PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Tết về tưới tẩm yêu thương

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

Tuyentaphuongphapmuaxuan 3
TẾT VỀ TƯỚI TẨM YÊU THƯƠNG

Lưu Đình Long

 

Tết đến theo quy luật của vũ trụ, mang tới cho con người nhiều cảm xúc mới, nhiều suy ngẫm, cơ hội nhìn lại. Với người trẻ, Tết đến là dịp để dấn thân, quay về nhà gắn kết tình thâm, là dịp để sống tử tế…

Tết chậm lại

Blank

Bạn trẻ quay về nhà trong dịp Tết – Ảnh: TT

Chậm lại với những ngày được nghỉ, bạn sẽ không phải bù đầu với công việc. Khi đó, bạn sẽ có thời gian để ngắm nhìn cuộc sống trôi qua một cách khẽ khàng. Bạn sẽ có dịp để hít khí trời mùa xuân trong lành, với những mùi-vị quen thuộc, nghe hương Tết thấm vào da thịt, vào từng hơi thở khi mẹ nấu bánh tét, ba đi thăm mộ và cầm bó trầm hương thắp lên tưởng nhớ ông bà, tổ tiên.

Đêm 30 Tết, bạn có thể ngồi lại với gia đình và nói lời chúc Tết, đề nghị ba mình, mẹ mình kể cho nghe cái Tết xưa mà họ từng trải qua để cùng hoài niệm về những năm-tháng đã qua; đồng thời, bạn chia sẻ những niềm vui, khó khăn trong công việc để lắng nghe những gợi ý tinh anh từ người lớn.

Sống chậm lại còn là bạn sẽ gác lại mọi chuyện để dành buổi sáng mùng 1 Tết chở mẹ đi chùa, cùng ba vào chánh điện dâng hương cúng dường Tam bảo và thì thầm khấn nguyện: xin cho con giữ được tâm hồn thanh lương, trong sáng, dù gặp việc gì hay có trắc trở nào tới cũng xin giữ trọn niềm tin vào Tam bảo, đi trên đường sáng, kiến tạo an vui, giải thoát… Lời nguyện ấy giống như sợi dây neo cột tâm hồn mình, để dẫu có rời xa gia đình, đi đâu đó mưu sinh cũng có thể giữ gìn thân-tâm thường an lạc, biết dừng lại kịp thời trước những cám dỗ và biết đứng dậy một cách vững chãi trước những thất bại, khổ đau tất yếu (ai cũng trải qua trong đời một lần, nhiều lần)…

Rồi thầm thì, cầu nguyện cho ba mẹ mình được đi trọn con đường đạo thanh lương, giải thoát cũng là tưới tẩm cho mình hạt lành thương yêu, hiểu biết, để hạnh hiếu được tỏa hương mầu nhiệm, quyện cùng hương trầm trong ngày vía Đức Phật Di Lặc, ngày hoan hỷ đón một năm mới tràn ngập niềm tin, hy vọng…

Tết dấn thân

Blank

Các bạn trẻ nhóm Ngàn Hạc Giấy (TP.HCM) tặng quà Tết tới
đồng bào dân tộc ở Đắk Lắk – Ảnh: T.Vũ

Khỏi phải nói, xuân của đất trời đã trở thành mùa sẻ chia ấm áp. Không ít những hoạt động tình nguyện từ những phong trào bên ngoài và trong đạo. Thấy được cuộc sống mong manh, dễ vỡ, vô thường nên người trẻ đã biết sẻ chia hơn là cất giữ, đã biết dấn thân hơn là vô cảm với lối nghĩ “mac-ke-no” (mặc kệ nó).

Bằng những hành động thiết thực, thông qua công tác thiện nguyện, có những bạn trẻ đã đi lên vùng cao Tây Bắc và chụp hàng ngàn bức hình, lưu lại những nụ cười trẻ thơ tuyệt đẹp. Mang lại niềm vui nho nhỏ và bồi bổ tâm hồn mình, làm giàu thêm tri thức từ những chuyến đi là lựa chọn của người trẻ có khát vọng đi “dọc miền Tổ quốc”. Rồi có không ít nhóm, hội lên vùng cao Tây Nguyên, tới các buôn làng xa xôi để mang Tết tới đồng bào, trẻ em. Những phần quà được gom góp từ những tấm lòng, từ những chiếc nón len đan tay gây quỹ tới những gam giấy vụn, tờ lịch cũ… Tất cả đều được chuyển thành những hiện vật thiết thực mà người dân nơi các bạn đến đang cần, có khi là áo ấm, cặp sách cho em tới trường, có khi là gói mì, ký gạo, bữa ăn ngon, mấy lạng hạt dưa, mứt dừa… cho Tết thực sự về với bản làng, với vùng cao chưa có Tết, người dân chưa dám mơ Tết, hoặc Tết là khái niệm gì đó quá xa xôi với họ bởi cái đói, cái rét vốn thường trực hàng ngày…

Yêu thương những người khó khăn hơn mình và muốn giúp cho họ bớt khổ, có niềm vui vốn là tình yêu trong trẻo nhất. Nó khiến con người ta hành động, phải hành động, để “mang niềm vui cho người, giúp người bớt khổ”. Đó thực ra cũng là hạnh nguyện của Đức Quan Thế Âm, là tay là mắt của vị Bồ-tát thường lắng nghe nỗi khổ của muôn loài và ra tay cứu khổ.

Những bạn trẻ ấy dù không phải là Phật tử nhưng đã sống với tâm đạo, với Phật chất rất tự nhiên và cực kỳ đáng trân trọng!

Tết yêu thương, Tết ăn chay…

Ăn chay để nuôi dưỡng lòng từ bi. Điều này nghe quen vì được nhiều người chia sẻ. Thực tế, ăn chay có nhiều lợi ích lắm. Khiến cho mình bình an vì không phải gián tiếp sát sanh, hại vật. Trong giáo lý duyên sinh của nhà Phật cho rằng, không có một cái tồn tại độc lập, tự nhiên mà có, tất cả đều có nhân-duyên của nó, cái này có thì cái kia có.

Có nhu cầu ăn thịt chúng sinh thì có người đồ tể, cung cấp theo “đơn hàng” đó, dù là trực tiếp hay gián tiếp thì cũng là dẫn tới việc sanh mạng chúng sinh phải bị hủy hoại. Do đó, Tết (và nếu được thì cả năm rồi tiến tới năm này sang năm khác, đời này tới đời khác) thì nên phát nguyện thọ thực chay tịnh để dưỡng nuôi lòng bi trong mình, để những loài khác không vì mình mà bỏ mạng.

Ăn chay trong thời hiện đại còn là món quà dành tặng thiên nhiên, bởi vì các nhà khoa học đã chứng minh một cách rất rõ ràng: ăn chay bảo vệ môi trường. Bằng cách tính khoa học, để có một ký thịt thì cần phải tốn bao nhiêu ký thực vật mới tạo ra được – cho thấy ăn thịt sẽ phải tác động vào tự nhiên một cách tàn bạo hơn, do tiêu thụ nhiều hơn so với ăn chay. Hơn nữa, khoa học cũng chứng minh, cấu tạo răng người – không có răng nanh bén nhọn, phù hợp với ăn chay hơn là ăn thịt. Mặt khác, cơ thể người ăn chay đúng cách, khoa học sẽ khỏe, nhẹ hơn là ăn thịt, ít bệnh tốt hơn. Nói chung, khi sống gần gụi với thiên nhiên thì sẽ bình an cả thân và tâm, biết nghĩ tới con người (đồng loại) và biết yêu thương những loài khác thì sẽ cơi nới tâm hồn mình rộng thêm ra.

Một khi tâm hồn mỗi người rộng mở hơn, tình thương thêm lớn nhờ cái thấy nhân-quả rõ ràng thì chắc chắn con người sẽ bỏ những thói quen xấu, buông những việc làm bất thiện mà xắn tay vào cứu đời, giúp người. Chắc chắn con người sẽ không vì món lợi nho nhỏ mà ra tay giết người, hại vật, sẽ không ganh đua từng tí để rồi sanh tâm sân hận, tị hiềm và làm những điều khiến cho người khác bị tổn thương, bản thân thì tổn phước, tổn đức…

Do vậy, nghĩ về pháp tu ăn chay và chọn việc ăn chay tưởng chỉ là bỏ phần ăn ở miệng nhưng kỳ thực, qua đó cũng giúp mình bỏ được rất nhiều những thói, tật hư – xấu trong mình, từng bước kiến tạo con đường sáng đẹp để tiến bước trong cuộc đời, trong cõi luân hồi tử sanh này.

Do vậy, nghĩ kỹ sẽ thấy, Tết là dịp để tu tập, phải không?
Lưu Đình Long (Giác Ngộ)

Tin bài có liên quan

Ý Niệm Về Mùa Xuân Di Lặc

Ý niệm về mùa Xuân Di Lặc

Ý Niệm Sắc Xuân Nghệ Thuật Bonsai Nhật Bản

Ý Niệm Sắc Xuân Nghệ Thuật Bonsai Nhật Bản

Ý Nghĩa Ngày Tết – Thích Nữ Diệu Huệ

Y Hình Hoa Mai Hoa Đào

Y Hình Hoa Mai Hoa Đào

Xuân Viễn Xứ

Xuân Về Với Nếp Sống Đạo Đức Của Người Con Phật

Xuân Về Với Nếp Sống Đạo Đức Của Người Con Phật

Xuân Về Thay Áo Mới

Xuân về thay áo mới

Xuân Về Nơi Đất Khách

Xuân về nơi đất khách

Xuân Về Nguyện Ước Đạo Đời Viên Thông

Xuân về nguyện ước đạo đời viên thông

Xuân Về Ngẫm Đến Lẽ Thịnh Suy…

Xuân Về Ngẫm Đến Lẽ Thịnh Suy…

Load More

Discussion about this post

Ăn Vừa Đủ Để Giữ Thân Tâm Khỏe Mạnh

Ăn Vừa Đủ Để Giữ Thân Tâm Khỏe Mạnh

Hiện nay ở Nhât, hằng năm trung bình một người vứt khoảng mười lăm ký thực phẩm (bằng sáu mươi...

Quán Niệm Sáu Sai Lầm

Quán Niệm Sáu Sai Lầm

QUÁN NIỆM SÁU SAI LẦM MICHAEL CARROLL Chuyển ngữ : Diệu Liên Lý Thu Linh, Diệu Ngộ Mỹ Thanh & Giác Nghiêm...

Những Người Nổi Tiếng Ca Ngợi Đạo Phật Kể Cả Tổng Thống Hoa Kỳ Tuệ Uyển Chuyển Ngữ

 Xem phiên bản PDF           Philip Kotler (1931- )   "Sự tiếp cận của tôi được...

Cho Tôi Bát Nước

Cho tôi bát nước

CHO TÔI BÁT NƯỚC Cao Huy Thuần dịch Ananda là đại đệ tử của Phật. Là em chú bác của...

Tìm Hiểu Hệ Thống Bát Nhã Và Chủ Đề Tư Tưởng Của Nó: Tánh Không

TÌM HIỂU HỆ THỐNG BÁT NHÃVÀ CHỦ ĐỀ TƯ TƯỞNG CỦA NÓ: TÁNH KHÔNG Nguyễn Thế Đăng Không phải là...

Phật Đản – Vesak, Đản Sanh Và Đức Phật Xuất Hiện

Phật Đản – Vesak, Đản Sanh Và Đức Phật Xuất Hiện

PHẬT ĐẢN – VESAK, ĐẢN SANH VÀ ĐỨC PHẬT XUẤT HIỆN  Minh Kiến – Dhammaghosa   Nhân dịp lễ lớn...

Người Đồng Tính Nam Có Được Thọ Đại Giới?

Người đồng tính nam có được thọ đại giới?

NGƯỜI ĐỒNG TÍNH NAM CÓ ĐƯỢC THỌ ĐẠI GIỚI?HỎI: Tôi xuất gia từ nhỏ, đã thọ giới Sa-di được bốn năm....

Bước Sen Nữ Tu Và Cư Sĩ Phật Giáo: Cuộc Sống, Tình Yêu Và Thiền Định – Martine Batchelor

Bước Sen Nữ Tu Và Cư Sĩ Phật Giáo: Cuộc Sống, Tình Yêu Và Thiền Định – Martine Batchelor

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Đời Sống Tu Tập Của Người Cư Sĩ Theo Tinh Thần Phật Dạy Thích Thiện Bảo

Đời Sống Tu Tập Của Người Cư Sĩ Theo Tinh Thần Phật Dạy Thích Thiện Bảo

ĐỜI SỐNG TU TẬP CỦA NGƯỜI CƯ SĨTHEO TINH THẦN PHẬT DẠYThích Thiện Bảo Hơn 2.500 năm trước, bình minh...

Vì Sao Người Hiền Chết Sớm Mà Người Ác Lại Sống Lâu ?

Vì Sao Người Hiền Chết Sớm Mà Người Ác Lại Sống Lâu ?

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Căn Lành Để Học Phật

Căn lành để học Phật

Học Phật phải có căn lành. Không có căn lành, không thể học Phật. Thật ra, người có căn dữ...

Giản Dị Trong Nếp Sống

Giản dị trong nếp sống

Chính đời sống đạm bạc, lối sống giản dị, nói năng ngay thẳng thật thà mà nhà sư đã hòa...

Mạn Đàm Về Tôn Giáo

Mạn đàm về tôn giáo

MẠN ĐÀM VỀ TÔN GIÁO Nguyễn Xuân Chiến   Người viết rất phân vân giữa 2 từ ngữ “phiếm đàm”...

Phát Triển Bền Vững Dưới Góc Nhìn Phật Giáo

Phát triển bền vững dưới góc nhìn Phật giáo

PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DƯỚI GÓC NHÌN PHẬT GIÁO Trần Thúy Ngọc *1. Phát triển bền vững - tất yếu của...

Đức Phật Đản Sinh Qua Thi Phẩm Của Edwin Arnold

Đức Phật Đản Sinh Qua Thi Phẩm Của Edwin Arnold

ĐỨC PHẬT ĐẢN SINHQUA THI PHẨM CỦA EDWIN ARNOLDTrần Phương Lan dịch và chú giải Đức Phật đã xuất hiện...

Ăn Vừa Đủ Để Giữ Thân Tâm Khỏe Mạnh

Quán Niệm Sáu Sai Lầm

Những Người Nổi Tiếng Ca Ngợi Đạo Phật Kể Cả Tổng Thống Hoa Kỳ Tuệ Uyển Chuyển Ngữ

Cho tôi bát nước

Tìm Hiểu Hệ Thống Bát Nhã Và Chủ Đề Tư Tưởng Của Nó: Tánh Không

Phật Đản – Vesak, Đản Sanh Và Đức Phật Xuất Hiện

Người đồng tính nam có được thọ đại giới?

Bước Sen Nữ Tu Và Cư Sĩ Phật Giáo: Cuộc Sống, Tình Yêu Và Thiền Định – Martine Batchelor

Đời Sống Tu Tập Của Người Cư Sĩ Theo Tinh Thần Phật Dạy Thích Thiện Bảo

Vì Sao Người Hiền Chết Sớm Mà Người Ác Lại Sống Lâu ?

Căn lành để học Phật

Giản dị trong nếp sống

Mạn đàm về tôn giáo

Phát triển bền vững dưới góc nhìn Phật giáo

Đức Phật Đản Sinh Qua Thi Phẩm Của Edwin Arnold

Tin mới nhận

Ứng dụng lời Phật dạy để nuôi dưỡng con cái tốt hơn

Lời Phật dạy cho người nóng tính

Lạy ông Phật nào?

Làm Thế Nào Để Trẻ Thơ Tiếp Nhận Giáo Dục Phẩm Đức (Tập 2)

Chùm Ảnh: Chỗ Người Ngồi, Một Thiên Thu Tuyệt Tác

Đạo Phật là đạo yêu đời

Thư Ngỏ Của Ni Trưởng Chùa Linh Phong Tp. Đà Lạt Việt Nam

Cảm Nghĩ Về “Ngọn Lửa Thích Quảng Đức” Cách Đây 50 Năm

Vì đâu ‘khẩu Phật tâm xà’?

Tản mạn về ngày Phật Đản sinh

Cần trả lại sự tôn nghiêm cho hình tượng Đức Phật

Phật dạy không làm các việc xấu ác

15 điều Phật dạy về đối nhân xử thế nên ghi nhớ

Da Du Đà La người vợ nhiều kiếp của Đức Phật là ai?

Vị Phật quá khứ hay Nhiên Đăng Cổ Phật là ai?

Vì sao đức Phật còn tóc mà chư Tăng thì không?

Đức Phật biết tất cả là do đâu?

Hồi Ký Đặc Biệt : Vụ Tự Thiêu Của Hòa Thượng Thích Quảng Đức, Thích Đức Nghiệp

Đức Phật được tạo lập tượng và tôn thờ như thế nào?

Không làm các điều ác, Nên làm các việc lành, Tự thanh tịnh Tâm

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 258)

Hành Trình Hướng Đến Niết Bàn (Sách song ngữ Vietnamese-English PDF)

Ban Tổ Chức Lễ Tang Đại Lão Hòa Thượng Thích Trí Tịnh

Ấn Độ Phật Giáo Sử Luận

Hạt minh châu cho người sống

Mẹ Và Con

Vai Trò Của Người Phụ Nữ Trong Văn Hóa Phật Giáo Việt Nam – Lương Quỳnh Khuê

Lộc Thọ Ni Tự

Đạo Lộ Tu Tập Của Phật Giáo Theravada

Công Trình Biên Soạn Và Phiên Dịch Kinh Sách Của Đại Lão Ht. Thích Trí Tịnh

Thi Sỹ Huy Tưởng Phương Huyền Mộng

27 Ý Nghĩa Lễ Vu Lan

Đừng trốn chạy, hãy trở về chính mình

Tứ Diệu Đế

Thế Tôn vẫn làm phước

Nghi: Cánh Cửa Dẫn Đến Trí Tuệ

Tai Biến Mạch Máu Não

Chữa trị chấn thương (Song ngữ Vietnamese-English)

Nhân duyên để có gia đình hạnh phúc

Trước tròn bổn phận sau mới xuất gia

Tin mới nhận

Oán thù vay trả

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 213)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 54)

Kinh Trường Bộ Thi Hóa

Giới thiệu tổng quát chương 6: tầm nhìn thâm sâu về thế giới

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 125)

Kinh Bách Dụ: Người hay sân hận

Kinh Bách Dụ: Đạp miệng ông trưởng giả

Kinh Đắc Quả Khi Từ Trần Và Kinh Tái Sinh Như Lửa Theo Gió

Kinh Thắng Man Phu Nhân Hội

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 53)

Giới Thiệu Phẩm Phương Tiện Trong Kinh Pháp Hoa Phạn – Tạng

Kinh Pháp Cú (Dhammapada (Lời Vàng Phật Dạy))

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 306)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 101)

Đức Phật Thuyết Giảng Về Sự Đau Đớn

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 225)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 55)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 56)

Kinh Bahiya

Tin mới nhận

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 102)

Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014 (Tập 15)

Những Điều Cần Biết Hộ Niệm Vãng Sanh Tây Phương

A Di Đà Phật Hay A Mi Đà Phật?

Bắc Tông Là Tịnh Độ?

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 94)

Sự dung hợp Tịnh độ & Thiền của ngài Vĩnh Minh

Pháp Môn Trì Danh Niệm Phật, Vãng Sanh Cực Lạc

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 16)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 143)

Đọc sách ngàn lần – Tập 10

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 11)

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 7)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 341)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 106)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 189)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 55)

Y giáo phụng hành mới có thể chứng quả

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 289)

“Tưởng Niệm Đại Lão Hòa Thượng Thích Trí Tịnh

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.