PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Ý Thức – Vô Thức

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter
Lê Sỹ Minh Tùng

BlankDựa theo quan niệm của những nhà tâm lý học Tây phương thì Vô thức là khái niệm chỉ các hiện tượng tâm lý, hành vi, cảm nghĩ tồn tại ở một cá nhân nào đó mà cá nhân đó không nhận thức được, không diễn tả được bằng ngôn ngữ cho mình và cho người khác. Đó là những hoạt động của hệ thống thần kinh nằm ở ngoài tầng ý thức của con người. Trong trạng thái vô thức, ý thức của con người không hoạt động hoặc hoạt động một cách mờ nhạt. Lúc đó, hệ thống não bộ thần kinh không có kiểm soát về tính nguyên nhân và hậu quả, không đặt vần đề có mâu thuẩn hay nghi vấn mà cốt chỉ nhằm thỏa mãn đòi hỏi của bản năng và hành động xảy ra đó không có ảnh hưởng đến không gian và thời gian. Ngược lại những hành vi có ý thức luôn nằm trong phạm vi trách nhiệm, biết trước hậu quả sẽ xảy ra nghĩa là tại sao ta phải làm điều này và nó sẽ có kết quả ra sao về sau.

Trong sách Strangers to Ourselves: Discovering the Adaptive Unconscious viết bởi giáo sư Timothy D. Wilson trang 24 có dẫn chứng rằng: Cứ mỗi giây, năm giác quan của con người là mắt thấy, mũi ngửi, tai nghe, miệng nếm và thân cảm xúc tiếp nhận khoảng 11 triệu ý tưởng từ bên ngoài đưa vào tâm. Trong 11 triệu ý tưởng đó thì mắt đã thâu nhận trên 10 triệu ý tưởng để chuyển vào hệ thống não bộ. Nhưng hệ thống thần kinh não bộ trong một giây chỉ có thể phân tích 40 ý tưởng. Cho nên câu hỏi các nhà khoa học đặt ra là 11,999, 960 ý tưởng không được bộ óc phân tích kia sẽ đi về đâu và sẽ có tác dụng hay ảnh hưởng đến tầng ý thức của con người như thế nào? Do đó nhà tâm lý học Sigmund Freud mới giới thiệu tảng băng tâm lý mà trong đó ông ta lý luận rằng phần tiền ý thức (trí nhớ, và lưu giữ kiến thức) và phần vô thức chiếm đa phần trong tâm tư của con người. Vô thức luôn hối thúc, lấn áp ý thức để con người có những tư tưởng, lời nói hay hành vi không thể kiểm soát được.

1)Ý thức kiểm duyệt và kiềm chế hành vi thúc đẩy bởi vô thức:

Thí dụ khi đi mua sắm ở Norstrom thì hàng hóa ở đó rất mắc tiền, rất đẹp. Lúc mắt thấy một món hàng quý giá thì vô thức luôn thôi thúc, xúi dục ta đánh cắp món hàng đó bỏ vào túi bất chấp có bị bắt, vào tù ra khám. Ngược lại, nếu có ý thức tức là quay về sống với lương tâm mà nhà Phật gọi là tánh giác thì chúng ta từ bỏ ngay ý định bất chánh đó.

Thí dụ đang làm việc, cảm thấy đói bụng khiến bạn muốn đi ra ngoài để mua thức ăn. Nhưng nhờ ý thức được trách nhiệm của mình và những hậu quả có thể xảy ra nếu mình bỏ ngang việc đi ăn khiến chúng ta ngồi lại và tiếp tục làm việc. Thế thì vô thức thôi thúc chúng ta thỏa mản dục vọng cho bản ngã (cái Ta), nhưng ý thức giúp ta nhận thức thế nào là đúng, thế nào là sai.

2)Ý thức có thể hóa giải thông qua vô thức:

Trong cuộc sống hằng ngày, cánh cửa tâm hồn được thông qua bởi ánh mắt, lời nói, cử chỉ hay những lời nói bộc phát tưởng như vô tình ở người đối thoại có thể giúp chúng ta hiểu phần nào những ẩn chứa trong tâm hồn của họ.

Thí dụ anh A thầm yêu chị B từ lâu, nhưng vì điều kiện gia đình hai bên không phù hợp cho nên anh A chỉ còn cách dấu trong tim tình yêu thầm lặng của mình. Một hôm, vì uống rượu nhiều, không kiểm soát được suy nghĩ nên anh A đã nói hết nỗi lòng của mình cho mọi người nghe. Ở đây, ý thức thể hiện việc anh A thầm yêu chị B bằng cách giấu, nhưng ý thức đó được biểu hiện qua lời nói vô thức khi uống nhiều rượu nghĩa là rượu vô thì lời ra, không kiềm chế được.

Một thí dụ khác là việc điều tra về một vụ giết người. Khi nhân viên cảnh sát thẩm sát nghi can thì người này có nhiều biểu tượng rất lạ như đổ mồ hôi, sợ hãi, nói năng không đồng nhất…Những dấu hiệu trên đều là biểu tượng của vô thức. Tuy hành vi giết người được che đậy bởi ý thức nhưng đã bị biểu hiện bằng những hành động vô thức.

Tuy nhiên có rất nhiều nhà nghiên cứu đã cùng quan niệm rằng phần lớn tư duy của con người được bắt đầu từ vô thức bởi vì vô thức là nền tảng của ý thức. Trong đó, biết bao kính nghiệm, ký ức, tiềm năng đã được chất chứa trong cái kho vô thức. Họ lý luận rằng vô thức bao giờ cũng có trước vì đó là tiềm năng bẩm sinh mà ai cũng có, nhưng vấn đề là nó có được đánh thức hay không và đánh thức ở mức độ nào. Vì vậy, ý thức là cái có sau, được hình thành qua quá trình sống và phụ thuộc vào nhiều hoàn cảnh môi trường của cuộc sống. Sau cùng, các nhà phân tâm lý học (Psychoanalysis) mà trong đó Bác sĩ Freud là người dẫn đầu kết luận rằng “Vô thức và ý thức liên quan mật thiết với nhau, thiếu một trong hai đều dẫn tới tư duy què quặt. Nhưng quan trọng nhất là vô thức đóng vai trò thiết yếu trong quá trình sáng tạo của con người, góp phần tạo nên các thiên tài, vĩ nhân, thần đồng trong mọi lãnh vực từ âm nhạc, hội họa, kiến trúc, khoa học cho đến tâm linh…”

Một thí dụ về khoa học là nhà bác học Mendeleev (1934-1907) là người phát minh bảng phân loại tuần hoàn các chất hóa học sau một giấc ngủ. Đây không phải là sự ngẫu nhiên mà là kết quả của công trình nghiên cứu lâu dài của bộ óc. Với tất cả những kinh nghiệm nghiên cứu được cất giữ trong tầng vô thức và đúng một thời điểm nào đó thì từ trong tầng vô thức, những khám phá đó được bộc lộ mà chúng ta gọi là phát minh. Nói chung những thiên tài trong xã hội là những người có trực giác rất cao. Họ có khả năng trực nhận tri thức từ vô thức mà có những khám phá phi thường. Rất nhiều các phát minh sáng tạo khoa học, các luận thuyết khoa học được khám phá nhờ trực giác của những người có trực giác mạnh và nhạy bén.

Một thí dụ khác là khi mới bắt đầu tập đi xe đạp, ban đầu chúng ta phải dùng ý thức để điều khiển các động tác như đạp bàn đạp, chuyển hướng và cố giữ thăng bằng…Đến khi thành thạo thì chúng ta ngồi lên xe là tự nhiên đạp bàn đạp, tay chuyển hướng mà không cần kiểm soát những hành tác theo ý thức nữa. Bởi vì những kinh nghiệm đó đã tiềm ẩn trong tầng vô thức mà con người chỉ cần đánh thức nó là có tác động ngay.

Tóm lại, trẻ em phần lớn sống bằng vô thức, rồi lớn lên thì ý thức đóng góp dần dần vào tiến trình tư duy của các em. Khoa học lý luận rằng vô thức đã có từ khi lọt lòng mẹ hay có thể từ khi còn nằm trong bụng mẹ. Điều này rất phù hợp với Phật giáo vì đạo Phật chủ trương rằng tuy con người mới kết tụ vào trong noãn bào của người mẹ thì Thức (ký ức, kinh nghiệm…của những đời quá khứ) đã theo sát đứa bé đó rồi. Vì thế khi sinh ra có những người rất giỏi về nhiều bộ môn khác nhau là như vậy. Có người là khoa học gia, luận sư, triết gia…Khi lớn lên chúng ta đi học, thực hành việc làm gì thì từ ý thức đó trở thành vô thức thông qua các hoạt động lập đi lập lại từ lúc nào. Sự tích tụ trong ký ức đó nhà Phật gọi là Uẩn.

Thế thì vô thức có thể chuyển hóa thành ý thức được không?

Khi còn bé vào Mall thì chúng ta thường đòi cha mẹ mua món đồ chơi cho bằng được. Nếu không thì khóc lóc…Như vậy hành động đòi mua quà của đứa bé là vô thức bởi vì nó không thể ý thức được hành vi của nó mà chỉ muốn thỏa mãn bản ngã lúc đó mà thôi. Nhưng khi lớn lên, nó ý thức được được vấn đề, có sự chọn lựa. Bây giờ nó mới biết vì sao nó thích nên có nên mua hay không.

Do vậy, giữa ý thức và vô thức không có một ranh giới rõ ràng nào cả. Chúng luôn chuyển hóa lẫn nhau và cũng vì mối quan hệ đó là động cơ chính giúp con người quân bình đời sống tâm linh, không còn căng thẳng quá.

Nói chung vô thức với tính đa dạng và phức tạp của nó vẫn là chủ đề cực kỳ khó hiểu đối với các nhà khoa họa nghiên cứu tâm lý và thần kinh. Tuy con người luôn tự hào về những khám phá khoa học về vũ trụ, về lượng tử, về vi tính…nhưng đối với cái bộ óc nhỏ và hệ thống thần kinh chằng chịt trong họ thì vẫn còn rất nhiều bí ẩn mà có lẽ con người không thể nào hiểu hết được.

Tuy khoa học còn mò mẫm về ý thức và vô thức, nhưng Phật giáo đã có nhận định rất rõ ràng sự vận hành của ngũ uẩn mà trong đó tất cả những tác ý đều có thể dùng tỉnh thức chánh niệm để kiểm soát nó. Đức Phật dạy rằng Thức là tâm vương, là đầu dây mối nhợ cho bất cứ tư tưởng, lời nói hay hành động nào của con người. Còn Thọ, Tưởng, Hành là tâm sở, là những trợ duyên để tâm vương thực hành ý định đó. Sắc, thọ, tưởng, hành, thức là năm giềng mối bổ túc cho nhau. Nếu không có thọ, tưởng thì không thể có thức. Cũng như nếu không có sắc thì không thể nào có thọ hay tưởng được. Có biết những biến hành của tâm hành giả có thể làm chủ thân, khẩu, ý của mình thì cuộc đời sẽ không còn hệ lụy khổ đau.

Lê Sỹ Minh Tùng

Tin bài có liên quan

何期自性能生萬法。 “Hà Kỳ Tự Tánh Năng Sanh Vạn Pháp?” “Ngờ Đâu Tự Tánh Sanh Ra Muôn Pháp.”

何期自性能生萬法。 “Hà Kỳ Tự Tánh Năng Sanh Vạn Pháp?” “Ngờ Đâu Tự Tánh Sanh Ra Muôn Pháp.”

Ý Tưởng Của Phật Giáo Cho Tiến Trình Xây Dựng Hòa Bình Thế Giới Hiện Nay

Ý tưởng của Phật giáo cho tiến trình xây dựng hòa bình thế giới hiện nay

Ý Niệm Tung Hoành Trong Mê Lộ Của Tâm

Ý Niệm Niết Bàn Trong Đạo Phật

Ý Nghĩa Trọng Đại Của Thủ Bản Kinh Phật Viết Trên Vỏ Cây Bô-La Ở Gandhara

Ý Nghĩa Trọng Đại Của Thủ Bản Kinh Phật Viết Trên Vỏ Cây Bô-la Ở Gandhara

Ý Nghĩa Triết Lý Và Hành Trì Của Khái Niệm Niết Bàn Nhìn Từ Quan Niệm Ái Diệt Là Niết Bàn

Ý Nghĩa Triết Lý Và Hành Trì Của Khái Niệm Niết Bàn Nhìn Từ Quan Niệm Ái Diệt Là Niết Bàn

Ý Nghĩa Tích Cực Trong Tư Tưởng Trung Đạo Của Phật Giáo Qua Kinh A-Hàm

Ý Nghĩa Tích Cực Trong Tư Tưởng Trung Đạo Của Phật Giáo Qua Kinh A-hàm

Ý Nghĩa Sự Sống Chương 5

Ý Nghĩa Sự Sống Chương 5

Ý Nghĩa Sự Sống Chương 4

Ý Nghĩa Sự Sống Chương 4

Ý Nghĩa Sự Sống Chương 3

Ý nghĩa sự sống chương 3

Load More

Discussion about this post

Ngôi Chùa Việt Trúc Lâm Kharkov Vẫn Còn Nguyên Vẹn Giữa Vùng Chiến Sự Khốc Liệt Ở Ukraine

Ngôi chùa Việt Trúc Lâm Kharkov vẫn còn nguyên vẹn giữa vùng chiến sự khốc liệt ở Ukraine

Kharkov là một trong những nơi bị oanh tạc khốc liệt trong cuộc chiến Nga xâm lăng Ukraine những ngày...

Kinh Hạnh Con Chó – Trung Bộ Kinh Majjhima Nikaya 57 (Kukkuravatika Sutta)

KINH HẠNH CON CHÓTrung Bộ Kinh Majjhima Nikaya 57(Kukkuravatika sutta)Thích Minh Châu Như vầy tôi nghe. Một thời Thế Tôn...

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 22)

KINH ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ (PHẦN 22) Pháp Sư Tịnh Không   Tam phước Những gì là phương hướng?...

Tái Sinh

Tái sinh

Nhờ vào viễn kiến của những vị vua xa xưa của chúng ta, những vị hiền quan và những thức...

04. Câu Chuyện Một Con Đường

04. Câu Chuyện Một Con Đường

CÂU CHUYỆN MỘT CON ĐƯỜNG..Hoang Phong Đức Thích-ca Mâu-ni là vị Phật lịch sử và cách nay đã lâu lắm,...

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 47)

Xin chào các vị pháp sư, các vị đồng tu, xin mời ngồi! Mời xem “Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ...

Tôn Giả Sāriputta – Bậc Đại Hiếu

Tôn Giả Sāriputta – Bậc Đại Hiếu

TÔN GIẢ SĀRIPUTTA - BẬC ĐẠI HIẾU Minh Đức Triều Tâm Ảnh   Lời thưa: Truyện tôn giả Mahā Moggallāna...

Nghi Báo Tiến Đôn Hậu Cao Tăng Đại Lão Hòa Thượng

NGHI BÁO TIẾN ĐÔN HẬU CAO TĂNG ĐẠI LÃO HÒA THƯỢNG TIẾT THỨ LÂM ĐIỆN - Chuông trống Bát nhã, -...

Tu Tập Là Phải Bảo Toàn Đạo Pháp Thật Tinh Khiết

Tu tập là phải bảo toàn Đạo Pháp thật tinh khiết

Tu tập là phải bảo toàn Đạo Pháp thật tinh khiết Hoang Phong chuyển ngữ   Muttodaya (Con tim giải...

Phật Hóa Hữu Duyên Nhân

Phật Hóa Hữu Duyên Nhân

PHẬT HÓA HỮU DUYÊN NHÂNHT. Thích Thanh Từ Lâu nay mỗi chúng ta theo đạo Phật nhưng có nhiều điểm...

Thiền Chỉ Và Thiền Quán

Thiền chỉ và thiền quán

THIỀN CHỈ VÀ THIỀN QUÁN Thích Trung Định   Thiền chỉ (samantha) và Thiền quán (vipassana) là hai nội dung lớn trong...

Vầng Sáng Từ Phương Đông

Vầng Sáng Từ Phương Đông

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Mức Độ Dấn Thân

MỨC ĐỘ DẤN THÂN Nguyên tác: Đức Đạt Lai Lạt Ma - Chuyển ngữ: HT Thích Trí Chơn Trích từ...

Diệu Dụng Của Tàm Quý

Một thời, Thế Tôn ở Sàvatthi, tại Thắng Lâm, vườn ông Anàthapindika, gọi các Tỷ-kheo: Hai pháp này, này các...

Hàm Ý Phẩm Phổ Môn Trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa

Hàm Ý Phẩm Phổ Môn Trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa

Tạo sao gọi là Phổ Môn? vì tự tính của mình phổ biến khắp hư không pháp giới, nên gọi...

Ngôi chùa Việt Trúc Lâm Kharkov vẫn còn nguyên vẹn giữa vùng chiến sự khốc liệt ở Ukraine

Kinh Hạnh Con Chó – Trung Bộ Kinh Majjhima Nikaya 57 (Kukkuravatika Sutta)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 22)

Tái sinh

04. Câu Chuyện Một Con Đường

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 47)

Tôn Giả Sāriputta – Bậc Đại Hiếu

Nghi Báo Tiến Đôn Hậu Cao Tăng Đại Lão Hòa Thượng

Tu tập là phải bảo toàn Đạo Pháp thật tinh khiết

Phật Hóa Hữu Duyên Nhân

Thiền chỉ và thiền quán

Vầng Sáng Từ Phương Đông

Mức Độ Dấn Thân

Diệu Dụng Của Tàm Quý

Hàm Ý Phẩm Phổ Môn Trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa

Tin mới nhận

Đức Phật và con người hiện đại

Đức Phật sử dụng thần thông, phép lạ như thế nào

Đức Phật – Người đem ánh sáng rọi soi cuộc đời

Ý niệm công đức tắm Phật trong Đại lễ Phật Đản

Nỗi buồn của người mẹ

Chùa Liên Phái long trọng tổ chức lễ kỷ niệm ngày vía Phật A Di Đà

Quan Âm tu viện cùng chiến sĩ bộ đội Biên phòng hạ thủy 7 đóa sen cầu vồng

Ý nghĩa khi Đức Phật một tay chỉ trời, một chỉ đất và câu nói ‘Duy ngã độc tôn’

Đại Lễ Tưởng Niệm Bồ Tát Thích Quảng Đức Tại Tp. Hồ Chí Minh

Nghiệp nặng và sự cứu độ của Đức Phật

Tin sâu nghiệp báo để sống tốt và hạnh phúc hơn

Muốn cuộc sống viên mãn, Phật khuyên bỏ những điều này: Sát sinh, bất hiếu

Phật pháp tại thế gian

Lời dạy của Ðức Phật về dấu ấn ‘Thành đạo’

Ý nghĩa bảy bước chân của Đức Phật

Lời Phật dạy dành cho những người hay phiền muộn

Thế gian có cuồng quay thì lòng Phật vẫn bình yên

Lời Phật dạy: Người Phật tử biết cách điều hòa thân tâm

Lời Phật dạy về ruộng phước

Lời nguyện đêm thành đạo

Tin mới nhận

Bởi đọc kinh mà không hiểu kinh

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 127)

Chùa Long Phước, 34 Ấp Long An,thị Trấn Cái Tắc, Huyện Châu Thành A,tỉnh Hậu Giang

Nói hai lưỡi và gây tổn thương nhau trong công sở

Một cõi đi về của Trịnh Công Sơn

Giáo Dục Con Tim – Thảo Luận với Edcamp Ukraine

Nhìn lại một năm qua

Thần Thông Và Nghiệp Lực

Đường Đến Bình An Thật Sự

Sự Sút Giảm Dân Số Của Những Đàn Ong Kinh Tế Học Và Thuyết Sống Dung Hoà Của Phật Giáo Tiến Sĩ Janaka Goonetilleke

Khéo điều phục các căn

Bài kinh về sự Chú Tâm Tỉnh Giác

Cà Phê và Thiền

Sáng Tối Do Người

Di Sản Đại Sư Trí Quang Để Lại Cho Việt Nam

Đức Đạt Lai Lạt Ma Đàm Luận Với Hoàng Tử Panu Của Thái Lan, 1960 – Ấn Độ

Đạo Phật và con đường dấn thân

Lời Khuyên Tâm Linh Cho Thiên Niên Kỷ Mới

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 25)

Xu Hướng Ăn Chánh Niệm Trong Xã Hội Ngày Nay

Tin mới nhận

Về Bài Kinh Kalama

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 19)

So Sánh Kinh Bệnh (s.v,81) Trong Tương Ưng Và Bản Kinh Tương Đương Trong Hán Tạng.

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 240)

Hương Thiền Pháp Cú (song ngữ Anh Việt)

Kinh Kalama: Lời Phật Dạy Cho Người Kalama (song ngữ Anh-Việt)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 176)

Chiêm ngưỡng tháp Đại Nhạn hùng vĩ nơi thầy Đường Tăng dịch những bộ kinh Phật đầu tiên

Bát Nhã Tâm Kinh Giảng Giải

Giới Thiệu Kinh Duy Ma Cật

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 204)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 45)

Ba Loại Bệnh Nhân, Kinh Tăng Chi Bộ (song ngữ)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 121)

Kinh Bẫy Mồi

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 79)

Chú Giải Kinh Phạm Võng

Thực Tại Hiện Tiền

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 6)

Pháp hoa thất dụ – Dụ thứ hai: Đứa con bỏ nhà đi ăn xin

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 151)

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 12)

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 30)

Sổ Tức – Niệm Phật

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 41)

Tác hại của việc phóng túng tình dục đối với sức khỏe con người hiện nay

Giáo Lý Tịnh Độ Qua Lăng Kính Duy Thức Học

Báo cáo tâm đắc về việc học tập Nữ Đức (Tập 2)

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 32)

Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (Tập 63)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 128)

Trợ Niệm Lúc Lâm Chung

Muốn Vãng Sanh Về Xứ Cực Lạc Của Phật A Di Đà Có Mấy Điều Kiện?

Quán Thế Âm Hiện Thân Của Lòng Từ

7 Câu Hỏi Tìm Hiểu Về Pháp Môn Tịnh Độ

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 266)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 119)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 52)

Báo cáo tâm đắc về việc học tập Nữ Đức (Tập 2)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 267)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

Chinese (Simplified)EnglishFrenchGermanJapaneseKoreanRussianSpanishVietnamese