PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Xá-lợi Phật

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

Hai bình đá một lớn một nhỏ đều có chứa những viên xá-lợi. Bình đá nhỏ dạng hình cầu, chia thành hai phần thượng hạ. Nửa phần trên có hình tay cầm, khắc niên đại của vua A-dục bằng văn tự Brahmī, và người ta đã đọc được nội dung của nó như sau: “Đây là xá-lợi của Đức Phật. Phần xá-lợi này do bộ tộc Śākya, nước Śrāvastī phụng thờ”. Kết quả của việc khảo cổ này đã chứng minh những gì được ghi lại trong kinh Trường A-hàm và rải rác ở những kinh khác về việc phân chia xá-lợi của Phật thành 8 phần cho 8 quốc gia cổ đại Ấn Độ sau khi Phật nhập Niết-bàn hoàn toàn là sự thật. 

 

Kinh Trường A-hàm (kinh Du hành) ghi: “Lúc đó dân Mạt-la nước Ba-bà nghe Phật diệt độ tại Song thọ, tự nghĩ: ‘Ta nên đến đó cầu lấy phần xá-lợi về dựng tháp cúng dường tại trong nước’. Các người Mạt-la nước Ba-bà liền hạ lệnh đem bốn thứ binh là tượng binh, mã binh, xa binh, bộ binh, đi đến thành Câu-thi và cử sứ giả nói:

‘Chúng tôi nghe Đức Phật đã diệt độ tại đây. Phật cũng là thầy chúng tôi. Vì lòng kính mộ Ngài, chúng tôi đến xin phần xá-lợi về nước dựng tháp cúng dường’.

Vua Câu-thi đáp:

‘Thật vậy, đúng như ngài nói. Nhưng vì Đức Thế Tôn đã giáng lâm và diệt độ tại đây. Nhân dân trong nước tôi tự lo cúng dường. Phiền các ngài từ xa đến cầu xá-lợi. Nhưng điều đó hẳn là không được!’.

Đồng thời dân Bạt-ly nước Giá-la-phả, dân Câu-lị nước La-ma-gia, dân chúng dòng Bà-la-môn nước Tỳ-lưu-đề, dân chúng dòng họ Thích nước Ca-duy-la-vệ, dân chúng dòng Lệ-xa nước Tỳ-xá-ly, và vua A-xà-thế nước Ma-kiệt, nghe Đức Như Lai diệt độ tại rừng Sa-la ở thành Câu-thi, đều tự nghĩ: ‘Ta nay nên đến đó chia phần xá-lợi’.

…

Bấy giờ, Bà-la-môn Hương Tánh đứng ra hiểu dụ mọi người:

‘Chư hiền lãnh thụ giáo huấn của Phật đã lâu, miệng tụng pháp ngôn, tâm khoác nhân hóa, thường mong cho chúng sanh thảy được an lành, nay há lẽ vì giành xá-lợi của Phật mà trở nên tàn hại nhau sao? Di thể Như Lai nếu muốn có lợi ích rộng rãi, thì xá-lợi hiện tại nên chia ra nhiều phần’.

Chúng đều khen phải. Họ lại bàn nghị nên nhờ ai đủ sức chia giúp. Mọi người đều nói Bà-la-môn Hương Tánh là người nhân trí quân bình, có thể chia được. Các quốc vương bèn sai Hương Tánh:

‘Ngươi hãy vì chúng ta mà chia xá-lợi làm 8 phần bằng nhau’.

…

Tiếp đó Hương Tánh lấy một bình dung lượng chừng một thạch, rồi chia đều xá-lợi ra làm 8 phần, xong, ông nói với mọi người:

‘Các ngài bàn bạc cho tôi xin cái bình đó để dựng tháp thờ tại nhà riêng’.

Mọi người đều nói:

‘Trí tuệ thay. Như thế là thích hợp’. Và họ đồng ý cho.

Lúc đó, có người thôn Tất-bát cũng đến xin phần tro còn lại để dựng tháp cúng dường. Mọi người cũng bằng lòng.

Sau khi người nước Câu-thi được xá-lợi liền dựng tháp cúng dường. Các nước Ba-bà, Giá-la, La-ma-già, Tỳ-lưu-đề, Ca-duy-la-vệ, Tỳ-xá-ly, Ma-kiệt sau khi được xá-lợi đều đem về nước dựng tháp cúng dường. Bà-la-môn Hương Tánh đem cái bình dùng chia xá-lợi về nhà dựng tháp cúng dường. Dân chúng thôn Tất-bát đem phần tro còn lại về dựng tháp cúng dường.

Như vậy, xá-lợi Phật được chia thờ ở 8 tháp, tháp thứ 9 là cái bình, tháp thứ 10 là tháp tro và tháp thứ 11 là tháp tóc, thờ tóc Phật khi còn tại thế”.

Như vậy, theo ghi chép trong kinh, xá-lợi Phật được chia thành 8 phần cho 8 quốc gia dựng tháp phụng thờ, và thực tế đến thời đại A-dục thống nhất Ấn Độ, vua khai quật tháp xá-lợi ở nước La-ma-già (Rāmagāma) và 7 nước kia, lấy xá-lợi phân chia thành 84.000 phần để trong 84.000 bảo tráp (cái hộp nhỏ), rồi kiến lập 84.000 bảo tháp để phụng thờ khắp nơi.

Xá-lợi (舍利), Phạn śarīra, nguyên nghĩa là tử thi, di cốt, xương cốt còn lại sau khi chết, còn gọi là thật-lợi (實利), thiết-lợi-la (設利羅), thất-lợi-la (室利羅), tất cả đều chỉ cho xương cốt còn lại sau khi thiêu. Thông thường, khi chỉ cho di cốt của Phật, gọi là Phật cốt (佛骨), Phật xá-lợi (佛舍利). Sau này, tất cả chư vị cao tăng viên tịch, sau khi thiêu, tro cốt còn lại đều được gọi là xá-lợi.

Theo kinh Kim quang minh (quyển 4, phẩm Xả thân): “Xá-lợi là kết quả của quá trình huân tu Giới, Định, Tuệ rất khó đạt được, cho nên nó là ruộng phước tối thượng trên đời”.

Luận Đại trí độ (quyển 59), nói: “Cúng dường xá-lợi Phật, cho dù nhỏ như hạt cải, cũng được phước báo vô lượng vô biên”. Luận này cũng cho biết, xá-lợi là kết quả tu tập sáu pháp ba-la-mật mà thành.

Trường A-hàm (quyển 4, kinh Du hành); Bồ-tát xử thai kinh (quyển 3, phẩm Thường, vô thường), Pháp hoa kinh (phẩm Đề-bà-đạt-đa) v.v… đều ghi nhận có hai loại xá-lợi là toàn thân xá-lợi (xá-lợi nguyên vẹn thân thể) và toái thân xá-lợi (xá-lợi sau khi thiêu).

Như vậy, chư vị Thánh tăng, những người đã đạt được giải thoát đều có xá-lợi. Tuy nhiên, việc lưu lại xá-lợi tùy theo hạnh nguyện của mỗi người mà có vị lưu lại toàn thân xá-lợi (như Phật Đa Bảo, Lục tổ Huệ Năng, Thiền sư Vũ Khắc Minh…), có người lưu lại toái thân xá-lợi (Như Phật Thích-ca lưu lại xá-lợi xương cốt, Cưu-ma-la-thập lưu lại xá-lợi lưỡi, Hòa thượng Thích Quảng Đức lưu lại xá-lợi quả tim…), thậm chí có vị không lưu lại xá-lợi.

Xá-lợi là kết của quá trình tu chứng. Nó vừa là giá trị của sự tu học, vừa là bằng chứng chứng minh cho giáo pháp của Đức Phật thật sự đưa đến kết quả giác ngộ giải thoát.

Kinh Công đức tắm Phật  phân xá-lợi làm hai loại:

1. Sanh thân xá-lợi, còn gọi là thân cốt xá-lợi, tức là di cốt của Phật và các Thánh tăng, gồm toàn thân xá-lợi và toái thân xá-lợi.

2. Pháp thân xá-lợi, còn gọi là pháp tụng xá-lợi, tức là giáo pháp, giới luật do Phật giảng dạy. Loại xá-lợi này hiển thị sau khi Phật diệt độ, bởi người Phật tử nhận thức rằng, giáo pháp và giới luật do Phật giảng dạy tồn tại mãi ở đời làm chỗ nương tựa cho tất cả chúng sanh, nó không khác gì Đức Phật còn tại thế, không khác gì thân cốt xá-lợi, nên gọi giáo và giới luật là pháp tụng xá-lợi, hay gọi tắt là pháp xá-lợi. Đây mới là xá-lợi đích thực!

Về xá-lợi của Phật Thích-ca, căn cứ Đại sử  (Mahāvaṃsa), chương XVII, ghi: Con trai của vua A-dục là thái tử Ma-hin-da (Mahinda) sau khi xuất gia đã đến Tích Lan hoằng pháp. Vua Tích Lan bấy giờ là Thiên Ái Đế Tu (Devānaṃpiya-tissa) nhiệt liệt hoan nghênh và đích thân hướng về quốc vương A-dục để thỉnh cầu xá-lợi răng Phật bằng nghi thức trang nghiêm nhất của quốc gia mình.

Trong Truyện Cao tăng Pháp Hiển cũng có ghi, vua của nước Sư Tử (Tích Lan) cầu được xá-lợi răng Phật. Đại Đường Tây Vực ký (quyển 11), cũng ghi chép tương tự rằng, trong vương cung của Tích Lan có tinh xá tôn thờ xá-lợi răng Phật.

Truyện Cao tăng Pháp Hiển còn cho biết trong đô phủ Hê-la (Hiḍḍa) của nước Na-yết-la-hạt (Nagarahāra) có tinh xá thờ xá-lợi đảnh cốt của Phật, cho nên đô phủ này còn có tên là ‘Phật đảnh cốt thành’ (Thành thờ cốt đỉnh đầu của Phật).

Truyện Cao tăng nhà Đường đi Tây Vực cầu pháp (quyển thượng, mục Huyền Chiếu), cũng có ghi rằng: Huyền Chiếu từng đến nước Ca-tất-thí (Kapiśa) để lễ bái xá-lợi đỉnh đầu của Như Lai.

Đại Đường Tây Vực ký (quyển 20), chép rằng: Lúc Huyền Trang về nước có thỉnh về 150 viên xá-lợi nhục thân của Như Lai.

Truyện Cao tăng đời nhà Tống (quyển 1), cũng có ghi rằng: Lúc Nghĩa Tịnh về nước có đem về 300 viên xá-lợi.

Người đời sau cho rằng xá-lợi có hình dạng như những hạt đậu, rất cứng và hơi trơn láng, phần nhiều được an trí trong những tháp nhỏ để cúng dường. Đại bộ phận quần chúng Phật tử đều tin rằng sau khi làm lễ trà tỳ di thể của Đức Phật, người ta thu được rất nhiều những viên xá-lợi như thế, và rất cứng chắc, cứng đến nỗi dùng búa đập vẫn không vỡ, nhưng nếu lấy xá-lợi đệ tử của Phật để cắt thì phân chia được! Tuy nhiên, trong những thế kỷ gần đây, tại Ấn Độ, các nhà khảo cổ đã khai quật và phát hiện ra được một phần trong tám phần xá-lợi của Đức Phật và nhận ra rằng hình dạng của xá-lợi cũng giống như xương cốt của người bình thường sau khi hỏa táng, chứ không phải là hình hạt đậu mà cũng không phải cứng chắc như người ta tưởng!

Sự linh nghiệm của xá-lợi Phật xưa nay xảy ra rất nhiều. Chuyện do thành tâm cầu nguyện mà cảm được xá-lợi Phật cũng có ghi chép rất nhiều. Theo cuốn Truyện Cao tăng (quyển 1), mục ghi chép chuyện cao tăng người Việt Nam là Khương Tăng Hội, có kể rằng: Vào lúc bấy giờ vua nước Ngô là Tôn Quyền vốn không tin Phật giáo, nên đã từng triệu Khương Tăng Hội vào cung để hỏi xem Phật giáo có sự linh nghiệm gì? Tăng Hội nói nội trong vòng ba tuần sẽ cầu được xá-lợi, có hào quang năm màu chiếu diệu vô cùng. Quả nhiên sau hai mươi mốt ngày Khương Tăng Hội cầu được xá-lợi, Tôn Quyền sai lực sĩ dùng chày đá đập xá-lợi, kỳ lạ thay chày đá vỡ tan mà xá-lợi không mảy may hao tổn, Tôn Quyền khi ấy mới tin Tam bảo.

Sự kiện cầu xá-lợi có cảm ứng như vậy đều thấy ghi chép trong Tam bảo cảm thông lục, Quảng hoằng minh tập, Pháp uyển châu lâm…

Tuy nhiên, căn cứ vào khảo cổ học và những điều được ghi chép trong kinh A-hàm thì Đức Phật Thích Ca đã để lại xá-lợi mà ngày nay chúng ta có thể trông thấy tôn trí trong Bảo tàng quốc gia Ấn Độ, nó trông như xương cốt của người bình thường sau khi thiêu còn lại, chứ không phải có những hình thù như chúng ta trông thấy trong các cuộc triển lãm và cho thỉnh xá-lợi tràn lan gần đây. Do đó, thay vì chạy theo những giá trị hư ảo và phong trào, chúng ta hãy quay về nương tựa pháp thân xá-lợi, tức là giáo pháp và giới luật của Phật để lại, nhằm nỗ lực hành trì nhằm chuyển hóa khổ đau mới là hành động học Phật, tu Phật thiết thực nhất.
Thích Nguyên Hùng
(Thư Viện Hoa Sen)

 

 

Tin bài có liên quan

何期自性能生萬法。 “Hà Kỳ Tự Tánh Năng Sanh Vạn Pháp?” “Ngờ Đâu Tự Tánh Sanh Ra Muôn Pháp.”

何期自性能生萬法。 “Hà Kỳ Tự Tánh Năng Sanh Vạn Pháp?” “Ngờ Đâu Tự Tánh Sanh Ra Muôn Pháp.”

Ý Tưởng Của Phật Giáo Cho Tiến Trình Xây Dựng Hòa Bình Thế Giới Hiện Nay

Ý tưởng của Phật giáo cho tiến trình xây dựng hòa bình thế giới hiện nay

Ý Thức – Vô Thức

Ý Thức – Vô Thức

Ý Niệm Tung Hoành Trong Mê Lộ Của Tâm

Ý Niệm Niết Bàn Trong Đạo Phật

Ý Nghĩa Trọng Đại Của Thủ Bản Kinh Phật Viết Trên Vỏ Cây Bô-La Ở Gandhara

Ý Nghĩa Trọng Đại Của Thủ Bản Kinh Phật Viết Trên Vỏ Cây Bô-la Ở Gandhara

Ý Nghĩa Triết Lý Và Hành Trì Của Khái Niệm Niết Bàn Nhìn Từ Quan Niệm Ái Diệt Là Niết Bàn

Ý Nghĩa Triết Lý Và Hành Trì Của Khái Niệm Niết Bàn Nhìn Từ Quan Niệm Ái Diệt Là Niết Bàn

Ý Nghĩa Tích Cực Trong Tư Tưởng Trung Đạo Của Phật Giáo Qua Kinh A-Hàm

Ý Nghĩa Tích Cực Trong Tư Tưởng Trung Đạo Của Phật Giáo Qua Kinh A-hàm

Ý Nghĩa Sự Sống Chương 5

Ý Nghĩa Sự Sống Chương 5

Ý Nghĩa Sự Sống Chương 4

Ý Nghĩa Sự Sống Chương 4

Load More

Discussion about this post

Khái Niệm Về « Thể Dạng Trung Gian» Giữa Cái Chết Và Sự Sinh Trong Phật Giáo – Hoang Phong

KHÁI NIỆM VỀ « THỂ DẠNG TRUNG GIAN»GIỮA CÁI CHẾT VÀ SỰ SINH TRONG PHẬT GIÁO Hoang Phong Tất cả mọi...

Cải Cách Phật Giáo – Vai Trò Tăng Ni – Tt. Thích Nhật Từ

Cải cách Phật giáo – Vai trò Tăng Ni – TT. Thích Nhật Từ

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Con Đường Thành Tựu A La Hán Quả

Con Đường Thành Tựu A La Hán Quả

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Huyền Thoại Tái Sinh Của Thánh Tăng Zong

Huyền Thoại Tái Sinh Của Thánh Tăng Zong

HUYỀN THOẠI TÁI SINH CỦA THÁNH TĂNG ZONGTâm Huy   Ngài Zong Rinpoche thân trước khi tái sinh. Tây Tạng...

Hội Nghị Phật Giáo Thế Giới Về Cải Đạo: Một Đề Nghị – Đào Văn Bình

Hội Nghị Phật Giáo Thế Giới Về Cải Đạo: Một Đề Nghị – Đào Văn Bình

HỘI NGHỊ PHẬT GIÁO THẾ GIỚI VỀ CẢI ĐẠO: MỘT ĐỀ NGHỊĐào Văn Bình LTS: Từ lâu, vấn đề "bài...

Kinh Nhật Tụng Sơ Thời – Bộ Kinh Có Từ Khi Đức Phật Còn Tại Thế

Kinh Nhật tụng sơ thời – Bộ Kinh có từ khi đức Phật còn tại thế

Cư sĩ Nguyên Giác vừa cho xuất bản cuốn Kinh Nhật tụng sơ thời mà theo sự nghiên cứu của...

“Nguyệt San Giác Ngộ Số 186

“Nguyệt San Giác Ngộ Số 186

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Kinh Tứ Thập Nhị Chương

Kinh Tứ Thập Nhị Chương

PHẬT NÓI KINH TỨ THẬP NHỊ CHƯƠNGHậu Hán, Sa-môn Ca Diếp Ma Đằng Trúc Pháp Lan Đồng DịchThanh, Tục Pháp...

Tận Thấy Tháp Mộ Trần Nhân Tông Uy Nghi Trên Đỉnh Núi – Phạm Ngọc Dương

Tận Thấy Tháp Mộ Trần Nhân Tông Uy Nghi Trên Đỉnh Núi – Phạm Ngọc Dương

TẬN THẤY THÁP MỘ TRẦN NHÂN TÔNG UY NGHI TRÊN ĐỈNH NÚI Phạm Ngọc Dương (VTC News) - Bảo tháp...

Cẩm Nang Tu Đạo

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Tâm Vô Thủy

Tâm vô thủy

Đức Đạt Lai Lạt Ma TÂM VÔ THỦY (Beginningless Mind) Bản dịch Việt: Đặng Hữu Phúc (Trích từ: Đức Đạt...

Chiều Kích Tâm Linh Trong Nhạc Trịnh Công Sơn

Chiều kích tâm linh trong nhạc Trịnh Công Sơn

CHIỀU KÍCH TÂM LINH TRONG NHẠC TRỊNH CÔNG SƠN Minh Tuệ Đỗ MinhNhà xuất bản Hồng Đức 2016   MỤC...

Kỹ Năng Giao Tiếp: Sợi Chỉ Vàng Kết Nối Tăng Ni – Phật Tử

Kỹ Năng Giao Tiếp: Sợi Chỉ Vàng Kết Nối Tăng Ni – Phật Tử

Kỹ năng giao tiếp: SỢI CHỈ VÀNG KẾT NỐI TĂNG NI - PHẬT TỬ Thích Không Tú Tăng Ni và...

Trở Lại Đạo?

Trở lại đạo?

TRỞ LẠI ĐẠO? NÓI MÀ KHÔNG BIẾT NGƯỢNG MIỆNG! (Bài góp ý của Minh Thu) Khi bạn sinh ra trong...

Houn Jiyu Kennett, Một Nữ Tu Người Anh

HOUN JIYU KENNETT,  MỘT NỮ TU NGƯỜI ANH Thích Nguyên Tạng dịch Ni sư Houn Jiyu Kennett, người khai sơn...

Khái Niệm Về « Thể Dạng Trung Gian» Giữa Cái Chết Và Sự Sinh Trong Phật Giáo – Hoang Phong

Cải cách Phật giáo – Vai trò Tăng Ni – TT. Thích Nhật Từ

Con Đường Thành Tựu A La Hán Quả

Huyền Thoại Tái Sinh Của Thánh Tăng Zong

Hội Nghị Phật Giáo Thế Giới Về Cải Đạo: Một Đề Nghị – Đào Văn Bình

Kinh Nhật tụng sơ thời – Bộ Kinh có từ khi đức Phật còn tại thế

“Nguyệt San Giác Ngộ Số 186

Kinh Tứ Thập Nhị Chương

Tận Thấy Tháp Mộ Trần Nhân Tông Uy Nghi Trên Đỉnh Núi – Phạm Ngọc Dương

Cẩm Nang Tu Đạo

Tâm vô thủy

Chiều kích tâm linh trong nhạc Trịnh Công Sơn

Kỹ Năng Giao Tiếp: Sợi Chỉ Vàng Kết Nối Tăng Ni – Phật Tử

Trở lại đạo?

Houn Jiyu Kennett, Một Nữ Tu Người Anh

Tin mới nhận

Chùa Cháy

Ngàn năm cảnh Phật 

32 điềm lành ứng hiện khi Đức Phật đản sinh

Sự kỳ diệu đích thực của Đức Phật và Giáo pháp

Phật dạy tâm bi tình yêu thương chân thật

Làm người ai nhớ 3 lời dạy này của Đức Phật ắt sẽ có phúc cả đời

Câu chuyện về tỷ phú cận kề cái chết và bài học từ Đức Phật

Tình yêu lứa đôi dưới góc nhìn Phật giáo

Phật dạy thiếu nhi không nói dối

Chùa Huệ Quang Bạc Liêu

Về bài pháp đầu tiên của Đức Phật

Đau không có nghĩa là khổ

Truyện ngắn: Thế gian cái gì quý nhất?

Báo cáo tâm đắc về việc học tập Nữ Đức (Tập 2)

Việc cần làm trước thường để sau nên tu lâu mà không tiến

Lời Phật dạy về những điều khó

Đức Phật quán nhân duyên giáo hóa năm ẩn sĩ Kiều Trần Như

Trong 49 năm Đức Phật có thuyết pháp hay không?

Ai thấy Phật là người ấy thấy pháp, ai thấy pháp là người ấy thấy Phật

Báo cáo tâm đắc về việc học tập Nữ Đức (Tập 2)

Tin mới nhận

Hội Nghị Thượng Đỉnh Phật Giáo Thế Giới Lần Thứ Vi Tại Việt Nam – Vì Sao Phải Hõan

Lẽ Sống Ở Góc Độ Sinh Học Qua Nhãn Quan Phật Giáo – Thích Nhật Hiếu

Nghe thuyết pháp và nghe pháp thuyết

Làm Thế Nào Báo Hồng Ân Chư Phật?

Tội phước theo ta như bóng với hình

Dấu Ấn Phật Giáo Afghanistan: Ký Ức Chiến Tranh Và Khát Vọng Hòa Bình

Địa Chỉ Nhà Hàng Chay Tại Sài Gòn

Tâm linh và mê tín

Ta Nghe Mùa Xuân Hát

Thế Nào Là Kinh Liễu Nghĩa?

Tục cầu vong, thờ cúng ở châu Á trong mắt học giả Phương Tây

Quan niệm sai lầm về thân trung ấm

Mùi hương giải thoát

Hướng về Phật Đản

Tỷ-kheo Khất Thực Nuôi Cha Mẹ Được Đức Phật Tán Thán Quảng Tánh

Giải Thóat Tức Thì

Vì đâu nên nỗi

Những điều kiện cần thiết trước khi đọc tụng kinh Phật

Đức Đạt Lai Lạt Ma Đàm Luận Với Thurman

Chúng sanh đang làm gì?

Tin mới nhận

Kinh Tiểu Bộ Tập V (Khuddhaka Nikàya)

Lời Phật Dạy Về Pháp Tướng

Tinh Hoa Trí Tuệ – Ứng Dụng Tâm Kinh Trong Cuộc Sống

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 339)

NGÔI CHÙA VIỆT

Chúng ta thường không chú ý đến chính bản thân mình

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 359)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 254)

Kinh Thủ Lăng Nghiêm (Quyển 3)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 12)

Chú Giải Kinh Pháp Cú Trọn Bộ 4 Quyển

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 02)

Bẩy Loại Vợ, Kinh Tăng Chi Bộ (song ngữ)

Kinh Tụng – Thích Trí Thoát

PHẬT THUYẾT PHÁP ẤN KINH

Vượt Thoát Sợ Hãi

Kinh Điển Nam Truyền (Pali)

Chánh pháp là ngọn đèn (song ngữ)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 123)

Hà Nội: Đại lễ Phật đản Phật lịch 2566 tại Trụ sở Trung ương GHPGVN

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 331)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 93)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 361)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 76)

Dự Bị Lúc Lâm Chung

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 222)

Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014 (Tập 11)

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 28)

Nữ Đức Vi Yếu – Chương 7: Hòa Thúc Muội

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 10)

Thế Giới Cực Lạc – Phân Tích Ứng Dụng Kinh A Di Đà

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 271)

Pháp Môn Tịnh Độ – Bài 1

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 52)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 270)

Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014 (Tập 6)

Khai Thị Của Đại Sư Hám Sơn

Niệm Phật Chính Là Thâm Diệu Thiền

Hộ Niệm: Hướng Dẫn, Khai Thị

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 195)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

Chinese (Simplified)EnglishFrenchGermanJapaneseKoreanRussianSpanishVietnamese