PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Vì sao tu thiền định

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

VÌ SAO TU THIỀN ĐỊNH
HT. Thích Thanh Từ

Bài viết mới nhất của Thiền sư Thích Thanh Từ,
vị khởi xướng phục hưng dòng Thiền Trúc Lâm Tử,
dành cho Báo Giác Ngộ.

Thich Thanh Tu 2Phật dạy chúng ta tu thiền định cốt để buông xả các niệm tạp loạn, tâm lặng lẽ thanh tịnh. Theo kinh Nguyên thủy Phật dạy Bát chánh đạo, trong Bát chánh đạo từ Chánh kiến cho tới cuối cùng là Chánh định. Theo kinh Đại thừa Phật dạy Lục độ, thứ nhất là bố thí tới thứ năm là thiền định, thứ sáu là trí tuệ.

Chúng ta tu thiền định là tu thế nào? Nhiều vị không hiểu nói người mới tu thiền phải quán hơi thở tức là sổ tức. Sổ tức là đếm số, hít vô cùng đếm một, thở ra sạch đếm hai, đếm tới mười bỏ, rồi đếm trở lại một. Cứ như vậy đếm hoài cả buổi có lợi ích gì đâu, mầu nhiệm gì đâu? 

Chúng ta thử đặt lại vấn đề, tại sao đếm hơi thở? Vì muốn dừng tâm lăng xăng. Hít vô nhớ mình hít vô tới đâu, thở ra nhớ mình thở ra tới đâu, rồi nhớ số nữa. Bắt nhớ như thế để tâm quên chạy theo vọng tưởng. Dừng được tâm này là định nên nói thiền định. Thiền định là tiếng Ấn Độ, Trung Hoa dịch là Tĩnh lự, nghĩa là lặng cái suy nghĩ lăng xăng, chớ không gì lạ.

Qua giai đoạn đếm hơi thở rồi đến giai đoạn theo hơi thở. Khi ta chú tâm đếm hơi thở, tâm không chạy bậy, lần lần thuần thục ta bỏ đếm, chỉ theo hơi thở thôi. Nghĩa là hít vô tới đâu biết, thở ra tới đâu biết. Theo dõi như người thiếu nợ trốn chủ, bất thần chủ nợ tìm gặp, nên theo sát lưng không bỏ. Tu cũng vậy, ban đầu đếm hơi thở, sau đó theo hơi thở thật khít khao để tâm không tán loạn. Đó là phương tiện buổi đầu của người tập tu thiền.

Kế đến chúng tôi hướng dẫn hành giả tu thiền, khi niệm dấy khởi lên biết nó là hư dối, bỏ. Bởi vì khởi nghĩ không thật, mà mê theo nó thì thành thật. Như giận người A, khi dấy niệm giận mình theo niệm đó phát nổi hung hăng, muốn chửi đánh người ta, thành ra tạo nghiệp. Nếu vừa nhớ tới A liền bỏ không nghĩ, thì đâu còn tức mà muốn đánh chửi người ta. Manh mối ban đầu vừa mọc mầm liền thấy, chỉ mặt nó thì nó dừng lại nhẹ nhàng.

Tọa thiền dùng trí thấy thẳng để dẹp vọng tưởng. Đó là thấy ngay lẽ thật, không mượn phương tiện. Thiền tông dạy trực chỉ nhân tâm tức chỉ thẳng tâm người, kiến tánh thành Phật là nhận ra bản tánh của mình thì thành Phật. Chỉ thẳng tâm người là tâm lăng xăng, tâm điên đảo đó. Nó vừa dấy lên, chỉ mặt rầy thì nó lặng. Cho tới bao giờ tâm ấy hoàn toàn lặng hết thì tánh Phật hiện ra. Tánh Phật là Pháp thân. Người tu thiền đặt trí tuệ lên hàng đầu. Nhìn thẳng thấy rõ ràng, không để vọng tưởng lừa gạt. Nó rủ đi đâu là chặn liền, không cho nó dụ dỗ.

Phật tử bây giờ có bệnh, mình tu thích hợp với pháp này liền chê pháp của người khác, khen pháp của mình. Do đó tâm lăng xăng càng tăng trưởng chớ không giảm. Như vậy đâu phải tu. Tu là để giảm suy nghĩ lăng xăng, rối bời, mà mình tu càng ngày càng tăng là không đúng rồi. Cho nên thấy người tu niệm Phật, ta hoan hỷ nói “Chị tu niệm Phật tốt. Ráng niệm cho nhất tâm”. Thấy người tu trì chú, nói “Anh tu trì chú tốt. Ráng trì cho tới tam mật”. Thấy người tu thiền, nói “Anh tu thiền tốt. Ráng ngồi thiền cho được định”. Như vậy ai cũng tốt hết.

Người biết tu phải hiểu cho thấu đáo để không hờn phiền những người đồng đạo. Nếu không khéo sẽ dẫn tới tình trạng người này trách người kia, người kia phiền người nọ. Chính huynh đệ trong đạo chỉ trích nhau hoài, không hòa thuận nói gì tu hành. Bởi vậy tất cả chúng ta phải hiểu rõ điều này.

Tại sao Phật dạy chúng ta phải dẹp cái nghĩ lăng xăng lộn xộn của mình? Những ý nghĩ quấy dẹp thì phải, nhưng ý nghĩ phải tại sao cũng dẹp? Nếu nghĩ xấu sai, ta sẽ nói làm theo nghiệp ác. Nếu nghĩ tốt dĩ nhiên ta nói làm theo nghiệp lành. Như vậy nghiệp lành, nghiệp ác từ ý nghĩ mà ra. Nghiệp ác thì đọa vào đường dữ, nghiệp lành thì sanh về cõi lành. Nhưng dù lành hay dữ cũng còn trong dòng trầm luân sanh tử, còn trở đi trở lại mãi trong ba cõi là còn khổ.

Tại sao nghiệp lành vẫn không giải thoát? Vì nghiệp lành thì sanh cõi lành, như được làm người sung sướng. Nhưng mấy chục năm hưởng hết phước rồi cũng chết. Hoặc sanh lên cõi Trời, ở cảnh cao sang muốn gì được nấy, nhưng hết phước cũng đọa xuống trở lại. Lên lên xuống xuống không có ngày cùng. Chỉ có ra khỏi dòng sanh tử mới được giải thoát, hết khổ đau. Bây giờ nếu chúng ta tu tới nhất tâm, không còn nghĩ thiện nghĩ ác thì đi đâu? Hết nghĩ thì hết nghiệp, hết nghiệp là hết sanh tử, đó là giải thoát. Chỗ cứu kính chân thật Đức Phật chỉ cho chúng ta thấy là cái sáng suốt, bất sanh bất diệt nên gọi là Niết-bàn, vô sanh. Không có sanh lấy gì có tử.

Đức Phật vì thương chúng sanh mê lầm đuổi theo hư ảo cho là mình, rồi cả ngày sống trong cái hư ảo đó, chịu vô lượng khổ đau. Đã sống trong hư ảo thì dù làm việc tốt cũng chưa hẳn là tốt. Ví như có hai nhóm đi làm từ thiện. Nhóm A được nhiều người hoan nghênh, nhóm B cũng làm từ thiện nhưng lại bị nhiều người chỉ trích. Vậy nhóm B có vui nhìn nhóm A không? Bị thua thì giận rồi, mặc dù giận vì làm việc thiện.

Bởi vậy nói tâm của chúng ta không chân thật. Vì nó hư ảo nên biến chuyển luôn. Do đó nhiều người lúc nhỏ rất hiền lành, nhưng lớn lên bị ngoại duyên không tốt tác động lâu ngày trở thành hung dữ. Ngược lại, người lúc nhỏ hung dữ nhưng lớn lên nhờ gần gũi duyên tốt nên trở lại hiền lành. Tâm ta luôn đổi thay, không đứng một chỗ. Gặp môi trường tốt, thầy tốt, bạn tốt thì tốt theo, gặp môi trường xấu, thầy xấu, bạn xấu thì xấu theo. Tâm đó tùy thuộc ngoại cảnh chớ không tự làm chủ được. Vậy mà tất cả chúng ta đều đuổi theo nhận nó là mình, thử hỏi có đáng buồn không?

Nếu chúng ta không nhận những suy nghĩ lăng xăng lộn xộn đó là tâm mình, thì dù ở chung cả trăm ngàn người cũng không có chuyện cãi vã, nói gì đánh đập nhau. Sở dĩ chúng ta ở chung có chuyện này, chuyện kia là vì không đồng ý nhau. Mỗi người đều cho cái suy nghĩ là đúng, là tâm mình nên rồi hơn thua, phải quấy, oán thù đủ chuyện. Nuôi tâm ấy như nuôi kẻ cướp trong nhà, do đó Phật nói “Nhận giặc làm con”. Vì nhận giặc làm con nên nghe lời nó, không chịu bỏ nó. Đã vậy thì đời ta cứ đi trong trầm luân đau khổ không có ngày cùng.

Muốn ra khỏi dòng sanh tử không gì hơn là lặng được chú tạo nghiệp đó. Nghĩa là đừng nhận nó làm con nữa, đuổi nó ra khỏi nhà. Dễ quá, nó không phải là con mình thì đuổi đi. Nhưng khổ nỗi ta lại thương nó, không chịu đuổi. Khi thấy chúng sanh mê lầm như vậy, Đức Phật có thương không? Có. Chúng sanh đang lặn hụp giữa biển cả mênh mông, Ngài đưa tay xuống chờ mình ngóc đầu dậy thì kéo liền. Nhưng chúng sanh cứ mải miết lặn hụp không chịu đưa tay cho Ngài kéo.

Mỗi một ngày hết mười hai tiếng chúng ta chạy theo cái hư giả, chỉ còn một hai tiếng trở về cái thật, nên ráng buông xả cho các vọng tưởng lặng xuống, giành quyền làm chủ phần nào. Nếu không mình cứ bị nó làm chủ hoài. Ngày nào ta giảm bớt được hơn thua, phải quấy thì ngày đó an vui. Ngược lại, nếu cứ để nó lôi dẫn chạy ngược chạy xuôi, khi nhắm mắt chắc chắn phải luân hồi sanh tử.

Phật tử tu mà không hiểu, cứ ỷ lại vào thầy. Tháng nào cũng đi chùa cúng thầy một ít, chừng nào nhắm mắt mời thầy tới độ cho về Cực Lạc, khỏe ru. Tu như vậy thì oan cho đạo Phật quá. Quý vị phải nhớ chúng ta lo cho Tam bảo, để việc giáo hóa mọi người thức tỉnh được trường tồn, được phát triển. Muốn thế bản thân mình phải tu, rồi tạo điều kiện hỗ trợ Tam bảo tồn tại lâu dài nơi thế gian, đem lại lợi ích cho tất cả chúng sanh.

Hôm nay tôi nhắc những điều thiết yếu cho tất cả quý Phật tử biết, ứng dụng tu đúng pháp Phật dạy. Mong tất cả thực hành đúng Chánh pháp, đừng vì sự tu mà tạo phân biệt, nuôi lớn phải quấy đối đãi, trái xa với bản ý Phật dạy, cũng là tự vùi lấp sự giác ngộ của mình. Hiểu vậy trên đường tu tôi tin chắc quý vị sẽ tiến, sẽ đạt được kết quả tốt đẹp.

Thích Thanh Từ
(Giác Ngộ)

 

Tin bài có liên quan

Vô Ngã Vô Ưu

Vô Ngã Vô Ưu

Vị Trí Của Thiền Quán Trong Tu Tập Phật Giáo

Vị Trí Của Thiền Quán Trong Tu Tập Phật Giáo

Về Một Lời Khuyên Tu Thiền

Về một lời khuyên tu thiền

Vài Ghi Chú Rời Về Thiền

Vài Ghi Chú Rời Về Thiền

Ứng Dụng Bảy Yếu Tố Giác Ngộ Trong Quá Trình Thực Hành Thiền Định

Ứng dụng bảy yếu tố giác ngộ trong quá trình thực hành thiền định

Tương Quan Giữa Thiền Và Tịnh

Tương Quan Giữa Thiền Và Tịnh

Tứ Vô Lượng Tâm

Tứ vô lượng tâm

Tư Tưởng Thiền Học Trần Thái Tông

Tu Thiền Định Bằng Cách Chuyên Tâm Vào Một Điểm

Tu thiền định bằng cách chuyên tâm vào một điểm

Tự Ngắm Lại Vầng Trăng Mình

Tự Ngắm Lại Vầng Trăng Mình

Load More

Discussion about this post

Xuân Phật – Xuân Người

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Tìm Hiểu Vấn Đề Hôn Nhân Với Người Khác Tôn Giáo

Tìm Hiểu Vấn Đề Hôn Nhân Với Người Khác Tôn Giáo

Trong hơn 10 năm qua ban biên tập TVHS đã nhận được nhiều thư hỏi về vấn đề hôn nhân...

Apsara Và Dòng Kinh Sám Hối

Apsara và dòng kinh sám hối

APSARA VÀ DÒNG KINH SÁM HỐI Nhụy Nguyên Mẹ không ngủ suốt mấy canh giờ. Đêm trắng. Với mái tóc...

Luận Lý Học Phật Giáo

LUẬN LÝ HỌC PHẬT GIÁO Nguyên tác  BUDDHIST LOGIC Của TH. Stcherbatsky THÍCH NHUẬN CHÂU dịch Việt (Xem bản PDF: Luận Lý...

Giảng Rõ Về Báo Ứng

Giảng rõ về báo ứng

GIẢNG RÕ VỀ BÁO ỨNGĐại Sư Liên Trì | Thích Nguyên Hùng dịch Vào thời Tam Quốc (220-280), tại nước...

Đạo Phật Với Vấn Đề An Tử

An tử, hay “cái chết êm đềm” được thực hiện bằng “máy tự tử” do bác sĩ Jack Kevorkian, chuyên...

Kỷ Yếu Kỷ Niệm Chu Niên 20 Năm Thành Lập Tu Viện Quảng Đức

Kỷ Yếu Kỷ Niệm Chu Niên 20 Năm Thành Lập Tu Viện Quảng Đức

Kỷ Yếu Mừng Chu Niên Hai Mươi Năm (1990-2010)Thành Lập Tu Viện Quảng Đức  (The 20th Anniversary of Quang Duc...

Huyền Không Sơn Thượng Chốn Bình Yên

Huyền Không Sơn Thượng Chốn Bình Yên

Huyền Không sơn thượng chốn bình yênMinh Phượng Chẳng là hư mà rất thực nếu ai muốn lên non tìm...

Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (Tập 67)

Kinh văn: “Lực trang nghiêm cố, chúng oán tận diệt, vô năng hoại giả”.Hai câu này là nói hiệu quả...

Đạo Đức Nghề Y

Đạo đức nghề y

ĐẠO ĐỨC NGHỀ Y Phúc Cường dịch Đức Đạt Lai Lạt Ma chia sẻ với Hiệp hội bác sĩ Nhật...

Vun Trồng Thế Hệ Tương Lai – Thầy Thích Phước Tiến 2016

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Thi Kệ “Bốn Núi” Của Trần Thái Tông

Thi Kệ “bốn Núi” Của Trần Thái Tông

THI KỆ "BỐN NÚI" CỦA TRẦN THÁI TÔNGNguyễn Lương Vỵ giới thiệu và dịch   Trần Thái Tông (09.07.1218 -...

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 22)

KINH ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ (PHẦN 22) Pháp Sư Tịnh Không   Tam phước Những gì là phương hướng?...

Đức Phật Đã Xử Sự Như Thế Nào Khi Được Cung Kính, Cúng Dường

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Bụt Hay Phật (Phần 3)

Bụt Hay Phật (Phần 3)

BỤT HAY PHẬT (Phần 3)(Tản mạn về vết tích ngôn ngữ phương Nam trong tiếng Hán)Nguyễn Cung Thôngnguyencungthong@yahoo.com Tác giả...

Xuân Phật – Xuân Người

Tìm Hiểu Vấn Đề Hôn Nhân Với Người Khác Tôn Giáo

Apsara và dòng kinh sám hối

Luận Lý Học Phật Giáo

Giảng rõ về báo ứng

Đạo Phật Với Vấn Đề An Tử

Kỷ Yếu Kỷ Niệm Chu Niên 20 Năm Thành Lập Tu Viện Quảng Đức

Huyền Không Sơn Thượng Chốn Bình Yên

Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (Tập 67)

Đạo đức nghề y

Vun Trồng Thế Hệ Tương Lai – Thầy Thích Phước Tiến 2016

Thi Kệ “bốn Núi” Của Trần Thái Tông

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 22)

Đức Phật Đã Xử Sự Như Thế Nào Khi Được Cung Kính, Cúng Dường

Bụt Hay Phật (Phần 3)

Tin mới nhận

Niệm Phật phải đặt trọn niềm tin vào lời Phật dạy

Nghiệp nặng và sự cứu độ của Đức Phật

Phật dạy: Không làm ác thì việc gì phải sợ

Phật dạy: Trong thiên hạ, không có ân nào bằng ân cha mẹ

Phiền não: Buông xả chứ không buông bỏ

Có phải bạn đang yêu sai cách?   

Hiệu dụng của việc niệm Phật

Đức Phật ra đời: Thông điệp của sự hạnh phúc

THƯ NGỎ v/v Xây Dựng Chánh Điện Chùa Kỳ Viên Khánh Phú

Làm thế nào để chiến thắng cái xấu ác?

Bởi đọc kinh mà không hiểu kinh

Quan niệm về Đức Phật

Vì đâu ‘khẩu Phật tâm xà’?

Trí viên giác chiếu soi vô minh

Lời nguyện đêm thành đạo

Tưởng Niệm Bồ Tát Thích Quảng Đức Cùng Tăng Tín Đồ Phật Giáo Vị Pháp Vong Thân

Báo cáo tâm đắc về việc học tập Nữ Đức (Tập 4)

Đức Phật dạy thế nào là người vợ lý tưởng?

Đức Phật đản sinh – Suối nguồn từ bi và bình đẳng

Phật dạy: Hãy cúng dường cha mẹ

Tin mới nhận

Vượt qua bệnh trầm cảm

Nhân quả của hai anh em không chịu tu phước huệ song hành

Trái Đất Đang Bị Hủy Diệt Vì Con Người Ăn Nhiều Thịt

Viên Giác Số 246 Xuân Nhâm Dần 2022

Con người và sinh vật

Hạnh xả

Đau Khổ

Kế sống khôn ngoan nhất

Ý Nghĩa Phật Đản Pl.2558 – Dl.2014

Phương hướng bảo vệ và phát triển Phật Giáo Việt Nam tại Úc Châu

Giáo Dục Và Giáo Dục Phật Giáo: Bản Chất Và Giá Trị – Minh Chân

Phương Pháp Căn Bản Của Thiền Thở

Vesak 2014 Các Bài Tham Luận Hội Thảo

Tùy duyên trong bất biến

Vượt qua thói quen thủ dâm

Cư sĩ dịch kinh cuộc đời & sự nghiệp

Phật dạy sắc đẹp làm con người mê muội

Pháp đơn giản

Khóa Lễ Cầu Siêu Phật Giáo Nguyên Thủy

Little Saigon Đón Giao Thừa

Tin mới nhận

Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (Tập 05)

Kinh Bách Dụ: Đòi không có vật

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 63)

Kinh Bách Dụ: Người giúp việc giữ cửa

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 339)

Kinh Vu Lan– Khảo Về Nguồn Gốc Hán Tạng & Nikàya

Kinh Tiểu Bộ Tập Iii (Khuddhaka Nikàya)

Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014 (Tập 8)

Tam Tạng Kinh Điển Trung Hoa

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 44)

Bộ Kinh Liên Kết (Tương Ưng Kinh Bộ) Ebook PDF

GIỚI THIỆU

Ta Không Tranh Luận Với Đời – Kinh Bông Hoa (Puppha Sutta, Sn 22.94)

Kinh Sợ Hãi Khiếp Đảm

Giới thiệu – Dịch và Chú Kinh Pháp Ấn

Ta là người có tội

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 52)

Bất bình đẳng sai khác của chúng sanh là do nghiệp

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 20)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 373)

Tin mới nhận

Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (Tập 71)

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 7)

Phật thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (tập 54)

48 Lời Nguyện Của Phật A Di Đà Song Ngữ

Chia Sẻ Tâm Đắc Học Tập Đệ Tử Quy (Tập 6)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 281)

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 11)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 66)

Thảnh Thơi Trong Cõi Vô Thường

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 18)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 55)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 319)

PHÁT KHỞI BỒ TÁT THÙ THẮNG CHÍ NHẠO KINH (Tập 4)

Pháp Môn Tịnh Độ – Bài 6

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 29)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 248)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 51)

Phật Giáo Với Quan Niệm Cầu An, Cầu Siêu

Đường Về Cõi Phật A Di Đà

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 345)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

Chinese (Simplified)EnglishFrenchGermanJapaneseKoreanRussianSpanishVietnamese