PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Vạn Pháp Sinh Diệt

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter
Ajahn_SumedhoĐức Phật dạy rằng nguồn gốc của tất cả khổ đau là vô minh. Đây là điều quan trọng khi chúng ta kiểm xét lại những gì mà ngài thực sự định nghĩa về “vô minh”. Hầu hết sự hiện hữu của con người trong vũ trụ biểu hiện đa dạng, tương ứng với con người chính là những thói quen, sự suy tư, cảm giác và ký ức của họ. Người ta không dành chút thời gian hoặc cơ hội để nhìn lại đời sống của chính mình, quan sát hoặc chú tâm đến muôn pháp khởi động.

Pháp là gì? Thân thể mà chúng ta đang có, những tri giác và cảm xúc, những tri giác của tâm, những khái niệm và ý thức xuyên qua những giác quan, đây là những nhân duyên. Một pháp là điều gì đó được thêm vào và hòa hợp, là những gì sinh và diệt; nó không tự tác tự sinh, không có mấu chốt cơ bản một cách chính xác.

     Tôn giáo là những gì mà con người vận dụng để cố gắng trở về với điểm cuối cùng bên kia chu kỳ của sống và chết; sự hiểu biết ngoài thế gian hoặc lokutara Panna (trí tuệ siêu việt); Nirvana hoặc Nibbana (Niết bàn) là kinh nghiệm siêu việt thực sự. Đây là khi mà chúng ta đột nhiên hiểu biết chân lý, không qua sự nghiên cứu kinh Pali hay sách thiền, nhưng xuyên qua kinh nghiệm trực tiếp.

     Thông thường chúng ta diễn đạt chân lý trong khi tâm chúng ta có sự hiện hữu vài điều gì đó, và Niết bàn khi có vài sự an hòa của tâm hoặc những kinh nghiệm chợt nảy lên. Tất cả chúng ta có được một vài thứ kinh nghiệm của hạnh phúc, rồi chúng ta thích diễn đạt về chân lý không sinh, không tạo tác, không nguồn gốc như một kinh nghiệm hạnh phúc. Nhưng đức Phật rất cẩn thận, chẳng bao giờ ngài diễn đạt sự thật cuối cùng hay Nibbana-ngài chẳng bao giờ nói nhiều về nó. Người ta muốn biết nó, viết sách bàn về nó và nghiên cứu sự tự nhiên của nó-nhưng Niết bàn là sự chính xác với những gì mà đức Phật không bàn đến.

     Thay vì điều đó, đức Phật tập trung đến sự nhận biết về những điều kiện thay đổi, những gì mà chúng ta biết được xuyên qua những kinh nghiệm của chính mình ở giây phút bây giờ. Đây không phải là một chủ đề về niềm tin đối với bất cứ ai. Nó là một đề tài của sự giác ngộ ở phút giây hiện tại với bất kỳ điều gì đang xảy ra. Do đó chúng ta tận dụng loại chú tâm này trong đời sống chúng ta-nhận diện bất cứ điều gì xảy ra;bất kỳ trạng huống của thân và tâm-dù nó là một cảm giác vui sướng hoặc đau đớn, cảm xúc hoặc ký ức, cái nhìn, âm thanh, mùi vị hay sự xúc chạm ở trong hoặc ở ngoài, nó chỉ là một trạng thái.

     Điều này rất quan trọng để phản ánh đúng thực nghĩa của “vô minh” bên trong tri giác mà đức Phật đã đề cập đến khi ngài gọi là nguồn gốc của tất cả khổ đau. “Vô minh hiện hữu” nghĩa là chúng ta đồng nhất với những trạng thái bằng sự quan hệ với chúng như “tôi” hay “của tôi.” Chúng ta bám vào những khái niệm mà chúng ta đã chấp chặt để tìm hạnh phúc vĩnh cửu, đạt được vài điều, đeo đuổi vài điều mà chúng ta không có. Nhưng chúng ta không nhận ra rằng sự ham muốn trong tâm là một sự thay đổi, nó là một sự mong cầu điều gì đó, và là một tâm trạng thay đổi trong thế sinh và diệt, nó vốn vô ngã. Thành ngữ not-self (anatta) không phải là thuộc loại của mantra (thần chú) mà chúng ta dùng để từ bỏ mọi thứ, nhưng nó là một sự thâm nhập thực thể về sự tự nhiên của tất cả ham muốn.

     Khi bạn nhìn một cách cẩn thận, thật nhẫn nại và khiêm tốn, bạn bắt đầu thấy rằng cái sinh xuất hiện bên ngoài cái bất sinh rồi trở về với bất sinh. Nó biến mất và không để lại gì cả. Nếu nó thực sự là bạn, nó đã ở lại, phải không? Nếu nó thực sự là cái của bạn thì nó đã đi đâu-chỗ nào đó trong kho dự trữ của cá nhân bạn? Nhưng khái niệm và bất cứ điều gì đó mà bạn suy nghĩ đó là một pháp sinh và diệt. Bất kỳ lúc nào bạn cố gắng suy tư về chính mình, như khái niệm hoặc ký ức về việc này hay việc kia thì chỉ là một pháp của tư tưởng bạn. Nó không phải là những gì bạn đang là, bạn không phải là một pháp của tư tưởng bạn. Vì vậy, sự buồn phiền, nỗi tuyệt vọng, tình yêu và hạnh phúc là tất cả những tâm pháp và chúng không có tự ngã.

     Nhận rõ đời sống của chính bạn khi bạn đau khổ hoặc cảm giác thỏa mãn, tại sao như thế? Nguyên do vài sự cố chấp, một số quan niệm của chính bạn hay ai đó. Người mà bạn yêu thương đã chết và bạn cảm thấy buồn khổ với chính mình. Bạn suy nghĩ vế quá khứ tốt đẹp mà bạn đã có và dừng lại ở đó và tạo thêm nhiều tâm pháp, có thể bạn cảm thấy tội lỗi vì bạn đã không chan rãi hoặc yêu thương suốt thời gian đó, đây cũng là một pháp của tâm, nó không phải là cá nhân đơn độc, phải không? Bạn nhớ một ai đó đang còn sống và bạn mong ước gặp họ ngay bây giờ, đó là một tâm pháp, hoặc bạn nhớ người nào đó đã chết mà bạn chẳng bao giờ gặp lại, cái này cũng là môt tâm pháp.

     Sự thiền định của Phật giáo là sự nhận diện những trạng thái của tâm, quan sát và nhận ra những gì mà chúng nó là, hơn là sự tin tưởng chúng. Người ta muốn tin tưởng-như khi một vài người thân của bạn chết, vài người bảo với bạn: “Ồ, họ đã lên thiên đường với chúa trời, họ đang sống trong những sự vui sướng của thiên giới Tusita.” Họ nói điều đó để bạn có sự nhận thức hài lòng đối với suy nghĩ-“chà, tôi biết lúc này bà nội bạn đang hạnh phúc ở trên đó trong những vương quốc thiên đường và nhảy múa với thiên sứ. Rồi một ai đó nói, này bạn biết không, bà ta có một vài điều thật kinh khủng, bà ta có thể đi xuống địa ngục, bị thiêu đốt trong những lò lửa không ngừng!” Thế là bạn bắt đầu lo lắng, bạn sẽ bi kết thúc vào những điều này luôn, nhưng đó là một tâm pháp, thiên đuờng , địa ngục và những hiện tượng tâm lý. Vì vậy nếu bạn phản chiếu lại hình ảnh mười năm…đó là  một tâm pháp sinh diệt, và nguyên nhân mà nó sinh là như trên. Cho nên pháp đó tùy thuộc vào pháp khác. Quá khứ là những gì mà chúng ta đã được kinh nghiệm, và tương lai là điều chưa biết được.

     Nhưng ai là người hiểu được tâm pháp hiện hữu? Tôi không thể nhận ra nó, duy nhất là sự có mặt của hiểu biết, và sự hiểu biết nhận ra bất kỳ điều gi xảy ra bây giờ, vui hoặc không vui, những sự suy đoán về tương lai hoặc hồi tưởng về quá khứ, những sự tạo thành chính bạn như điều này hoặc điều kia. Bạn tạo ra chính mình và thế giới mà bạn đang sống, cho nên bạn không thể đổ lỗi cho thật sự cho một người khác. Nếu bạn làm như thế, đó là bởi vì bạn vẫn còn vô minh. Người giác ngộ thì chúng ta gọi là đức Phật-nhưng không có nghĩa “đức Phật” là một pháp, đúng hơn “đức Phật” là sự giác ngộ, vì vậy sự thiền định của Phật tử thực sự là sự tỉnh thức, là sự trở thành đức Phật.

     Lý tưởng trở thành đức Phật được y cứ vào những pháp, bạn nghĩ bạn là ai đó chứ không phải là đức phật bây giờ, và để trở thành đức Phật bạn phải đọc sách, và tìm ra cách để trở thành như ngài…Dĩ nhiên, với ý nghĩa này, bạn phải làm việc thực sự khó khăn để từ bỏ các đặc tính không giống đức Phật; bạn không đạt được kết quả, bạn trở nên giận dữ, tham lam, nghi ngờ và hoảng sợ, và dĩ nhiên, chư Phật không có những tâm trạng này, bởi vì đức Phật là bậc giác ngộ, do đó các ngài hiểu biết tốt hơn. Rồi, để trở thành đức Phật bạn phải cố gắng tập hạnh giống như đức Phật, chẳng hạn như lòng từ bi và tất cả các hạnh khác. Tất cả những điều này là tác phẩm của tư tưởng! Thế là chúng ta tạo nên chư Phật, vì chúng ta tin vào sự tạo thành của tâm. Nhưng chúng không phải là đức Phật thực sự, chúng chỉ là đức Phật giả tạo, chúng không phải là đức Phật trí tuệ, chúng chỉ là những tâm pháp.

     Nếu bạn suy nghĩ về chính mình giống như là một ai đó phải làm một vài điều gì đó

để trở thành những gì khác hơn, bạn tiếp tục bị lôi vào cạm bẫy, một tâm pháp như là cái “tôi”, và bạn chẳng bao giờ hoàn toàn thấu hiểu mọi thứ một cách chính xác. Nó không có ý nghĩa gì cả dù nhiều năm bạn thực tập thiền định, bạn chẳng bao giờ thực sự hiểu được giáo pháp; bạn sẽ luôn luôn đứng ngoài giáo pháp. Phương pháp hiểu biết trực tiếp đối với các pháp là ngay Bây Giờ, là bất cứ điều gì phát sinh và biến mất, không có nghĩa rằng bạn ném đi mọi thứ. Nó có nghĩa rằng bạn đang nhìn với một cách mà bạn chẳng bao giờ bị chi phối bằng cái nhìn xảy ra trước đó. Bạn đang quan sát từ sự phản chiếu của những gì xảy ra Ở Đây và Bây Giờ hơn là sự quan sát với một vài sự kiện mà nó là không ở ngay đây. Cho nên nếu bạn bước vào thiền đường và nghĩ, “tôi đã xử dụng thời gian này để tìm kiếm đức Phật, cố gắng để trở thành gì đó, cố gắng để từ bỏ những tư tưởng xấu này, ngồi và thực tập kiên trì, cố gắng để trở nên những gì mà tôi cố gắng để trở thành, nên tôi ngồi ở đây và cố gắng từ bỏ mọi thứ, cố gắng để đạt được mọi thứ, tinh tấn để nắm bắt các pháp…với thái độ này, thiền định thực sự là sự nỗ lực căng thẳng và luôn luôn là một sự thất bại.

     Nhưng ngược lại bạn đi đến thiền đường và nhận diện về trạng thái của tâm, bạn nhận ra sự phản chiếu của lòng ham muốn để được trở thành, hoặc bạn từ bỏ nó, làm một vài động thái hoặc cảm giác rằng bạn không thể mong cầu, hoặc bạn là một giám sát viên-bất kỳ khi nào-bạn khởi đầu sự nhận biết rằng trong suốt thời gian bạn đang kinh nghiệm là một trạng thái thay đổi và không có tự ngã, và bạn đang quan sát một sự phản chiếu về đức Phật hiện hữu còn hơn là làm gì đó để trở thành đức Phật. Khi chúng ta nói về Sati (sự tĩnh lặng), sự chú tâm, đây là những gì chúng ta định nghĩa. Tôi thực sự sốc và ngạc nhiên với nhiều người có tôn giáo-con chiên-phật tử hay các tín đồ khác, họ dường như không quan tâm đến sự thực hành về tôn giáo của họ. Một số người có vẻ đi xa học thuyết, sự tin tưởng và không tin tưởng đối với tôn giáo, họ không chịu khó để tìm hiểu. Họ đang cố gắng diễn tả với điều không thể diễn tả được, sự giới hạn và không giới hạn, biết và không thể biết, với nhiều cách nhìn theo phương thức mà họ đang là. Họ tin tưởng những gì mà người khác đã kể với họ.

     Ngày nay, các tu sĩ Theravada (Nam Tông) sẽ nói với bạn rằng, bạn không thể đạt được giác ngộ. Không có con đường để bạn có thể ngay cả việc đạt tới sự nhập lưu (Tu Đà Hoàn), quả vị thánh đầu tiên vào thời kỳ quá khứ. Họ tin rằng sự giác ngộ như một khả năng xa xôi mà họ không thể đạt được ngay cả việc đầu tư nhiều sức tinh tấn để liễu đạt các pháp sanh diệt. Vì vậy các vị tu sĩ có thể xử dụng thời gian của mình để đọc sách và dịch thuật kinh điển, và cho rằng sự giác ngộ thì không thể đạt được. Vậy điểm mấu chốt của tôn giáo là gì? Tại sao lại rắc rối vậy? Nếu chân lý tối thượng thì quá xa xôi, như một khả năng không có hứa hẹn, chúng ta chỉ trở nên những nhà nhân chủng học, nhà xã hội học hay các triết gia trình diễn sự đối chiếu các tôn giáo.

     Đức Phật Gotama là một con người mà trí tuệ của ngài bắt nguồn từ sự quán chiếu về hiện tượng tự nhiên, về hiện tượng của thân và tâm. Bây giờ không ai trong chúng ta có khả năng làm đìều đó. Chúng ta có đủ thân và tâm, và điều mà tất cả chúng ta phải làm là quan sát chúng, không phải chúng ta phải có sức mạnh đặc biệt mới làm được điều đó, hoặc cho rằng thời kỳ này là khác biệt với thời kỳ của đức Gotama. Thời gian là một ảo tưởng bắt nguồn từ vô minh. Con người ở trong giai đoạn của đức Phật Thích Ca thì không khác gì con người bây giờ-họ cũng tham, sân, si, mạn, nghi và nhiều nỗi sợ hãi giống như bây giờ. Nếu bạn bắt đầu suy nghĩ về học thuyết của đức phật với trình độ khác biệt của sự nhận thức, ban sẽ rơi vào trạng thái nghi ngờ. Bạn đừng kiểm tra chính mình với một bản liệt kê trong một quyển sách, bạn thể hiện chính mình khi không còn trạng thái của thân hay tâm lừa bịp bạn.

     Người ta nói với tôi, “tôi không thể làm tất cả điều đó, tôi chỉ là người tầm thường, một con người bình thường; khi tôi suy nghĩ về việc thực hành tất cả điều đó, tôi biết rằng tôi không thể làm được, nó quá khó khăn đối với tôi.” Tôi nói rằng, nếu bạn suy nghĩ về việc thực hành tất cả điều đó, bạn không thể thực hành được, đó là tất cả. Đừng suy nghĩ về nó, chỉ thực hành nó.” Sự suy nghĩ là điều duy nhất đẩy bạn đến sự hoài nghi. Những người suy nghĩ về đời sống thì không thể làm được bất cứ điều gì. Nếu nó là việc làm có giá trị, cứ làm nó. Khi bạn bị phiền muộn, quán chiếu từ sự phiền muộn đó, khi bạn hạnh phúc, quán chiếu từ sự hạnh phúc đó. Có muôn vàn cơ hội để quán chiếu trong thế giới này, duy trì sự lắng nghe và quán sát một cách sâu lắng như một phương pháp của đời sống…rồi bạn bắt đầu hiểu thấu bản chất sự vật, chẳng có gì để sợ hãi, chẳng có gì để bạn phải có được khi bạn vốn không có, và cũng chẳng có gì để mà từ bỏ.

Tin bài có liên quan

Chùa Bảo Quang Tổ Chức Lễ Mãn Tang Cố Hòa Thượng Thích Quảng Thanh

Chùa Bảo Quang Tổ Chức Lễ Mãn Tang Cố Hòa Thượng Thích Quảng Thanh

Hành Giả Nên Đi Với Giặc Và Ác Hữu Hay Với Thiện Hữu Đồng Tu?

Hành Giả Nên Đi Với Giặc Và Ác Hữu Hay Với Thiện Hữu Đồng Tu?

Con Trâu – Góc Nhìn Phật Giáo

Con Trâu – Góc Nhìn Phật Giáo

Vấn Đề Của Thế Gian

Vấn Đề Của Thế Gian

Lợi Ích Của Sự Hành Trì Giới Luật

Lợi Ích Của Sự Hành Trì Giới Luật

Vấn Đề Phân Biệt Hay Không Phân Biệt Thiện-Ác ?

Vấn Đề Phân Biệt Hay Không Phân Biệt Thiện-ác ?

Tu Tập Tâm Linh Và Hộ Trì Chánh Pháp Trong Mùa An Cư Kiết Hạ

Tu Tập Tâm Linh Và Hộ Trì Chánh Pháp Trong Mùa An Cư Kiết Hạ

Sống Với Đạo Phật Trong Sinh Hoạt Hằng Ngày (Song Ngữ Vietnamese-English Pdf)

Sống Với Đạo Phật Trong Sinh Hoạt Hằng Ngày (Song Ngữ Vietnamese-English PDF)

Còn Nương Tựa Thì Còn Dao Động (Sách Ebook Pdf)

Còn Nương Tựa Thì Còn Dao Động (Sách Ebook PDF)

Ý Tình Thân

Load More

Discussion about this post

Ngày Lễ Cha

Ngày Lễ Cha

NGÀY LỄ CHA Tiểu Lục Thần Phong   Thời gian vẫn không ngừng trôi, hết xuân lại hạ, ngày tháng...

Đầu Năm Nói Về Cầu An Cầu Siêu – Phan Minh Đức

MỤC LỤCTẠP CHÍ ĐẠO PHẬT NGÀY NAY SỐ 14THÁNG 02 NĂM 2012Đầu năm nói về cầu an cầu siêu Phan...

Phật giáo và đời sống tâm linh

Cuộc hành trình Giác ngộ Vào lúc 7 tuổi, trong một tình cờ, Thái tử Tất Đạt Đa tham dự...

Tu Hành Cần Phải Vững Tâm

Tu hành cần phải vững tâm

TU HÀNH CẦN PHẢI VỮNG TÂM Quảng Tánh   Con đường tu hành vốn dĩ không bằng phẳng, nhiều chông...

Tạp Chí Văn Hóa Phật Giáo Số 298 Ngày 1-6-2018

Tạp chí Văn Hóa Phật Giáo Số 298 ngày 1-6-2018

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Nhân Sinh Như Mộng

Nhân sinh như mộng

Nhân sinh tại thế, chúng ta đều là những vị khách của thời gian, có duyên gặp mặt thì hãy...

Khái Niệm Về “Tám Mối Lo Toan Thế Tục” Tong Phật Giáo

Khái Niệm Về “Tám Mối Lo Toan Thế Tục” Tong Phật Giáo

KHÁI NIỆM VỀ"TÁM MỐI LO TOAN THẾ TỤC" TRONG PHẬT GIÁOHoang Phong Khái niệm về "Tám mối lo toan thế...

Lược Sử Phật Giáo Và Hồi Giáo Tại Afghanistan – Alexander Berzin Người Dịch: Thích Nữ Tịnh Quang

Lược Sử Phật Giáo Và Hồi Giáo Tại Afghanistan – Alexander Berzin Người Dịch: Thích Nữ Tịnh Quang

LƯỢC SỬ PHẬT GIÁO VÀ HỒI GIÁO tại AFGHANISTANAlexander BerzinNgười dịch: Thích nữ Tịnh QuangBuddhist Nun Association in California publishes...

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 308)

Đã bị nhiễm tam độc, quay lại là tâm của bạn bị nhiễm ô. Đây là việc phiền phức, vĩnh...

Tác Pháp Yết Ma – Nguyên Tắc Nghị Sự Trong Tăng Đoàn Phật Giáo

Tác Pháp Yết Ma – Nguyên Tắc Nghị Sự Trong Tăng Đoàn Phật Giáo

TÁC PHÁP YẾT MA NGUYÊN TẮC NGHỊ SỰ TRONG TĂNG ĐOÀN PHẬT GIÁO (Tham khảo Yết-ma yếu chỉ, HT. Thích Trí...

Đạo Phật Là Đạo Giác Ngộ

Đạo Phật Là Đạo Giác Ngộ

  Trong kinh kể, khi giác ngộ viên mãn, Đức Phật có đầy đủ Tam minh, Lục thông. Tam minh...

Giới Luật Là Yếu Tố Cơ Bản Của Người Xuất Gia

Giới Luật Là Yếu Tố Cơ Bản Của Người Xuất Gia

DẪN NHẬP 1. Lý do chọn đề  tài: Giới luật là điều cần thiết nhất cho người xuất gia vì...

Chuyến Đò Canh Ba, Chở Hoa Vô Niệm

Chuyến đò canh ba, chở hoa vô niệm

Hình ảnh những bến đò, những sân ga, gợi cho chúng ta sự linh động của đến, đi, chia tay...

Giáo Khoa Phật Học Cấp Hai Quyển Thượng

Giáo Khoa Phật Học Cấp Hai Quyển Thượng

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Nhân Duyên Đức Phật Thích Ca Giáng Sinh

Nhân duyên Đức Phật Thích Ca Giáng sinh

Đức Phật Giáng sinh nơi nhân gian là một sự kiện có thật trong lịch sử nhân loại. Hơn hai...

Ngày Lễ Cha

Đầu Năm Nói Về Cầu An Cầu Siêu – Phan Minh Đức

Phật giáo và đời sống tâm linh

Tu hành cần phải vững tâm

Tạp chí Văn Hóa Phật Giáo Số 298 ngày 1-6-2018

Nhân sinh như mộng

Khái Niệm Về “Tám Mối Lo Toan Thế Tục” Tong Phật Giáo

Lược Sử Phật Giáo Và Hồi Giáo Tại Afghanistan – Alexander Berzin Người Dịch: Thích Nữ Tịnh Quang

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 308)

Tác Pháp Yết Ma – Nguyên Tắc Nghị Sự Trong Tăng Đoàn Phật Giáo

Đạo Phật Là Đạo Giác Ngộ

Giới Luật Là Yếu Tố Cơ Bản Của Người Xuất Gia

Chuyến đò canh ba, chở hoa vô niệm

Giáo Khoa Phật Học Cấp Hai Quyển Thượng

Nhân duyên Đức Phật Thích Ca Giáng sinh

Tin mới nhận

Phương pháp sư phạm của Đức Phật

Tản mạn về ngày Phật Đản sinh

The Self-immolation In Vietnam –

LỄ KÍNH CHƯ PHẬT – TÔN KÍNH ĐỐI VỚI CHÚNG SANH KHÔNG ĐỒNG KHÔNG GIAN DUY THỨ (tập 2)

Thư Ngỏ Đại Trùngtu Chùa Phước Minh Nghĩa Hành Quảng Ngãi

Đức Phật là bậc Vô thượng Y vương

Chùa Cháy

Người thầy thuốc của Đức Phật

Đức Phật đã mang điều gì đến cuộc đời…

Lời dạy sau cùng của Đức Phật trước khi Ngài nhập niết bàn

Tìm về chân hạnh phúc nơi cửa sổ tâm hồn

Ngôi Chùa Trên Sông – Vĩnh Hảo

Đóa vô ưu toả rạng đêm đen

Lời Phật dạy về các hóa giải những rắc rối trong quan hệ gia đình

Đeo mang thân ngũ uẩn là gánh nặng

Phật dạy: Giữ giới như giữ rễ cho cây

Lời Phật dạy quý giá dành cho người phụ nữ

Lời Phật dạy về cúng tế và trai đàn chẩn tế

Cách chuyển hóa vận hạn theo lời Phật dạy để có được cuộc sống bình an, hạnh phúc!

Ứng dụng lời Phật dạy để nuôi dưỡng con cái tốt hơn

Tin mới nhận

Homosexuality From The Point Of Theravada Buddhism By Chate Sivasomboon

Thông điệp Đại lễ Phật đản PL.2563 – DL.2019 của Đức Pháp chủ GHPGVN

Đại Luận Về Giai Trình Của Đạo Giác Ngộ Tập 2 (Audio book)

Lửa từ chơn tâm biến hiện

Đạo Sikh: Vài Nét Về Giáo Lý Và Đặc Điểm Tín Đồ Đạo Sikh

Niệm Phật, Ăn Chay Và Phóng Sanh

Đôi điều về chuyện cúng sao, giải hạn

Thiền hay Tịnh tốt cho phút lâm chung?

Hiệu quả của Thiền Tỉnh Thức áp dụng trong học đường Hoa Kỳ.

Thông Điệp Của Đức Pháp Chủ Ghpgvn

Dạo Bước Vườn Thiền (333 Câu Chuyện Thiền) Tức Góp Nhặt Cát Đá – Hiệu Đính Và Bổ Sung

122 ngôi chùa ở Việt Nam

Những bài pháp thoại trong ba tháng an cư (25)

Mừng Lễ Tạ Ơn

Một Mùa Vu Lan Buồn

Giới Thiệu Kinh Tập (Sutta Nipata)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 185)

Giải Đáp Thắc Mắc

Lời gần, ý xa …

08. Hồi Kết Pháp Môn Làng Mai Tại Việt Nam

Tin mới nhận

Kinh Bách Dụ: Người nuôi dê

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 176)

Giới Thiệu Kinh Tập (Sutta Nipata)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 39)

Kinh Diệu Pháp Liên Hoa Huyền Tán

Kinh Bách Dụ: Vợ chồng đánh cuộc để ăn bánh

Giảng Giải Kinh Chuyển Hoá Bạo Động Và Sợ Hãi

Oán thù vay trả

Sn 4.1 — Kama Sutta: Kinh Về Tham Dục & Sn 4.2 — Guhatthaka Sutta: Kinh Về Thân Giam Trong Hang Động

The Metta Sutta (Discourse On Loving-kindness – Suttanta Pitaka Kuddaka Nikaya Suttaniparta -8)

Kinh Bách Dụ: Người nghèo giả tiếng chim uyên ương

Kinh Thủ Lăng Nghiêm Giảng Ký Toàn Tập

Thiện pháp chân chánh ( P.2 )

Oán thù nên giải – Không nên kết

Kinh Bách Dụ: Gánh ghế cho vua

Pháp ngữ trong Kinh Kim Cang (2)

Kinh Pháp Hoa Tinh Yếu

Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (Tập 04)

Kinh Người Đất Phương Tây (hay Người Đã Chết)

Mười Tư Tưởng Pháp Hoa Trong Đời Sống Hàng Ngày

Tin mới nhận

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 4)

Ngài Thân Loan Và Chân Tông Tịnh Độ

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 46)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 56)

Cảnh giới tịnh độ môi trường tu học hoàn hảo

Chứng minh của Khoa học về nhân quả luân hồi (Tập 1)

Học Phật vấn đáp – Pháp Sư Tịnh Không trả lời câu hỏi của các đồng tu (Tập 13)

Thực Tiễn Sáu Phép Ba La Mật Trong Cuộc Sống Thường Ngày

Chia Sẻ Tâm Đắc Học Tập Đệ Tử Quy (Tập 3)

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 40)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 320)

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 17)

Tịnh Nghiệp Tam Phước tập 3

HT TỊNH KHÔNG: ” TÔI KHÔNG CÓ MỘT NGƯỜI ĐỆ TỬ XUẤT GIA NÀO…”

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 39)

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 44)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 18)

Nghiên cứu về thú hướng tái sanh qua dấu hiệu nóng, lạnh của thân thể

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 142)

Trang nghiêm cõi Phật, trang nghiêm tâm mình

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

Chinese (Simplified)EnglishFrenchGermanJapaneseKoreanRussianSpanishVietnamese