu tiên của tôi trên khắp lãnh thổ Miến điện, tôi đã đón nhận được vô số lời
khuyên vô giá của các vị tu hành khắp nơi. Tại tỉnh Prome một vị thầy thánh thiện
khuyên tôi lúc nào cũng nên hình dung trong tâm hình ảnh của nhà sư ẩn dật
Sumeda, một người đã hy sinh dạng giác ngộ mà mình đã đạt được để đổi lấy vô số
kiếp nhọc nhằn với ước vọng cứu độ chúng sinh khỏi khổ đau. Vị thầy thánh thiện
của tỉnh Prome trên đây đã khuyên tôi : « Phải vượt lên những khó khăn của chính
mình để mang lại an lành và công lý dù cho phải trải qua một thời gian thật dài
».
Vị trụ trì một ngôi chùa ở tỉnh Pakokhu lập lại
với tôi những lời khuyên mà ngài đã từng dặn dò cha tôi cách nay hơn 40 năm :
con, Thế nhưng con cũng không nên hoàn toàn không sợhãi. Con không nên say sưa mỗi khi người ta tán tụng
con, Thế nhưng con cũng không nên hoàn toàn không
say sưa ».
Nói một cách khác, nếu muốn giữ được lòng can đảm
và sự khiêm tốn thì cũng không nên loại bỏ sự thận trọng và cả sự kính trọng chính
mình một cách đúng mực.
Khi đến tỉnh Natmauk quê của cha tôi thời thơ
ấu , tôi đến viếng ngôi chùa cha tôi đến học ngày còn bé. Vị trụ trì ngôi chùa
giảng cho tôi nghe về bốn nguyên nhân đưa đến sự băng hoại và suy đồi, bốn nguyên
nhân ấy như sau :
– bất lực không đủ khả năng tái tạo lại những gì
đã mất ;
– phó mặc không hàn gắn những gì bị hư hại ;
– không quan tâm đến tầm quan trọng của sự chừng
mực ;
– đưa lên hàng lãnh đạo những người thiếu đạo đức
và khả năng hiểu biết kém cỏi.
Vị trụ trì còn giải thích thêm cho tôi chính đấy
là những lời khuyên đúng theo quan điểm Phật giáo hướng vào mục đích kiến tạo một
xã hội công bằng và phồn vinh trong thời đại tân tiến ngày nay.
Đấy là những lời tràn đầy trí tuệ mà một vị thầy
thánh thiện đã 91 tuổi ở tỉnh Sagaing đã khuyên bảo tôi khi tôi đi ngang vùng
miền trung Miến
điện. Ngài phác họa ra những khó khăn có thể xảy ra cho tôi khi tôi muốn thực
hiện thể chế dân chủ cho quê hương Miến điện, ngài nói với tôi như sau :
« Con sẽ
bị người ta tấn công và phỉ báng chỉ vì hoài bão của con muốn thực hiện một nền
chính trị lương thiện. Thế nhưng con phải bảo vệ hoài bão ấy. Con phải thực hiện
nó trong khổ đau, và sau này con sẽ gặt hái được phúc hạnh ».
彥
Discussion about this post