PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Ý nghĩa và điều kiện xuất gia

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

Ý NGHĨA
& ĐIỀU KIỆN XUẤT GIA

Lời Ban Biên Tập: Trong thời gian qua, chúng tôi nhận được nhiều email của các bạn trẻ ngỏ ý muốn được xuất gia và hỏi về các điều kiện xuất gia. Bài viết này nhằm mục đích trả lời chung các bạn. Trước hết chúng tôi tán thán tâm nguyện xuất gia của các bạn và sau nữa, chúng tôi khuyên các bạn nên tiếp cận với thầy trụ trì ngôi chùa nào gần nơi cư trú để tham vấn hay ghi danh tham dự một hay nhiều khóa tu xuất gia gieo duyên do bất cứ một tu viện hay thiền viện nào tổ chức để có cơ hội tham học với quý thầy, quý sư và sinh hoạt với môi trường sống trong chùa hay tu viện. Xuất gia gieo duyên là chịu sự ràng buộc của giới luật trước hết trong một thời gian, còn sau đó, là nếp sống quy củ của tự viện và cách thay đổi thói quen hàng ngày như chuyện ăn uống là phải thay đổi thói quen ăn uống từ 3 bữa/ngày thành 1 bữa/ngày và không ăn phi thời (ăn vặt).

Xuat GiaÝ NGHĨA XUẤT GIA

Xuất gia đi tu là nguyện suốt đời sống với giáo lý đạo Phật, mang trái tim từ bi sưởi ấm cho chúng sanh. Người xuất gia là bậc đại trượng phu, có ý chí kiên cường, tâm nguyện vững chắc, và việc làm cao thượng.

Xuất gia có nghĩa lìa xa gia đình, lìa bỏ nhà cửa sự nghiệp, cha mẹ, vợ chồng, con cái, dứt đường ái ân, không còn thiết tha lưu luyến mùi đời thế tục, để vào ở hẳn trong chùa hay tu viện sống suốt đời độc thân, qui y thọ giới, hằng ngày tu thiền, tụng kinh, niệm Phật, học kinh, đọc sách, để thanh lọc tâm ý.

Hòa thượng Thích Thanh Từ dạy “xuất gia có ba nghĩa: 1. Xuất thế tục gia. 2. Xuất phiền não gia. 3. Xuất tam giới gia. Trước hết là xuất thế tục gia. Khi phát nguyện cạo tóc xuất gia làm Sa-di, thì kể từ ngày đó phải ra khỏi nhà thế tục. Nhà thế tục là nhà cha mẹ, anh chị. Nếu người già, thì nhà của con cháu. Tại sao chúng ta phải ra khỏi nhà đó? Bởi vì còn trong nhà thế tục thì phiền não còn vây khốn chung quanh, không thể nào gỡ được. Đến ý nghĩa thứ hai là xuất phiền não gia, tức ra khỏi nhà phiền não. Người xuất gia là ra khỏi nhà phiền não. Còn phiền não thì chưa gọi là xuất gia.  Đến thứ ba là xuất tam giới gia. Nghĩa là ra khỏi nhà tam giới. Đức Phật dạy có ba cõi Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới. Người tu chẳng những ra khỏi nhà phiền não của Dục giới, mà ra luôn cả nhà phiền não của Sắc giới và Vô sắc giới, hoàn toàn thoát ly sanh tử, không còn đi trong tam giới nữa. Đó là xuất tam giới gia.”

Cụ Đoàn Trung Còn trong quyển Phật Học Từ Điển, có phân ra ba hạng xuất gia như dưới đây:

“Thân xuất gia mà Tâm không xuất gia, ấy là hạng người dầu là đầu tròn áo vuông, mà tâm còn luyến tục.

Thân Tâm đều xuất gia, ấy là hạng người mộ Tam Bảo, giữ giới thanh tịnh, quyết dứt các phiền não, quyết đắc quả Bồ Đề.

Thân tại gia mà Tâm xuất gia, ấy hạng người dầu còn ở thế gian mà tinh tấn tu học,không say đắm nhiễm trược, ấy cầm bằng xuất gia.”

Hiện nay việc xuất gia gặp nhiều khó khăn nên người tu hành quyết tâm cầu tu giải thoát có thể chọn loại thứ ba kể trên để tu tiến lên hàng thượng thừa.

ĐIỀU KIỆN XUẤT GIA

Ngoài ý chí nguyện lực của mình, người muốn xuất gia còn phải được sự cho phép của cha mẹ nếu là vị thành niên hay nếu đã có gia đình thì phải có sự cho phép của chồng hoặc vợ, và chính quyền địa phương thường trú (nếu ở Việt Nam). Dưới đây là các điều khoản mà Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Hiến chương Phật giáo đã qui định(Điều 28 chương VI của nội quy ban Tăng sự Trung ương):

a. Là công dân tốt, không vi phạm pháp luật. Tự tay viết đơn phát nguyện, ghi rõ lý do và nguyện vọng phát tâm xuất gia.        

b. Người xin xuất gia phải đầy đủ các căn (bộ phận cơ thể), thể chất lành mạnh, không bị bệnh truyền nhiễm, bệnh tâm thần và có phiếu khám sức khỏe tốt.        

c. Nếu Nam Nữ Phật tử dưới 16 tuổi (tính theo khai sinh), thì do cha mẹ hoặc người giám hộ làm đơn ký thác cho vị trụ trì cơ sở Tự, Viện. Nếu nam nữ Phật tử đã có gia thất, muốn xuất gia phải có giấy ly hôn do Tòa án cấp và theo các quy định tại mục a, b, c, d điều 28 chương VI của Nội quy này.         

d. Thông qua ý kiến chấp thuận của Ban Đại diện Phật giáo cấp Huyện.         

e. Được Tăng, Ni trụ trì cơ sở Tự, Viện nơi người xuất gia đến cư trú và tu hành bảo lãnh.        

f. Các nam nữ Phật tử tại địa phương có nhân duyên xuất gia, tu học phải được vị trụ trì, Ban Đại diện Phật giáo cấp Huyện cùng (chính quyền) địa phương chấp thuận. Ban Đại diện Phật giáo phải báo trình Ban Tăng sự cấp Tỉnh được tri tường.        

g. Các nam nữ Phật tử từ địa phương này đến địa phương khác (ngoài Tỉnh) xuất gia tu học, phải được Ban Đại diện Phật giáo cấp Huyện đề xuất, Ban Trị sự Phật giáo cấp Tỉnh chấp thuận.        

h. Việc nhận người vào tu hành tại cơ sở Tự, Viện phải thực hiện theo quy định của điều 21 chương III Pháp lệnh Tín ngưỡng, Tôn giáo và điều 22 mục 2 chương IV Nghị định số 22/2005/NĐ-CP của Chính phủ.        

i. Nam nữ Phật tử có đầy đủ thủ tục xuất gia được Ban Tăng sự cấp Tỉnh cấp giấy chứng nhận xuất gia theo mẫu do Ban Tăng sự Trung ương GHPGVN ban hành.    

TẬP SỰ ĐỂ XÁC LẬP LÝ TƯỞNG

Thông thường, những ai muốn xuất gia phải trải qua thời gian thực tập xuất gia từ ba tháng cho đến sáu tháng. Tùy theo mỗi người tập sự, thầy trụ trì hay thầy bổn sư có thể quan sát người đó từ lời nói, việc làm, xem họ có thật sự muốn vào chùa trở thành người tu bằng lý tưởng, chí nguyện lớn hay không. Đây là sự thử thách cần thiết.

Ở trong nước ví dụ như chùa Hoằng Pháp, Phật tử được vị trụ trì chấp thuận cho xuất gia khi đã qua thời gian thực tập xuất gia là 6 tháng, phải có phẩm chất đạo đức tốt, không mắc phải 32 chướng nạn của người xuất gia và học thuộc các thời khóa tụng kinh, công phu như: Chú Lăng Nghiêm, Kinh Nhật Tụng và các nghi thức sử dụng chuông, trống, mõ…

Ở hải ngoại ví dụ như Làng Hoa Anh Đào (Virginia, Hoa Kỳ – Thầy Thích Minh Niệm trụ trì) việc xuất gia tu học tương đối dễ dàng hơn (vì không cần giấy phép cho xuất gia của chính quyền địa phương). Chỉ cần thỏa mãn các điều kiện sau:

Tuổi từ 18 đến 50.

Sức khỏe tốt (có thể tham dự đầy đủ các chương trình luyện tập).

Không bệnh tật nặng hay bệnh truyền nhiễm.

Không mắc nợ (cá nhân hay nhà nước)

Không đang mắc tội hình sự.

Phải được sự chấp thuận của gia đình (cha mẹ, hoặc vợ/chồng)

Phải trải qua từ 3 đến 6 tháng thử nghiệm.

Phải trả chi phí sinh hoạt trong thời gian thử nghiệm (giảm 50% so với các thiền sinh. Trong trường hợp có hoàn cảnh khó khăn, Làng sẽ cứu xét). (xem thêm: www.thienhieubiet.org)

KẾT LUẬN

Như trên đã trình bày, việc xuất gia có nhiều khó khăn, tối thiểu phải hội đủ ba điều kiện tiên quyết là (1) phải được sự hoan hỷ chấp thuận của gia đình (cha mẹ, hoặc vợ/chồng) (2) phải được vị trụ trì và Ban Đại diện Phật giáo cấp Huyện chấp thuận và (3) phải được chính quyền địa phương chấp thuận. Tuy nhiên việc khó cũng trở thành dễ là do cái duyên, nhất là có túc duyên nhiều đời theo Phật Giáo (là tu sĩ hay là cư sĩ) của mỗi người.

Đi tu không phải để trốn chạy cuộc đời thực của mình, để đi tìm hạnh phúc ảo tưởng nào đó mà là tự mình tu hành giải thoát và trợ giúp người khác giải thoát, và lấy việc tự cứu mình cứu người đồng được giải thoát làm lý tưởng.

Ban Biên Tập TVHS biên soạn

 

TU XUẤT GIA GIEO DUYÊN

Xuất Gia Gieo Duyên là cánh cửa phương tiện được mở ra để những ai mong cầu giải thoát trong hiện tại và tương lai. Truyền thống này rất phổ biến tại các quốc gia theo truyền thống Nam tông như Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia, Sri Lanka và một vài nước Phật Giáo Bắc Truyền như  Đài Loan và Trung Quốc. Ở Việt Nam thì truyền thống này còn khá mới mẻ. Có lẽ người phát khởi đầu tiên tổ chức các khóa tu gieo duyên là HT. Pháp Cao chùa Nam Quang, tỉnh Quảng Nam và sau đó là TT. Bửu Chánh trụ trì Thiền viện Phước Sơn với khóa đầu tiên tại đây có 150 tăng sinh vào 7 tháng 7 năm 2009.

Theo đó, những Phật tử xuất gia gieo duyên ấy sẽ học tập giáo lý của Đức Phật, thực tập theo lời Phật dạy và sống trong nếp sống thiền môn, nếu sau khóa tu có duyên lành thì sẽ phát nguyện xuất gia trọn đời. Nếu người nào không phát nguyện trọn đời xuất gia thì sau khi mãn kỳ hạn xuất gia gieo duyên, họ trở lại cuộc sống đời thường.

Hiện nay ở Việt Nam có một số tu viện, chùa, thiền viện của cả hai truyền thống Nam Tông và Bắc Tông đều có mở những khóa tu xuất gia gieo duyên như ở miền Nam có thiền viện Phước Sơn đã tổ chức được 7 khóa, mỗi khóa là 30 ngày với thời khóa biểu theo đúng quy định của thiền môn đối với một tu sĩ thực thụ. Ở miền Bắc có Thiền Viện Trúc Lâm Tây Thiên, Vĩnh Phúc mỗi khóa tu là 15 ngày. Và ở miền Trung có chùa Huyền Không, Huế đã tổ chức được hai khoá tu mỗi khoá là 10 ngày.  Ở hải ngoại cũng có chùa hay tu viện tổ chức các khóa tu xuất gia gieo duyên như Tu viện Trúc Lâm ở Canada hay chùa Tầm Nguyên ở Mỹ.

Tin bài có liên quan

Ý Niệm Tấn Phong Giáo Phẩm Trong Phật Giáo Thích Tâm Mãn

Ý Niệm Tấn Phong Giáo Phẩm Trong Phật Giáo Thích Tâm Mãn

Ý Nghĩa Tầm Sư Học Đạo Và Thành Đạo Của Đức Phật

Ý nghĩa tầm sư học đạo và thành đạo của Đức Phật

Xây Dựng Một Mô Hình Hoằng Pháp Đối Với Giới Trẻ

Xả Bỏ Tự Ngã Khi Thuyết Pháp

Xả bỏ tự ngã khi thuyết pháp

Việt Giải Kinh Sách Phật Giáo – Nhu Cầu Thiết Yếu Của Sự Nghiệp Trí Tuệ – Ts. Đoàn Ánh Loan

Vị Trí Của Nữ Giới Trong Giáo Dục Phật Giáo

Vị Trí Của Nữ Giới Trong Giáo Dục Phật Giáo

Văn Hóa Từ Trong Nhà Ra Ngoài Phố

Văn hóa từ trong nhà ra ngoài phố

Vấn Đề Hoằng Pháp Với Tuổi Trẻ Hải Ngoại: Những Mối Quan Tâm

Vấn đề hoằng pháp với tuổi trẻ hải ngoại: những mối quan tâm

Vấn Đề Giáo Dục Tăng Tài: Thực Trạng Và Giải Pháp – Thích Trí Như

Vài Ý Nghĩ Về Hoằng Pháp Ở Xứ Người

Vài Ý Nghĩ Về Hoằng Pháp Ở Xứ Người

Load More

Discussion about this post

Nuôi Dưỡng Trái Tim Nồng Ấm

Nuôi Dưỡng Trái Tim Nồng Ấm

NUÔI DƯỠNG TRÁI TIM NỒNG ẤM Đức Đạt Lai Lạt Ma Phúc Cường trích dịch Nếu chúng ta cứ coi mình...

Nhìn Lại Cuộc Xung Đột Giữa Việt Minh Và Phật Giáo Hoà Hảo

Nhìn lại cuộc xung đột giữa Việt Minh và Phật Giáo Hoà Hảo

Nhân kỷ niệm 75 năm ngày Đức Huỳnh Giáo Chủ thọ nạn tại Đốc Vàng (27/3/2022),NHÌN LẠI CUỘC XUNG ĐỘTGIỮA...

Thiền Với Trẻ Em

Thiền với trẻ em

Thiền định là một phương pháp rèn luyện tâm, làm cho tâm trí nhạy bén hơn trong nhận thức, làm...

Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014 (Tập 14)

Ngã tác Phật thời, thập phương chúng sanh, văn ngã danh hiệu, chí tâm tín nhạo, sở hữu thiện căn,...

Bi Mẫn Và Chiếc Bóng Tác Giả: David Loy Chuyển Ngữ: Tuệ Uyển

Bi Mẫn Và Chiếc Bóng Tác Giả: David Loy Chuyển Ngữ: Tuệ Uyển

BI MẪN VÀ CHIẾC BÓNG Tác giả: David Loy Chuyển ngữ: Tuệ Uyển Chúng ta cần thấu hiểu hơn về bản chất...

Trăng Tròn Tháng Giêng

Trăng Tròn Tháng Giêng

TRĂNG TRÒN THÁNG GIÊNG Bình Anson Có ba dịp lễ lớn trong truyền thống Phật giáo Nguyên thủy: Magha Puja là ngày lễ Rằm...

Hiện Tại Lạc Trú

HIỆN TẠI LẠC TRÚ Thích Hạnh Bình Sau khi xảy ra lần kiết tập thứ hai tại thành Ve xá...

Theo Chân Phái Đoàn Liên Tôn Cầu Siêu Cho Những Vong Linh Trên Biển Đông & Vịnh Thái Lan

Theo Chân Phái Đoàn Liên Tôn Cầu Siêu Cho Những Vong Linh Trên Biển Đông & Vịnh Thái Lan

THEO CHÂN PHÁI ĐOÀN LIÊN TÔNCẦU SIÊU CHO NHỮNG VONG LINHTRÊN BIỂN ĐÔNG & VỊNH THÁI LAN  Người Long Hồ...

Sống với câu hỏi

SỐNG VỚI CÂU HỎI Nguyễn Xuân Chiến   NHỮNG NĂM THÁNG THAO THỨC   Ai lớn lên mà không có...

Phật Dạy: Thấy Rõ Không Có Gì Bền Chắc Để Sống Tốt, Nhẹ Nhàng Hơn

Phật dạy: Thấy rõ không có gì bền chắc để sống tốt, nhẹ nhàng hơn

Quán niệm vô thường là một trong những nội dung tu tập căn bản của người Phật tử. Mọi sự...

Quán Niệm Được An Lạc

Quán Niệm Được An Lạc

Quán niệm được an lạc Quảng Tâm Trong giáo lý của đạo Phật, có một pháp môn tu tập khá...

Thực Hành Bảy Điều Quán Nguyện

Thực Hành Bảy Điều Quán Nguyện

THỰC HÀNH BẢY ĐIỀU QUÁN NGUYỆNNguyên tác: Preliminaries for Meditation or Study: The Seven-Limb PracticeTác giả: Alexander Berzin, Berlin, Germany,...

Hiểu Lời Dạy Phật Dạy Trong Kinh Tám Điều Giác Ngộ Của Bậc Đại Nhân

Hiểu lời dạy Phật dạy trong kinh Tám Điều Giác Ngộ của bậc đại nhân

HIỂU LỜI DẠY PHẬT DẠY TRONG KINH TÁM ĐIỀU GIÁC NGỘ CỦA BẬC ĐẠI NHÂN Nam mô A Di Đà...

Nữ Diễn Viên Màn Bạc Việt Trinh: Phật Dạy Thân Thể Chúng Ta Cũng Chỉ Là Cõi Tạm

Nữ diễn viên màn bạc Việt Trinh: Phật dạy thân thể chúng ta cũng chỉ là cõi tạm

Việt Trinh là ngôi sao hàng đầu của phim ảnh Việt Nam thập niên 90. Chị có nhan sắc rực...

Chỉ Có Tình Thương Mới Có Thể Cứu Chúng Ta Khỏi Những Hiểm Họa Của Biến Đổi Khí Hậu

Chỉ có tình thương mới có thể cứu chúng ta khỏi những hiểm họa của biến đổi khí hậu

Thiền sư Thích Nhất Hạnh, một trong những vị thầy tâm linh có ảnh hưởng hàng đầu trên thế giới,...

Nuôi Dưỡng Trái Tim Nồng Ấm

Nhìn lại cuộc xung đột giữa Việt Minh và Phật Giáo Hoà Hảo

Thiền với trẻ em

Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014 (Tập 14)

Bi Mẫn Và Chiếc Bóng Tác Giả: David Loy Chuyển Ngữ: Tuệ Uyển

Trăng Tròn Tháng Giêng

Hiện Tại Lạc Trú

Theo Chân Phái Đoàn Liên Tôn Cầu Siêu Cho Những Vong Linh Trên Biển Đông & Vịnh Thái Lan

Sống với câu hỏi

Phật dạy: Thấy rõ không có gì bền chắc để sống tốt, nhẹ nhàng hơn

Quán Niệm Được An Lạc

Thực Hành Bảy Điều Quán Nguyện

Hiểu lời dạy Phật dạy trong kinh Tám Điều Giác Ngộ của bậc đại nhân

Nữ diễn viên màn bạc Việt Trinh: Phật dạy thân thể chúng ta cũng chỉ là cõi tạm

Chỉ có tình thương mới có thể cứu chúng ta khỏi những hiểm họa của biến đổi khí hậu

Tin mới nhận

Giá trị chân thật về con người

Phật là cơm

Cách hóa giải hận thù trong nhiều kiếp dưới góc nhìn Phật giáo

Câu chuyện ngụ ngôn: Không ai sung sướng cả

Lời di huấn của Thế Tôn

Phật nói: “Phước cầu không được, tu thì được”

Việt Nam: Vạt Núi Đốn Cây Xây Nơi Thờ Phật ‘Vì Tâm Linh’?

Quan Âm tu viện cùng chiến sĩ bộ đội Biên phòng hạ thủy 7 đóa sen cầu vồng

Gặp Phật ở đâu?

Danh ngôn lời vàng Phật dạy về 4 hạng người

Từ vụ án ‘Vi Văn Phượng giết mẹ’ đến vụ án mất trộm tượng Phật rúng động ở Bắc Giang

Mười lý do nên tu tập từ bi quán

Lời Phật dạy về công ơn người mẹ khi mang thai

Con ơi, tu đi…

Nhân quả là quy luật khách quan

Lời tán thán Đức Phật

Lời Phật dạy về lòng tham của con người

Clip Hòa Thượng Thích Quảng Đức Tự Thiêu Diễn Lại: Từ Điểm Nhìn Chuyên Môn – Minh Thạnh

Đức Phật là ai? (phần 2)

Đức Phật với những người trẻ tuổi trong kinh A Hàm

Tin mới nhận

Tư duy về Niết Bàn (II)

Thoát khỏi sợ hãi

Vấn Đáp

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 326)

Nguyên Tắc Và Phương Pháp Hoằng Pháp Cho Tuổi Trẻ – Thích Chiếu Tuệ

Tinh Túy Bát Nhã Ba La Mật Đa

Tìm Hiểu Về Trào Lưu Tịnh Độ Tại Việt Nam

Hoa nở trong vòng tục lụy

Sám hối có giải được tội?

BẢN KINH PHỔ MÔN VIẾT TRÊN GIẤY LỚN NHẤT VIỆT NAM

Bảo vệ trái đất bài 5: những vấn đề xảy ra khi tấm khiên bảo vệ trái đất bị suy yếu & khi nhiệt độ tăng

Quan Điểm Của Phật Giáo Về Vấn Đề Xem Tử Vi Bói Toán

Các vấn đề liên quan đến Giới đàn: Cần hiểu để làm cho đúng luật

Tôi Học Kim Cang

Nghệ thuật ứng xử

Quả báo hành hạ súc vật

Tứ Thiền Định – Bách Khoa Toàn Thư Mở Wikipedia

Màu nắng rực sáng

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 322)

Phát Bồ Đề Tâm Là Chân Thật Báo Hiếu

Tin mới nhận

Kinh Bách Dụ: Sạ Lúa

Hương Thiền Pháp Cú (song ngữ Anh Việt)

So Sánh Kinh Bệnh (s.v,81) Trong Tương Ưng Và Bản Kinh Tương Đương Trong Hán Tạng.

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 194)

Kinh Duy Ma Cật Giảng Luận

Kinh A Nậu La Độ

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 111)

Sống viễn ly

Bất bình đẳng sai khác của chúng sanh là do nghiệp

Tra cứu kinh Trường Bộ

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 31)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 227)

Kinh Nhật Tụng Sơ Thời

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 177)

Milinda Vấn Đạo Người Dịch: Tỳ Khưu Indacanda

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 157)

Giới Thiệu Kinh Điềm Lành (Mangala Sutta)

Kinh Tập Pali-Việt – Tỳ khưu Indacanda dịch Việt

Trao 100 suất học bổng cho sinh viên Trường Đại học Tây Nguyên

Giảng Giải Kinh Chuyển Hoá Bạo Động Và Sợ Hãi

Tin mới nhận

Tiểu Sử Đại Lão Ht. Thích Trí Tịnh

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 133)

PHÁT KHỞI BỒ TÁT THÙ THẮNG CHÍ NHẠO KINH (Tập 2)

Lời Nhắn Nhủ Của Từ Mẫu A Di Đà Phật

Phật thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (tập 57)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 214)

Kinh A Di Đà Sớ Sao

Đọc sách ngàn lần – Tập 12

Chứng minh của Khoa học về nhân quả luân hồi (Tập 4)

Tâm tình của người niệm Phật

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 66)

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 45)

Tịnh Độ Tông Và Pháp Môn Niệm Phật trong Giáo Pháp Của Phật Tổ

Khuyên Người Niệm Phật Tập 4

Chia Sẻ Tâm Đắc Học Tập Đệ Tử Quy (Tập 9)

Phát Bồ Đề Tâm – Nhất Hướng Chuyên Niệm (Phần 1)

Pháp Môn Tịnh Độ

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 277)

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 11)

Vì sao chúng ta niệm Phật mà không thể vãng sanh ?

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.