PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Vô Ngã, Chân Lý Thực Tại Của Cuộc Sống

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

VÔ NGÃ, CHÂN LÝ THỰC TẠI CỦA CUỘC SỐNG
Thích Nhật Hiếu

VongaTừ thế giới vật chất ngoại tại – khách quan cho đến thế
giới
tâm thức nội tại – chủ quan đều là vô thường, mang tích chất “hoà hợp” và “tương
tục” của “duyên sinh vô ngã”. Với thế giới xiêm la vạn tượng này, vật chất luôn
vận động, núi đổi, sông dời,…; cũng vậy, một đời người rồi ai cũng chết; thân
này là do Ngũ uẩn (Pañña-cupādanakkhandha): sắc, thọ, tưởng, hành, thức hợp lại
mà hình thành, tương tục, sanh khởi và hoại diệt; nên gọi là “không”, là “vô
ngã”.

Long Thọ Bồ tát làm sáng tỏ ý tưởng trên trong Trung
Quán Luận
: “Tất cả những gì được tác thành bởi nhân duyên, đều là không, là giả
danh
; đây cũng chính là giáo nghĩa của Trung đạo.” (Chúng nhân duyên sanh pháp,
Ngã thuyết tức thị không, diệt vi thị giả danh, thị thật Trung đạo nghĩa.)

Nguyên lý bất di bất dịch của tất cả những gì được
hiện hữu ở cõi đời đều không ngoài qui luật “sinh thành”, “hoại diệt” và ngược
lại. Đối với vũ trụ là “thành – trụ – hoại – không”, với nhân sinh là “sinh –
trụ – dị – diệt”. Tất cả đều do nhiều yếu tố, điều kiện (trùng trùng duyên
khởi
) hình thành nên, không có đặc tính “một cái ngã bất biến và độc lập” nào
tồn tại ở đây!

Chính vì vậy mà giáo pháp Phật-đà đã khẳng định: “Chỉ
có pháp vô thường, sinh diệt mới là thường; một khi hiện trạng sinh diệt không
còn mới thật là vĩnh viễn an lạc.” (Vô thường thị thường, thị sinh diệt pháp;
sinh diệt diệt dĩ, tịch diệt vi lạc.)

Xa lìa mọi sự chi phối, tác động của sinh thành và
hoại diệt chính là trạng thái siêu việt, là mục tiêu “liễu sinh thoát tử” tối
hậu
của đạo lộ giải thoát. Chỉ có khả năng của một vị đã đạt đển cảnh giới của “tâm
giải thoát” và “tuệ giải thoát”, một vị A-la-hán đã hoàn thành sứ mạng, hoàn
thiện
tư cách, thành tựu công đức, thể nhập và thân chứng vào cảnh giới của ngã
không
– pháp không: “sinh đã tận, phạm hạnh đã thành, những việc cần làm đã
làm, không trở lại Tam giới nữa.” (Ngã sinh dĩ tận, phạm hạnh dĩ lập, sở tác dĩ
biện, bất thọ hậu hữu.) Hành trạng của một vị A-la-hán đi vào cảnh giới
Niết-bàn bất tử.

Đức Phật khẳng định về sự thật này là: “Duyên sanh pháp là các pháp được tác thành, hữu vi, biến hoại, tan rã, đoạn diệt, vô thường.”[1] Hay “Tất cả các pháp hữu vi (những gì được tác thành) đều là vô thường.”[2]

Bộ mặt thật của cuộc đời từ thế giới hiện tượng (vật
lý
) đến thế giới tâm thức (tâm lý) đều đang vận hành, trôi chảy không ngừng như
một dòng sông luân lưu bất tận. Dòng chảy của hôm qua không phải là dòng chảy
của hôm nay; ngược lại, dòng chảy của hôm nay lại càng không phải là dòng chảy
của ngày mai. Không ai có thể quay ngược hoặc bắt bánh xe thời gian đứng yên.
Cũng vậy, dòng chảy xiết của thế giới hiện tượng và thế giới tâm thức đang vận
hành
không có điểm dừng (hằng chuyển như bạo lưu). Đây là một sự thật mang tính
thực tại, thế giới vật chất cũng như tinh thần luôn đổi thay với thiên hình vạn
trạng
.

Nhà Hiền triết Héraclicte đã nhận định: “Không ai có
thể đặt chân hai lần trên một dòng nước”. (No man can enter into the same river
twice.)[3]

Bản chất của chúng bất ổn như vậy, nhưng phần nhiều
chúng ta không hiểu, nên khi có biến cố xảy ra, ta hoang mang, đau khổ,… Một
người sáng suốt phải nhận thấy như thật (yathabhutaṃ), sự vật đang là (To their
appearances as they really are), vô thường (aniccā), khổ (dukka) và vô ngã
(anattā).

Thế nhưng, con người lại luôn ở trong vòng lẫn quẩn,
vòng xoáy của cuồng lưu dục vọng này, như cá cắn phải câu, như chim mắc phải
lưới. “Cá trong lờ đỏ lơ đôi mắt, cá ngoài lờ lại ngúc ngắc chui vô.” Hay điều
nghịch lý như người khát nước trên biển uống phải nước mặn, càng uống càng
khát; như trẻ con ngây thơ đang đùa giởn trong nhà lửa,… Thật sự ham vui khổ vô
cùng!

Chính vì vậy mà với chí nguyện tầm cầu chân lý giải
thoát
cho chúng sinh, nhưng sau khi thành đạo dưới cội Bồ-đề, Đức Thế tôn lại
than: “Pháp mà ta đã thể nhập và thân chứng (Pariyogathena), thật là vi diệu,
đưa đến sự tịch tỉnh cho tâm thức, là cao thượng, không thể chứng ngộ bằng con
đường
suy lý, khó nhận thức, chỉ có người trí mới thấu hiểu. Thế nhưng, chúng
sinh
bị cuốn hút vào ái dục, xu hướng theo ái dục, ham thích theo ái dục; vì
vậy
, thật khó thấy được lý Duyên sinh (Idapaccayatā Paticcasamup-pāda). Đối với
họ, sự khó khăn nhất là tịnh chỉ tất cả các hành, từ bỏ mọi Sanh y (hữu ái), ái
diệt, ly tham, tịch tịnh, Niết-bàn!”[4]

Nếu ái dục là động cơ cho mọi hệ luỵ khổ đau của cuộc
đời
, thì tư duy hữu ngã, quan niệm tư duy về cái ta, cái tôi tư kỉ, hẹp hòi,…
là hệ quả tất yếu làm nảy sinh tham dục, sân hận và si mê. Khi 6 căn ta tiếp
cận thế giới khách quan do 6 trần, ta luôn luôn bị chúng mê hoặc, không sao làm
chủ. Ta bị nô lệ, bị xử khiến bởi chúng. Ta da diết, ta oằn quại khổ đau. Ta
trôi nổi trong luân hồi sinh tử lục đạo, ác thú.

Đức Phật đã cảnh tỉnh: “Cho đến khi nào, Ta chưa như
thật
chứng tri sự tập khởi, sự chấm dứt, vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly khỏi
sáu căn này, cho đến khi ấy, Ta không biết rõ ý nghĩa về sự chứng ngộ vô thượng
Chánh đẳng Chánh giác… Cho đến khi nào, Ta như thật chứng tri sự tập khởi, sự
chấm dứt, vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly khỏi sáu căn này, cho đến khi ấy,
Ta mới nhận biết rõ ý nghĩa về sự chứng ngộ vô thượng Chánh đẳng Chánh giác đối
với các thế giới, như Thiên giới, Ma giới, Phạm thiên giới, với các chúng
Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên và loài Người.”[5]

Cái thân lục căn, ngũ uẩn, 12 xứ, 18 giới này là một
tập hợp của các yếu tố tác thành nên. Nó không phải là một cái ngã độc lập hoặc
bất di bất dịch, mà mang yếu tố tổ hợp và mang tính sinh thành và hoại diệt
theo nguyên lý duyên khởi. Thế nhưng chúng ta phần đông không nhận thức và chấp
nhận
chân lý này. Mà trái lại nghĩ rằng mình là nhân vật trung tâm của vũ trụ,
mình là sống mãi không chết, mình là tất cả, mình là bá chủ của toàn cầu. Mọi
người
phải tùng phục dưới chân mình. Thuận ngã giả sinh, nghịch ngã giả vong!
Ngược lại, một khi những cá nhân khác bị xúc phạm, theo nguyên lý của bản năng
đấu tranh để sinh tồn thì những cái ta cái tôi khác đâu thể ngồi im khoanh tay
chờ chết, tất nhiên là đối kháng lại để tự vệ cho chính mình. Thành ra cuộc
sống nhân thế là bãi chiến trường đầy chết chóc trong muôn thuở. Tư tưởng bại
hoại
và điên cuồng này đã gây bao bất hạnh cho mình và người!

Đức Phật lại xác quyết rằng: “Chính vì không giác ngộ,
không thâm hiểu Giáo pháp duyên khởi này, mà chúng sanh hiện tại bị rối loạn
như tổ kén, rối ren như ống chỉ,… không thể nào thoát khỏi khổ xứ, ác thú, đoạ
xứ sanh tử.”[6]

Như một hồi chuông cảnh tỉnh những kẻ đang say vùi
trong giất ngủ miên viễn của vô minh và ngã chấp, đức Phật dạy: “Những gì thuộc
về quá khứ, hiện tại và vị lai,… tất cả sắc, thọ, tưởng, hành và thức, chư vị
nên như thật thấy với chánh trí tuệ như sau: “Đây không phải là của tôi! Đây
không phải là tôi! Đây không phải là tự ngã của tôi!”[7]

“Do biết như vậy, thấy như vậy đối với thân có thức
này và đối với tất cả tướng ở ngoài, không có quan điểm: ngã kiến, ngã sở kiến,
ngã mạn tuỳ miên.”[8]

Sự thật của cuộc đời là vô thường, vô ngã không thể
chối cải được. Nhưng con người mãi bám bếu vào những thành kiến Hữu ngã đầy si
mê
: nào là tài sản của tôi, người yêu của tôi, tôn giáo của tôi, chủ nghĩa của
tôi,v.v… và muôn ngàn cái tôi khác. Tôi sẵn sàng hy sinh cho những gì mang
thuộc tính và sở hữu của tôi; và tôi sẽ tiệt tiêu, thanh toán, thôn tính bất cứ
những ai dám cản trở tôi. Như vậy, chính vì cái Tư duy hữu ngã này (Self
thought) hình thành nên bao nguy cơ, bất an cho xã hội loài người; không hiểu
rằng:

“Con tôi, tài sản tôi,
Người ngu sanh ưu não,
Tự ta, ta không có,
Con đâu, tài sản đâu”[9].

Sống không phải còn mãi, nhưng chết đâu phải mất đi!
Sự sống chết của cuộc đời cũng chỉ là sự biến thái biểu hiện trong nhất thời vô
cùng
sống động, chuyển giao giữa cái quá khứ chuyển tiếp đến hiện tại, giữa cái
hiện tại diễn tiến cho tương lai. Chính vì vậy mà sống không nên chủ quan, mà
chết cũng chẳng có gì phải bi quan. Vì rằng sống chết là một lẽ thường tình,
tất yếu, mà người tu đã làm chủ được quá trình diễn tiến cho cuộc sống tái sinh
này, tự tại dung thông, chủ động cho sự đến và đi, cuộc sống mới này là cuộc
sống hướng thượng, không trôi nổi trong chốn u đồ khổ não, đoạ lạc trầm luân.
Thế nên, người tu Phật luôn có cái nhìn tuệ giác bất động, bất biến giữa dòng
đời vạn biến:

“Xá chi suy thạnh việc đời,
Thạnh suy như hạt sương rơi đầu cành.”
(Mạc vị thạnh suy vô bố uý,
Thạnh suy như lộ thảo đầu phô.)[10]

Ý thức như vậy, chánh niệm như vậy, tuệ tri như vậy!
Từ ý thức sống đầy sáng suốt và kiên định như vậy, đã định hướng cho mọi hoạt
động
và hành vi ứng xử, ở với đạo sống với đời một cách trọn vẹn. Tinh thần Vô
ngã
giúp cho chúng ta có một cuộc sống trong sáng, không vì cái “Ta” tạm bợ này
mà phải bi lụy khổ đau.

“Nhờ trí tuệ quán chiếu,
Thấy pháp Vô ngã rồi,
Thế là hết khổ thôi,
Đây chính là đường thanh tịnh.”[11]

Đức Phật đã khẳng định: “Ai thấy Duyên khởi (vô ngã)
là thấy Pháp, ai thấy Pháp là thấy Ta (Phật).”[12]

Duyên khởi Vô ngã là chân lý thực tại (Absolute
truth). Mặt trời mọc hướng Đông và lặn hướng Tây là một chân lý thiên nhiên;
cũng vậy, nguyên lý Duyên sinh vô ngã (anattā paticcasamu-pāda) là một sự thật
uyên nguyên ngàn đời. Từ muôn loài tinh tú trong vòng thái dương hệ cho đến con
người
, con vật, cỏ cây,v.v… đều sinh thành và hoại diệt trong mối tương quan
bất tận trải dài trong vô ngôn.

Đức Phật dạy: “Này chư vị, dầu chư Phật có xuất hiện
hay không xuất hiện, có một sự kiện, một chân lý nhất định, một định luật tự
nhiên
là tất cả các pháp vô thường (aniccā), khổ não (dukkha) và vô ngã
(anattā). Như Lai đã quảng bá, truyền dạy, xác định, phân lập và chỉ dẫn.”[13]

Vô ngã là sự sống trong sáng, là chân trời giải thoát,
là tên gọi khác của Niết-bàn. Cuộc sống lý tưởng phải là Vô ngã, quên cái Ta điđể hoà mình vào chung sống với mọi người, với vạn vật sinh thái đất trời bao
la
.



[1] Tương ưng bộ II, Phẩm đồ
ăn, XX, Duyên, bd. HT. Thích Minh Châu, xb.1992, tr.53

[2] N’etammam; Nēso ham asmi;
Na me so attā.

[3] Lịch sử triết học Tây
phương
, tg. Lê Tôn Nghiêm, nhà xb Lá bối 1972, tr.118

[4] Vinaya Texts, Mahāvagga

[5] Kinh Tương
Ưng Bộ
, Phần 48 Chương IV, Phẩm 6 căn

[6]
Tương ưng bộ II, Phẩm cây, X Nhân (S, ii, 92), tr.165

[7] Sabbe
sankhārā aniccā

[8]
Dhammapada No. 22

[9] Dhammapada No.
279

[10] Kệ thị
tịch
, Vạn Hạnh
Thiền sư

[11] Tương ưng bộ II, Phẩm Gia
chủ
, Thánh đệ tử XX, bd. HT.Thích Minh Châu, xb.1993, tr.146

[12] Tương ưng bộ III, Phẩm A-la-hán, X Rādha (S,
ii, 92), tr.165

[13] Anguttara
Nikāya I, part I, Colombo
1929, P.286

r

Tin bài có liên quan

何期自性能生萬法。 “Hà Kỳ Tự Tánh Năng Sanh Vạn Pháp?” “Ngờ Đâu Tự Tánh Sanh Ra Muôn Pháp.”

何期自性能生萬法。 “Hà Kỳ Tự Tánh Năng Sanh Vạn Pháp?” “Ngờ Đâu Tự Tánh Sanh Ra Muôn Pháp.”

Ý Tưởng Của Phật Giáo Cho Tiến Trình Xây Dựng Hòa Bình Thế Giới Hiện Nay

Ý tưởng của Phật giáo cho tiến trình xây dựng hòa bình thế giới hiện nay

Ý Thức – Vô Thức

Ý Thức – Vô Thức

Ý Niệm Tung Hoành Trong Mê Lộ Của Tâm

Ý Niệm Niết Bàn Trong Đạo Phật

Ý Nghĩa Trọng Đại Của Thủ Bản Kinh Phật Viết Trên Vỏ Cây Bô-La Ở Gandhara

Ý Nghĩa Trọng Đại Của Thủ Bản Kinh Phật Viết Trên Vỏ Cây Bô-la Ở Gandhara

Ý Nghĩa Triết Lý Và Hành Trì Của Khái Niệm Niết Bàn Nhìn Từ Quan Niệm Ái Diệt Là Niết Bàn

Ý Nghĩa Triết Lý Và Hành Trì Của Khái Niệm Niết Bàn Nhìn Từ Quan Niệm Ái Diệt Là Niết Bàn

Ý Nghĩa Tích Cực Trong Tư Tưởng Trung Đạo Của Phật Giáo Qua Kinh A-Hàm

Ý Nghĩa Tích Cực Trong Tư Tưởng Trung Đạo Của Phật Giáo Qua Kinh A-hàm

Ý Nghĩa Sự Sống Chương 5

Ý Nghĩa Sự Sống Chương 5

Ý Nghĩa Sự Sống Chương 4

Ý Nghĩa Sự Sống Chương 4

Load More

Discussion about this post

Bạn Có Đối Xử Tốt Với Mình Không?

Bạn có đối xử tốt với mình không?

BẠN CÓ ĐỐI XỬ TỐT VỚI MÌNH KHÔNG? Ayya Dhammananda – TKN Pháp Hỷ Ni sư tác giả bài viết...

Nhẫn Nhịn Một Chút Mọi Điều Thuận Hòa

Nhẫn nhịn một chút mọi điều thuận hòa

Vốn dĩ những cãi vã, phiền muộn, hờn giận của đời người đều do chúng ta tự tạo ra. Vì...

Tại Sao Phật Tử Việt Nay Theo Đạo Chúa?

Tại Sao Phật Tử Việt Nay Theo Đạo Chúa?

TẠI SAO PHẬT TỬ VIỆT NAY THEO ĐẠO CHÚA?Nguyễn Hữu Liêm   TS. Nguyễn Hữu Liêm Gần đây theo một...

Tiễn Đưa Năm Năm Đinh Dậu 2017 Nghe Bác Sĩ Hồ Ngọc Minh Kể Chuyện Nuôi Gà, Ấp Gà, ‘Thịt’ Gà

Tiễn Đưa Năm Năm Đinh Dậu 2017 Nghe Bác Sĩ Hồ Ngọc Minh Kể Chuyện Nuôi Gà, Ấp Gà, ‘thịt’ Gà

TIỄN ĐƯA NĂM NĂM ĐINH DẬU 2017 NGHE BÁC SĨ HỒ NGỌC MINH KỂ CHUYỆN NUÔI GÀ, ẤP GÀ, ‘THỊT’...

Bậc Chân Nhân Không Quý Mình, Chẳng Khinh Người

Bậc Chân Nhân Không Quý Mình, Chẳng Khinh Người

"Một thời Đức Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng, vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ Đức Thế...

Tán Bối Trong Lễ Nhạc Phật Giáo Bắc Truyền

Tán Bối Trong Lễ Nhạc Phật Giáo Bắc Truyền

TÁN BỐI TRONG LỄ NHẠC PHẬT GIÁO BẮC TRUYỀNThích Tâm Mãn (CMT) Tán tụng là một bộ môn nghệ thuật...

15. Đức Phật Đản Sanh: Suối Nguồn Từ Bi

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH PHẬT GIÁODO BAN BIÊN TẬP THƯ VIỆN HOA SEN PHỤ TRÁCHNỘI DUNG BÀI PHÁT THANH SỐ...

Nghịch Lý Ngây Thơ

Nghịch lý ngây thơ

Nhụy Nguyên Tôi đã bước khá xa với không gian thơ ngây ban đầu mà đức Phật luôn bảo hãy...

Vạn Pháp Qui Tâm Lục

VẠN PHÁP QUI TÂM LỤC  Thiền Sư Tổ Nguyên  Việt dịch: Tỳ Kheo Thích Đắc Pháp Cuốn VẠN PHÁP QUI TÂM...

Tăng Ni Trẻ Với Việc Truyền Tải Giáo Lý Phật Đà Trong Xã Hội Ngày Nay

Tăng ni trẻ với việc truyền tải giáo lý Phật Đà trong xã hội ngày nay

TĂNG NI TRẺ VỚI VIỆC TRUYỀN TẢI GIÁO LÝ PHẬT ĐÀ TRONG XÃ HỘI NGÀY NAYThích Nữ Thanh Tâm Thứ...

Ngũ Dục Là Một Chướng Ngại Trên Đường Tu Đạt Giải Thoát

Ngũ dục là một chướng ngại trên đường tu đạt giải thoát

Đức Phật thường dạy về sự quán chiếu ngũ dục có vị ngọt, với đặc tính dính mắc và tiềm...

Giới Luật Và Giáo Luật

Giới Luật và Giáo Luật

GIỚI LUẬT VÀ GIÁO LUẬT Minh Mẫn Gần đây, nhiều chuyện tai tiếng xảy ra đối với nội tình Phật...

Phật Giáo Trong Thế Giới Tân Tiến Ngày Nay

Phật Giáo Trong Thế Giới Tân Tiến Ngày Nay

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 309)

PHẨM HAI MƯƠI MỐTBẢO LIÊN PHẬT QUANGLão cư sĩ Hoàng Niệm Tổ nói với chúng ta, ở trong phẩm Kinh...

Phật Dạy Tâm Bi Tình Yêu Thương Chân Thật

Phật dạy tâm bi tình yêu thương chân thật

Trên con đường phát tâm Bồ-đề cầu đạo Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, một trong những nhân tố quan...

Bạn có đối xử tốt với mình không?

Nhẫn nhịn một chút mọi điều thuận hòa

Tại Sao Phật Tử Việt Nay Theo Đạo Chúa?

Tiễn Đưa Năm Năm Đinh Dậu 2017 Nghe Bác Sĩ Hồ Ngọc Minh Kể Chuyện Nuôi Gà, Ấp Gà, ‘thịt’ Gà

Bậc Chân Nhân Không Quý Mình, Chẳng Khinh Người

Tán Bối Trong Lễ Nhạc Phật Giáo Bắc Truyền

15. Đức Phật Đản Sanh: Suối Nguồn Từ Bi

Nghịch lý ngây thơ

Vạn Pháp Qui Tâm Lục

Tăng ni trẻ với việc truyền tải giáo lý Phật Đà trong xã hội ngày nay

Ngũ dục là một chướng ngại trên đường tu đạt giải thoát

Giới Luật và Giáo Luật

Phật Giáo Trong Thế Giới Tân Tiến Ngày Nay

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 309)

Phật dạy tâm bi tình yêu thương chân thật

Tin mới nhận

Đức Phật – Nhà đại giáo dục

Tinh thần xây dựng đời sống lành mạnh, có đạo đức cho người tại gia

Phật dạy lo việc tang lễ đúng theo chánh Pháp

Đức Phật và câu chuyện “cày ruộng và gieo hạt”

Bốn pháp giải thoát

Trường Trung Cấp Phật Học Đồng Nai, Cơ Sở Ii

Lời di huấn của Thế Tôn

Nụ cười của Đức Phật

Trong lòng không có hoa, khó tìm hoa bên ngoài

Suy nghiệm lời Phật: Sinh nhà tôn quý

Đức Phật giữa đời thường

Nữ hoạ sĩ ‘châm biếm’ Phật giáo trên báo Tuổi trẻ là ai?

Niềm tin trong cuộc sống

Học Phật tâm Phật

Sống theo lời Phật: con dao trong tâm

Hà Nội: Kỷ niệm ngày Đức Phật thành đạo tại trụ sở Trung ương GHPGVN – chùa Quán Sứ

Cúng dường trân bảo

Đức Phật đã dạy con như thế nào

Tài sản của người con Phật

Hoa sen trong người

Tin mới nhận

Trong tâm có Phật

Vô ngã vị tha

Những lời Phật dạy

Đồng Tính Luyến Ái Và Phật Giáo Thượng Toạ Bộ (Nam Truyền) Tác Giả: A. L. De Silva

Khai Thị

Thiền quán về sống và chết

Giáo Lý Chính Của Đạo Phật

Soi sáng lời Phật dạy

Thiền Dưới Mắt Khoa Học

Sự Thống Nhất Trong Lời Dạy Của Đức Phật Giữa Kinh Và Luật

Bất hại

Lời Phật Dạy Về Sự Hòa Hợp Trong Cộng Đồng Và Xã Hội – Hợp Tuyển Từ Kinh Tạng Pāli – Sách PDF Anh Việt đối chiếu

Nhân Mùa Vu Lan Đọc Văn Phát Bồ Đề Tâm Của Đại Sư Tỉnh Am – Huệ Giáo

Vũ Trụ Quan Và Nhân Sinh Quan Phật Giáo, Thích Thông Kinh

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 13)

Giáo Dục Phật Giáo Có Gì Đổi Mới Hơn Thập Niên Qua? Thích Kiên Định

Phật dạy: Chơn tâm phi tất cả tướng

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 69)

Hỏi Đáp Với Ajahn Brahm Nhân Ngày Lễ Vesak 15/02/2022

Kinh Đại Hồi Hướng

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 199)

PHẬT NÓI KINH DIÊN /DUYÊN MỆNH ĐỊA TẠNG BỒ TÁT

Giới Thiệu Đề Mục Kinh Hoa Nghiêm

Từ kinh Pháp hoa nhìn về kinh Nguyên thủy

Tam Pháp Ấn, Giáo Lý Đặc Trưng Trong Đạo Phật

Chiếc Bè

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 142)

Kinh Bách Dụ: Bọn cướp chia của

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 123)

Mười Tư Tưởng Pháp Hoa Trong Đời Sống Hàng Ngày

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 137)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 78)

Pháp ngữ trong Kinh Kim Cang (2)

Câu chuyện nhân quả: Niệm Phật cứu người thoát khỏi địa ngục

8 bộ kinh Phật thường tụng và ý nghĩa cơ bản của từng bộ

Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (Tập 03)

Kinh Pháp Cú – 423 Lời Vàng Của Đức Phật

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 68)

Lăng Ca Kinh, Cụ Lệ Thần Trần Trong Kim Trích Giảng

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 89)

Tin mới nhận

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 15)

Chia Sẻ Tâm Đắc Học Tập Đệ Tử Quy (Tập 11)

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 40)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 24)

Lâm Chung Tam Đại Yếu Quyết

PHÁT KHỞI BỒ TÁT THÙ THẮNG CHÍ NHẠO KINH (Tập 3)

48 Lời Nguyện Của Phật A Di Đà Song Ngữ

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 26)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 233)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 3)

Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (Tập 75)

Cõi Nước Tây Phương Cực Lạc Có Thật Không

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 269)

Phải Nên Phát Nguyện, Nguyện Sanh Nước Kia

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 24)

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 6)

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 29)

VẤN ĐÁP PHẬT HỌC CƠ BẢN (Phần 2)

Phật thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (tập 58)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 29)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.