PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Vị Hòa Thượng “Nhập Thế” Với Nữ Hoàng Địa Lan – Hoàng Lan

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

VỊ HÒA THƯỢNG “NHẬP THẾ” VỚI NỮ HOÀNG ĐỊA LAN
Hoàng Lan

ThichhuedangHàng năm cứ đến độ hạ tuần tháng chạp, những người Sài Gòn mê
chơi hoa lan thường thấy một nhà tu dựng lều giang hồ bên vỉa hè nào đó
ở trung tâm TP.HCM để bán hoa địa lan, không khác gì một lái buôn. Hình
ảnh
một hành giả trong vai lái buôn thực thụ vật lộn giữa “núi” hoa địa
lan đẹp ngất trời đưa xuống từ cao nguyên lạnh Đà Lạt kia rõ là con người bí ẩn…

Nếu không có địa lan, lan không tung ra chợ búa, và chính ông không có những cú nhảy theo xe tải chở hàng, không lăn
xả xộc ra các cửa hàng phân bón để mua vật tư nông nghiệp về cho trang trại địa lan của ông… thì chắc chả ai biết vị hành giả này…

Luyện công với “nữ hoàng” địa lan

Đời người tu hành không của cải, nhưng muốn đại sự nhân duyên với cây địa lan thì cũng phải có ít đồng bạc để khởi hoạt.

Ý tưởng đưa các giá trị Phật giáo vào đời, phục vụ phát
triển kinh tế, cân bằng đời sống, kéo giữ đạo đức xã hội cùng niềm yêu thương con người của hành giả Thích Huệ Đăng được nhiều nơi đón nhận như
là “tư duy mới, gần gũi, hiện đại” của Phật pháp.

Đấy cũng là lúc ông bắt đầu được mời đi thuyết pháp khắp nơi, trong và ngoài nước. Gom lấy những chút tiền thù lao từ các buổi thuyết giáo về “Ứng dụng Phật giáo vào kinh tế”, “Cái tâm trong kinh tế”, “Đạo Phật và đạo kinh doanh”, “Đạo đức bán buôn trong nền kinh tế thị trường”… cho các doanh nghiệp… để trang trải cho sứ phận trồng địa lan.

Nhiều năm sau khi gom được ít tiền, ông sắm một mảnh đất nhỏ thiên hạ bỏ hoang ở gần bến xe liên tỉnh Đà Lạt làm mặt bằng để đặt chậu, phân tro, vườn ươm cây địa lan…

Mùa xuân 1995, ông đưa những chậu địa lan rực rỡ đầu tiên ra bán cho thiên hạ với tư cách hàng hoá. Nhưng vốn không rành việc
bán buôn, không biết trả giá, nói thách, thuyết phục sao ở chợ đời, ông
để lan cả ở nhà.

Không ai mua cũng tiếp tục trồng, nhân ra nhiều chậu hơn, nguồn giống tiếp tục cấy tạo.

Vườn lan mỗi ngày một phình to ra, rộng lớn đến độ mượn
tán rừng thông trong Tuyền Lâm để làm mặt bằng, giàn chậu, số lượng lên
đến cả vạn chậu.

Có người tốt bụng mách: muốn bán được lan phải nhắm tới thị trường Sài Gòn.

Nhưng đến mùa xuân năm 2000, ông mới bắt chước lái buôn
chuyên nghiệp ở Đà Lạt mà gửi những chậu địa lan đi chợ hoa Hồ Thị Kỷ ở
TP.HCM, bán theo kiểu “ký gửi”, được chăng hay chớ.

Năm 2003, ông tiếp tục đánh bạo gửi ra tận Hà Nội bán. Từ năm 2001, ông tự tay đi bán, chở hoa về tận Sài Gòn, dựng lều bán, ở chợ Hồ Thị Kỷ, hoặc các công viên tại TP.HCM.

Ông rằng, khi đứng giữa thế tục bán buôn là ông đang học đạo, học đời, hiểu đạo, tức là “đang tu”.

Không dừng lại ở TP.HCM, thượng toạ Thích Huệ Đăng của Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Lâm Đồng định năm nay tiếp tục đưa địa lan đi TP.HCM cỡ ngàn rưỡi chậu trên vài chuyến xe tải, còn thị trường Hà Nội phải đưa đi bằng máy bay cho hoa đỡ hư hỏng, trong số gần ba vạn chậu địa lan đang cho ra bông mùa xuân này, cùng hai vạn chậu khác sẽ lần lượt ra bông vào các năm tới.

Trang trại rộng năm hecta của ông hiện ở khu du lịch hồ
Tuyền Lâm hiện giờ là ông thuê đất nhà nước, với tư cách nhà đầu tư, thời hạn 50 năm, như bao doanh nghiệp khác đến từ trong, ngoài nước.

Nhưng ông mong ước, những năm sau nữa sẽ nhắm tới việc xuất khẩu địa lan ra các nước, nhất là Nhật, Singapore…

Trả hết cho cát bụi

Vào năm 2004 ông quyết định nâng vườn địa lan của ông lên thành… doanh nghiệp. Tên công ty là: công ty TNHH hoa lan Thanh Quang. “Thanh Quang” là sáng trong tinh thần Phật.

Chẳng có bộ máy nào cả, ông vừa là giám đốc công ty, chủ tịch hội đồng quản trị, kỹ thuật viên, nông dân chính, tổ chức nhân sự, vừa là thủ quỹ, kế toán, thủ kho, bán hàng, và… mang tiền đi đóng thuế cho nhà nước…

Ông là thành viên của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, đã lên hàng giới phẩm tỳ kheo, thượng toạ, là giảng sư cao cấp trong uỷ ban
Hoằng Pháp của trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, còn công ty của ông là thành viên hội Doanh nghiệp Lâm Đồng, trang trại lan của ông là thành viên của hiệp hội Hoa Đà Lạt, trung tâm thực nghiệm nhân nuôi tế bào của ông là thành viên hiệp hội Cấy mô Đà Lạt…

Đi dự các cuộc gặp gỡ doanh nhân do chính quyền tổ chức, gặp ông ai nấy đều: “Chào thầy”.

Quá bước trong trang trại và trụ sở công ty TNHH hoa lan Thanh Quang, thấy trang trại mênh mông, những giàn địa lan phun búp bông đầy sức sống rải khắp các sườn đồi, công nhân chăm chú vun trồng, còn chuông điện thoại của người giám đốc thì reo liên tục.

Đó là những vườn hoa địa lan mà ở đấy từ tưới, phun phân, thuốc sâu đều tự động, bằng công nghệ tưới nhỏ giọt hiện đại.

Những trí thức trẻ trong chiếc áo blouse trắng cặm cụi nhân tách phôi ở phòng thí nghiệm. Trên sườn đồi là vườn thực nghiệm trồng khảo cứu các giống cây vừa đưa ra từ ống nghiệm. Rồi bước lên bên trên là những phòng chất đầy sách mới cũ luận giải kinh Phật, do chính hành giả này viết ra.

Nhìn ra thung lũng là dãy nhà bếp chuyên nấu đồ chay trường và ăn tập thể ở không xa dãy nhà nghỉ của công nhân. Nơi kia, chiếc xe hơi hiệu Vios của hãng Toyota người hành giả mới sắm để tiện đi
lại thuyết pháp Phật giáo, chạy vật tư, và giao dịch kinh tế đặt bên hông vườn lan…

Vừa rồi cất được trụ sở mới cho công ty, cũng là nông trại, là nơi để ông, công nhân (nếu thích), đệ tử ngồi thiền, đi vào Phật pháp, như một đạo tràng…

Cứ thế, nay ngoài 71 tuổi, hơn 40 năm tu hành, 21 năm trồng địa lan, đứa trẻ mồ côi cha mẹ từ năm 12 tuổi là ông vẫn tha thiết
với “đường tu” của mình.

Mọi thứ từ tay không, tự tay ông làm ra tiền, nuôi dưỡng và rao giảng Phật pháp, giúp đỡ tha nhân, không bao giờ nhận tiền cúng dường của bất cứ ai.

Vì vậy, dường như cả nước này, có lẽ chỉ có công ty của
ông mới ghi trong điều lệ rằng: “38% nguồn lợi làm ra là để đầu tư cho từ thiện, và in sách phát không cho mọi người ở mọi nơi”.

Ban ngày là một nông dân, ban đêm hành giả Huệ Đăng là một nhà tu đích thực và chuẩn mực: ngồi tụng niệm, thuyết giảng đạo đức,
hoặc cắm cúi viết sách luận giải các kinh Phật, nghiên cứu Phật giáo.

21 đầu sách đã ra đời, với trên 8.000 trang từ những đồng tiền bán hoa lan đó, kể từ ngày bán được lứa lan đầu tiên.

Trong tay chỉ với một hecta đất đặt lan mà mỗi năm trang trại lan của ông thu vào 1 – 2,5 tỉ đồng thì đúng là một thử thách
cho nông dân Việt Nam, cho các doanh nghiệp nông nghiệp.

Hành giả Huệ Đăng nói, ông sẽ chia tay trần thế ngay tại trang trại địa lan, tại công ty TNHH hoa lan Thanh Quang này với hai
bàn tay trắng, tro cốt đốt bỏ vào đâu đó dưới vườn lan kia, tuỳ người ở
lại.

Còn mọi thứ vật chất chẳng cần phải viết di chúc, cũng chẳng để lại cho ai cả, tất cả thuộc về tha nhân, mọi người, lúc đó trời
đất, Phật tính, tự khắc có sự sắp xếp.

Đơn giản vì “con đường kinh tế, làm giàu” là con đường để ông tu, để thực hành Phật pháp, hành đạo, để yêu thương con
người
, hiểu kiếp người, mở ra kiếp sau, chứ không phải mục đích tích tụ
vật chất muôn đời.

Có lần ông cười với cái miệng rộng tới đôi tai chảy sệ kia, rồi an nhiên tự tại về mình: “… Một chiếc xuồng con lội ngược dòng”.

Thực ra có cái gì ngược đâu, ngàn vạn lối vào cửa Phật,
trường hợp của hành giả Huệ Đăng có thể là gợi ý về một đường tu, khai mở lối tu mới, thích ứng mới, thời nhân loại ta bà toàn cầu hoá, buổi trần gian và tha nhân ngổn ngang những vấn đề thời hiện đại khác nhiều thuở xa xưa.

Theo: SGTT

Tin bài có liên quan

Ý Niệm Về Sự Tự Do Trong Lịch Sử Nhân Loại Và Theo Quan Điểm Phật Giáo

Ý niệm về sự Tự Do trong lịch sử nhân loại và theo quan điểm Phật giáo

Ý Chí Về Độc Lập Của Dân Tộc Việt Nam

Xã Hội Chủ Nghĩa Điều Hành Bởi Đạo Pháp

Xã Hội Chủ Nghĩa Điều Hành Bởi Đạo Pháp

Vun bồi phật chất trong đời sống doanh nhân (tham luận hội thảo)

Vua Và Vương Quyền

Vipassana Và Kinh Doanh

Vipassana Và Kinh Doanh

Vị Tha Tầm Nhìn Của Phật Giáo Về Công Bằng Xã Hội

Về Miền Tây

Về Miền Tây

Vận Mệnh Đất Nước Và Con Người

Vận mệnh đất nước và con người

Vấn Đề Kinh Tế Của Phật Giáo Đài Loan – Tịnh Tâm Hòa Thượng – Chúc Tiếp Dịch

Load More

Discussion about this post

Còn hiện hữu là còn khổ

CÒN HIỆN HỮU LÀ CÒN KHỔ Sakya Sông Lam Trong kinh Nikaya, Đức Phật cũng không bao giờ tán thán...

Cân Bằng Cảm Xúc Trong Công Việc

Cân bằng cảm xúc trong công việc

Cuộc sống hiện đại diễn ra với nhịp độ ngày càng nhanh và những áp lực bạn gặp phải cũng...

Chùa Bái Đính Ninh Bình (Drone Camera footage)

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Đường Đến An Bình Thật Sự (12) Song Ngữ

Đường Đến An Bình Thật Sự (12) song ngữ

Phát triển việc quan tâm cho người, nghĩ họ như một phần của chúng ta, sẽ đem đến sự tự...

Mùa Vu Lan

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Tự Tứ-Kết Nối Truyền Thông Tâm Linh

Tự tứ-kết nối truyền thông tâm linh

TỰ TỨ - KẾT NỒI TRUYỀN THÔNG TÂM LINH Thích Phước Đạt Lễ Tự Tứ tại chùa Từ Đàm, Huế...

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 273)

Sau đó bạn mới hiểu được nhẫn là điều quan trọng vô cùng, ở trong Kinh Phật vô cùng xem...

Nghiên Cứu Triết Học Trung Quán

Nghiên cứu Triết học Trung Quán

T. R. V. MURTI TRIẾT HỌC TRUNG TÂM CỦA PHẬT GIÁO NGHIÊN CỨU TRIẾT HỌC TRUNG QUÁN A Study of the...

Nghiệp, Hóa Thân Và Quy Y

Nghiệp, Hóa Thân Và Quy y

NGHIỆP, HÓA THÂN VÀ QUY YĐức Pháp Vương Gyalwang Drukpa đời thứ XII khai thị Ngã chấp là nguyên nhân...

Các Vấn Đề Liên Quan Đến Giới Đàn: Cần Hiểu Để Làm Cho Đúng Luật

Các vấn đề liên quan đến Giới đàn: Cần hiểu để làm cho đúng luật

Nhân Đại giới đàn Huệ Hưng PL.2564, theo hướng chỉ đạo của Trưởng lão HT.Thích Trí Quảng, Phó Pháp chủ...

Bảy Bước Đi An Lạc

Bảy bước đi an lạc

BẢY BƯỚC ĐI AN LẠCThích Nguyên Hùng   Kinh Thiện pháp (Trung A-hàm) có nêu lên bảy pháp mà bất...

Phật Giáo Với Tuổi Trẻ

Phật Giáo Với Tuổi Trẻ

PHẬT GIÁO VỚI TUỔI TRẺThích Đồng Trí   Phật Giáo chỉ ra con đường đưa đến hoàn thiện, an lạc...

Bạn Có Tin Tưởng Tái Sinh Không?

Bạn Có Tin Tưởng Tái Sinh Không?

BẠN CÓ TIN TƯỞNG TÁI SINH KHÔNG?Tác giả: Alexander BerzinChuyển ngữ: Tuệ Uyển – 16/03/2010 HỎI: Bạn có tin tưởng...

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 284)

Mọi thứ đều cứu cánh viên mãn. Điều đầu tiên là tướng mạo. Bạn xem Phật nói ở trong Kinh...

Phật Dạy Tu Là Chuyển Nghiệp

Phật Dạy Tu Là Chuyển Nghiệp

PHẬT DẠY TU LÀ CHUYỂN NGHIỆPThích Đạt Ma Phổ Giác Quên mình Từ lâu, chúng ta thường nghe nói gieo nhân...

Còn hiện hữu là còn khổ

Cân bằng cảm xúc trong công việc

Chùa Bái Đính Ninh Bình (Drone Camera footage)

Đường Đến An Bình Thật Sự (12) song ngữ

Mùa Vu Lan

Tự tứ-kết nối truyền thông tâm linh

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 273)

Nghiên cứu Triết học Trung Quán

Nghiệp, Hóa Thân Và Quy y

Các vấn đề liên quan đến Giới đàn: Cần hiểu để làm cho đúng luật

Bảy bước đi an lạc

Phật Giáo Với Tuổi Trẻ

Bạn Có Tin Tưởng Tái Sinh Không?

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 284)

Phật Dạy Tu Là Chuyển Nghiệp

Tin mới nhận

Phật dạy đời người có 4 thứ không tồn tại vĩnh cửu

Làm thế nào để thoát khỏi bóng đen của những nỗi buồn phiền?

Ước nguyện quá khứ

Kinh Vô Thường

Đạo đức và trách nhiệm trong hôn nhân theo lời Phật dạy

Phật dạy về ngày tốt

Duyên và nợ trong Đạo Phật

Nữ Đức Vi Yếu – Chương Năm: Chuyên Tâm

Biết sự hơn kém của người

Lời Phật dạy cách sống chung với người khó chịu

Hãy nuôi dưỡng lòng từ bi

Chùa Long Phước, Ấp Giồng Chùa, Xã Nhuận Phú Tân, Huyện Mỏ Cày Bắc, Bến Tre

Câu chuyện ngụ ngôn: Không ai sung sướng cả

Văn Tưởng Niệm Thánh Tử Đạo

Đau không có nghĩa là khổ

Lời Phật dạy quả báo tạo khẩu nghiệp chửi rủa chư Tăng

Đức Phật qua cái nhìn của danh nhân

Thế nào là tu huệ?

Lời di huấn của Thế Tôn

Thập Trụ Bồ Tát

Tin mới nhận

Bốn Nền Tảng Chánh Niệm

Đức Phật Thích Ca Con Đường Từ Khổ Hạnh Đến Giác Ngộ – Minh Thông

Tư tưởng chính trị trong triết học Khổng giáo

Giáo Huấn Của Đức Phật Về Sự Đau Đớn Và Khổ Đau

Tứ Thánh Quả Qua Kinh Tạng Pāli

Tâm ô uế thì chắc chắn đi đến ác xứ

Đi tìm một mẫu số chung trong cuộc đời

Mục đích tu thiền

Đem Chánh Niệm Vào Doanh Nghiệp

Mai Tôi Đi

Hoàng tử năm vũ khí và quỷ lông dính

Viện Đại Học Vạn Hạnh Theo Bách Khoa Toàn Thư Mở Wikipedia

Nước đã khơi nguồn nơi Bon

Làm thiện thế nào để thật sự có phước đức

Con ơi, tu đi…

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 38)

Bài Thơ Xuân Vãn Của Điều Ngự Giác Hoàng – Trần Nhân Tông

Cành Lá Vô Ưu

Hãy Buông Ra

Chùa Hang Mai – Núi Dinh (Bà Rịa – Vũng Tàu)

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 122)

Lời Phật Dạy Trong Kinh Tạng Nikaya Tập 2

Niềm Tin Và Kinh Kalama

Lời Phật Dạy Về Pháp Tướng

Bồ Tát Tại Gia, Bồ Tát Xuất Gia – Kinh Duy Ma Cật Giảng Luận

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 48)

Giới Thiệu Kinh Đại Niệm Xứ

Luận Thích Kinh Năng Đoạn Kim Cương Bát Nhã Ba La Mật Đa

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 23)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 15)

Aputtaka-sutta Sự Giàu Có Của Một Người Keo Kiệt

Kinh Paramatthaka Sutta

Tính Khế Lý Và Khế Cơ Trong Kinh Kim Cang

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 369)

Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (Tập 06)

Bát Nhã Tâm Kinh Thiền Giải

Kinh Bách Dụ: Đứa bé được chiếc bánh hoan hỷ

Niệm Phật không phải là kêu Phật

Đôi Điều Cương Yếu Về Kinh Địa Tạng

Kinh Thủ Lăng Nghiêm Giảng Ký Toàn Tập

Tin mới nhận

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 9)

Chương 1 bài 2 mục 4 Bàn Về Phương Pháp Tu Trì (24/04)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 85)

Quan Niệm Về Thiền Và Tịnh Của Thiền Sư Bạch Ẩn

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 87)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 267)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 305)

Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014 (Tập 14)

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 41)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 83)

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 16)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 250)

Thành tựu ngũ giới, vãng sanh tây phương tịnh độ

Học Vi Nhân Sư, Hành Vi Thế Phạm – Tập I

Giải Đáp Thắc Mắc

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 3)

Niệm Phật Có Thể Độ Chúng Sanh

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 369)

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 22)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 273)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.