PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Xả bỏ tự ngã khi thuyết pháp

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

XẢ BỎ ‘TỰ NGÃ’ KHI THUYẾT PHÁP

Tâm Tịnh cẩn tập

Thuyet PhapThuyết pháp là hạnh cao quý của người hoằng pháp vì họ là sứ giả của Như Lai, mang ánh sáng của chánh pháp rải đều khắp nhân gian khiến cho muôn người được hưởng cam lồ vị – sống hạnh phúc, chết bình an, hưởng an lạc ở nhàn cảnh, hay giải thoát, niết bàn.

Hiện nay, sinh hoạt thuyết pháp phát triển sôi nổi ở nhiều nơi trong nước và hải ngoại. Người thuyết pháp không những là các Tỳ kheo, Tỳ kheo Ni mà còn có cả hàng cư sĩ nữa.  Bên cạnh đó, nhờ vào phương tiện truyền thông hiện đại, những buổi giảng pháp của các pháp sư được ghi âm, thu hình và phát hành khắp nơi, mang lại nhiều lợi ích cho người học đạo tại gia cũng như xuất gia. Tuy nhiên, để hằng thuận chúng sanh một cách hiệu quả, thì việc thuyết pháp phù hợp với văn hóa địa phương, ngôn ngữ và hoàn cảnh cụ thể của đối tượng nghe pháp không phải đơn giản. Thuyết pháp cho người khác đòi hỏi vị pháp sư phải có đầy đủ năm đức tính mà Đức Thích Tôn xác quyết trong Tăng Chi Bộ II như sau:

Một thời, Thế Tôn trú ở Kosambì, tại vườn Ghosita. Lúc bấy giờ, Tôn giả Udàyi đang ngồi thuyết pháp với hội chúng đông đảo vây quanh. Tôn giả Ànanda thấy vậy bạch Thế Tôn:

Bạch Thế Tôn, Tôn giả Udàyi đang ngồi thuyết pháp với hội chúng đông đảo vây quanh.

Này Ànanda, thật không dễ gì thuyết pháp cho người khác. Để thuyết pháp cho người khác, này Ànanda, sau khi nội tâm an trú được năm pháp, mới nên thuyết pháp cho người khác. Thế nào là năm?

Ta sẽ thuyết pháp theo tuần tự; ta sẽ thuyết pháp với mắt nhìn vào pháp môn; ta sẽ thuyết pháp với lòng từ mẫn; ta sẽ thuyết pháp, không phải vì tài vật; ta sẽ thuyết pháp, không làm thương tổn cho mình và người. Này Ànanda, khi thuyết pháp cho người khác cần phải suy nghĩ như vậy.

(ĐTKVN, Tăng Chi Bộ II, chương 5, phẩm Diệu pháp, phần (IX) (159)Tôn giả Udàyi, VNCPHVN ấn hành, 1996, tr.611) [1]. http://thuvienhoasen.org/p15a1243/2/pham-13-18 

Pháp sư đầy đủ năm đức này mới có khả năng thuyết pháp. Bài kết tập này nhấn mạnh ba đức tính sau cùng: Thuyết pháp vì lòng từ mẫn, thuyết pháp không phải vì tài vật và thuyết pháp không làm tổn thương mình và cho người khác.

Thuyết pháp vì lòng từ mẫn với mong muốn người nghe được thông hiểu giáo pháp, có thể ứng dụng lời Phật dạy trong việc tu tập để chuyển hóa khổ đau, và mang lại niềm vui, hướng đến giải thoát là mục đích quan trọng của thuyết pháp. Tất cả vì lợi ích chúng sanh, người thuyết pháp khôn khéo trong việc sử dụng ngôn từ sao cho tránh làm tổn hại hoặc gây hoang mang cho người nghe và tổn hại cho chính pháp sư. Thật ra nếu vì lợi ích chúng sanh mà thuyết pháp, vị pháp sư sẽ cố gắng hết sức mình tìm phương tiện thuyết pháp để đạt được mục đích tối thượng của việc thuyết pháp. Chính vì thế, vị pháp sư sẽ lập ra giáo án thuyết pháp và cách dùng ngôn từ thích hợp cho thính giả tùy theo phong tục, trình độ và căn cơ. Tự nhiên một pháp tương túc với bốn pháp còn lại là nhờ quên mình vì người mà thuyết pháp. Làm như vậy chính là xả bỏ tự ngã để thuyết pháp.

Trong các kinh điển đại thừa, xả bỏ tự ngã thuyết pháp là điều mà Thế Tôn ân cần nhắc nhở cho những pháp sư nhất là trong thời mạt pháp phước mỏng nghiệp dày nhằm tránh tăng thượng mạn khi thuyết pháp. Pháp hội Mật Tích Kim Cang Lực Sĩ trong Đại Bảo Tích Kinh là một ví dụ điển hình.

Mật Tích Kim Cang Lực Sĩ tiến lên bạch Phật rằng: “Bạch đức Thế Tôn! Vừa rồi con tuyên nói bí yếu của đức Như Lai phải chăng không sai trái hủy báng đức Như Lai. Bí yếu của đức Như Lai là huyền diệu, rộng lớn không ngằn mé, thế gian khó tin được. Dầu nói bí yếu của đức Như Lai mà tâm con tự nhớ là trí huệ của đức Như Lai nhập trong thân con, chớ chẳng phải sức của con.’

Đức Phật phán: “Đúng như vậy. Như lời của Mật Tích đã nói. Đạo huệ của đức Như Lai nhập vào chỗ nào thì không ai là chẳng được an ổn. Hàng đệ tử Phật ban tuyên kinh điển, đều nương nhờ oai thần của đức Như Lai” [2, trtr.380 -381].

Ngay cả Bồ tát Nhất Sanh Bổ Xứ như Ngài Kim Cang Lực Sĩ còn xả bỏ tự ngã và nương nhờ đạo huệ và oai thần của đức Như Lai thuyết pháp huống là hạng phàm phu chúng ta.  Tương tự như vậy trong nhiều kinh điển đại thừa như Kinh Niệm Phật Ba-la-mật, Bố tát Phổ Hiền cũng nương vào oai thần của Phật Thích Ca mà tuyên bố Công đức Danh Hiệu Phật như đoạn kinh sau:

“Này Phật tử! nay tôi nương thần lực và lòng đại bi vô hạn của Đức Thích Ca Mâu Ni Phật, mà tuyên thuyết Công Đức Bất Khả Xưng Tán của sự chấp trì danh hiệu Phật” [3, tr.50].

Nếu vì lòng thương và lợi ích chúng sanh mà thuyết pháp và không sanh niệm tham đắm hợp với đạo lý của Chư Phật thì sẽ được các ngài âm thầm gia hộ để cho người thuyết pháp thuận lợi trong việc lập giáo án, tìm hiểu đối tượng thuyết pháp, cách sử dụng ngôn từ thích hợp vv… nhằm mang đến lợi ích thiết thực cho đối tượng nghe pháp.

Nguyện đem công đức này

Hồi hương chúng sanh khắp pháp giới

Đồng sanh cõi Cực Lạc.

Tâm Tịnh cẩn tập.

Nguồn tham khảo

[1] Lời Phật Dạy trong Kinh Tạng Nikàya, Tập II, VIII Thuyết pháp & Nghe pháp, 9. Năm đức của pháp sư (2014). Thích Quảng Tánh. Nhà Xuất Bản Hồng Đức.

[2] Kinh Đại Bảo Tích, Tập I, Pháp Hội Mật Tích Kim Cang Lực Sĩ. (1999 – PL2543). Hòa Thượng Thích Trí Tịnh. Nhà xuất bản Thành Phố Hồ Chí Minh.
http://thuvienhoasen.org/p16a297/2/03-phap-hoi-mat-tich-kim-cang-luc-si 

[3] Kinh Niệm Phật Ba-la-mật. Hòa Thượng Thích Thiền Tâm (1998 – PL 2542). Viện Phật Học A Dục ấn tống.

 

Tin bài có liên quan

Ý Niệm Tấn Phong Giáo Phẩm Trong Phật Giáo Thích Tâm Mãn

Ý Niệm Tấn Phong Giáo Phẩm Trong Phật Giáo Thích Tâm Mãn

Ý Nghĩa Và Điều Kiện Xuất Gia

Ý nghĩa và điều kiện xuất gia

Ý Nghĩa Tầm Sư Học Đạo Và Thành Đạo Của Đức Phật

Ý nghĩa tầm sư học đạo và thành đạo của Đức Phật

Xây Dựng Một Mô Hình Hoằng Pháp Đối Với Giới Trẻ

Việt Giải Kinh Sách Phật Giáo – Nhu Cầu Thiết Yếu Của Sự Nghiệp Trí Tuệ – Ts. Đoàn Ánh Loan

Vị Trí Của Nữ Giới Trong Giáo Dục Phật Giáo

Vị Trí Của Nữ Giới Trong Giáo Dục Phật Giáo

Văn Hóa Từ Trong Nhà Ra Ngoài Phố

Văn hóa từ trong nhà ra ngoài phố

Vấn Đề Hoằng Pháp Với Tuổi Trẻ Hải Ngoại: Những Mối Quan Tâm

Vấn đề hoằng pháp với tuổi trẻ hải ngoại: những mối quan tâm

Vấn Đề Giáo Dục Tăng Tài: Thực Trạng Và Giải Pháp – Thích Trí Như

Vài Ý Nghĩ Về Hoằng Pháp Ở Xứ Người

Vài Ý Nghĩ Về Hoằng Pháp Ở Xứ Người

Load More

Discussion about this post

Từ Đạo Phật Việt Nam Nghĩ Về Cuộc Đối Thoại Giữa Các Nền Văn Hoá Á – Âu

Từ Đạo Phật Việt Nam Nghĩ Về Cuộc Đối Thoại Giữa Các Nền Văn Hoá Á – Âu

TỪ ĐẠO PHẬT VIỆT NAM NGHĨ VỀ CUỘC ĐỐI THOẠI GIỮA CÁC NỀN VĂN HÓA Á – ÂU Thái Nam Thắng...

Nghi Thức Tụng Giới Bồ Tát

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Tu Nhà Tu Chợ Tu Chùa Cái Nào Dễ Hơn?

Tu Nhà Tu Chợ Tu Chùa Cái Nào Dễ Hơn?

TU NHÀ TU CHỢ TU CHÙA CÁI NÀO DỄ HƠN?và những bài pháp ngắn khácThích Đạt Ma Phổ Giác   Tục...

Những Bước Chân Đầu Tiên, Đi Vào Thiền Phật Giáo (Song Ngữ)

Những Bước Chân Đầu Tiên, Đi Vào Thiền Phật Giáo (song ngữ)

Những Bước Chân Đầu Tiên, Đi Vào Thiền Phật Giáo Chìa khóa để mở cánh cửa thiền định, là sự-nhận-biết....

Phật Tánh: Thực Tại Tối Hậu

Phật Tánh: Thực Tại Tối Hậu

PHẬT TÁNH: THỰC TẠI TỐI HẬUNguyễn Thế Đăng   Trong phẩm Ứng Tận Hoàn Nguyên kinh Đại Bát Niết Bàn,...

Lời Phật Dạy Luôn Hiện Tiền

Lời Phật dạy luôn hiện tiền

Tôi cảm nhận niềm vui thật sự với cuộc sống mình. Khi sống hành theo lời Phật dạy, bỏ chữ...

Cội Nguồn Truyền Thừa Và Phương Pháp Tu Trì Của Thiền Tông

Cội Nguồn Truyền Thừa Và Phương Pháp Tu Trì Của Thiền Tông

CỘI NGUỒN TRUYỀN THỪA &PHƯƠNG PHÁP TU TRÌCỦA THIỀN TÔMGTác giả: Nguyệt Khê Thiền Sư - Dịch Giả: Thích Duy Lực Mục...

Gió thoảng, thơ bay …

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Ý Nghĩa An Cư Kiết Hạ

Ý Nghĩa An Cư Kiết Hạ

Theo Đại phẩm (Luật tạng), trong giai đoạn đầu Đức Phật chưa chế pháp an cư. Thế rồi khi mùa mưa đến,...

Vài Suy Nghĩ Về Bài Viết “Nghĩ Về Bài Viết Người Tu Sĩ Xin Nhìn Lại” Của Thầy Thích Trung Hữu.

Vài suy nghĩ về bài viết “nghĩ về bài viết người tu sĩ xin nhìn lại” của thầy Thích Trung Hữu.

VÀI SUY NGHĨ VỀ  BÀI VIẾT “NGHĨ VỀ BÀI VIẾT NGƯỜI TU SĨ XIN NHÌN LẠI” CỦA THẦY THÍCH TRUNG...

Cái Gì Trói Buộc Ta?

Cái gì trói buộc ta?

ta, cái gì đã khiến cho mình dính mắc. Người cạn cợt thì nói ngay rằng bởi cái cảnh nó...

Luận Lý Học Phật Giáo Tập 1 Và 2

Luận lý học Phật Giáo Tập 1 và 2

Năm 2008, lần đầu tiên đặt chân hành hương đến Ấn Độ chúng tôi không sao diễn tả hết sự...

Học Hạnh Kham Nhẫn

Học Hạnh Kham Nhẫn

HỌC HẠNH KHAM NHẪNThích Trung Định TT. Thích Trung Định Kham nhẫn theo thuật ngữ Phật học gọi là Nhẫn...

Người Tại Gia | Lay People (Song Ngữ)

Người Tại Gia | Lay People (song ngữ)

    Mục Lục | Table of Content   Mục Lục—Table of Content    Lời Đầu Sách—Preface     Chương Một—Chapter One:...

Huyền Thoại Tái Sinh Của Thánh Tăng Zong

Huyền Thoại Tái Sinh Của Thánh Tăng Zong

HUYỀN THOẠI TÁI SINH CỦA THÁNH TĂNG ZONGTâm Huy   Ngài Zong Rinpoche thân trước khi tái sinh. Tây Tạng...

Từ Đạo Phật Việt Nam Nghĩ Về Cuộc Đối Thoại Giữa Các Nền Văn Hoá Á – Âu

Nghi Thức Tụng Giới Bồ Tát

Tu Nhà Tu Chợ Tu Chùa Cái Nào Dễ Hơn?

Những Bước Chân Đầu Tiên, Đi Vào Thiền Phật Giáo (song ngữ)

Phật Tánh: Thực Tại Tối Hậu

Lời Phật dạy luôn hiện tiền

Cội Nguồn Truyền Thừa Và Phương Pháp Tu Trì Của Thiền Tông

Gió thoảng, thơ bay …

Ý Nghĩa An Cư Kiết Hạ

Vài suy nghĩ về bài viết “nghĩ về bài viết người tu sĩ xin nhìn lại” của thầy Thích Trung Hữu.

Cái gì trói buộc ta?

Luận lý học Phật Giáo Tập 1 và 2

Học Hạnh Kham Nhẫn

Người Tại Gia | Lay People (song ngữ)

Huyền Thoại Tái Sinh Của Thánh Tăng Zong

Tin mới nhận

Những quy tắc trong kinh doanh theo lời Phật dạy

Muốn thấy Phật phải trút bỏ phàm tình

Phật có ban ơn giáng phúc không?

Điều đặc biệt nhất của Đức Như Lai

Vậy mà chẳng phải vậy

Chùa Hang Mai – Núi Dinh (Bà Rịa – Vũng Tàu)

Vì sao ta bệnh mà chẳng ai ngó ngàng?

Cảm Nghĩ Về “Ngọn Lửa Thích Quảng Đức” Cách Đây 50 Năm

Phật dạy: Tu tập bảy pháp này khiến ma không phá hoại

Học cách điều phục tâm theo lời Phật dạy

Làm Thế Nào Để Trẻ Thơ Tiếp Nhận Giáo Dục Phẩm Đức (Tập 1)

Đắm say trong dục vui ít khổ nhiều

Đức Phật lắng nghe từng câu sám hối, cảm thông từng giọt nước mắt muộn màng

Từ lời dạy của Đức Phật với Rāhula – nghĩ về tuổi trẻ Phật giáo

Tài sản của người con Phật

Bức thông điệp từ con người của Đức Phật

Trái Tim Bất Tử – Quốc Việt

Tôn giả Kiều Đàm Di – ni trưởng đầu tiên trong lịch sử Phật giáo

Tắm Bụt từng ngày

6 chân lí của hạnh phúc từ lời Phật dạy

Tin mới nhận

Ân Tình

Sách Phật Học (.Prc)

Rừng và Phật.

Hạnh phúc hão huyền: “tôi muốn thêm nhiều nữa”

Đức Phật A Di Đà Và Cõi Tịnh Độ Cực Lạc

Pháp Thoại và Pháp Đàm với Hòa Thượng Viên Minh tại Chùa Tường Vân – Lowell, Massachusetts (30/5/2019) và (31/5/2019)

Người xuất gia & vấn đề lễ lạy cha mẹ

Chia Sẻ Tâm Đắc Học Tập Đệ Tử Quy (Tập 5)

Những Tư Tưởng Để Suy Niệm Nhân Dịp Năm Mới – Đức Đạt Lai Lạt Ma

Hồi hướng công đức & tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên

Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014 (Tập 8)

Sinh Ký Tử Quy – Ajahn Chah (Lưu Ly Dịch)

Thông tư hướng dẫn về xuất gia, quản lý tự viện tại TP.HCM

Món quà Đạo Pháp

Thiết Lập Bản Đồ Tâm Thức

Thực phẩm cay có thể giúp bạn sống lâu hơn

Năm Tầng Pháp Như Lai (Phần 3)

Mọi Sự Vật Đều Thay Đổi

Bát Nhã Tâm Kinh phần 2

Kho tàng của Phật giáo

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 126)

Kinh Thủ Lăng Nghiêm (Quyển 3)

Đức Phật Phê Phán Nặng Nề Những Tu Sĩ Xa Hoa, Lợi Dưỡng

Tôi học Kinh Đại bát Niết bàn (1)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 332)

Kinh Udaya: Vượt Ra Ngoài Vòng Sinh Tử (song ngữ Việt Anh)

Tôi tin các vị Bồ-tát luôn hiện hữu

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 26)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 125)

Những Ngày Hạnh Phúc

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 57)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 47)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 46)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 145)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 253)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 50)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 35)

Bẩy Loại Vợ, Kinh Tăng Chi Bộ (song ngữ)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 144)

Kinh Bách Dụ: Móc mắt của vị tiên chứng ngũ thông

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 295)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 62)

Khai Thị Đại Chúng Của Đại Sư Hám Sơn

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 354)

Căn nguyên của tai nạn và bệnh tật (Tập 1)

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 33)

Tinh Hoa Của Đại Thừa Là Quan Điểm “Hồi Nhập Ta Bà”

Lời Khai Thị Pháp Môn Niệm Phật

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 192)

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 28)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 28)

Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014 (Tập 12)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 63)

Nhân Duyên Phát Khởi Niệm Phật

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 291)

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 12)

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 23)

Căn nguyên của tai nạn và bệnh tật (Tập 2)

Niệm Phật Chỉ Nam

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 7)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.