PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Xử lý vấn đề tình cảm trong Phật giáo

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

Tình cảm vốn là bản năng sẵn có của loài người, vì vậy chỉ cần phù hợp với pháp luật, đạo đức, đều là những điều cho phép của Phật giáo. Phật giáo hoàn toàn không bài xích tình cảm, nhưng lại chủ trương dùng từ bi để thăng hoa tình cảm, lấy Bát-nhã để giáo hóa khơi thông tình cảm. Phật giáo khuyến khích giữa vợ và chồng phải yêu thương đùm bọc lẫn nhau, giữa cha mẹ và con cái phải tương kính thứ tha cho nhau, giữa bạn bè phải quý duyên gặp gỡ quen biết nhau, từ đó mà làm được “vô duyên đại từ, đồng thể đại bi”, tức là đem tình yêu riêng tư của mình, thăng hoa thành từ bi đối với tất cả chúng sinh. Ví dụ: Đức Phật gánh quan tài cho mẹ, hay Đức Phật lên trời Đao Lợi thuyết pháp cho mẹ3, chứng minh Phật giáo đối với nhân luân thế gian hợp tình hợp pháp, hoàn toàn không chối bỏ và bài bác. Lại nữa, Đức Phật vì ngăn cản vua Lưu Ly tấn công quốc gia mình, vì thế tĩnh tọa giữa đường, lấy “thân tộc chi âm thắng dư âm” (sự che chở của họ hàng thân thuộc/quốc gia hơn hẳn tất cả sự che chở khác), làm cảm động vua Lưu Ly buộc rút quân; sự quý trọng của Đức Phật dành cho đệ tử, như khám bệnh cho Tỳ-kheo bị bệnh, xâu kim cho A Na Luật, cả đến câu chuyện lúc chưa thành Phật (bản sinh đàm)4 của Đức Phật, những sự tích mấy đời tu hành từ bi này của Đức Phật được ghi chép rộng rãi. Vì vậy, kinh Niết-bàn nói: “Từ tức Như Lai, Như Lai tức từ.”

Từ bi là cảnh giới thiện mỹ được tịnh hóa từ tình cảm loài người. Trong quan niệm của hầu hết người đời, nghĩ rằng người xuất gia cắt đứt ân ái từ giã người thân (cát ái từ thân), xa lìa thế tục dứt bỏ trần gian, là bất hiếu lại còn bạc tình. Trên thực tế, trong Phật giáo từ giáo chủ là Đức Phật, cho đến các Đại đức cao tăng qua nhiều thế hệ, đều dựa vào tinh thần “vô duyên từ bi, đồng thể đại bi”, đem tình yêu nhỏ bé (tiểu ái) đối với người thân thăng hoa thành tình yêu lớn lao (đại từ bi) đối với chúng sinh. Ví dụ sau khi Đức Phật thành đạo, nói với Yashodhara (Da Du Đà La) rằng: “Này Yashodhara! Hãy lượng thứ cho cách làm của Ta, mặc dù Ta có lỗi với cá nhân ngươi, nhưng Ta không có lỗi với hết thảy chúng sinh. Bây giờ, nguyện vọng lịch kiếp cuối cùng Ta tu xong rồi, đã thành tựu Phật quả, Ta lấy việc cứu độ rộng rãi cho chúng sinh làm chí nguyện của Ta, xin ngươi hãy vì Ta mà hoan hỷ.”Từ bi của Đức Phật, đã vượt qua tình yêu thế gian, đến nỗi sau này Yashodhara cũng xuất gia tu đạo. Cho nên, thực sự yêu quý một ai đó thì nên dẫn dắt người ấy hướng về chánh đạo, giúp đỡ người ấy ngày càng hoàn thiện và chín chắn hơn, mà không phải hạn cục, bám víu ở dung mạo hình thể.   

Đức Phật đối với người thân như thế, mà đối với oan gia cừu địch cũng là như thế. Đức Phật thường nói: “Đề Bà Đạt Đa (Devadatta) là thiện tri thức của Ta, là tăng thượng duyên của Ta.” Tình yêu của Đức Phật được xây dựng trên tinh thần “oán thân bình đẳng”, “vô duyên đại bi, đồng thể đại bi”. Trong Phật môn có nhiều mẩu chuyện làm lay động lòng người, như Mục Kiền Liên cứu mẹ, Đạo Tế (Tế Công) tự mình phụng dưỡng mẫu thân5, Trần Tôn Túc6 bện giày cỏ hiếu dưỡng mẫu thân, Vô Trước cảm hóa anh ruột Thế Thân, truyền Đại thừa rộng khắp; Bùi Hưu đưa tiễn con xuất gia, đồng thời sáng tác bài Tiễn tử xuất gia cảnh sách châm (Lời khuyên răn cảnh tỉnh đưa con đi xuất gia), khuyên răn đứa con lấy việc cầu đạo làm quý; mẹ của Sa-di Tuệ Tâm khích lệ con chăm chỉ học tập tu hành, không xem những ban tặng của hoàng đế làm vinh quang, không được chỉ nhớ nghĩ tới con người này của mẫu thân v.v… Tất cả câu chuyện trên đây đều là tình cảm chí chân chí thiện, biến tình yêu riêng tư (tư ái) thành tình yêu rộng lớn (đại ái), càng là những biểu dương cao độ tịnh hóa tình yêu. Lại ví dụ Mã Nhĩ Ba (Mar-pa) vì thành tựu Mật Lặc Nhật Ba (Mi-la-ras-pa), đã vận dụng các phương tiện thiện xảo, đổ bao tâm sức tiến hành chăm sóc huấn luyện. Công lao này mặc dù chưa đạt đến như kỳ vọng, nhưng cũng đã đào tạo, bồi dưỡng được sự phát tâm của những kẻ hậu học. Đó chính là sức mạnh đến từ lòng từ bi. Vì vậy, tình yêu của loài người, ngoài tư tình con cái, càng cần có từ bi vô hạn, buông bỏ tham tâm cá nhân.

Tình yêu, với bất kỳ ai cũng cần có, nhưng trong tình yêu, có ô nhiễm, có thuần khiết; có chiếm hữu, lại có hiến dâng. Tình cảm như nước, “nước có thể chở thuyền, cũng có thể lật thuyền”; tình cảm nếu biết xử lý thỏa đáng, thì không mất đi sức mạnh lại có thể khích lệ hướng thượng. Yêu, hệt như mặt trời mùa Đông, có thể làm tan chảy băng tuyết hàn sương, có thể khơi gợi, kích thích chân thiện mỹ của tính người; nhưng rằng, nếu yêu không thỏa đáng, ví như đối tượng yêu không đúng, quan niệm yêu không đúng, cách thức yêu không đúng, yêu không bình thường, không nên, thì chẳng những sẽ khiến cho đôi bên phát sinh phiền não khổ đau, thậm chí vì yêu nên sinh ra thù hận, dẫn đến thân bại danh liệt, kết liễu đời mình. Vì vậy, Phật giáo cho rằng tình yêu mà ô nhiễm, chiếm hữu, ích kỷ, chấp trước là duyên cớ gây cản trở đạo nghiệp của người học Phật. Cái gọi là “ái hà thiên xích lãng, khổ hải vạn trùng ba” (sông tình sóng cao nghìn thước, bể khổ dậy muôn lớp sóng), chúng ta cần phải suy nghĩ một cách cẩn thận!

Tuy nhiên, “pháp phi thiện ác, thiện ác thị pháp”, tình cảm xử lý không thỏa đáng, cố nhiên có thể làm cản trở đạo nghiệp, nhưng “sự tịnh hóa của tình yêu là từ bi, sự thăng hoa của tình yêu là trí tuệ”; nếu như có thể đem tình yêu thăng hoa thành từ bi, thì “từ tức tham dục, bi chỉ sân huệ” (lòng từ ngăn chặn tham lam, tâm bi chấm dứt sân hận); lại nữa, kinh Tăng nhất A-hàm (Ekottaragama) nói: “Chư Phật Thế Tôn, thành đại từ bi, dĩ đại bi vi lực, hoằng ích chúng sinh.” Nghĩa là các Phật Thế Tôn, đạt được từ bi lớn, lấy đại bi làm sức mạnh, làm lợi ích khắp chúng sinh. Từ bi là nguồn động lực mà các Phật, Bồ-tát cứu độ chúng sinh không biết mệt mỏi. Nếu mọi người có thể ứng xử đối đãi với nhau bằng lòng từ bi thì hết thảy chúng sinh đều được phúc lạc, thế giới tất có thể hòa bình. Vì vậy, Phật giáo chủ trương: “dĩ trí hóa tình” (dùng lý trí để tịnh hóa tình cảm), “dĩ từ tác tình” (dùng từ bi triển khai/vận hành tình cảm), “dĩ pháp phạm tình” (dùng lễ pháp để quy phạm tình cảm), “dĩ đức đạo tình” (dùng đạo đức dẫn dắt tình cảm). Đem tình cảm riêng tư chiếm hữu, chuyển hóa thành đạo tình pháp ái vô tư, không vụ lợi; đem tình ái có lựa chọn, có sai biệt, tịnh hóa thành từ bi phụng hiến “vô duyên đại bi, đồng thể đại bi”, tình cảm như thế mới có thể làm cho cuộc sống trần tục này thêm phong phú và ý nghĩa. 

HT.Tinh Vân – Nhã Tuệ dịch
Nguồn: Tinh Vân (2008). Phật giáo và thế tục. Nxb Từ Thư Thượng Hải, tr.150-152

 …………………………

(1) Gồm: vô minh, hành, thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử; là quá trình lưu chuyển sinh tử của loài hữu tình. Cũng còn được gọi là Thập nhị hữu chi.

(2) Là chỉ các sinh vật hữu tình thức như loài người, chư thiên, ngạ quỷ, súc sinh, a-tu-la.

(3) Phu nhân Ma Da, ngày thứ 7 sau khi hạ sinh Thái tử Tất Đạt Đa thì từ giã cõi đời, sau đó sinh lên cõi trời Đao Lợi. Năm thứ bảy sau khi Đức Phật thành đạo, để báo đáp ơn sinh thành dưỡng dục của mẹ, Đức Phật đã lên cung trời Đao Lợi thuyết pháp cho mẹ.

(4) Chủ yếu thuật lại những câu chuyện Phật Thích Ca Mâu Ni hành đạo Bồ-tát trong quá khứ.

(5) Vị Tăng nước Tề thời Nam triều, thường thuyết Phật pháp, cứu độ chúng sinh không biết mệt mỏi, đặc biệt phụng dưỡng cha mẹ đồ ăn thức uống, mọi công việc tự mình làm lấy. Có người muốn thay ngài ấy chăm sóc mẫu thân, ngài từ tốn nói: “Mẫu thân sinh dưỡng tôi nên do tôi tự mình hiếu thuận, sao có thể phiền để người khác làm thay được?” Hiếu hạnh của ngài vì thế cảm hóa được nhiều tín chúng.

(6) Vị Tăng nhà Đường, Pháp tự của Thiền sư Hoàng Phách Hy Vận, còn được gọi là Đạo Tung. Ông người Giang Nam, tục họ Trần, ở chùa Long Hưng – Lăng Châu (Chiết Giang), sống ẩn dật. Vì thường bện giày cỏ, lấy đó để phụng dưỡng mẫu thân, cho nên có danh xưng là Trần.

 

Tin bài có liên quan

Chùa Bảo Quang Tổ Chức Lễ Mãn Tang Cố Hòa Thượng Thích Quảng Thanh

Chùa Bảo Quang Tổ Chức Lễ Mãn Tang Cố Hòa Thượng Thích Quảng Thanh

Hành Giả Nên Đi Với Giặc Và Ác Hữu Hay Với Thiện Hữu Đồng Tu?

Hành Giả Nên Đi Với Giặc Và Ác Hữu Hay Với Thiện Hữu Đồng Tu?

Con Trâu – Góc Nhìn Phật Giáo

Con Trâu – Góc Nhìn Phật Giáo

Vấn Đề Của Thế Gian

Vấn Đề Của Thế Gian

Lợi Ích Của Sự Hành Trì Giới Luật

Lợi Ích Của Sự Hành Trì Giới Luật

Vấn Đề Phân Biệt Hay Không Phân Biệt Thiện-Ác ?

Vấn Đề Phân Biệt Hay Không Phân Biệt Thiện-ác ?

Tu Tập Tâm Linh Và Hộ Trì Chánh Pháp Trong Mùa An Cư Kiết Hạ

Tu Tập Tâm Linh Và Hộ Trì Chánh Pháp Trong Mùa An Cư Kiết Hạ

Sống Với Đạo Phật Trong Sinh Hoạt Hằng Ngày (Song Ngữ Vietnamese-English Pdf)

Sống Với Đạo Phật Trong Sinh Hoạt Hằng Ngày (Song Ngữ Vietnamese-English PDF)

Còn Nương Tựa Thì Còn Dao Động (Sách Ebook Pdf)

Còn Nương Tựa Thì Còn Dao Động (Sách Ebook PDF)

Ý Tình Thân

Load More

Discussion about this post

Người Xuất Gia Đứng Trước Vương Quyền

Người xuất gia đứng trước vương quyền

NGƯỜI XUẤT GIA ĐỨNG TRƯỚC VƯƠNG QUYỀN Bà La Môn Giáo là một Đạo giáo có xuất xứ từ Ấn Độ và...

Những Phẩm Chất Của Một Người Lãnh Đạo

Những Phẩm Chất Của Một Người Lãnh Đạo

Trong gần 60 năm qua, tôi đã làm việc với rất nhiều nhà lãnh đạo của các chính phủ, công...

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 111)

(Nguyện thứ mười một: "Biến cúng chư Phật nguyện")Kinh văn: "Ư nhất niệm khoảnh, bất năng siêu quá, ức na...

Thiền – Năng Lượng Chữa Lành Sáng Tạo Và Hạnh Phúc

Thiền – năng lượng chữa lành sáng tạo và hạnh phúc

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Giới Thiệu “Tuyển Tập Truyện Ngắn Phật Giáo- Động Cửa Thiền” Của Tâm Không Vĩnh Hữu

Giới thiệu “Tuyển tập truyện ngắn Phật Giáo- Động cửa thiền” của Tâm Không Vĩnh Hữu

Lời tác giả        Mấy ngày đi lễ chùa đầu xuân Mậu Tuất, tôi được phước duyên hầu chuyện chư...

Đức Phật Dạy Về Đối Tượng Lễ Bái Qua Kinh Thiện Sanh

Đức Phật dạy về đối tượng lễ bái qua kinh Thiện Sanh

Đức Phật chỉ dạy phương pháp thiết lập mối quan hệ hiếu đạo giữa thầy và trò. Bởi lẽ, sinh...

Tiếp Cận Cái Chết

Tiếp Cận Cái Chết

TIẾP CẬN CÁI CHẾT Nguyên tác Pháp ngữ: Trịnh Đình Hỷ Việt dịch: Trần Tuấn Mẫn   Tác giả Dẫn nhập...

Mọi Hiện Hữu Đều Thanh Tịnh

Mọi Hiện Hữu Đều Thanh Tịnh

Nhà văn Phan Việt xuất gia gieo duyên ở một ngôi chùa tại Thái Lan - Ảnh: NVCC “2 năm...

Thông Điệp Đức Phật Ra Đời

Thông Điệp Đức Phật Ra Đời

Thiên thượng thiện hạ             Trên trời dưới đấtDuy ngã độc tôn                    ...

Phê Bình Của Phật Giáo Về Chủ Nghĩa Tư Bản Hiện Đại Và Toàn Cầu Hóa

Phê Bình Của Phật Giáo Về Chủ Nghĩa Tư Bản Hiện Đại Và Toàn Cầu Hóa

Những cản đường trong phát triển bền vững và biến đổi xã hội :Phê bình Phật giáo của chủ nghĩa tư bảnhiện...

9 Điều Quan Trọng Để Tình Bạn Đẹp Theo Kinh Hiền Nhân

9 điều quan trọng để tình bạn đẹp theo kinh Hiền Nhân

Theo kinh Hiền Nhân của nhà Phật: “Bạn có bốn thứ: một là kết bạn như hoa, hai là kết...

Tinh Thần Nhập Thế Độ Sinh Và Xuất Thế Giải Thoát Của Cư Sĩ Phật Giáo

Tinh thần nhập thế độ sinh và xuất thế giải thoát của cư sĩ phật giáo

TINH THẦN NHẬP THẾ ĐỘ SINH VÀ XUẤT THẾ GIẢI THOÁT  CỦA CƯ SĨ PHẬT GIÁO THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG...

Vai Trò Và Lời Dạy Của Đức Đạt Lai Lạt Ma

Vai Trò Và Lời Dạy Của Đức Đạt Lai Lạt Ma

  VAI TRÒ VÀ LỜI DẠY CỦA ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MANguyên tác: The Dalai Lama’s Roles and TeachingsTác giả:...

Phật Giáo Nghệ An: “Rằng Thương Nhau Xin Nhớ Câu Gừng Cay Muối Mặn”

Phật giáo Nghệ An: “Rằng thương nhau xin nhớ câu gừng cay muối mặn” Thích Thanh Thắng Tôi xuống đến...

Quá Cảnh Trần Gian

Quá Cảnh Trần Gian

QUÁ CẢNH TRẦN GIAN Thích Tánh Tuệ   Quá cảnh trần gian lạc bến tìnhTình vui phơi phới buổi bình minhThuyền...

Người xuất gia đứng trước vương quyền

Những Phẩm Chất Của Một Người Lãnh Đạo

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 111)

Thiền – năng lượng chữa lành sáng tạo và hạnh phúc

Giới thiệu “Tuyển tập truyện ngắn Phật Giáo- Động cửa thiền” của Tâm Không Vĩnh Hữu

Đức Phật dạy về đối tượng lễ bái qua kinh Thiện Sanh

Tiếp Cận Cái Chết

Mọi Hiện Hữu Đều Thanh Tịnh

Thông Điệp Đức Phật Ra Đời

Phê Bình Của Phật Giáo Về Chủ Nghĩa Tư Bản Hiện Đại Và Toàn Cầu Hóa

9 điều quan trọng để tình bạn đẹp theo kinh Hiền Nhân

Tinh thần nhập thế độ sinh và xuất thế giải thoát của cư sĩ phật giáo

Vai Trò Và Lời Dạy Của Đức Đạt Lai Lạt Ma

Phật Giáo Nghệ An: “Rằng Thương Nhau Xin Nhớ Câu Gừng Cay Muối Mặn”

Quá Cảnh Trần Gian

Tin mới nhận

Nhân quả tu hành theo lời Phật dạy

Đức Phật dạy thế nào là người vợ lý tưởng?

Làm sao cho đá nổi, bơ chìm?

BÁC SĨ TRƯƠNG TÚ MẪN SÁM HỐI VỀ VIỆC NHẬN TIỀN PHONG BÌ

4 sự kiện trước khi Đức Phật thành đạo

Đức Phật dạy Pháp Niết bàn tức khắc

Báo cáo tâm đắc về việc học tập Nữ Đức (Tập 2)

Phật dạy lo việc tang lễ đúng theo chánh Pháp

Ai thấy Phật là người ấy thấy pháp, ai thấy pháp là người ấy thấy Phật

Độ người nông dân nghèo

Tỷ phú Bill Gates đã thực hiện lời Phật dạy như thế nào?

Vị Tỳ kheo chứng Thánh quả ngay khi Đức Phật thay đổi đề mục thiền quán

Tác hại của rượu qua lời Phật dạy trong kinh Trường A Hàm

Sự vĩ đại của Đức Thế Tôn

Đức Phật lập ra đạo để dạy loài người hiểu biết những gì?

Nhân quả là quy luật khách quan

Thánh tích Tịnh xá Kỳ Viên – Nơi Đức Phật trải qua nhiều mùa an cư nhất

Chiếc hộp bí ẩn đựng hài cốt hỏa táng của Đức Phật

Duyên Đến Chùa Vạn Hạnh, Saugus, Ma

Những câu chuyện Phật dạy về duyên nợ trong tình yêu đáng suy ngẫm

Tin mới nhận

Trăn trở về một xã hội hướng thiện

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 6)

Pháp Tu Chứng Chánh Đẳng Giác Của Đức Phật – Phổ Nguyệt

Năng Lực Của Thiền Định Và Từ Bi

Chết An Lạc Tái Sinh Hoan Hỷ

Ngũ ấm ma trong chúng ta (II)

Đức Phật ra đời: Thông điệp của sự hạnh phúc

Thức Xoa Ma Ni Giới

Pháp Thủ Nhãn

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 121)

Băn khoăn hiếu nghĩa vẹn toàn ?

Toàn cầu hóa và sự phụ thuộc lẫn nhau

Những điều kiện cần thiết trước khi đọc tụng kinh Phật

Cư Sĩ Bàng Long Uẩn

Tứ Pháp Ấn

Tỷ kheo khất thực nuôi cha mẹ được Đức Phật tán thán

Phản Ứng Phật Giáo Với Covid-19

Đức Phật đã mang điều gì đến cuộc đời…

Nơi Đâu Là Nhà?

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 223)

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 356)

Bát-nhã tâm kinh diễn giải

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 02)

Ba Loại Bệnh Nhân, Kinh Tăng Chi Bộ (song ngữ)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 13)

Thấy biết chỉ là thấy biết (thầy Thích Tâm Hạnh giảng)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 127)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 262)

Bát Nhã Tâm Kinh Giảng Giải

Kinh Bách Dụ: Đi thuyền làm rơi chén xuống biển

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 46)

Tư tưởng Phật giáo trong kinh tạng Pali về chủ nghĩa nhân văn và giáo dục pháp hành Phật giáo

Kinh Vakkali

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 329)

Chuyện Các Vì Sao (Tiền Thân Nakkhatta)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 191)

NGÔI CHÙA VIỆT

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 165)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 319)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 366)

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 192)

Từng Bước Thực Hành Thần Chú Đại Bi

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 76)

Khuyên Người Niệm Phật

Điện Thư Chia Buồn Đlht. Thích Trí Tịnh Viên Tịch Của Ghpgvntnhk

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 109)

Chia Sẻ Tâm Đắc Học Tập Đệ Tử Quy (Tập 8)

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 23)

Tinh Tấn Ba La Mật

Vì Sao Phải Siêu Độ Vong Nhân

Vài Vấn Đề Về Văn Bản Kinh A-Di-Đà

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 183)

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 34)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 65)

Sự dung hợp Tịnh độ & Thiền của ngài Vĩnh Minh

Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014 (Tập 8)

A Di Đà Kinh Hợp Giải

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 250)

BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA TÂM KINH (Tập 7)

Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014 (Tập 10)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

Chinese (Simplified)EnglishFrenchGermanJapaneseKoreanRussianSpanishVietnamese