PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Vị Sư Tổ Của Thiền Phái Trúc Lâm – Yên Khương

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter


VỊ SƯ TỔ CỦA THIỀN PHÁI TRÚC LÂM
Yên Khương

Blank

Đại lễ tưởng niệm 700 năm Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn diễn ra từ 25 đến 27.11.2008 tại Quảng Ninh. Trong dịp này, Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Tỉnh hội Phật giáo Quảng Ninh sẽ tiến tới đề nghị hàng năm tổ chức tưởng niệm ngày mất của ngài (1.11.1308) như Quốc giỗ của Phật giáo và trình lên UNESCO công nhận Trần Nhân Tông là Danh nhân Văn hóa Thế giới. 
 
Từ một ông vua xuất gia…
 
Vua Trần Nhân Tông, sinh năm 1258, là con đầu của Trần Thánh Tông, khi sinh ra “được tinh anh của thánh nhân, đạo mạo thuần túy, nhan sắc như vàng, thể chất hoàn toàn, thần khí tươi sáng, hai cung đều cho là lạ, gọi là Kim Tiên đồng tử, vai bên tả có nốt ruồi đen, cho nên có thể cáng đáng được việc lớn” được vua cha đặt tên cho là Phật Kim, về sau còn có tên là Nhật Tôn, Trần Khâm. Năm 16 tuổi, ngài cố từ chối đến ba lần mà không được, bất đắc dĩ phải lên ngôi Thái tử. Trước khi lên ngôi vua, ngài đã từng trốn đi tu mà không được. Khi lên ngôi, ngài sống thanh tĩnh, thường ở chùa Tư Phúc tại nội điện, thường ăn chay nhạt mà không dùng đồ mặn, thường mời các thiền gia đến giảng về Tâm tông, được Tuệ Trung Thượng sỹ tận tâm chỉ bảo, thờ Thượng sỹ làm thầy.
 
Sau khi giao lại quyền bính cho con mình là Trần Anh Tông, từ tháng 3 năm Quý Tỵ (1293) đến tháng 7 năm Giáp Ngọ (1294), vua Trần Nhân Tông đi chơi Vũ Lâm và quyết định xuất gia ở đấy. Sự kiện này được Đại Việt sử ký toàn thư ghi lại như sau: “Bấy giờ Thượng hoàng đến Vũ Lâm, vào chơi hang đá. Cửa núi đá hẹp. Thượng hoàng ngự chiếc thuyền nhỏ, thái hậu Tuyên Tư ở đuôi thuyền, gọi Văn Túc Vương lên mũi thuyền, chỉ cho một phu chèo thuyền thôi. Đến khi xuất gia, lúc xe vua sắp ra, cho mời Văn Túc vào điện Dưỡng đức cung Thánh Từ ngồi ăn các món hải vị”.
 
Tuy nhiên, trong Khâm định Việt sử thông giám cương mục 8 tờ 23b1 chép việc xuất gia này vào tháng 6 năm Ất Mùi (1295), sau khi Thượng hoàng đã đi chinh phạt Ai Lao trở về như sau: “Thượng hoàng từ Ai Lao trở về, xuất gia ở hành cung Vũ Lâm, rồi bỗng trở lại kinh sư”. Về chi tiết này, theo Lê Mạnh Thát trong cuốn Vua Trần Nhân Tông, cuộc đời, tác phẩm và sự nghiệp giải thích thì: “Cương mục như thế, muốn sau khi Thượng hoàng xuất gia, thì không có chuyện cầm quân đi đánh giặc. Tuy nhiên, ta sẽ thấy, sau khi xuất gia, Thượng hoàng có nhiều hoạt động vì dân vì nước. Và những quyết sách của triều đình thường phải đến thỉnh thị ý kiến của Thượng hoàng. Thí dụ điển hình là việc Đoàn Nhữ Hài trước khi đi sứ Chiêm Thành đã tới chờ Thượng hoàng cả ngày tại chùa Sùng Nghiêm ở Chí Linh. Sự kiện Thượng hoàng xuất gia tại núi Vũ Lâm, như thế, đã xảy ra vào năm 1294, như Đại Việt sử ký toàn thư đã cho biết”.
 
Tác giả Lê Mạnh Thát còn viết: “Dù đã được ghi nhận là xuất gia ở Vũ Lâm sớm như thế, nhưng đối với Thánh Đăng ngữ lục, thì vua Trần Nhân Tông xuất gia vào “năm Kỷ Hợi Hưng Long thứ 7, tháng 10 bằng cách đi thẳng vào núi Yên Tử, siêng năng tu hành 12 hạnh đầu đà, tự gọi là Hương Vân Đại Đầu Đà, dựng Chi Đề tinh xá, mở pháp độ tăng, người học đến như mây”. 
 
Có khả năng từ tháng 6 năm Ất Mùi (1295) cho đến tháng 8 năm Kỷ Hợi (1299), Thượng hoàng đã thường ở Vũ Lâm, vì các tư liệu hiện có không ghi bất cứ một hoạt động nào về đạo cũng như đời của ngài. Đây có thể là thời gian mà Thánh đăng ngữ lục ghi nhận là ngài đang tu tập 12 hạnh đầu đà. Trong Vịnh Vân Yên tự phú trạng nguyên Lý Tải Đạo, lúc này đã trở thành thiền sư Huyền Quang và đang sống với ngài ở Yên Tử, đã cho ta thấy cuộc sống hàng ngày của Hương Vân Đại Đầu Đà như thế nào: 

 Mặc cà sa, nằm trướng giấy 
 Màng chi châu đầy lẫm, ngọc đầy rương 
 Quên ngọc thực, bỏ hương giao 
 Cắp nạnh cà một vò tương một hũ.

 .. đến Đại đầu đà Trúc Lâm thiền viện
 
Nhắc đến Trần Nhân Tông không thể không nhắc đến Trúc Lâm thiền viện mà chính ngài là người thành lập. Tuy thuộc thế hệ thứ sáu, nhưng đến lượt mình, ngài thống nhất các thiền phái đã có thành một thiền phái Trúc Lâm (Tỳ-ni-đa-lưu-chi, Vô Ngôn Thông, Thảo Đường), lấy Ngài làm Sơ Tổ. Từ đây, Việt Nam thực sự đã có một dòng thiền Phật giáo của người Việt, do chính người Việt làm Tổ…
 
Các sử sách Việt Nam cũng đều ghi nhận vua Trần Nhân Tông chính là người thành lập Thiền phái Trúc Lâm. Tuy nhiên đã có thời kỳ nhiều người khi dựa vào cuốn Tam Tổ thực lục của Tính Quảng và Hải Lượng tập hợp ở cuối thế kỷ XVIII mà cho rằng phái thiền này chỉ truyền được ba đời là chấm dứt. Thậm chí sau khi ba vị này qua đời, người ta còn quan niệm dòng thiền Trúc Lâm không có người kiệt xuất kế thừa, đã hết hẳn một thời hưng thịnh của Phật giáo, trong đó có dòng thiền Trúc Lâm. Có người còn viết: “Nhưng thắng giặc không lâu, Nhân Tông nhường ngôi cho Anh Tông để đi tìm một cuộc sống tĩnh tại trong cảnh tu hành, trở thành ông tổ thứ nhất của phái Trúc Lâm và gửi hơi thở cuối cùng ở am Ngọa Vân trên núi Yên Tử tĩnh mịch, lúc mới 51 tuổi. Ông muốn dứt bỏ những bận rộn thường tình của xã hội để đi tìm lẽ huyền vi chi phối cuộc sống con người”. 
 
Theo quan điểm của Lê Mạnh Thát, người đã dày công nghiên cứu về Trần Nhân Tông thì: “Nhìn nhận như vậy là không thỏa đáng và phù hợp với sự thật lịch sử, như sử sách ghi lại, cụ thể là Đại Việt sử ký toàn thư và Thánh đăng ngữ lục. Hơn thế nữa, nếu phân tích buổi lễ trao truyền vị thế kế thừa dòng thiền Trúc Lâm cho Pháp Loa, như chính văn bia của Pháp Loa ghi lại trong Tam tổ thực lục với một sự kiện rất khác thường là không tìm thấy ở bất cứ một trường hợp truyền trao nào khác dù ở Trung Quốc hay Việt Nam. Bài văn bia này cho ta biết trước hết “vào tháng 5 Điều Ngự lên ở am tại đỉnh núi Ngọa Vân. Ngày rằm bố tát xong, đuổi tả hữu ra, đem y bát và viết tâm kệ giao cho sư, bảo phải giữ gìn. Đem chùa Siêu Loại của sơn môn Yên Tử sai sư kế thế trụ trì làm đời thứ hai của dòng Trúc Lâm. Lại đem ngoại thư kinh sử 100 hộp và Đại Tạng 20 hộp nhỏ chép bằng máu chích ra, để mở rộng việc học nội và ngoại điển…”.
 
Tác giả Lê Mạnh Thát cho rằng: “Qua việc giao sách kinh sử ngoại thư của vua Trần Nhân Tông trong buổi lễ truyền y bát chính thức tại Cam Lộ đường của chùa Siêu Loại đã phản ảnh rất rõ mẫu người Phật giáo lý tưởng mà vua Trần Nhân Tông nhằm tới… Nó không chỉ thể hiện quan điểm giáo dục của vua Trần Nhân Tông và của Phật giáo Việt Nam mà còn thể hiện chủ trương “giáo lý của đức Phật ta phải nhờ tiên thánh mà truyền lại cho đời…”. 
 
Việc kết nối các huyền thoại, huyền sử bằng những dữ liệu khác nhau để lý giải cặn kẽ về một nhân vật lịch sử “tầm cỡ” như Trần Nhân Tông với Thiền phái Trúc Lâm mà Ngài đã thành lập là vô cùng gian nan, phức tạp… Do đó, nói như Thượng tọa Thích Thông Phương thì, “người muốn thâm nhập mạch nguồn thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, đòi hỏi phải là một HÀNH GIẢ, không thể là một HỌC GIẢ…”.
 

Yên Khương 
( Người đại biểu nhân dân)
 
 
 
 
 

11-30-2008 09:23:13

Tin bài có liên quan

Kế Lâu Dài – Minh Triết Trần Nhân Tông – Thích Thanh Thắng

Đất Nước Nhìn Từ Đỉnh Cao Yên Tử – Dương Trung Quốc

Bức Tranh Triệu Đô Tác Giả Là Người Việt Nam?

Bức Tranh Triệu Đô Tác Giả Là Người Việt Nam?

Vua Trần Nhân Tông Và Tinh Thần “Bụt Ở Trong Nhà” – Ht. Thích Hải Ấn

Vì Sao Vua Trần Nhân Tông Về Yên Tử Tu Hành – Nguyễn Trần Trương

Vai Trò Của Trần Nhân Tông Và Hòa Giài – Bbc

Vai Trò Của Trần Nhân Tông Và Hòa Giài – Bbc

Truyền Thuyết Về Trần Nhân Tông – Tạp Chí Thăng Long

Trao Đổi Với Tác Giả Bài Viết “Suy Nghĩ Về Một Đoạn Dịch Ngắn Trong Dịch Phẩm “Hữu Cú Vô Cú” Của Dịch Giả Viên Như” – Viên Như

Trần Nhân Tông Vị Hoàng Đế, Thiền Sư, Thi Sĩ – Nguyễn Hữu Sơn

Trần Nhân Tông Vị Anh Hùng Dân Tộc Khai Sáng Tư Tưởng Phật Giáo Việt Nam – Trần Lưu

Load More

Discussion about this post

Đừng Lỗi Hẹn Với Thực Tại

Đừng lỗi hẹn với thực tại

ĐỪNG LỖI HẸN VỚI THỰC TẠI Nguyễn Duy Nhiên Vào những ngày nghỉ cuối tuần, tôi thường ra một quán...

Mong Cầu Giác Ngộ – Thăm Chùa Khánh Anh Paris

Mong Cầu Giác Ngộ – Thăm Chùa Khánh Anh Paris

MONG CẦU GIÁC NGỘ -THĂM CHÙA KHÁNH ANH PARISMargit Hillmann Ký giả Đài Phát thành Đức Deutschlandfunk tường thuậtĐỗ Kim Thêm dịch...

Chia Sẻ Tâm Đắc Học Tập Đệ Tử Quy (Tập 7)

 CHỦ ĐỀ THẾ GIỚI HÀI HÒA THUẦN THIỆN, THUẦN TỊNHCÁI GỐC CỦA TU ĐỨC LẬP NGHIỆPCHIA SẺ TÂM ĐẮC HỌC...

Xuất Gia Đi Tu

Ý NGHĨA XUẤT GIA TAM TUỆ - TAM VÔ LẬU HỌC HT. Thích Thanh Từ Giảng tại TV. Kim Sơn...

Ngã Tâm Linh

Ngã Tâm Linh

NGÃ TÂM LINH Thích Trí Siêu Có nhiều người đi chùa nhưng họ đến để tìm một cái gì đó...

Tâm Sanh Các Pháp Sanh

Tâm Sanh Các Pháp Sanh

TÂM SANH CÁC PHÁP SANH Thích Thông Phương I. PHÁP TÙY TÂM HIỆN. Thượng Tọa Thích Thông Phương Chúng sanh...

Phát Huy Chánh Kiến Trước Những Luận Điệu Xuyên Tạc Đạo Phật

Phát huy chánh kiến trước những luận điệu xuyên tạc đạo Phật

 PHÁT HUY CHÁNH KIẾN TRƯỚC NHỮNG LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC ĐẠO PHẬT  Nhiên Như - Quảng Tánh HỎI: Tôi là một...

Định Hướng Giáo Dục Phật Giáo Cơ Sở – Thanh Hòa

Nói về sự tồn tại của các trường Trung cấp trong tương lai, TT. Tuệ Sỹ cũng như TT. Nguyên...

An cư, nỗ lực thực tập pháp Phật

Cốt lõi này nói tóm gọn là đạo Phật bất biến, muôn đời không thay đổi, nhưng tùy duyên là...

Đúng Người Đúng Việc

Đúng người đúng việc

Theo quy luật tự nhiên, con người sinh ra trên cuộc đời này, khi đến tuổi trưởng thành, đều phải...

Hải Đảo Tự Thân: Phương Pháp Luyện Tập Tâm Thanh Tịnh

Hải Đảo Tự Thân: Phương Pháp Luyện Tập Tâm Thanh Tịnh

Trước khi nhập diệt, 2500 năm trước, Đức Phật đã giảng pháp lần cuối. Bài pháp thoại này đã được ghi lại trong Kinh Đại Bát Niết-bàn...

Đón Mừng Phật Đản

Đón mừng Phật Đản

ĐÓN MỪNG PHẬT ĐẢN  Trần Khải   Bắt đầu tới mùa lễ Phật Đản... Đây chính là giây phút để...

Quy Ngưỡng

Quy Ngưỡng

QUY NGƯỠNGNam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật Con đảnh lễ dưới chân Ngài, xin quy ngưỡng Đấng...

Lợi Dưỡng Quá Nặng

Lợi dưỡng quá nặng

Ai cũng biết rằng, có thực mới vực được đạo. Dĩ nhiên, nếu thiếu thốn và khốn khó quá thì...

Sài Gòn Ơi, Mau Khỏe Nhé!

Sài Gòn Ơi, Mau Khỏe Nhé!

Kể từ khi còn là một học sinh cấp ba, tôi đã ao ước được đặt chân đến Sài Gòn,...

Đừng lỗi hẹn với thực tại

Mong Cầu Giác Ngộ – Thăm Chùa Khánh Anh Paris

Chia Sẻ Tâm Đắc Học Tập Đệ Tử Quy (Tập 7)

Xuất Gia Đi Tu

Ngã Tâm Linh

Tâm Sanh Các Pháp Sanh

Phát huy chánh kiến trước những luận điệu xuyên tạc đạo Phật

Định Hướng Giáo Dục Phật Giáo Cơ Sở – Thanh Hòa

An cư, nỗ lực thực tập pháp Phật

Đúng người đúng việc

Hải Đảo Tự Thân: Phương Pháp Luyện Tập Tâm Thanh Tịnh

Đón mừng Phật Đản

Quy Ngưỡng

Lợi dưỡng quá nặng

Sài Gòn Ơi, Mau Khỏe Nhé!

Tin mới nhận

Tranh Đấu Bất Bạo Động Lý Nguyên Diệu

Làm sao cho đá nổi, bơ chìm?

Quan niệm về đạo Phật sau khi Đức Phật Thích Ca nhập diệt

Giản dị trong nếp sống

Sướng khổ và niết bàn theo quan điểm của Phật giáo

Nhân quả tu hành theo lời Phật dạy

Đức Phật phá tất cả chấp để chúng sinh chứng đạt vô ngã

Hiệu dụng của việc niệm Phật

Cảnh báo website xuyên tạc giáo lý nhà Phật

Vị Phật quá khứ hay Nhiên Đăng Cổ Phật là ai?

Đức Phật độ người gánh phân

Niềm tin trong cuộc sống

Đức Phật – một bậc Thầy lớn của nhân loại

The Self-immolation Of Thich Quang Duc – Smsu

Quét sạch phiền não

Phú Khánh Tự – Điểm Hẹn Của Những Tấm Lòng

Đêm tri ân mừng Thái tử Tất Đạt Đa xuất gia tại chùa Ba Vàng

Lời Phật dạy về chữ Nhẫn

Phật dạy: “Bỏ tất cả mới được tất cả”

Chùa Thiên Phước Thái Bình

Tin mới nhận

Lợi Ích Sinh Học Của Tọa Thiền

Vai Trò Của Trần Nhân Tông Và Hòa Giài – Bbc

Sư Pháp Thuận Với Câu Thơ Làm Kinh Dị Sứ Thần Triều Tống

Chó Cứu Bạn Sau Thảm Họa Sóng Thần

Có Một Sự Cúng Dường Thật Dễ Thương

Điếu Văn Tưởng Niệm Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Minh Châu Thích Nhật Từ

Một Vần Thơ Cho Mẹ – Hoang Phong

Triết học Bà La Môn

Năm Mới, Con Người Mới

Phật Giáo và Cơn Đại Dịch Coronavirus

Trần Nhân Tông Đức Vua Sáng Tổ Một Dòng Thiền, Nguyên Giác

Vị Trời Thành Đại Sa Môn

Đường Hoa Xuân Đà Nẵng Lung Linh Trong Đêm

Sinh nhà tôn quý

Bản năng

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 107)

Hãy nhìn sâu vào cuộc sống như nó đang là

Cái Gì Đi Tái Sanh?

Đạo Phật và vấn đề phá thai

Chùa Huyền Không Sơn Thượng

Tin mới nhận

Kinh Lăng Già Tâm Ấn

Vì sao trong giới luật, Phật không cho đệ tử của ngài ca hát và nghe ca hát?

Quà Tặng Về Thực Phẩm, Kinh Tăng Chi Bộ (song ngữ)

Kinh Pháp Diệt Tận

Kinh Bách Dụ: Nếm xoài

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 30)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 40)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 249)

Kinh Bách Dụ: Dâng nước ngọt

Kinh Thủ Lăng Nghiêm Giảng Ký Tập I

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 229)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 103)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 29)

Lược Giải Kinh Địa Tạng

Kinh Bách Dụ: Hẹn con đi sớm

Bồ Tát Có Bệnh – Biên Soạn Về Kinh Duy Ma Cật

Kinh Bách Dụ: Sạ Lúa

Tìm hiểu chữ Tâm trong kinh tạng A Hàm

GIỚI THIỆU NGUỒN GỐC A-DI-ĐÀ 

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 132)

Tin mới nhận

Chia Sẻ Tâm Đắc Học Tập Đệ Tử Quy (Tập 8)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 183)

Điện Thư Chia Buồn Đlht. Thích Trí Tịnh Viên Tịch Của Ghpgvntn Hải Ngoại Tại Canada

Con Đường Tịnh Độ

Đức Phật A Di Đà Trong Kinh Bản Duyên và Các Kinh Điển Khác

Ý Nghĩa Thâm Thúy Của 4 Chữ A Di Đà Phật

Cửa Vào Tịnh Tông

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 13)

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 30)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 60)

Nữ Đức Vi Yếu – Kinh Văn

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 166)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 68)

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 35)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 119)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 224)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 88)

Làm Thế Nào Để Trẻ Thơ Tiếp Nhận Giáo Dục Phẩm Đức (Tập 1)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 298)

Khuyên giải trừ oan gia trái chủ

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.