PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Xây Dựng Tương Lai Trong Phật Pháp

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

XÂY DỰNG TƯƠNG LAI TRONG PHẬT PHÁP
HT. Thích Trí Quảng

Trong hiện đời này, chúng ta phát tâm Bồ-đề
hành Bồ-tát đạo nhằm mục tiêu xây dựng tương lai tươi sáng trong Phật pháp,
hoặc xây dựng con đường đi về Tịnh độ của chư Phật, hay về Niết-bàn. Còn chúng
ta
xây dựng tương lai ở trần gian trong cuộc đời giả tạm này thì có sanh có
diệt, chúng ta làm gì thì cuối cùng cũng hoàn không. Vì vậy, chúng ta không bận
tâm đến xây dựng tương lai trong cuộc đời, mà lo xây dựng tương lai trong Phật
pháp
và nếu chúng ta thành công, tạo được tương lai tươi sáng trong Phật pháp
thì cuộc đời này cũng sẽ tốt đẹp theo, vì chánh báo của chúng ta ở đâu thì y
báo
ở đó. Cho nên, lo xây dựng tương lai là xây dựng chánh báo, vì chánh báo
xấu thì y báo không thể tốt đẹp.

Phật dạy vì
tham vọng của con người, gọi là lòng tham không đáy, không bao giờ thỏa mãn
được, nên họ luôn thấy thiếu thốn. Thử nhìn lại cuộc sống vật chất và tinh
thần
, chúng ta có thiếu thốn hay không. Thiếu vật chất cũng khổ, nhưng không
bằng thiếu thốn tinh thần. Có người vật chất đầy đủ, nhưng lòng họ luôn khổ,
gần nhất chúng ta thấy một vài tổng thống giàu nhất nhì thế giới, quá dư thừa
của cải vật chất, nhưng họ rất khổ tâm, từ khổ tâm do tạo nghiệp, nên phải trốn
chui, vì chạy theo vật chất, nên phải khổ với vật chất. Ngược lại, đối với
người thiếu vật chất, nhưng tinh thần đầy đủ, Phật nói rằng họ không thiếu bất
cứ thứ gì, vì trong lòng họ không ham muốn thì vật chất có hay không đối với họ
vẫn bình thường.

Trong đạo
Phật
, xây dựng cho mình tương lai thực sự, Phật dạy phải diệt dục là chấm dứt
lòng ham muốn. Làm sao cho tương lai hết khổ. Phật đã hỏi Tịnh Phạn vương như
vậy, ông không trả lời được. Phật ngồi Bồ Đề Đạo Tràng khám phá được rằng diệt
dục, không ham muốn là không khổ, còn ham muốn nhiều khổ nhiều, ham muốn ít khổ
ít. Tương lai làm sao phải diệt dục mới hết khổ, mới thành Phật. Tương lai của
chúng ta là Niết-bàn là hết khổ. Bước đầu, Phật dạy hạn chế ham muốn, khác với
chấm dứt ham muốn, nên Ngài dạy tam thường bất túc là hạn chế ba việc ăn, mặc,
ở. Đương nhiên việc thế gian chúng ta cắt, nhưng còn ăn, mặc, ở, thiếu một chút
vẫn sống được. Thật vậy, cần một chỗ ở tương đối, hay thiếu một chút thì ai
cũng có được. Chúng ta có một chỗ ở khiêm tốn, chỉ cần căn phòng ba mét vuông
cũng đủ ở. Ở Nhật, tôi từng ở phòng như vậy, chỉ đủ để một tấm nệm, một cái
chăn và một ít sách là đời sống bất túc khiêm tốn nhất. Khá hơn, thuê phòng 12m
đến 16m vuông, còn giàu có đòi hỏi thì vô cùng vô tận, phải lo chi trả cho chỗ
ở đắt tiền, nên bao giờ họ cũng thấy thiếu. Các sinh viên khác thuê phòng trọ
một tháng 15.000 yên, trong khi chỗ ở của tôi rẻ tiền nhất, chỉ trả 3.000 yên
một tháng vẫn ở được, học được là kinh nghiệm tôi hạn chế chỗ ở nên chi phí này
không lo, thì học bổng ít mà vẫn có dư tiền. Nhờ vậy, tôi trở thành người giàu có
vì giúp đỡ được cho người khác. Còn những sinh viên là con của tướng tá, bộ
trưởng tuy nhiều tiền, nhưng thiệt nghèo, vì xài hoang phí, nên lúc nào cũng
thiếu nợ, phải mượn tiền tôi, họ nói tôi tu không biết xài tiền. Không biết xài
tiền, mới tích lũy được công đức. Hạn chế chỗ ở, tâm được nhẹ nhàng, coi phòng
ở là chỗ trọ qua đêm, sáng thì đến trường và cuộc đời này cũng là quán trọ, nên
chi
phí ít để có thì giờ học nhiều.

Vấn đề thứ
hai là ăn là điều tối thiểu của con người, nên biết rằng không cần ăn nhiều, ăn
chỉ đủ để sống. Tôi gầy nhờ ăn kiêng, nhưng khỏe. Ăn nhiều béo phì phải uống
thuốc. Nhiều người thưa với tôi rằng họ mập nhưng khổ lắm vì đau nhức. Rõ ràng
vì họ ăn thừa chất bổ, thừa đạm nên bị nhức mỏi. Có người bị bệnh tiểu đường
nói rằng họ khổ vì thèm ăn ngọt, nhưng ăn đường vô là chết. Như vậy, việc ăn
kiêng của tôi là hợp lý, nếu ta không biết thì phải nhờ bác sĩ hướng dẫn. Bác
sĩ
bảo tôi lớn tuổi không nên ăn nhiều chất béo, chất đạm, chất đường. Nếu đói,
ăn bột ngũ cốc, tuy gầy, nhưng sẽ không bị bệnh, hay ít bệnh. Có một lần tôi bị
gai ở cổ, cúi xuống khó, bác sĩ bảo nên ăn lúa mạch, đừng ăn cơm, chỉ cần điều
chỉnh
một chút vấn đề ăn uống là khỏe lại. Nên nhớ rằng tuổi càng lớn, nên càng
ăn ít, tuổi nhỏ cần phát triển cơ thể thì phải ăn đầy đủ. Từ 40 tuổi trở lên,
nên hạn chế ăn thì bao tử nhỏ lại, không ăn nhiều được nữa là kinh nghiệm của
thiền sư. Ăn nhiều, bao tử giãn ra, lúc nào cũng thấy đói. Hạn chế được ăn,
chúng ta đỡ đau. Ăn vừa đủ, hay ăn thiếu một chút, sẽ cảm thấy nhẹ nhàng. Ngoài
ra
, hạn chế vấn đề mặc, chúng ta đỡ tốn kém.

Ba điều căn
bản
trong cuộc sống là ăn, mặc, ở mà hạn chế được thì chúng ta có thặng dư và
sử dụng số dư này để đổi ra phước báo vô lậu. Còn ăn, mặc, ở tốn kém nhiều, ta
mắc nợ cuộc đời nhiều, thì ra đi không có hành trang, sẽ trở thành người nghèo
khổ
. Giảm thiểu ăn mặc ở và đổi thặng dư ra công đức là phước đức và trí tuệ,
làm như vậy là xây dựng tương lai. Tương lai của ta tốt do phước đức nhiều và
trí tuệ sâu. Như vậy, xây dựng tương lai là lo tích lũy công đức. Thuở nhỏ, mới
tu, tôi lập chí nhường tất cả mọi thứ cho cuộc đời, nhưng trừ trí tuệ, học vấn
thì không nhường, không biết thì phải học. Xây dựng tương lai là một tương lai
có trí tuệ. Phật hơn tất cả mọi người ở Chánh biến tri, tức Ngài thấy biết người
và sự việc một cách chính xác.

Giai đoạn
một, phải lo học hành, xây dựng tương lai là vậy. Tuổi trẻ học giỏi, không phạm
lỗi lầm, chắc chắn tương lai trong sáng, được đắc dụng. Còn trẻ mà đạo đức kém,
học dở là tự khóa tương lai của mình. Vì vậy, xây dựng tương lai bằng cách phát
huy trí tuệ và tránh những lỗi lầm. Nếu lỡ phạm lỗi, người chỉ dạy, chúng ta
phải sửa ngay, là xây dựng tương lai tốt. Đến khi trưởng thành tiến sang bước
thứ hai, uy tín có, vì chúng ta có học thức và đạo đức, đó là cơ hội tốt để dấn
thân hành đạo, nên đem tất cả tài chí để phục vụ. Có người có bằng cấp, nhưng
treo để khoe, chứ không làm được việc. Cơ hội có, đem tất cả sở tồn đóng góp
hết sức mình làm lợi ích cho đời. Bước qua giai đoạn ba quy định từ 60 tuổi trở
lên, cuộc đời còn lại, chúng ta lo cho tương lai xa, nghĩa là lo cho kiếp lai
sanh
; vì chúng ta biết cánh cửa của cuộc đời này sắp đóng lại, chúng ta tìm
cách
mở cánh cửa cho kiếp sau.

Tất cả Bồ-tát
tái sanh đều có chuẩn bị đầy đủ. Các ngài sanh trên cuộc đời này, làm đúng
những gì đã hoạch định và làm xong, nghĩ đến tương lai là bỏ thân tứ đại này sẽ
sanh ở đâu, làm gì, đây cũng là điều quan trọng mà chúng ta cần suy nghĩ.
Bồ-tát coi cuộc đời của con người là một mắt xích từ vô thỉ cho đến bây giờ và
từ bây giờ đến tương lai nối tiếp nhau. Tất cả những gì quá khứ hiện hữu ngay
trên cuộc đời và những gì đang có sẽ là nhân cho đời sau. Phật tử lớn tuổi có
duyên làm việc, hết duyên, thì chuẩn bị cho đời sau sẽ sanh ở đâu. Chúng ta coi
lại kho tàng giáo lý mà Phật và chư vị Tổ sư giới thiệu để lựa chọn. Chúng ta
chọn Niết-bàn hay Tịnh độ, tức chúng ta muốn nghỉ ngơi; nhưng nếu chọn sinh
mạng tương tục của Bồ-tát hành đạo thì chọn chỗ tái sanh trên cuộc đời cho đến
khi thành Phật. Như vậy, chuẩn bị cho chuyến đi xa của chúng ta, ai cũng phải
ra đi thì phải có đích đến là đời sau tái sanh lại Ta-bà hành Bồ tát đạo, hay
là về Tịnh độ, Niết-bàn. Có Hòa thượng chuyên tu Tịnh độ nói rất dễ thương rằng
ngài muốn sanh Tịnh độ, nhưng về với Phật Di Đà vài hôm thôi, rồi sẽ trở lại Ta-bà
cùng với quý Thầy làm việc. Có Hòa thượng khác thì nói rằng sợ thế giới này,
nên dứt khoát không trở lại, nhất định lên Niết-bàn. Còn con đường thứ ba là
chấm dứt cuộc đời thì sẽ quán sát xem tái sanh ở đâu, làm gì; đó là con đường
Bồ-tát đạo của kinh Pháp hoa. Người tu Pháp hoa không về Tịnh độ, không
về Niết-bàn, mà hành Bồ tát đạo ở Ta-bà, quyết lòng tế độ chúng sanh từ đời này
đến kiếp khác, cho đến thành Phật. Con đường này của Bồ-tát Đại thừa có chuẩn
bị đầy đủ là xây dựng tương lai, tái sanh ở đâu, làm gì. Tìm chỗ tái sanh có
quyến thuộc Bồ-đề, hay có Phật, hoặc có nhiều thiện hữu tri thức mới làm đạo
được. Còn tái sanh vào nhà ngoại đạo, hay vào những xứ không biết tu hành theo
Phật pháp, chúng ta sẽ mất kiếp. Vì vậy, điều quan trọng nhất là duyên trong
Phật pháp phải có gọi là tương tục duyên, nếu chúng ta sơ suất một lần sẽ mất
lực, sơ suất hai ba lần sẽ mất kiếp luôn; cho nên con đường này rất nguy hiểm.

Tôi
bảo Phật tử nên tụng Pháp hoa để Bồ-tát tái sanh Ta-bà làm đạo, nghe
kinh thì sanh lại làm con cháu chúng ta để khỏi mất kiếp. Thật vậy, sau khi
chết
, nghe chỗ có tụng kinh, chúng ta vô, chỗ có chùa, chúng ta tới. Tuổi lớn,
buông bỏ thế sự, gần gũi chùa và chư Tăng, nghe tụng kinh, tiềm thức có sẵn thì
ngủ mơ nghe pháp, tụng kinh chúng ta cũng tìm đến là con đường thứ ba mở ra.
Nếu còn sống, mà bị bệnh, không về chùa được, nhưng tha thiết muốn về Thầy, thì
bỏ thân này là về chùa liền. Nhưng nếu chúng ta đi lạc một lần là đánh mất một
kiếp thì Thức của chúng ta sẽ bị yếu đi; thí dụ, lỡ sanh vào
loài súc sanh, không nghe pháp được, không tu hành được, hoặc sanh vào nhà
ngoại đạo bị nhồi nhét tà kiến, niềm tin Phật của chúng ta bị yếu đi. Vì vậy,
tu hành chọn con đường thứ ba phải có định hướng rõ ràng là chết về đâu, mà đã
chọn là phải có hướng tâm về đó. Thí dụ ở Việt Nam, Phật giáo đang thạnh, sau
khi chết
, tái sanh vào nước Việt Nam, vô gia đình có niềm tin Phật và tương đối
có đạo đức, có trí tuệ, thì chúng ta sẽ phát triển con đường tu của mình dễ
dàng, vì từ nhỏ, chúng ta đã được đi chùa, nghe pháp, chúng ta sẽ không bao giờ
mất kiếp. Tái sanh ở thành phố Hồ Chí Minh có nhiều chùa, nếu thần thức đến
chùa, thấy người mình quý trọng thì theo về nhà họ để sanh lại là vô nhà Phật
giáo
. Tôi nghĩ đời trước mình cũng từng tu, nên cha mẹ tôi lên chùa cầu phước,
tôi theo về thấy nhà biết tụng kinh. Như vậy, có định hướng tái sanh, chọn chỗ
ta thường tới đó tụng kinh, tìm bạn tri thức để ta sanh vào nhà họ. Còn có
người cũng đi chùa, nhưng cảm giác giữa mình và chùa xa lạ, không được bạn bè
chấp nhận, thì chết họ bơ vơ, vì còn sống đã lạc lõng.

Định
hướng đầy đủ, trở về chùa, tái sanh lại không mất kiếp, sẽ tiếp tục tu. Câu
chuyện
sau liên hệ đến Hoằng Nhẫn đại sư nói lên ý này. Ngài Đạo Tín muốn
truyền pháp cho ông, vì ông đắc đạo, nhưng ông lớn tuổi hơn, nên lỡ ông chết
trước thì không nối dòng pháp được. Hoằng Nhẫn nói rằng “Thầy chờ con” là ông
tìm chỗ sanh vô, đến gia đình đó thấy có nhân duyên với cô gái nên xin cho ở
trọ một đêm. Cô gái bảo ông hãy xin phép bố mẹ cô. Ông nói cô bằng lòng là được.
Bấy giờ Hòa thượng tự té xuống chết tại chỗ, liền tái sanh vô nhà này, nên cô
gái không chồng mà có mang và sanh ra đứa con. Cô bực quá ném đứa con xuống ao,
rớt lên lá sen trôi đến trước cửa chùa. Ngài Đạo Tín bế đứa bé về nuôi là hậu
thân
của Hoằng Nhẫn. Ngài Hoằng Nhẫn tuổi nhỏ nhưng rất thông minh và được Đạo
Tín
truyền pháp. Đó là cách chọn chỗ tái sanh của Tổ Hoằng Nhẫn. Trên thực tế,
chúng ta thấy các vị Lạt-ma Tây Tạng thường chọn chỗ tái sanh là một trong
những cách xây dựng tương lai trong đạo pháp, không bị mất kiếp để tiếp tục tu
hành
cho đến thành tựu Phật quả.

HT. Thích Trí Quảng
(Giác Ngộ)

Tin bài có liên quan

Chùa Bảo Quang Tổ Chức Lễ Mãn Tang Cố Hòa Thượng Thích Quảng Thanh

Chùa Bảo Quang Tổ Chức Lễ Mãn Tang Cố Hòa Thượng Thích Quảng Thanh

Hành Giả Nên Đi Với Giặc Và Ác Hữu Hay Với Thiện Hữu Đồng Tu?

Hành Giả Nên Đi Với Giặc Và Ác Hữu Hay Với Thiện Hữu Đồng Tu?

Con Trâu – Góc Nhìn Phật Giáo

Con Trâu – Góc Nhìn Phật Giáo

Vấn Đề Của Thế Gian

Vấn Đề Của Thế Gian

Lợi Ích Của Sự Hành Trì Giới Luật

Lợi Ích Của Sự Hành Trì Giới Luật

Vấn Đề Phân Biệt Hay Không Phân Biệt Thiện-Ác ?

Vấn Đề Phân Biệt Hay Không Phân Biệt Thiện-ác ?

Tu Tập Tâm Linh Và Hộ Trì Chánh Pháp Trong Mùa An Cư Kiết Hạ

Tu Tập Tâm Linh Và Hộ Trì Chánh Pháp Trong Mùa An Cư Kiết Hạ

Sống Với Đạo Phật Trong Sinh Hoạt Hằng Ngày (Song Ngữ Vietnamese-English Pdf)

Sống Với Đạo Phật Trong Sinh Hoạt Hằng Ngày (Song Ngữ Vietnamese-English PDF)

Còn Nương Tựa Thì Còn Dao Động (Sách Ebook Pdf)

Còn Nương Tựa Thì Còn Dao Động (Sách Ebook PDF)

Ý Tình Thân

Load More

Discussion about this post

Vụng Tu Thì Chìm

Vụng tu thì chìm

VỤNG TU THÌ CHÌM Nguyên Linh Ảnh minh họa Với tuệ nhãn của bậc Chánh đẳng giác, Đức Phật thấy...

Tháng Giêng Là Tháng Ăn Chay

THÁNG GIÊNG LÀ THÁNG ĂN CHAY Nguyễn Thị Ngọc Trâm Việt Nam có 54 dân tộc với khoảng gần 90...

Thức Ăn Tế Bào Ung Thư Ưa Thích

Thức ăn tế bào ung thư ưa thích

Not sure if this works but my mother is going to follow this while she is doing chemo. ____________________________________Title: Johns...

Sơ Lược Về Thiền Samatha & Vipassana Tại Trường Thiền Pa-auk

SƠ LƯỢC VỀ THIỀN SAMATHA & VIPASSANA TẠI TRƯỜNG THIỀN PA-AUKThích Nữ Liên Tường - Việt dịch: Tống Phước Khải...

Điểm Tựa Tâm Linh Mùa Đại Dịch

Điểm tựa tâm linh mùa đại dịch

Có những nước trước đây như Trung Quốc, nơi phát sinh ra bệnh dịch, đã tạm yên với hơn 3.000...

Thiền Sư Nhật Bản Ryokan Taigu

Thiền Sư Nhật Bản Ryokan Taigu

THIỀN SƯ NHẬT BẢN RYOKAN TAIGUNguyên Tác Anh Ngữ Của John StevensBản Việt Dịch Của Cư Sĩ Nguyên Giác  ...

Ăn Tết Kiểu Mỹ

Ăn tết kiểu Mỹ

ĂN TẾT KIỂU MỸThiện Ý Mỗi năm khi mùa xuân đến mọi người rộn rã đón xuân.  Không khí xuân...

Khôn Dại Ở Đời Theo Tinh Thần Triết Đạo

Khôn dại ở đời theo tinh thần triết đạo

KHÔN DẠI Ở ĐỜI THEO TINH THẦN TRIẾT ĐẠO Hằng ngày, mỗi lúc mỗi nơi ta đều học được những...

Thông Bạch Phật Đản Phật Lịch 2559 – 2015

Thông Bạch Phật Đản Phật Lịch 2559 – 2015

___________________________________________________________________GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT HOA KỲ VIETNAMESE AMERICAN UNITED BUDDHIST CONGREGATION  HỘI ĐỒNG GIÁO PHẨM CHÁNH...

Cali Đang Mưa

Cali đang mưa

CALI ĐANG MƯA … Huệ Trân   (LTG: Tình cờ bắt gặp bài viết cũ khi tin khí tượng loan báo...

Một Cõi Đi Về Của Trịnh Công Sơn

Một cõi đi về của Trịnh Công Sơn

THỬ GIẢI MÃ “MỘT CÕI ĐI VỀ” CỦA TRỊNH CÔNG SƠN Minh Tuệ Đỗ Minh  1. Bao nhiêu năm rồi...

Xóc Thẻ, Xin Âm Dương, Đốt Vàng Mã Là Của Đạo Khác Xen Lẫn Vào Đạo Phật

Xóc thẻ, xin âm dương, đốt vàng mã là của đạo khác xen lẫn vào Đạo Phật

XÓC THẺ, XIN ÂM DƯƠNG, ĐỐT VÀNG MÃ LÀ CỦA ĐẠO KHÁC XEN LẪN VÀO ĐẠO PHẬT HT. Thích Đức...

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 45)

Kinh văn: “Long vương! Cử yếu ngôn chi, hành thập thiện đạo, dĩ giới trang nghiêm cố, năng sanh nhất...

Tâm Thư Của Chùa Sắc Tứ Kim Sơn

Tâm Thư của Chùa Sắc Tứ Kim Sơn

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Huyền Nghiệp Của Chư Như Lai (Sách Song Ngữ Vietnamese-English Pdf)

Huyền Nghiệp Của Chư Như Lai (Sách Song ngữ Vietnamese-English PDF)

THIỆN PHÚC HUYỀN NGHIỆP CỦA CHƯ NHƯ LAI WONDERFUL WORKS OF TATHAGATAS    Copyright © 2022 by Ngoc Tran. All...

Vụng tu thì chìm

Tháng Giêng Là Tháng Ăn Chay

Thức ăn tế bào ung thư ưa thích

Sơ Lược Về Thiền Samatha & Vipassana Tại Trường Thiền Pa-auk

Điểm tựa tâm linh mùa đại dịch

Thiền Sư Nhật Bản Ryokan Taigu

Ăn tết kiểu Mỹ

Khôn dại ở đời theo tinh thần triết đạo

Thông Bạch Phật Đản Phật Lịch 2559 – 2015

Cali đang mưa

Một cõi đi về của Trịnh Công Sơn

Xóc thẻ, xin âm dương, đốt vàng mã là của đạo khác xen lẫn vào Đạo Phật

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 45)

Tâm Thư của Chùa Sắc Tứ Kim Sơn

Huyền Nghiệp Của Chư Như Lai (Sách Song ngữ Vietnamese-English PDF)

Tin mới nhận

Vì sao Đức Phật nhập mẫu thai trong hình tướng voi trắng?

Lời Phật dạy: Khuyến hóa cha mẹ hướng thiện

Giữ giới có ý nghĩa như thế nào?

Bụt đã để lại cho ta những gì? Và ta đã thừa hưởng được những gì?

Câu chuyện nhân quả trong cuộc đời Đức Phật

Đức Phật và lòng từ bi rộng lớn

Lược truyện Đức Phật Thích Ca: Cuộc viếng thăm của nhà tiên tri

Tôi không xấu hổ khi là một Phật tử

Thế nào là hạng người có tội?

Lời dạy sau cùng của Đức Phật trước khi Ngài nhập niết bàn

32 điềm lành ứng hiện khi Đức Phật đản sinh

Duyên Đến Chùa Vạn Hạnh, Saugus, Ma

Câu chuyện Đức Phật và 3 người đàn ông cùng bài học xương máu

Sống theo lời Phật: Cách chế ngự tâm

Hà Nội: Kỷ niệm ngày Đức Phật thành đạo tại trụ sở Trung ương GHPGVN – chùa Quán Sứ

Thư Ngỏ Kêu Gọi Xây Dựng, Trùng Tu Chùa Linh Sơn

Đặc tính của Pháp trong kinh tạng A Hàm (II)

Ảnh Thời Sự Vĩ Đại Nhất Mọi Thời Đại Duy Anh

Lời Phật dạy về ác khẩu và nghiệp báo từ ác khẩu

Lời Phật dạy: Người có duyên trăm phương vẫn gặp, người không nợ gặp gỡ lại chia xa

Tin mới nhận

Đạt Ma Huyền Trang

Phương Thức Niệm Phật Đời Trần

Nguồn Gốc Pháp Thỉnh Oan Gia Trái Chủ Chùa Ba Vàng | Thích Nhật Từ, Thích Trí Quảng & Thích Trí Chơn

Tôi học Kinh Đại bát Niết bàn (2)

Trung Quán Và Vấn Đề Thực Thể

Kinh Tương Ưng Bộ (Samyutta Nikàya)

Du Lịch Tâm Linh : Được Và Mất

Vấn Đề Đốt Vàng Mã

Thiền Tâm Từ

Tánh Không Duyên Khởi, Chân Không Diệu Hữu

Tâm tình cùng các em tôi trong mùa trăng hiếu hạnh.

Phật Giáo, Y Học & Sức Khỏe

Chính Trị Và Kinh Tế – Đức Đạt Lai Lạt Ma – Chuyển Ngữ: Ht Thích Trí Chơn

Vô minh

D.m. Jayaratne, Thủ Tướng Sri Lanka

Giải Nghĩa Kinh Kim Cang, Bát Nhã & 33 Bài Kệ Của Các Vị Tổ Ấn – Hoa

Chư Tăng Nam Tông Kinh và môi trường gìn giữ giới luật của bậc xuất gia

Truyền Thông Hiện Đại Góp Phần Vì Một Đạo Phật Không Khỏang Cách – Minh Thạnh

Trí Tuệ Trong Đạo Phật

Diễn văn Đại Lễ Phật Đản 2019 của HT Thích Thiện Nhơn chủ tịch Hội Đồng Trị Sự Trung Ương Giáo hội

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 132)

Thế Nào Là Sống Một Mình ?

Kinh Bách Dụ: Quỷ Tỳ- Xá- Xà

Chú Đại bi và Tâm kinh – Tinh túy lòng từ bi và trí huệ

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 72)

Kinh Vô Ngã Tướng (Anattalakkhaṇa Sutta)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 45)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 98)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 220)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 183)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 137)

Kinh Châu Báu song ngữ Việt-Anh

Kinh Bách Dụ: Đầu rắn và đuôi rắn giành nhau đi trước

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 44)

Giới Thiệu Lịch Sử Truyền Dịch – Chú Kinh Pháp Hoa (saddharmapundarīkasūtra)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 162)

Kinh Bách Dụ: Chữa bệnh đầu hói

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 155)

Lời Đức Phật..

Kinh Bách Dụ: Lượm tiền vàng

Tin mới nhận

Học Phât vấn đáp – Pháp Sư Tịnh Không trả lời câu hỏi của các đồng tu (Tập 15)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 2)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 64)

Báo cáo tâm đắc về việc học tập Nữ Đức (Tập 1)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 258)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 147)

Lời Giáo Huấn Của Đại Lão Hòa Thượng Thích Trí Tịnh

VẤN ĐÁP PHẬT HỌC CƠ BẢN (Phần cuối)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 107)

Phật thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh Giải Diễn Nghĩa

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 220)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 302)

Tịnh Độ Qua Cái Nhìn Của Thiền

Thiên Thân Tịnh Độ Luận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 117)

HÀI HÒA CỨU VÃN NGUY CƠ (Phần 3)

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 41)

Học Phật vấn đáp – Pháp Sư Tịnh Không trả lời câu hỏi của các đồng tu (Tập 10)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 95)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 324)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

Chinese (Simplified)EnglishFrenchGermanJapaneseKoreanRussianSpanishVietnamese