PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Vận dụng thế nào để vừa uyển chuyển, vừa trì được giới luật?

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter
Vừa qua, chúng tôi đã giới thiệu bài viết “An cư kiết hạ: xuất giới như thế nào là đúng pháp?” ghi lại ý kiến của HT.Thích Minh Thông (Khánh Hòa). Ở số này, chúng tôi tiếp tục đăng tải ý kiến của HT.Thích Minh Thông (TP.HCM) về việc áp dụng những vấn đề này trong hoàn cảnh hiện nay như thế nào cho đúng pháp. 

Thích Minh Thông Saigon

HT. Thích Minh Thông

Như chúng ta được biết, Đức Phật chế giới đa phần dựa theo nguyên tắc “tùy phạm tùy chế”, riêng những vấn đề về luật đều mang tính chất xã hội, những tập quán, tập tính của xã hội Ấn Độ thời bấy giờ. Tức là những gì xã hội khi đó quan niệm là nên làm, là tốt cho đoàn thể những người tìm cầu sự giải thoát, thì được Đức Phật cho áp dụng. Tất nhiên những điều đó luôn được soi rọi dưới trí tuệ của Ngài, cùng với sự cố vấn của các bậc trí thức thời bấy giờ, trước khi đem ra áp dụng. Vấn đề an cư xuất phát cũng từ tính yếu tố xã hội này.

Uyển chuyển vận dụng nhưng không nên tùy tiện dễ dẫn tới hỗn loạn 

Trong quá trình sinh hoạt của Tăng-già cùng với sự vận động của xã hội, sự tương tác, ảnh hưởng là điều tất yếu phải – sẽ xảy ra. Xã hội có sự tương tác đối với Tăng đoàn ở một phần nhất định nào đó, góp phần dần định hình cũng như tạo nền nếp chặt chẽ, quy củ hơn trong các hoạt động sinh hoạt của Tăng-già. Nhìn lại toàn bộ những tích truyện trong giới luật chúng ta sẽ thấy rõ ràng điều đó. 

An cư là một truyền thống đặc trưng của Phật giáo. Đây là một sự kế thừa tập quán của những tôn giáo khác ở xã hội Ấn Độ bấy giờ. Có điều Đức Phật làm cho vấn đề an cư trong ba tháng mùa mưa dần chặt chẽ và quy củ hơn. Tất cả những quy định đó cũng chỉ nhằm một mục đích là dành cho chư Tăng Ni có một thời gian không vướng bận gì ngoài tu tập, để tâm đến việc thăng tiến trong đạo lộ giải thoát. Ở các tôn giáo khác cũng như vậy, họ dành thời gian để tịnh tu. Như ở một tôn giáo bạn, họ có tháng tĩnh tâm – hoàn toàn ở trong tu viện trong 1 tháng và không bước chân ra ngoài.

Ban đầu, Đức Phật không cho phép chư Tăng ra ngoài trong thời gian an cư, trừ đi khất thực. Nhưng sau đó Ngài cho phép xuất giới. Nhưng việc xuất giới này phải tuân thủ những quy định, mà trong bài viết ghi lại ý kiến của HT.Thích Minh Thông (Khánh Hòa) trên GN số 907 đã phân tích rất rõ. Sự quy định các pháp bắt buộc trước khi xuất giới không phải là sự ngăn cản hay làm khó dễ ai cả. Yếu tính của việc này chính là sự ổn định, có khuôn phép cho một tập thể đông đảo Tăng chúng. Không có một tập thể nào mà không được điều tiết bởi các quy định, nếu không, trật tự sẽ bị phá vỡ và dẫn đến hỗn loạn, mạnh ai nấy làm theo điều mình thích. Mà bản chất của Tăng đoàn là hòa hợp. Nếu một tập thể hỗn loạn, không có quy định thống nhất cho mọi hoạt động nội bộ thì không thể nói là hòa hợp được. 

Giới luật mà Đức Phật chế định đều có sự uyển chuyển – trừ những nguyên tắc không thể, chỉ có chúng ta không biết cách vận dụng nó thì lỗi ở chúng ta. Ngày nay chúng ta luôn viện cớ “xã hội bây giờ”, “thời đại này”… để bỏ qua. Thực ra, các pháp yết-ma cho những sự xuất giới hay những vấn đề khác, chúng ta phải hiểu đó là Đức Phật muốn hướng tới sự hòa hợp, trách nhiệm và bổn phận của nguyên vị cá nhân cũng như của tập thể Tăng chúng. Mỗi cá nhân trong tập thể phải có trách nhiệm giữ sự ổn định của tập thể thông qua các quy định, nguyên tắc xử sự. Nếu các thành viên ai cũng sống thiếu trách nhiệm thì tập thể ấy sớm muộn sẽ hư, vì mạnh ai nấy đi, mạnh ai nấy làm điều mình muốn. 

Tránh tình trạng “phi pháp trở thành như pháp, như pháp trở thành phi pháp” 
Vừa rồi, một Thượng tọa ở tỉnh Quảng Trị gọi cho chúng tôi hỏi “có vị Ni tự xuất giới đi nước ngoài tham dự một hội nghị Ni giới quốc tế 10 ngày, vậy có bị phá hạ không?”. Tôi trả lời theo nguyên tắc luật thì phá hạ. Luật cho Ni xuất giới 7 ngày nhưng cũng phải làm đúng pháp là đối thú tác pháp, không thể tự tiện đi mà không bạch báo. Có bạch báo mà đi trên 7 ngày cũng phá hạ, coi như vị ấy mất mùa hạ năm nay. Có ý kiến cho rằng do Phật sự ở xa nên không thể đi theo quy định. Có lẽ chúng ta luôn biện minh cho điều chúng ta làm sai để thành đúng. Phương tiện đi lại hiện nay không mất nhiều thời gian như ngày xưa. Các việc đó đều có thời gian để chúng ta chủ động sắp xếp. Và nhất là chúng ta nên chủ động trong mùa an cư. Chúng tôi dạy các lớp luật cũng thường lưu ý các vị lớn nên làm gương cho các vị nhỏ. Nếu lớn không tôn trọng luật Phật chế thì đòi hỏi các vị trẻ tôn trọng, sao họ nghe. Đó là một sự không công bằng. 

Cũng có vị nói với chúng tôi những pháp đó quá phiền, mất thời gian và không cần thiết trong tình hình xã hội ngày nay. Chúng tôi chỉ xin thưa một điều là những việc ấy tuy có tốn chút ít thời gian, nhưng đó là một việc làm tôn trọng tập thể nơi mình đang sống. Chưa nói pháp yết-ma hay đối thú tác bạch đó còn mang tính linh thiêng của đạo mình đang theo, đang hành. Bỏ đi thì mình sẽ không còn là mình trong các sinh hoạt đặc thù của Tăng-già. Mà, điều đặc thù này không có một tôn giáo nào có được như chúng ta.

Trong sự sinh hoạt của xã hội hiện nay, theo cá nhân chúng tôi nghĩ, nếu chúng ta biết cách thì chúng ta vẫn trì giữ được giới luật. Thiết nghĩ việc mời 4 vị Tăng lên chánh điện để tác pháp yết-ma thọ nhật (pháp xin đi trên 7 ngày) không có gì là khó cả. Vấn đề là chúng ta có tôn trọng và thực hiện hay không. Chúng ta xin đi và nói rõ lý do xuất giới trước một tập thể tức là chúng ta tôn trọng tập thể. Cá nhân chúng tôi thiển nghĩ, những vị Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni thọ giới lâu năm mà không thực hành những pháp như vậy thì các Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni mới thọ giới làm sao biết mà làm theo. Dần dà giới luật không được thực hiện và tôn trọng thì sẽ mai một là điều không tránh khỏi. Chúng ta luôn nói “Giới luật là thọ mạng của Tăng-già”, nhưng liệu chúng ta có muốn giữ cho Tăng-già thọ mạng hay không? Chúng tôi nghĩ chúng ta nên suy nghĩ cho thấu đáo.

Trong những năm gần đây, bản thân chúng tôi cố gắng xiển dương lại Luật học cũng chỉ nhằm mục đích làm cho việc trì luật được sống lại, các Tăng sự trong Tăng được tôn trọng và thực hiện. Thực ra, hàng ngày chúng ta họp hành, biểu quyết, quyết định… những việc của Tăng hay của Giáo hội đều là Tăng sự, nhưng chúng ta làm theo kiểu hành chánh thế gian mà không áp dụng cho đúng luật. Chúng tôi nghĩ chỉ cần có nghi thức yết-ma thì không khí buổi làm việc đó sẽ khác, nó sẽ có không khí linh thiêng hơn, tính quyết định của nó “hòa hợp” hơn theo như phần bỉnh pháp “Tăng có hòa hợp không?”.

Nói tóm lại, thọ trì giới luật đã thọ nhận cũng như chúng ta tham gia vào một tổ chức có điều lệ. Chúng ta hứa sẽ tuân thủ các quy định thì chúng ta phải thực hiện. Dưới góc độ Luật học thì sự uyển chuyển là luôn có, còn lại chúng ta biết cách uyển thế nào cho đúng pháp. Bản thân chúng tôi khi có được những đề nghị nên khai phương tiện, chúng tôi luôn cố gắng thận trọng xem xét các trường hợp có thể vận dụng sự uyển chuyển để khai hay không. Nếu trường hợp ấy xâm phạm đến các nguyên tắc cơ bản, phá vỡ những chuẩn mực mà hậu quả của nó có thể dẫn đến sự rối loạn Tăng-già và làm mai một thọ mạng giáo pháp thì chắc chắn chúng tôi không góp ý khai mở. Còn các vị ấy có khai mở hay không là việc cá nhân họ. Chúng ta uyển chuyển giới luật nhưng đồng thời cũng phải thận trọng để không phải rơi vào tình trạng khó xử trong tương lai, nhất là “phi pháp trở thành như pháp, như pháp trở thành phi pháp”.

Tin bài có liên quan

Ý Nghĩa Tổng Quát Về Giới Trong Thanh Tịnh Đạo

Ý nghĩa tổng quát về giới trong Thanh Tịnh Đạo

Ý Nghĩa Phương Thức, Thời Hạn Thọ Và Xả Cận Trụ Luật Nghi (Tám Chi Trai Giới)

Ý Nghĩa Danh Xưng Phẩm Vị Chức Sự Trong Giới Đàn Phật Giáo Bắc Truyền

Ý Nghĩa Chữ Phạn “Upavāsatha saṃvara” – Cận Trụ Luật Nghi

Ý Nghĩa Căn Bản Của Giới Luật

Ý nghĩa căn bản của giới luật

Việc Tổ Chức Đại Giới Đàn: Những Vấn Đề Cần Quan Tâm, Điều Chỉnh

Việc Tổ Chức Đại Giới Đàn: Những Vấn Đề Cần Quan Tâm, Điều Chỉnh

Về Giới Cấm Không Được Ca Hát, Xem Nghe Ca Hát & Không Say Đắm Trong Âm Điệu

Về giới cấm không được ca hát, xem nghe ca hát & không say đắm trong âm điệu

Vấn Đề Túc Số Tăng Trong Giới Đàn Truyền Giới Cụ Túc

Vấn Đề Túc Số Tăng Trong Giới Đàn Truyền Giới Cụ Túc

Vai Trò Của Giới Luật Trong Nếp Sống Thiền Môn

Vai trò của giới luật trong nếp sống thiền môn

Vai Trò Của Giới Luật Đối Với Đời Sống Tăng Già Và Đạo Đức Xã Hội

Load More

Discussion about this post

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 51)

PHẨM THỨ BAĐẠI GIÁO DUYÊN KHỞIKinh văn: “Đại giáo duyên khởi đệ tam”.Phẩm này là phát khởi phần tựa của...

Linh Vân Thiền Sư Thấy Hoa Đào Nở Mà Ngộ Đạo

Linh Vân Thiền Sư Thấy Hoa Đào Nở Mà Ngộ Đạo

LINH VÂN THIỀN SƯ THẤY HOA ĐÀO NỞ MÀ NGỘ ĐẠO Trí Không Thiền sư Linh Vân, vị Tăng đời...

Kiến Tạo Lại Tượng Phật Khổng Lồ Ở Bamyan (A-Phú-Hãn) Hoang Phong Chuển Ngữ

Kiến Tạo Lại Tượng Phật Khổng Lồ ở Bamyan (A-phú-hãn) Hoang Phong Chuển Ngữ

Kiến tạo lại tượng Phật khổng lồ ở Bamyan (A-Phú-Hãn)  (tin AFP ngày 25.02.11)   1 2   1) Pho...

Định Giá Hệ Thống Trung Quán

Định giá hệ thống Trung Quán

  Chúng ta đã nghiên cứu hệ thống Trung quán về phương diện lịch sử phân tích, và tỉ giảo....

Ý Tình Thân

Ý TÌNH THÂN Tỷ kheo Thích Trí Siêu Mục Lục Lời nói đầu 1 Như mọi người 2 Đi tìm...

Trọn Đời Cống Hiến

Trọn đời cống hiến

TRỌN ĐỜI CỐNG HIẾN Minh Mẫn Thời tiết tháng Tám sụt sùi rơi lệ, miền Trung hàng năm gánh chịu lắm...

Đi Về Hướng Tự Do

Đi Về Hướng Tự Do

ĐI VỀ HƯỚNG TỰ DO   Hoa hướng dương trong những ngày tháng gần đây, không chỉ mọc và nở...

Niệm Định Tuệ

Niệm Định Tuệ

HIỂU ĐÚNG VÀ HIỂU SAI VỀ CHÁNH NIỆMChánh Niệm là một từ không những được giới Phật tử sử dụng thường...

Bhutan Có Gì Lạ?

BHUTAN có gì lạ?

Bhutan được cả thế giới ca tụng là “Xứ Sở Hạnh Phúc”. Vương quốc này nằm bên dãy núi Hy...

Ứng Dụng Và Tu Tập Bát Chánh Đạo

Ứng dụng và tu tập bát chánh đạo

ỨNG DỤNG VÀ TU TẬP BÁT CHÁNH ĐẠO Thích Giác Chính Đức Phật chưa từng dạy pháp môn thứ hai...

Lòng Sùng Tín Cúng Dường

Lòng sùng tín cúng dường

 LÒNG SÙNG TÍN CÚNG DƯỜNGNguyễn Thế Đăng   Phẩm Dược Vương Bồ-tát bổn sự, thứ 23, nói về Bồ-tát Nhất...

A Di Đà Kinh Hợp Giải

A DI ĐÀ KINH HỢP GIẢI Bửu Quang tự đệ tử Như Hòa hợp dịch Phần Một  Lời Trần Tình...

Giec: Giảm Mạnh Ăn Thịt Mới Cứu Được Hành Tinh

Giec: Giảm Mạnh Ăn Thịt Mới Cứu Được Hành Tinh

Nhật báo Libération chạy hàng tựa « Khí hậu : Trước hết bắt đầu từ mâm cơm » trên nền...

Tưởng Niệm Bồ Tát Thích Quảng Đức Cùng Tăng Tín Đồ Phật Giáo Vị Pháp Vong Thân

Tưởng Niệm Bồ Tát Thích Quảng Đức Cùng Tăng Tín Đồ Phật Giáo Vị Pháp Vong Thân

TƯỞNG NIỆM BỒ TÁT THÍCH QUẢNG ĐỨC cùng TĂNG TÍN ĐỒ PHẬT GIÁO VỊ PHÁP VONG THÂN Nhà báo Vũ...

Đôi Bàn Tay Để Ngửa

Đôi bàn tay để ngửa

Hoang PhongBiên khảo và chuyển ngữĐÔI BÀN TAY ĐỂ NGỬANhà xuất bản Hồng Đức 2016   LỜI MỞ ĐẦU Một...

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 51)

Linh Vân Thiền Sư Thấy Hoa Đào Nở Mà Ngộ Đạo

Kiến Tạo Lại Tượng Phật Khổng Lồ ở Bamyan (A-phú-hãn) Hoang Phong Chuển Ngữ

Định giá hệ thống Trung Quán

Ý Tình Thân

Trọn đời cống hiến

Đi Về Hướng Tự Do

Niệm Định Tuệ

BHUTAN có gì lạ?

Ứng dụng và tu tập bát chánh đạo

Lòng sùng tín cúng dường

A Di Đà Kinh Hợp Giải

Giec: Giảm Mạnh Ăn Thịt Mới Cứu Được Hành Tinh

Tưởng Niệm Bồ Tát Thích Quảng Đức Cùng Tăng Tín Đồ Phật Giáo Vị Pháp Vong Thân

Đôi bàn tay để ngửa

Tin mới nhận

Bồ Tát Quảng Đức Ngọn Lửa Và Trái Tim – Lê Mạnh Thát Chủ Biên

Dự án xây dựng sân biện kinh (tranh biện) cho tu viện Sera May

Lời Phật dạy về 3 điều người mẹ nên làm để tích phúc cho con cái

Lời dạy của Ðức Phật về dấu ấn ‘Thành đạo’

Tán thán Đức Phật

Quan niệm về đạo Phật sau khi Đức Phật Thích Ca nhập diệt

Thực hành giáo Pháp là cách cúng dường Chư Phật cao thượng nhất

Câu chuyện ngụ ngôn: Không ai sung sướng cả

Hùn Phước Ấn Tống: Giới Thân Túc Luận

Tri ân và báo ân Đức Phật thế nào mới trọn vẹn?

Tu pháp gì để được an vui lâu dài?

Lời Phật dạy về dấu ấn ‘chuyển Pháp luân’ và ‘thị nhập Niết bàn’

Làm sao trừ được khổ?

Chuyển hóa đố kỵ theo lời Phật dạy

An lạc – Trạng thái cần có để được hạnh phúc

Phật dạy: Nghiệp tốt do mình tạo, không phải sức thiêng liêng nào ban

Đùa chơi với khổ

Phật dạy: Có hai hạng người lo toan ở đời

Lời Phật dạy về chân lý giác ngộ

Trái Tim Không Nói Hận Thù, Thích Nguyên Hùng

Tin mới nhận

Trang Thơ Của Cư Sĩ Liên Hoa

Xuân nầy con không về

Huyền thoại & những thông tin sai lạc về đậu nành

Từ sâu thẳm trong người Việt là… độc ác

Hạnh Phúc Luôn Quanh Ta

Khổ,vui trong đời sống ngũ dục

Sao mai, một sớm trời phương đông

Tiếng Chuông Chùa Giữa Sóng Nước Trường Sa Ngọc Minh

Giới Sadi Và Giới Sadi Ni

Điều thiết yếu nhất người Phật tử nên làm

Oan gia – truyện ngắn của Tiểu Lục Thần Phong

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 78)

Hôn Nhân, Hạn Chế Sanh Đẻ Và Cái Chết Hòa Thượng K. Sri Dhammananda – Thích Tâm Quang Dịch Việt

Mẹ Ôi! Chữ Bè Lau, Tâm Chèo Cỏ!

Mười bài thơ thiền

Vì Sao Ấn Độ Được Gọi Là Thiên Trúc

Thuyền Trôi Trên Sa Mạc

Hướng Về Thành Đạo – Thích Thái Hòa

Đọc Kinh Bốn Mươi Hai Bài

Mạc Vị Xuân Tàn Hoa Lạc Tận Đình Tiền Tạc Dạ Nhất Chi Mai

Tin mới nhận

Kinh A Nậu La Độ

Kinh Tâm Bát Nhã Ba La Mật Đa

Kinh Bách Dụ: Uống nước trong thùng gỗ

Bài Kinh Về Lòng Từ Tâm

Kinh Dhammika

Kinh Veranjaka-sutta Và Kinh Nakulapita-sutta

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 86)

Kinh Bách Dụ: Đầu rắn và đuôi rắn giành nhau đi trước

Bồ Tát Tại Gia, Bồ Tát Xuất Gia – Kinh Duy Ma Cật Giảng Luận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 346)

Ba Loại Bệnh Nhân, Kinh Tăng Chi Bộ (song ngữ)

Thí Dụ Về Cây Đàn, Kinh Tăng Chi Bộ

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 363)

Nghĩ Từ Trái Tim

Kinh Bāhiya Sutta

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 306)

Kinh Bāhiya (song ngữ Việt Anh)

Dẫn Luận Kinh Tạp A-hàm

Mục Lục Tam Tạng Đại Chánh (Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh)

Kinh Phật và các nghi lễ: Nghi thức phóng sinh

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 66)

Kinh A Di Đà Sớ Sao

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 276)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 228)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 173)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 243)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 16)

NHẬN THỨC PHẬT GIÁO (Phần 2)

Dạy Con Niệm Phật – Diệu Âm Lê Hiếu

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 13)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 347)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 128)

Chia Sẻ Tâm Đắc Học Tập Đệ Tử Quy (Tập 1)

Tia Sáng Từ Bảo Tháp Phù Thi

Vì Sao Phải Siêu Độ Vong Nhân

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 19)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 17)

HÀI HÒA CỨU VÃN NGUY CƠ (Phần 3)

Khai Thị Phật Học Cơ Bản (Phần Cuối)

Khóa Hư Lục Giảng Giải

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

Chinese (Simplified)EnglishFrenchGermanJapaneseKoreanRussianSpanishVietnamese