PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Vua Lưu Ly Và Dòng Họ Thích

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

VUA LƯU LY VÀ DÒNG HỌ THÍCH
 Toàn Không 
(Tăng Nhất A Hàm, quyển 2, Phẩm Đẳng Kiến, từ trang 301)

 

1) – NHÂN DUYÊN:

 Một thời, đức Phật ngự tại vườn Lộc Uyển
nước Ba La Nại, bấy giờ, đức Phật mới thành đạo chưa được bao lâu, khi đó Vua
Ba Tư Nặc
mới nối ngôi. Vua Ba Tư Nặc nghĩ rằng: “Nay ta mới nối ngôi, ta nên
cưới con gái dòng họ Thích, nếu được cho cưới, thật vừa lòng ta, nếu không bằng
lòng, ta sẽ áp lực bức bách.”

 Lúc ấy, Vua bảo một vị Quan đến thành Ca
Tỳ La Vệ
để làm sao cưới được con gái dòng họ Thích, khi ấy Quan Đại Thần vậng
lệnh Vua đến thành Ca Tỳ La Vệ gặp các người dòng họ Thích và nói:

–
Vua Ba Tư Nặc hỏi thăm sức khỏe quý vị, Vua muốn cưới con gái họ Thích, nếu
được chấp thuận gả cho thật là đại hạnh, nếu không gả, Vua sẽ phải dùng áp lực.

 Các vị dòng họ Thích nghe nói những lời ấy
hết sức sân hận bàn riêng với nhau: “Chúng ta là dòng dõi lớn, duyên cớ gì lại
cùng tên hèn mọn kết duyên”. Trong số đó, có người nói nên cho, có người nói
không nên cho, lại có người tên Ma Ha Nam nói:

– Chư vị chớ nên bực tức. Tại sao? Vua Ba Tư Nặc là người
bạo ác, nếu không gả con gái cho hắn, hắn sẽ đánh phá nước ta, để tôi sẽ đến
gặp hắn bàn về sự việc này, vì tôi đã có cách.

 Trong nhà Ma Ha Nam có một nô tỳ nữ sinh được một
đứa con gái diện mạo thanh tú đẹp đẽ nết na hiếm có trên đời. Ma Ha Nam
sai cho sửa soạn son phấn mặc đẹp cho cô gái trông càng hấp dẫn, Ông dẫn con
gái ấy theo đến gặp Vua Ba Tư Nặc và nói:

–
Đây là con gái tôi có thể cùng Vua kết duyên trăm năm.

 Vua Ba Tư Nặc được cô gái đẹp đẽ như thế
hết sức vui mừng, liền lập làm đệ nhất Phu nhân, chưa bao lâu sau cô mang thai,
trải qua hơn chín tháng sinh một con trai đẹp đẽ thế gian hiếm có. Khi đặt tên,
Vua mời thầy coi tướng đặt tên, thầy tướng nói: “Lúc cầu hôn họ Thích, người
bàn nên cho kẻ bàn không nên cho khiến đây đó lưu ly, nay nên đặt tên là Lưu
Ly
.

 Vua Ba Tư Nặc yêu thương Thái tử Lưu Ly vô
cùng
, khi mới 8 tuổi Vua bảo Thái tử:

–
Nay con đã lớn, nên đến Ca Tỳ La Vệ học bắn cung.

 Rồi Vua cấp cho Thái tử những người hầu,
cho cưỡi voi đến nhà Ông ngoại Ma Ha Nam dòng họ Thích nói rằng:

–
Phụ Vương con sai con đến đây học cách bắn cung, cúi xin Ông ngoại dạy bảo.

 Ma Ha Nam bảo:

–
Muốn học thuật bắn cung phải khéo tập tành.

 Rồi Ma Ha Nam tụ tập rất nhiều thiếu niên đến
khiến cùng Lưu Ly học tập bắn cung nỏ, bấy giờ dòng họ Thích mới xây dựng một
giảng đường lớn còn chưa xong hẳn, họ thiết trí bên trong giống như Thiên cung
cõi Trời để sẽ cúng dàng đức Phật và chúng Tỳ Kheo.

 Khi ấy, Lưu Ly cùng với một số trẻ vào
giảng đường lại leo lên tòa sư tử ngồi. Những người họ Thích thấy thế hết sức
tức giận, bèn chạy tới cầm cánh tay kéo xuống khỏi chỗ ngồi, rồi lôi ra ngoài
cửa, xúm nhau mắng nhiếc rằng: “Đây là con nô tỳ, không ai dám vào đây mà đứa
con nô tỳ này dám trèo lên tòa sư tử ngồi!”

 Rồi có người xô Lưu Ly ngã té lăn xuống
đất. Lưu Ly đứng dậy than thầm, rồi Lưu Ly thấy con Phạm chí là bạn chơi, người
hầu tên Hiếu Khổ đứng gần ngay đấy, liền đến sát bên bảo nhỏ Hiếu Khổ:

–
Họ Thích hạ nhục ta đến thế này!, sau này nếu ta nối ngôi Vua, nhớ nhắc ta
chuyện này.

 

LỜI BÀN:

 Phàm là con người, đa phần hay có tính
giận dữ khi thấy bất cứ việc gì xảy ra không vừa ý, liền sinh ra nói ác (ác
khẩu
) nói lời độc ác, làm cho người nghe đau đớn khổ sở tâm thần. Việc xô đẩy
làm cho Lưu Ly ngã xuống chỉ là phụ thôi, cũng như cho thêm dầu vào lửa khiến
lửa cháy bùng to lên, chính lời nói hạ nhục mới là lời dữ độc tệ hại nhất; nếu
khéo cư xử, trong trường hợp ấy, chỉ cần bảo nhỏ nhẹ là trẻ nhỏ nghe theo, nếu không
nghe theo mới phải bắt xuống khỏi tòa sư tử một cách nhẹ nhàng. Rồi yêu cầu tất
cả trẻ nhỏ đi ra ngoài chơi, nên đóng cửa lại hoặc có người trông chừng không
cho các em vào trong để phá; tuyệt đối không nên hạ nhục các em dưới bất cứ
hình thức nào, nhất là hành động nắm lôi kéo xô đẩy hay đánh các em lại càng
phải tránh, nếu cư xử được như vậy thì đâu có những hậu hoạn nữa? Âu là do
nghiệp báo xui khiến, nên những người họ Thích mới nói ra (miệng) và hành động
(thân) như thế để có duyên cớ cho Lưu Ly hành động sau này. Chúng ta theo dõi
tiếp câu chuyện dưới đây:

 

2) – HẬN THÙ XƯA:

 Từ đó, Hiếu Khổ thường không quên nhắc
Thái tử, đến khi Vua Ba Tư Nặc qua đời, Thái tử Lưu Ly được làm Vua, Hiếu Khổ
nhắc tâu:

–
Vua hãy nhớ khi xưa bị họ Thích làm nhục.

 Khi ấy Lưu Ly nổi cơn giận dữ, liền triệu
tập
Quần Thần rồi hỏi:

–
Nay chúa tể nhân dân là ai?

 Quần Thần đều thưa:

–
Ngày nay do Đại Vương thống lãnh.

 Vua Lưu Ly ra lệnh:

–
Vậy thì các ông hãy sửa soạn binh mã, quân xa, bốn bộ, ta muốn đi chinh phạt
dòng họ Thích.

 Sau khi quân mã các binh chủng sẵn sàng
đầy đủ, Vua Lưu Ly đẫn đoàn quân đông đảo hùng mạnh tiến đến nước Ca Tỳ La Vệ.
Bấy giờ, một số Tỳ Kheo nghe tin trên liền đến thưa với đức Phật, Ngài nghe
xong đi đến ngồi kết già dưới một gốc cây bên đường mà Vua Lưu Ly sẽ đem quân
đi ngang qua. Khi Vua Lưu Ly đến gần trông thấy đức Phật, liền xuống xe đi bộ
đến chỗ Ngài ngồi cúi lạy rồi thưa:

–
Có những cây lá tươi tốt xum xê, sao Ngài lại ngồi dưới cây khô này?

 Đức Phật đáp:

–
Bóng mát của thân tộc hơn hẳn người ngoài.

 Lưu Ly nghĩ:

–
Hôm nay Thế Tôn vì thân tộc, vậy hôm nay ta nên trở về, chẳng nên chinh phạt Ca
Tỳ La Vệ
nữa.

 Nghĩ rồi, Vua ra lệnh rút quân, Vua cúi
đầu chào Phật xong trở về, một thời gian sau, Hiếu Khổ lại tâu Vua:

–
Đại Vương hãy nhớ khi xưa bị dòng họ Thích làm nhục.

 Vua nghe lời này liền nổi giận, ra lệnh
bốn quân khởi binh đi chinh phạt nước Ca Tỳ La Vệ lần thứ hai, lần này cũng
vậy, sau khi các Tỳ Kheo báo cáo thưa trình sự việc, đức Phật cũng đến gốc cây
ngồi kiết già. Vua Lưu Ly trông thấy đức Phật cũng đến cúi đầu lễ Ngài và nói
tương tự như lần trước, Đức Phật cũng bảo: “Bóng mát của thân tộc hơn người
ngoài”, rồi Ngài nói kệ:

Bóng mát của thân tộc,

Từ họ Thích có Phật,

Đều là cành lá Ta,

Nên ngồi dưới cây này.

 Bấy giờ Lưu Ly nghĩ: “Thế Tôn xuất phát từ
dòng họ Thích, ta không nên trừng phạt mà hãy quay về”, nghĩ rồi, Vua liền ra
lệnh lui quân, và cúi đầu chào Phật trở về.

 Một thời gian sau, Phạm chí Hiếu Khổ lại
nhắc Vua về sự bị làm nhục thuở xưa ấy, nghe xong Vua lại triệu tập đại quân
bốn binh chủng tiến đến nước Ca Tỳ La Vê. Lúc ấy, Tôn giả Đại Mục Kiền Liên
nghe tin liền đến chỗ đức Phật cúi đầu lễ xong thưa:

–
Hôm nay, Vua Lưu Ly lại triệu tập bốn binh (Gồm: Quân cưỡi voi, quân cưỡi ngựa,
quân ngồi trong xe, và quân đi bộ), với áo giáp, cung tên gươm đao giáo mác
v.v… rất hùng dũng. Tuy nhiên, con có thể đủ sức khiến Vua Lưu Ly và bốn binh
kia không làm gì được bằng cách đưa tất cả dân thành Ca Tỳ La Vệ đến thế giới
khác.

 Đức Phật bảo:

–
Thầy có thể đem túc duyên của họ đưa sang thế giới khác được sao?

 Suy nghĩ vài giây, Tôn giả thưa:

–
Thật không thể đem túc duyên của họ mà đặt vào thế giới khác, nhưng con có thể
đem cả thành Ca Tỳ La Vệ để lên hư không.

 Đức Phật bảo:

–
Thầy hãy về chỗ ngồi đi, Thầy có thể đem túc duyên của họ Thích đặt lên hư
không
sao?

 Suy nghĩ vài giây, Tôn giả lại thưa:

–
Thưa không thể làm được, vậy xin phép Thế Tôn cho phép con biến hóa ra lồng sắt
lớn chụp lên thành Ca Tỳ La Vệ để bảo toàn sinh mạng của dòng họ Thích, được
không?

 Đức Phật lại bảo:

–
Thế nào Mục Kiền Liên, có thể lấy lồng sắt chụp lên túc duyên chăng?

 Tôn giả Đại Mục Kiền Liên suy nghĩ rồi
thưa:

–
Quả là không thể, thưa Thế Tôn.

 Đức Phật nói:

–
Thầy hãy về chỗ ngồi đi, hôm nay túc duyên đã chín, sẽ phải thọ báo.

 Rồi đức Phật nói kệ:

Muốn hư không làm đất,

Lại khiến đất thành không,

Chỗ duyên xưa trói buộc,

Duyên này không hư hoại.

 

LỜI BÀN:

 Vua Lưu Ly có người bầy tôi trung thành
không quên nhắc Vua về nhục xưa, nên Vua Lưu Ly đã hai lần tiến quân rồi lại
quay về vì hai lần đều gặp Phật. Vua Lưu Ly vì sự tôn kính của Vua cha là Vua
Ba Tư Nặc
đối với đức Phật, nên ông phải kính nể theo mà rút quân.

 Một điểm đáng để ý là Vua Ba Tư Nặc là
Phật tử thuần thành, nhưng ông lại có người con không biết gì về Phật pháp, nên
đã để sự thù hằn riêng tư của mình dẫn dắt, nếu là người học Phật thuần thành
đã không hành động trả thù, để rồi tạo ác.

 Khi Vua Lưu Ly đem quân đi lần thứ ba, Tôn
giả
Đại Mục Kiền Liên đề nghị với đức Phật cho Tôn giả được phép dùng thần
thông
để mang dòng họ Thích đến thế giới khác, hoặc giấu họ Thích trên không,
hoặc biến hóa ra lồng sắt lớn chụp khắp thành Ca Tỳ La Vệ để bảo toàn sinh mạng
dòng họ Thích; Đức Phật đã bác bỏ tất cả, vì không thể dùng thần thông để đối
phó
với nghiệp báo nhân quả được.

 Đức Phật hỏi Tôn giả: “Có thể lấy lồng sắt
chụp lên túc duyên sao?”

Túc duyên là gì? Là duyên đã đầy đủ rồi, tức là cái nghiệp xưa đã tạo
ra, nay đã chín mùi rồi nên phải nhận; cũng như gây duyên trồng cây, cây sẽ dần
dần
lớn lên, rồi sinh hoa kết quả, quả lớn dần lên, tới thời quả chín, tự nhiên
nó phải rụng, không thể làm cách nào cho quả không rụng được, tạo nghiệp ác
cũng giống như vậy. Chúng ta theo dõi đoạn Kinh kế tiếp:

 

3) – CHIẾN TRANH:

 Lúc ấy các người họ Thích nghe tin Vua Lưu
Ly
đem quân đến đánh, họ huy động tụ tập bốn bộ quân trong một do tuần (Khoảng
từ 15 đến 20 cây số = 10 dặm Anh) để cự địch. Khi họ trông thấy rồi, từ xa bắn
qua chỗ Vua Lưu Ly, nhưng họ lại bắn vào mũ và tóc, không làm tổn thương đầu,
hoặc bắn vào áo giáp không làm tổn thương thân. Hoặc bắn vào cung cho gẫy không
hại đến người, hoặc bắn vào xe, vào cờ quạt, không hại mạng quân địch v.v…

 Vua Lưu Ly thấy thế sợ hãi và bảo quân
thần:

–
Phải cho họ chết hết mới nên trở về Xá Vê.

 Lúc ấy Phạm chí Hiếu Khổ tâu Vua:

–
Đại Vương đừng sợ! vì sao? Vì: những người họ Thích đều trì giới của Phật, côn
trùng họ còn không muốn hại huống chi lại là người, Đại Vương không cần phải
sợ, nay ta cứ tiến quân lên, ắt có thể phá được họ.

 Do đó Vua Lưu Ly mạnh dạn hơn, tiến dần
lên, họ Thích phải rút về thành. Lúc ấy ở ngoài thành, Vua Lưu Ly cho quân sĩ
truyền nói vọng vào bảo rằng:

–
Mau mở cửa thành, nếu không sẽ giết chết cả thành.

 Bấy giờ, trong thành Ca Tỳ La Vệ có một
thanh thiếu niên tuổi mới 15, 16 tên Xà Ma thấy hai bên đánh nhau, liền mặc áo
giáp, cầm gậy, một mình ra khỏi thành đánh nhau với quân của Lưu Ly. Thanh
thiếu niên ấy có sức khỏe và võ nghệ, nên giết nhiều binh lính của Lưu Ly, làm
cho quân bộ của Lưu Ly chạy tán loạn, lúc ấy Lưu Ly sợ hãi phải chạy tránh vào
một hố đất, rồi hỏi quần thần:

–
Trông giống như một đứa bé mà sao nó đi tới đâu quân ta rạt ra tới đấy, đó là
Trời hay Quỷ Thần mà ghê gớm thế?

 Những người họ Thích ở trong thành trông
thấy binh lính của Lưu Ly bị giết, bị bại, chạy rạt ra như thế, họ hỏi ra được
biết thanh thiếu niên đó là người từ trong thành ra đánh giết, nên họ Thích
liền cho người gọi vào thành mà bảo:

–
Ngươi còn nhỏ cớ sao làm nhục dòng họ Thích chúng ta, há Ngươi chẳng biết họ
Thích
tu hành pháp lành sao? Chúng ta có thể phá tan quân địch kia, chúng ta có
thể một người giết nhiều quân địch, nhưng như thế sẽ giết hại chúng sanh vô số
kể. Đức Thế Tôn đã nói: “Phàm giết người khi chết sẽ vào địa ngục”, nếu Ngươi
hiểu, Ngươi hãy rời khỏi đây ngay đi, không được hại người nữa; bấy giờ Xà Na
liền đi ra khỏi thành đến nước khác.

 Vua Lưu Ly thấy đứa bé vào trong thành rồi
không thấy ra đánh nữa nên mừng trong bụng. Sau một thời gian, Vua lại cho lệnh
quân binh nói lớn yêu cầu trong thành mở cửa, không được chần chờ chậm trễ nữa,
khi ấy, các người họ Thích bàn nhau nên mở cửa hay không nên nở cửa, làm sao
cho phải, họ chưa quyết định được. Bấy giờ, tệ Thiên Ma Ba Tuần biết được sự
tình
, liền biến nhập vào một người dòng họ Thích, bảo mọi người:

–
Các Ông nên cho mở cửa thành, chứ chịu vây khốn mãi sao?

 Họ Thích liền cho mở cửa thành, khi ấy,
Vua Lưu Ly bảo quần thần:

–
Nhân dân họ Thích rầt nhiều, chẳng phải đao kiếm có thể hại hết được, nên đem
chôn chân xuống đất, rồi cho voi dữ đạp chết.

 Bấy giờ quần thần vâng lệnh Vua, liền ra
lệnh cho quân binh thi hành và cho voi giầy đạp chết những người họ Thích, Lưu
Ly
còn ra lệnh:

–
Các Ông mau chọn 500 con gái sinh đẹp cho ta.

 Quần thần vâng lệnh Vua, liền tìm bắt 500
thanh thiếu nữ đẹp đem nhốt vào một chỗ cho Vua, khi ấy Thích Ma Ha Nam
đến chỗ Lưu Ly bảo:

–
Hãy theo ý nguyện của tôi.

 Vua Lưu Ly nói:

–
Ông muốn nguyện những gì?

 Ma Ha Nam bảo:

–
Nay tôi lặn xuống đáy hồ nước, tùy lúc lặn mau hay chậm, Vua để các người họThích được quyền chạy trốn, nếu tôi nhô lên ra khỏi nước thì tùy ý giết họ.

 Vua Lưu Ly nói:

–
Việc này rất hay.

 Thích Ma Ha Nam già cả liền đi xuống lặn dưới
nước
, Vua ra lệnh cho quân lính tạm ngưng giết trong chốc lát; khi ấy, các
người họ Thích trong thành chạy trốn, nhưng người ở cửa Đông chạy qua cửa Tây,
người ở cửa Tây chạy qua cửa Đông, người ở cửa Nam chạy qua cửa Bắc, người ở
cửa Bắc chạy qua cửa Nam. Vua Lưu Ly chờ lâu quá không thấy ông Ngoại Ma Ha Nam
trồi lên, nên bảo quần thần:

 Tổ phụ Ma Ha Nam cớ sao lặn xuống nước lâu rồi
không thấy lên, tại sao?, quần Thần cho người lặn xuống tìm kiếm, mò mãi mới
đem được xác Ma Ha Nam
đã chết lên, thì ra Ma Ha Nam đã lấy tóc cuốn cột vào rễ gốc cây ở dưới nước mà
chết!, Lưu Ly mới hối hận nói:

–
Ông của ta chết vì yêu thân tộc, ta chẳng biết nên để Ông chết, nếu biết thế
này, ta chẳng chinh phạt họ Thích.

 Lúc ấy, Vua Lưu Ly đã giết chín nghìn chín
trăm chín mươi nghìn người (9,990,000, tức 9 triệu 990 ngàn người), máu chảy
lênh láng khắp quanh thành Ca Tỳ La Vệ, rồi Vua Lưu Ly đến vườn Ni Câu Lưu chỗ giữ các thiếu nữ dòng họ Thích, đến rồi
bảo các cô gái:

–
Các cô cẩn thận, chớ sầu lo, ta là chồng các cô, các cô sẽ là vợ ta, phải nên
tiếp đãi nhau.

 Nói xong, Lưu Ly liền vươn tay nắm một
cô, ý đùa cợt. Cô gái ấy hỏi:

–
Đại Vương muốn làm gì?

 Lưu Ly nói:

–
Muốn cùng cô vui vầy.

 Cô gái nói:

–
Cớ sao phải cùng con của đầy tớ chung vui?

 Lưu Ly liền tức giận ra lệnh:

–
Mau đem người này chặt chân tay rồi đẩy xuống hầm sâu.

 Năm trăm cô gái thấy thế liền đồng thanh
mắng nhiếc Lưu Ly:

–
Ai mà đem thân này cùng con của đầy tớ thông giao?

 Lưu Ly giận dữ ra lệnh chặt hết tay chân
500 cô gái ấy, rồi xô xuống hầm sâu hết thảy!

 

LỜI BÀN:

 Dòng họ Thích đã không biết dã tâm của Vua
Lưu Ly là đánh để trà thù tiêu diệt, chứ chẳng phải để chiếm đất nước cai trị
(Do đó nước Ca Tỳ La Vệ đã bị xóa tên vì chết hầu hết). Nếu họ Thích biết rằng
sau khi Lưu Ly đánh thắng sẽ giết hết mọi người như thế thì chắc chắn họ đã
không mở cửa thành, mà phải hô hào mọi người chống trả tới cùng, dù có phải
giết địch để bảo vệ mạng sống của nhân dân họ. Nếu họ biết dã tâm của Lưu Ly
độc ác như thế, thì họ đã không ngăn cản thiếu niên yêu nước thương nòi một
mình
xông pha nơi trận địa, đã không khích lệ khen thưởng, còn bị mạt sát đuổi
đi! Âu là nhân duyên diệt vong cho dòng họ Thích đã tới như lời đức Phật đã
nói, nên xui khiến như vậy!

 Cũng là tới “số”, nên Thiên Ma mới xen
vào
, mà Ma thì luôn luôn thấy chỗ nào làm cho chết chóc là có mặt, nên Ma mới
nhập vào người của họ Thích để nói lời Ma muốn; cũng vì không biết lòng ác độc
của Lưu Ly, nên những người họ Thích đã cho mở cửa thành để lãnh thảm họa của
hận với thù.

 Một điều cần để ý nữa là Thích Ma Ha Nam
dùng kế chịu chết để cứu những người dòng họ Thích chạy thoát, nhưng những
người này lại chạy từ cửa thành này qua cửa thành khác, chứ không chạy đi, nên
tất cả đều bị giết. Tại sao họ không thể chạy trốn khỏi?, đây là Thiên Ma làm,
Ma dẫn đường vào chỗ chết. Đây cũng là nghiệp tận số cùng đã đến, cái mà đức
Phật
gọi là “Túc duyên”, túc duyên dẫn dắt họ chạy lòng vòng vào chỗ chết. Thê
thảm
thay! thương thay!

 Vụ hành xác chặt chân tay 500 cô gái
nguyên do từ đâu? Việc chinh phạt là do sự xỉ nhục trước kia, nay các cô gái
nhắc lại sự xỉ nhục ấy, nên đã làm cho Lưu Ly càng thêm giận dữ hơn lên gấp
bội. Sự xỉ nhục ấy cũng là do Lưu Ly đánh phá giết hại nhân dân Ca Tỳ La Vệ mà
các cô vừa chứng kiến; sự xỉ nhục ấy cũng là ác khẩu và thêm nghiệp nhân cho
túc duyên xưa mau thành khổ quả mà các cô phải nhận.

 Vụ thảm sát do Vua Lưu Ly gây ra thời ấy
đã làm chấn động thế giới Ấn Độ thời đó vì đã giết quá nhiều người trong chỉ
vài ngày. Máu chảy thành sông hồ, thây chất thành núi! Thế giới đã xảy ra những
vụ thảm sát bạo tàn bao nhiêu lần trước, và bao nhiêu lần sau đó?

 Nếu thế giới này, tất cả mọi người đều
được học và thực hành giáo lý của đức Phật, sự hận thù sẽ giảm đi rất nhiều, và
như vậy mới mong thế giới hòa bình được, những gì sẽ xảy ra sau chiến tranh,
chúng ta tiếp tục theo dõi đoạn Kinh kế tiếp dưới đây:

 

4) – SAU CHIẾN TRẬN:

 Khi Vua Lưu Ly đã tàn hại hết nước Ca Tỳ
La Vệ
, rồi trở về thành Xá Vệ. Lúc ấy Thái tử Kỳ Đà ở trong cung cùng các mỹ nữ
vui chơi. Đi xa xa, Vua nghe tiếng đàn ca liền hỏi tùy tùng về tiếng đàn ca ấy,
nên được biết là Thái tử đang vui chơi; Vua cho voi rẽ vào nơi cung ấy, người
giữ cửa tâu Vua khoan vào vì Thái tử đang vui vầy, Vua liền giết người ấy; khi
nghe tiếng ồn ào bên ngoài, nên Thái tử vội ra thấy Vua cha, chào hỏi và mời
vào cung nghỉ.

 Vua Lưu Ly hỏi:

–
Con có biết là ta cùng họ Thích đánh nhau không? Tại sao con mải vui chơi không
chịu giúp ta?

 Thái tử Kỳ Đà đáp:

–
Con có nghe, nhưng con chẳng kham giết hại chúng sanh, nên không thể giúp được.

 Lúc ấy Lưu Ly tức giận rút gươm chém chết
Vương tử Kỳ Đà!

 Đức Phật dùng Thiên nhãn thấy Kỳ Đà đã
chết sinh lên cõi Trời Đạo Lợi, rồi Ngài nói kệ:

Hưởng phúc trong Trời Người,

Đức Vương tử Kỳ Đà,

Làm lành sau hưởng báo,

Đều do nhân hiện tại.

Trước khổ sau cũng khổ,

Lưu Ly hai chỗ lo,

Làm ác sau thọ dữ,

Đều do nhân hiện tại.

 

 Bấy giờ 500 cô gái họ Thích ở trong hầm
sâu đau đớn kêu tên hiệu Như Lai và nói rằng:

–
Như Lai ra đời từ nơi này xuất gia thành Phật, thế mà Ngài chẳng nhớ đến chúng
con đang gặp khổ nạn nơi đây, chịu đau đớn thế này sao?

 Lúc ấy, đức Phật dùng Thiên nhĩ nghe các
cô gái họ Thích than thở kêu oán, Ngài liền bảo các Tỳ Kheo:

–
Tất cả các Thầy hãy theo Ta đến xem thành Ca Tỳ La Vệ cùng các người họ Thích
bị giết.

 Rồi đức Phật cùng các Tỳ Kheo đi đến thành
Ca Tỳ La Vệ
, các cô gái thấy đức Phật và các Tỳ Kheo từ xa đến đều sinh hổ
thẹn
, khi ấy có Vua Trời Đế Thích tay cầm phất trần đi phía bên phải, Tỳ Sa Môn
Thiên Vương
đi phía bên trái cầm lọng báu che cho Phật. Đức Phật thấy thế liền
quay qua bảo Vua Đế Thích:

–
Những cô gái kia đều hổ thẹn.

 Đế Thích đáp:

–
Đúng thế, thưa Thế Tôn.

 Đế Thích liên lấy áo trời che lên thân thể
các cô gái, lúc ấy, đức Phật bảo Tỳ Sa Môn Thiên Vương:

–
Các cô gái này đói khát, Ông nên làm cách nào ban bố cho họ.

–
Xin vâng, Thế Tôn.

 Tỳ Sa Môn Thiên Vương liền sai các Quỷ
Thần
bày biện mang các thức ăn tự nhiên của Trời cho các cô gái đều được no đủ.
Rồi đức Phật thuyết pháp cho 500 cô gái nghe:

–
Tất cả rồi sẽ ly tán, hội ngộ rồi sẽ biệt ly, nên biết năm ấm của con người đều
chịu sự khổ đau phiền não. Phàm thọ thân phải có nghiệp báo, phải có hành báo,
nên có thụ thai, đã thọ thai rồi sẽ chịu quả báo khổ vui bệnh già chết. Nếu
không
có 5 ấm sẽ không thọ thân nữa, nếu không thọ thân nữa thì không sinh
không bệnh, không già, không chết, nên không có hội họp biệt ly, không có khổ
não
.

 Rồi Ngài nói về khổ, nguyên nhân gây ra
khổ, cách diệt khổ, và con đường đạo; khổ là do ái dục tham lam, sân hận ngu si
gây ra, nên cần phải dứt bỏ.

 Các cô gái đều được tâm ý khai mở, dứt hết
ô uế của cuộc đời, được tâm thanh tịnh, mỗi cô ở chỗ của mình mà qua đời, đều
được sinh lên Trời, lúc ấy đức Phật nói kệ:

Tất cả hành vô thường,

Có sinh ắt có chết,

Chẳng sinh thì chẳng diệt,

Diệt này là vui nhất.

 Lúc ấy, đức Phật bảo các Tỳ Kheo:

–
Ngày xưa Ta ở vườn Ni Câu Lưu này thuyết pháp cho các Tỳ Kheo, nhân dân sung
túc
, mấy vạn chúng ở đây đắc đạo, được pháp nhãn thanh tịnh, nay ở đây trống
rỗng chẳng còn nhân dân, từ nay Như Lai sẽ không trở lại nơi đây nữa.

 Đức Phật nói rồi bèn rời nơi ấy, các Tỳ
Kheo
đi theo về vườn Cấp Cô Độc rừng Kỳ Đà.

 

LỜI BÀN:

 Đọc đến đây, chúng ta thấy Vua Ba Tư Nặc
là Phật tử thuần thành, tới con là Vua Lưu Ly lại là người không hiểu Phật pháp,
nên đã hành động theo bản tính thường tình, đó là bị sự giận dữ thù hằn sai
khiến
nên đã làm một việc đại ác giết người không thương tiếc như thế!

 Tới cháu đích tôn của Vua Ba Tư Nặc là
Thái tử Kỳ Đà lại là Phật tử thuần thành, hiểu rõ Phật pháp, nên đã nói với Vua
Lưu Ly rằng: “Con chẳng kham giết hại chúng sinh, nên không thể giúp được”. Tức
là chẳng nỡ, chẳng đành lòng giết hại chúng sanh, nên không thể đi giết người
để giúp Vua cha; vì vậy, Lưu Ly đã nổi điên lên liền rút gươm giết luôn con mình
không cần suy nghĩ!

 Mặt khác, 500 cô gái họ Thích đã bị chặt
chân tay rồi bỏ trong hầm sâu rất đau đớn, nhưng chưa chết được. Một điểm cần
nêu ra ở đây là việc làm vô cùng ác độc của Lưu Ly và quân lính, đã chặt tay
chân còn lột hết quần áo khiến các cô gái đều lõa thể trần truồng. Đây là thú
tính của con người tàn ác dã man nên mới làm như thế!

 Khi các thanh thiếu nữ ấy thân bị vứt nằm
ngổn ngang trong hầm đau đớn kêu than cầu Phật nhớ đến họ, Ngài và các đệ tử đã
đến để an ủi và độ cho các cô gái còn đang như những đóa hoa rực rỡ muôn màu
trong xuân tươi mát bị chà đạp rập vùi bởi những bàn tay hung tàn độc ác trên
cõi đời tục lụy trần gian!

 Đức Phật đã bảo các Vua Trời che thân thể
và săn sóc các cô gái vào lúc cuối đời của họ, Ngài còn thuyết pháp cho họ
nghe, Ngài dạy: “Năm ấm của con người đều chịu sự khổ đau phiền não.”

Năm ấm là gì? Năm ấm cũng gọi là năm uẩn, gồm có: Sắc, thụ, tưởng,
hành, và thức. Năm thứ ấm này hợp lại thành con người, được chia ra như sau:

THÂN: Cũng gọi là Sắc là xác thân gồm bốn thứ: đất, nước, gió, lửa hợp thành
thân
thể các bộ phận tay chân con người.

Đất: là chất cứng như xương, móng, tóc, gân thịt.

Nước: là chất lỏng như máu, chất nhờn, nước bọt, nước tiểu.

Gió: là không khí như hơi thở, ợ, ngáp v.v…

Lửa: là hơi nóng trong cơ thể con người.

TÂM: Về tinh thần, gồm bốn thứ là thụ, tưởng, hành, thức.

Thụ là thọ là cảm giác vui buồn khi 6 căn là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý
tiếp xúc với 6 trần là hình sắc, âm thanh, mùi, vị, xúc chạm, pháp (vạn vật).

Tưởng là tưởng tượng tưởng nhớ, là tri giác, là hình dung ngoại
cảnh
.

Hành là những hoạt động
có tác ý, có ý muốn, do suy nghĩ sinh, do ý muốn mà có hành.

Thức do sự nhận biết phân biệt khi 6 căn tiếp xúc với 6 trần mà có.

Tại sao năm ấm của con người đều chịu sự
khổ đau phiền não? Vì:

Về thân: Bốn thứ đất nước gió lửa trong cơ thể nếu không điều
hòa sẽ làm con người đau ốm. Ví dụ: Thiếu chất đất cứng sẽ bị bệnh loãng xương
gẫy xương, người lớn tuổi thường hay bị bệnh loãng xương, thiếu chất lửa, chúng
ta
bị lạnh, nhiều chất nóng quá bị nhức đầu bị sốt, thiếu chất nước (chất nhờn)
khó cử động tay chân v.v…

Về Tâm: Tất cả thụ, tưởng, hành, thức phát khởi tức là các sự
nhớ tưởng, suy nghĩ, phân biệt đều đưa đến khổ đau phiền não cả. Như khi mắt thấy hình sắc sẽ khởi yêu ghét,
yêu thích cái sinh đẹp tìm cách đạt cho được, đó là tham đắm, nên tạo khổ, ghét
cái xấu thì chê bai, tìm cách gạt bỏ, nên cũng tạo khổ.

 Tai nghe lời nói ưa hay ghét, mũi ngửi
mùi, lưỡi nếm vị, thân xúc chạm, ý nghĩ muôn việc cũng như thế, đều tạo khổ đau
phiền não, nên đức Phật nói: “Năm ấm của con người đều chịu sự khổ đau phiền
não” là vậy. Chúng ta theo dõi đoạn Kinh chót để biết nghiệp báo nhãn tiền.

 

5) – QUẢ BÁO NHÃN TIỀN:

 Khi về vườn Cấp Cô Độc, rồi đức Phật bảo
các Tỳ Kheo:

– Vua Lưu Ly và quân lính cùng tùy tùng
của ông ta chẳng còn ở đời bao lâu nữa, sau bảy ngày sẽ bị tiêu diệt!

 Bấy giờ Vua Lưu Ly nghe tin đức Phật thụ
ký rằng “Vua Lưu Ly cùng quân lính tùy tùng sẽ chết trong vòng bảy ngày” thì lo
sợ bảo quần thần:

–
Nay Như Lai huyền ký ta chẳng còn ở đời lâu, sau bảy ngày sẽ cùng quân lính
chết hết. Các Ông coi xét cho kỹ xem có giặc, lửa, nước, tai biến xâm phạm đất
nước chăng, vì sao? Vì Chư Phật không có hai lời, không hư dối; các Ông phải
cho canh phòng ngày đêm thật nghiêm ngặt, chuẩn bị mọi thứ, sẵn sàng đề phòng
mọi bất chắc có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

 Phạm chí Hiếu Khổ tâu:

–
Đại Vương không cần sợ hãi, bên ngoài không có giặc cướp đáng sơ, cũng không có
lửa nước tai biến nào cả, Đại Vương nên vui chơi.

 Lưu
Ly
sai đếm từng ngày, đến đầu ngày thứ bảy, Vua vui mừng không thể kìm giữ, đem
các quân binh cùng quần thần và mỹ nữ đến bờ sông A Chi La vui chơi, rồi nghỉ
đêm tại đó.

 Nửa đêm, bất ngờ có mây đen kéo đến, rồi
mưa to gió lớn rất mau, Vua Lưu Ly cùng bốn bộ quân binh và quần thần đều bị
nước cuốn đi hết, tất cả đều bị tiêu diệt sạch. Chết rồi, tất cả cùng vào địa
ngục!

 Lại có sấm sét gây lửa Trời khiến cung
thành của Lưu Ly cháy thiêu rụi thành than!

 Đức Phật dùng Thiên nhãn xem thấy Vua Lưu
Ly
và bộ hạ bị mưa gió bão tố lôi cuốn chết hết, rồi bị đọa vào địa ngục A Tỳ.
Lúc ấy, Ngài nói kệ:

Tạo ác thật quá mức,

Đều do thân miệng làm,

Thân này chịu khổ não,

Thọ mạng cũng ngắn ngủi.

Nếu ở lại trong thành,

Cũng bị ngọn lửa thiêu,

Khi túc mạng đã hết,

Ắt sinh trong địa ngục.

 Bấy giờ các Tỳ Kheo thưa với đức Phật:

–
Nay Vua Lưu Ly đã chết rồi, ông ta sinh về đâu?

 Đức Phật bảo:

–
Vua Lưu Ly sinh vào địa ngục A Tỳ.

 Có Tỳ Kheo thắc mắc hỏi Phật:

–
Những người họ Thích xưa kia tạo nhân gì mà nay bị Vua Lưu Ly hại nhiều như
thế?

 Đức Phật nói:

–
Ngày xưa về lâu xa, trong thành La Duyệt này có một làng to lớn chuyên môn đánh
cá, khi ấy đời sống hết sức nghèo đói, người phải ăn cả rễ cây, tại làng ấy có
một cái ao đầm lớn có rất nhiều cá, nhân dân trong làng đều bắt cá ăn; dưới
nước
có hai loại cá, một loại tên Câu Tỏa, một loại tên Lưỡng Thiệt (hai lưỡi).

 Hai cá đầu đàn của hai loại cá ấy nói với
nhau
: “Chúng ta không có lỗi lầm gì với những người trong làng này, họ bắt ăn
bà con chúng ta hết lớp nọ đến lớp kia, nếu chúng ta có phúc đức, sau này sẽ
dùng vào việc báo oán”. Chẳng bao lâu sau, hai cá lớn đầu đàn ấy cũng bị bắt,
lại có một đứa bé mới 8 tuổi không hại mạng cá, cũng không bắt cá, nhưng lúc
hai cá đầu đàn kia bị bắt, đứa bé trông thấy vui mừng.

 Các Thầy nên biết, các Thầy chớ cho rằng
nhân dân thành La Duyệt lúc đó là những người nào, nay họ chính là những người
họ Thích vậy, con cá đầu đàn Câu Tỏa bây giờ là Vua Lưu Ly, con cá Lưỡng Thiệt
nay là Phạm chí Hiếu khổ. Đứa bé thấy hai cá đầu đàn (hai cá to lớn) kia bị bắt
vui cười lúc đó, nay chính là Ta. Các người ở thành La Duyệt hồi đó ăn cá, nay
chịu sự trả thù này, còn Ta vui cười nay bị nhức đầu. Vì Như Lai không thụ thân
sau nên qua hết các nguy nan, các Thầy nên giữ gìn hành động từ thân miệng ý.
Các Thầy nên học điều này.

 

LỜI BÀN:

 Việc xảy ra cho Vua Lưu Ly thật là kỳ lạ
ngoài sự dự đoán của mọi người, lúc mới nghe tin đức Phật thụ ký như thế, Vua
Lưu Ly đã thấy sợ, nhưng có đại thần Hiếu Khổ tâu mọi việc giặc cướp nước lửa
đều không có gì đáng quan tâm vì đã đề phòng cẩn thận. Lại nữa, đến ngày thứ
bảy mà vẫn thấy êm thấm, Vua Lưu Ly đã tưởng là thoát, không có gì xảy ra, nên
mừng rỡ không thể kìm giữ, liền ra lệnh tất cả ra bờ sông ăn mừng. Đâu có ngờ rằng
đó là buổi ăn chơi cuối cùng chào biệt cõi đời của kẻ kiêu ngạo ác độc cùng cực
trên thế gian!

 Trận giông tố bão bùng sấm sét mưa tuôn ấy
chỉ trong ít giờ sau đã quyét sạch sự kiêu căng cao ngạo của con người bạo tàn
tiêu diệt gần 10 triệu sinh linh! nước mưa trong vũ bão đã cuốn đi rửa sạch máu
và chôn vùi thi thể oan khiên của nhân dân cả nước Ca Tỳ La Vệ sau cuộc thảm
sát chỉ trước đó mới 10 ngày. Đây là một thảm kịch của con người do lòng thù
hận, tính bạo tàn gây ra. Từ ngày ấy đến nay đã trên 2550 năm, nhưng như lịch
sử
chứng tỏ con người vẫn tiếp tục giữ lòng hận thù, giữ tính bạo tàn, nên đã
có biết bao nhiêu sự thảm sát tiếp tục xảy ra trên thế giới này!

 Đoạn cuối bài Kinh, đức Phật kể tiền
duyên
, nghiệp xưa gây nên quả báo, chúng ta thấy nghiệp báo nhân quả rõ ràng là
một định luật thiên nhiên, có nhân là có quả, quả đi theo nhân như bóng với
hình, không đi đâu tránh khỏi được; chỉ có tu hành mới có thể chuyển nghiệp
được phần nào, cho tới khi tu đạt đạo ra khỏi luân hồi sinh tử mới ra khỏi khổ
não
, và ra khỏi nghiệp báo được mà thôi.

 

Toàn Không

 

Tin bài có liên quan

何期自性能生萬法。 “Hà Kỳ Tự Tánh Năng Sanh Vạn Pháp?” “Ngờ Đâu Tự Tánh Sanh Ra Muôn Pháp.”

何期自性能生萬法。 “Hà Kỳ Tự Tánh Năng Sanh Vạn Pháp?” “Ngờ Đâu Tự Tánh Sanh Ra Muôn Pháp.”

Ý Tưởng Của Phật Giáo Cho Tiến Trình Xây Dựng Hòa Bình Thế Giới Hiện Nay

Ý tưởng của Phật giáo cho tiến trình xây dựng hòa bình thế giới hiện nay

Ý Thức – Vô Thức

Ý Thức – Vô Thức

Ý Niệm Tung Hoành Trong Mê Lộ Của Tâm

Ý Niệm Niết Bàn Trong Đạo Phật

Ý Nghĩa Trọng Đại Của Thủ Bản Kinh Phật Viết Trên Vỏ Cây Bô-La Ở Gandhara

Ý Nghĩa Trọng Đại Của Thủ Bản Kinh Phật Viết Trên Vỏ Cây Bô-la Ở Gandhara

Ý Nghĩa Triết Lý Và Hành Trì Của Khái Niệm Niết Bàn Nhìn Từ Quan Niệm Ái Diệt Là Niết Bàn

Ý Nghĩa Triết Lý Và Hành Trì Của Khái Niệm Niết Bàn Nhìn Từ Quan Niệm Ái Diệt Là Niết Bàn

Ý Nghĩa Tích Cực Trong Tư Tưởng Trung Đạo Của Phật Giáo Qua Kinh A-Hàm

Ý Nghĩa Tích Cực Trong Tư Tưởng Trung Đạo Của Phật Giáo Qua Kinh A-hàm

Ý Nghĩa Sự Sống Chương 5

Ý Nghĩa Sự Sống Chương 5

Ý Nghĩa Sự Sống Chương 4

Ý Nghĩa Sự Sống Chương 4

Load More

Discussion about this post

Con Đường Dẫn Đến Hòa Bình Thế Giới

Con Đường Dẫn Đến Hòa Bình Thế Giới

THAM LUẬN VESAK 2014:CON ĐƯỜNG DẪN ĐẾN HOÀ BÌNH THẾ GIỚI QUA SỰ KẾT HỢP HAI QUAN ĐIỂM CỦA IMMANUEL...

Tàm Qúy

Tàm qúy

TÀM QÚY QuảngTánh   Chúng ta đang sống trong cõi dục, sinh ra từ tham ái nên mọi người, mọi...

Phật Tử Francois Bán Nhà, Vai Đeo Ba Lô, Quyết Tâm Theo Phật

Phật tử francois bán nhà, vai đeo ba lô, quyết tâm theo Phật

PHẬT TỬ FRANCOIS BÁN NHÀ, VAI ĐEO BA LÔ, QUYẾT TÂM THEO PHẬT Ký sự đường xa của Thiện Đức Nguyễn...

Chuyển Họa Thành Phúc

Chuyển Họa Thành Phúc

MỤC LỤC CHƯƠNG 1: MỤC ĐÍCH CỦA ĐỜI SỐNGThân Người Quý BáuChuyển Tâm Phương Pháp Đại ThừaCHƯƠNG 2: TẬP NHÌN MỌI...

Từ Bi Là Cội Nguồn Của Hạnh Phúc

TỪ BI LÀ CỘI NGUỒN CỦA HẠNH PHÚC Đức Đạt Lai Lạt MaNottingham, Anh quốc, 24 tháng Năm, 2008Alexander Berzin...

Giữ Giới Và Quả Phước

Giữ Giới và Quả Phước

GIỮ GIỚI (SILA) VÀ QUẢ PHƯỚC Tỳ Khưu Ni Pháp Hỷ Dhammananda   Có hai loại giới là giới tự nhiên...

Những Cánh Hoa Trên Đường

Những Cánh Hoa Trên Đường

Thích Thái HòaNHỮNG CÁNH HOA TRÊN ĐƯỜNGNhà Xuất Bản Hồng ĐứcNhững Cánh Hoa Trên Đường   MỤC LỤC Thăm mấy...

Những Ngày Hạnh Phúc

Những Ngày Hạnh Phúc, Kinh Tăng Chi BộChuyển ngữ: Nguyễn Văn Tiến Nầy các Tỳ Kheo, bất cứ ai có...

Đức Phật Thuyết Giảng Về Sự Đau Đớn

Đức Phật Thuyết Giảng Về Sự Đau Đớn

 ĐỨC PHẬT THUYẾT GIẢNG VỀ SỰ ĐAU ĐỚN Sallatha Sutta (Bài Kinh về Mũi Tên)Hoang Phong chuyển ngữ   Lời giới...

Kinh Chú Tâm Vào Hơi Thở

Kinh Chú Tâm Vào Hơi Thở

KINH CHÚ TÂM VÀO HƠI THỞ HOANG PHONG DỊCH VIỆT Nhà xuất bản Ananda Viet Foundation 2018 MỤC LỤCLời Giới...

Tôi Học Phật (Phiên Bản 2)

Tôi Học Phật (Phiên bản 2)

ĐỖ HỒNG NGỌCTÔI HỌC PHẬT   “Thầy thuốc chỉ chữa được cái đau mà không chữa được cái khổ; chữa...

Quan Âm Quảng Trần

Quan Âm Quảng Trần

Tủ Sách Bảo Anh Lạc 11  QUAN ÂM QUẢNG TRẦN (In lần thứ 4) Thích Nữ Giới Hương  Nhà xuất...

Diễn Văn Phật Đản Pl 2560 Của Ht. Chủ Tịch Hdts Ghpgvn

Diễn Văn Phật Đản PL 2560 Của HT. Chủ Tịch HDTS GHPGVN

DIỄN VĂN PHẬT ĐẢN PL: 2560 - DL. 2016 CỦA HT. CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG TRỊ SƯ GIÁO HỘI PHẬT GIÁO...

Niệm Phật

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Người Tình Vạn Hữu

Người Tình Vạn Hữu

Ngày giáp xuân, tôi ngẫu nhiên xem được trên Internet một cuốn phim thiệt ngộ, nhìn quanh chẳng có ai...

Con Đường Dẫn Đến Hòa Bình Thế Giới

Tàm qúy

Phật tử francois bán nhà, vai đeo ba lô, quyết tâm theo Phật

Chuyển Họa Thành Phúc

Từ Bi Là Cội Nguồn Của Hạnh Phúc

Giữ Giới và Quả Phước

Những Cánh Hoa Trên Đường

Những Ngày Hạnh Phúc

Đức Phật Thuyết Giảng Về Sự Đau Đớn

Kinh Chú Tâm Vào Hơi Thở

Tôi Học Phật (Phiên bản 2)

Quan Âm Quảng Trần

Diễn Văn Phật Đản PL 2560 Của HT. Chủ Tịch HDTS GHPGVN

Niệm Phật

Người Tình Vạn Hữu

Tin mới nhận

Lời dạy của Đức Phật để có cuộc sống an lành?

Tâm Phật ví như hoa sen

Sự vĩ đại của Đức Thế Tôn

Phật dạy thế nào là một người con con gái đẹp

Quỳ bên chân Phật

20 cách giúp bạn tận hưởng một ngày mới tuyệt vời

Ý niệm công đức tắm Phật trong Đại lễ Phật Đản

Bản chất đạo Phật bi quan hay lạc quan?

Tác hại của ngũ dục đối với người Phật tử

Đức Phật chỉ ra tâm tính nhiệm màu nơi mỗi chúng sinh

Có những ngày như thế…

Nữ Đức Vi Yếu – Chương 7: Hòa Thúc Muội

Quan Âm tu viện cùng chiến sĩ bộ đội Biên phòng hạ thủy 7 đóa sen cầu vồng

Nhân duyên Đức Phật quở trách 2 vị đệ tử đệ nhất thần thông

Nữ Đức Vi Yếu – Chương 6: Khúc Tòng

Tiểu Sử Bồ Tát Thích Quảng Đức (1897 – 1963)

Báo cáo tâm đắc về việc học tập Nữ Đức (Tập 1)

Buôn chuyện bị Phật rầy

‘Đại Lễ Tưởng Niệm 50 Năm Bồ Tát Thích Quảng Đức Tự Thiêu

Lời Phật dạy về cách nuôi con cái nên người

Tin mới nhận

Tinh Tấn Magazine

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 43)

Kinh An-na-ban-na Niệm

Kinh Tiểu Bộ Tập Vii (Khuddhaka Nikàya)

Ăn chánh niệm

Sự bình an cuối cùng

Trực chỉ chân tâm, kiến tánh thành Phật

Hiểu nghiệp và luân hồi trong Phật giáo

Kinh Bách Dụ: Diễn viên mặc trang phục quỷ cả đoàn đều sợ

Phật có ban ơn giáng phúc không?

Thông điệp Đại lễ Phật đản Phật lịch 2566 của Đức Quyền Pháp chủ GHPGVN

Tranh Luận Giáo Pháp Với Đức Đạt Lai Lạt Ma – Choden Rinpoche – Lozang Ngodrub Dịch

Phạm Công Thiện Một Thi Sĩ Kỳ Tuyệt Thiên Tài Tâm Nhiên

Chánh kiến và sự tự do

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 37)

Xin Cho Biết ý Nghĩa Chữ Kinh Trong Đạo Phật

Chết Tuy Xa Mà Gần

Tổng Luận Ý Nghĩa Śīla – Học Xứ

Phật Dạy Tu Là Chuyển Nghiệp

Quan điểm của Phật giáo về tự sát

Tin mới nhận

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 45)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 351)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 203)

Giới Thiệu Kinh Pháp Hoa

Thủ Lăng Nghiêm Kinh Trực Chỉ Đề Cương

Lễ kính Phật – dung nhan từ xấu thành đẹp

Kinh Tiểu Bộ Tập Ix (Khuddhaka Nikàya)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 143)

Giới thiệu – Dịch và Chú Kinh Pháp Ấn

Lời Phật Dạy Trong Kinh Tạng Nikaya Tập 1

Ý Nghĩa Đề Kinh Kim Cang

Kinh Phật là gì?

Đức Phật Từng Cảm Nhận Các Giác Cảm Đau Đớn

Mối liên hệ giữa tư tưởng Kinh Lăng Già và Duy Thức tông

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 147)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 222)

Về Bài Kinh Kalama

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 357)

Kinh Vu Lan– Khảo Về Nguồn Gốc Hán Tạng & Nikàya

Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014 (Tập 8)

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 177)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 359)

Học Phật vấn đáp – Pháp Sư Tịnh Không trả lời câu hỏi của các đồng tu (Tập 11)

PHÁT KHỞI BỒ TÁT THÙ THẮNG CHÍ NHẠO KINH (Tập 5)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 102)

VẤN ĐÁP PHẬT HỌC CƠ BẢN (Phần cuối)

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 23)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 317)

Tịnh Nghiệp Tam Phước tập 2

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 99)

Khuyên giải trừ oan gia trái chủ

Từ Avalokitesvara Đến Quán Thế Âm Bồ Tát

Căn nguyên của tai nạn và bệnh tật (Tập 4)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 369)

Sổ Tức – Niệm Phật

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 8)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 101)

Nền Tảng Đạo Phật Và Học Thuyết Tây Phương Cực Lạc

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 97)

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 20)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.