PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Vấn Đề Túc Số Tăng Trong Giới Đàn Truyền Giới Cụ Túc

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

Tuc-So-1931Truyền thống sinh hoạt của Tăng đoàn vì thế cũng có chút khác biệt giữa các bộ phái và chịu ảnh hưởng ít nhiều tùy theo điều kiện lịch sử, địa lý, văn hóa khu vực lãnh thổ mà Tăng đoàn hành hoạt. Đây cũng là một trong những nguyên nhân cho sự có mặt của nhiều bộ Luật trong Phật giáo. Tuy nhiên sự sai khác giữa các truyền thống Luật tạng chỉ là những chi tiết nhỏ nhặt, còn về mặt nền tảng cơ bản thì không hề có sự thay đổi. Nhìn vào Giới bổn Ba-la-đề-mộc-xoa, hay các pháp yết-ma được hành trì trong mỗi bộ Luật sẽ dễ dàng nhận ra điều đó.

Phật giáo Việt Nam, kể từ khi các cao tăng chấn hưng Phật giáo vào những năm đầu của thế kỷ XX, việc tổ chức Đại giới đàn, truyền thọ giới pháp Cụ túc là vấn đề được đặc biệt quan tâm chấn chỉnh của thế hệ Tăng-già đương thời. Phật giáo Việt Nam hiện nay đa phần theo truyền thống Bắc tông, sử dụng bộ Luật Tứ phần. Quan sát các Đại giới đàn của Phật giáo Bắc tông hiện nay ở Việt Nam và đối chiếu vào bổn Luật1, người viết xin được đề cập đến vấn đề túc số Tăng trong giới đàn truyền Cụ túc giới.

Giới Cụ túc, tiếng Phạn là Upasampāda, Hán -具足戒- dịch là Cận viên, Cụ thọ, Viên cụ… có nghĩa là sự thành tựu trọn vẹn, hoặc là bước lên chỗ cao (tu lên bậc trên). Luận Câu xá giải thích, giới Tỷ-kheo sở dĩ được gọi là Cụ túc, vì nó thể hiện trọn vẹn đời sống của một Thánh giả A-la-hán. Còn các loại khác của Thanh văn không được gọi Cụ túc, vì chúng chỉ mô phỏng một đời sống cao thượng của A-la-hán2.

Các nhà giải thích Luật của phái Tỳ-bà-sa (Nhất thiết hữu bộ), nêu ra mười trường hợp đắc giới Cụ túc3: 1, Tự nhiên đắc giới; 2, Kiến đế đắc giới; 3, Thiện lai Tỷ-kheo; 4, Do xác nhận Phật là Đại sư; 5, Do khéo trả lời; 6, Do thọ Bát kỉnh pháp; 7, Do gửi đại diện; 8, Do người thứ năm là người trì Luật; 9, Thọ với Tăng gồm mười vị Tỷ-kheo; 10, Tam ngữ đắc giới.

Bảy trường hợp đầu là những trường hợp hy hữu. Còn lại ba trường hợp sau, các bộ phái xem đó là truyền thừa chính thức. Riêng về Tam ngữ đắc giới thì chỉ áp dụng lúc Phật còn tại thế, và trước lúc Phật quy định bạch tứ yết-ma khi thọ Cụ túc, tức là trước lúc quy định về trường hợp thứ 8 và thứ 9.

Để đắc giới, về hình thức, cần phải hội đủ các yếu tố: tư cách người thọ giới, tư cách giới sư, hành sự của Tăng hợp pháp (tức là yết-ma như pháp).

Để yết-ma như pháp cần hội đủ các điều kiện: Giới thành tựu, tức điều kiện giới trường; Sự thành tựu, tức giới tử không có các trường hợp trở ngại; Tăng thành tựu, tức Tăng phải đủ túc số; Yết-ma thành tựu, tức bạch tứ yết-ma đúng pháp4.

Túc số Tăng trong bạch tứ yết-ma truyền giới Cụ túc là 10 vị Tỷ-kheo ở những nơi có thể tập họp Tăng đủ số 10 người. Ở những vùng biên cương, không thể tập họp được Tăng đủ 10 người thì chỉ cần 5 người, trong đó có ít nhất một người thông suốt Luật. Như vậy có thể hiểu, ở những vùng biên cương, số lượng Tăng ít, thì có thể được cho phép truyền thọ giới với túc số Tăng 5 vị.

Hiển nhiên thời Phật tại thế, việc từ trú xứ này đến trú xứ khác rất khó khăn, việc tập hợp Tăng khá trở ngại do các điều kiện khách quan cũng như chủ quan. Ví dụ, trú xứ này muốn tổ chức truyền giới Cụ túc nhưng không đủ 10 vị Tỷ-kheo, phải đến trú xứ khác thỉnh cầu, nếu cho khoảng cách giữa 2 trú xứ là vài do-tuần (1 do-tuần khoảng 10km5), đi bộ sẽ mất vài ngày, rồi Tăng từ trú xứ được thỉnh cầu lại đi đến trú xứ này để tác pháp thì mất thêm rất nhiều thời gian, hoặc dễ xảy ra các nạn sự, thậm chí không đảm bảo được sự an toàn dọc đường, chưa kể là đến trú xứ khác chưa chắc đã gặp được Tỷ-kheo ở đó, vì thời bấy giờ không có phương tiện thông tin liên lạc để báo trước, trong khi Tỷ-kheo thì thường “du hóa trong nhân gian”. Vì vậy mà Phật mở ra sự đặc cách túc số 5 vị Tăng truyền giới mà bản thể Tỷ-kheo của giới tử vẫn thành tựu.

Ngày nay, việc di chuyển từ trú xứ này đến trú xứ khác không còn thật sự khó khăn nữa, nhất là việc đi lại trong một đất nước thì vô cùng đơn giản, chỉ cần vài tiếng đồng hồ đi xe, hoặc đi tàu lửa, máy bay, … thì đã đến các địa phương cách xa vài trăm hoặc vài ngàn cây số. Vấn đề cầu thỉnh Tăng từ đó cũng dễ hơn rất nhiều.

Việc tổ chức Đại giới đàn hiện nay, theo quy định của Hiến chương Giáo hội, tập trung Tăng theo địa giới của tỉnh, một tỉnh được hiểu như là một trú xứ của Tăng. Thế nhưng một số tỉnh thành vẫn áp dụng việc truyền giới với túc số Tăng là 5 vị, với lý do là vì tỉnh đó không đủ 10 vị Tỷ-kheo đủ tư cách làm giới sư, hoặc là Tăng ở đó không có đủ túc số 10 vị, thậm chí đó là những tỉnh thành trung tâm, đô thị.

Chúng ta dễ dàng nhận thấy một nghịch lý ở đây, trong khi các buổi lễ hành chánh của Phật giáo tỉnh đó, dù xa xôi như thế nào thì ở hàng ghế chứng minh vẫn trên 10 vị tôn túc, như vậy có nghĩa ở đó vẫn cầu thỉnh được Tăng từ trú xứ khác đến. Vậy thì sao trong việc truyền giới Cụ túc lại đưa lý do là trú xứ không đủ túc số 10 vị Tăng? Đây là một vấn đề cần được chư tôn đức và các giới tử quan tâm.

Bàn rộng thêm vấn đề túc số Tăng trong giới đàn. Hiện nay, các giới đàn truyền Cụ túc giới ở Việt Nam thường có thêm các vị Dẫn thỉnh và các vị Giám đàn. Mục đích vị Dẫn thỉnh là để hướng dẫn các giới tử lặp lại cách nói để tránh việc lộn xộn, các vị Giám đàn thì nhằm tạo thêm không khí trang nghiêm cho đàn tràng. Tuy nhiên cần phải hiểu những người này không nằm trong túc số Tăng truyền giới, dù Luật nói 10 vị là túc số tối thiểu, nhiều hơn cũng không trái luật.

Giới trường truyền Cụ túc giới thường là chánh điện của chùa. Nếu những vị này ngồi chung trong một giới trường, mà họ lại không được kể trong túc số Tăng truyền giới, tức không dự vào các pháp yết-ma lúc đó, thì dẫn đến việc hình thành hai bộ Tăng trong một giới trường, như vậy yết-ma sẽ phi pháp vì có sự biệt chúng. Đây là một điểm rất tế nhị. Nhưng nếu để vị trí của họ bên ngoài giới trường, tức ngoài chánh điện thì việc dẫn thỉnh cũng sẽ gặp không ít khó khăn. Cho nên vấn đề sắp xếp vị trí của những vị này cũng cần phải được lưu tâm. Trường hợp nếu sắp xếp họ ngồi chung trong giới trường, thì các vị này phải ngồi yên một chỗ và phát tâm tùy hỷ, không được đứng hay qua lại trong lúc Tăng yết-ma.

Tăng-già là mạng mạch của Phật pháp, tức sự tồn tại của Tăng chính là sinh mạng của Phật pháp, bởi lẽ Tăng tồn tại thì Chánh pháp của Phật giảng dạy còn có người tu chứng và hoằng truyền, do đó mà Chánh pháp vẫn luôn được duy trì giữa thế gian. Tăng tồn tại chính là bản thể của Tăng được thành tựu. Bản thể Tăng được thành tựu chính là các vị Tỷ-kheo đắc giới như pháp. Để đắc giới như pháp thì ngoại trừ các vị Thánh giả vô học đã chứng đắc Thánh quả, số còn lại phải do yết-ma như pháp. Để yết-ma được như pháp thì phải hiểu và thông suốt Luật. Vì vậy, thọ giới, học giới, trì giới là bổn phận của một vị Tỷ-kheo cần phải được vẹn toàn. Chánh pháp thịnh hay suy, cũng do đây mà quyết định vậy.

___________________

1 Đại tạng (T1428, 四分律). Xem thêm: Thích Đỗng Minh (dịch) (2010). Luật Tứ phần. Thích Nguyên Chứng, & Thích Đức Thắng (hiệu đính và chú thích). Nxb Phương Đông; 2 Thích Trí Thủ (2011). Yết-ma yếu chỉ. Thích Đỗng Minh, Thích Tuệ Sỹ (đồng biên tập). Nxb Phương Đông, tr.122; 3 Sđd, tr.127; 4 Sđd, tr.139; 5 Cách tính do-tuần, xem: Hồ Đắc Túc (2021). Những bước chân ngắn dài. Nxb Hồng Đức.

Chơn Trí/Báo Giác Ngộ

Tin bài có liên quan

Ý Nghĩa Tổng Quát Về Giới Trong Thanh Tịnh Đạo

Ý nghĩa tổng quát về giới trong Thanh Tịnh Đạo

Ý Nghĩa Phương Thức, Thời Hạn Thọ Và Xả Cận Trụ Luật Nghi (Tám Chi Trai Giới)

Ý Nghĩa Danh Xưng Phẩm Vị Chức Sự Trong Giới Đàn Phật Giáo Bắc Truyền

Ý Nghĩa Chữ Phạn “Upavāsatha saṃvara” – Cận Trụ Luật Nghi

Ý Nghĩa Căn Bản Của Giới Luật

Ý nghĩa căn bản của giới luật

Việc Tổ Chức Đại Giới Đàn: Những Vấn Đề Cần Quan Tâm, Điều Chỉnh

Việc Tổ Chức Đại Giới Đàn: Những Vấn Đề Cần Quan Tâm, Điều Chỉnh

Về Giới Cấm Không Được Ca Hát, Xem Nghe Ca Hát & Không Say Đắm Trong Âm Điệu

Về giới cấm không được ca hát, xem nghe ca hát & không say đắm trong âm điệu

Vận Dụng Thế Nào Để Vừa Uyển Chuyển, Vừa Trì Được Giới Luật?

Vận dụng thế nào để vừa uyển chuyển, vừa trì được giới luật?

Vai Trò Của Giới Luật Trong Nếp Sống Thiền Môn

Vai trò của giới luật trong nếp sống thiền môn

Vai Trò Của Giới Luật Đối Với Đời Sống Tăng Già Và Đạo Đức Xã Hội

Load More

Discussion about this post

Ấn Tống Kinh Sách Không Đúng Cách Là Một Sự Lãng Phí.

Ấn tống kinh sách không đúng cách là một sự lãng phí.

ẤN TỐNG KINH SÁCH KHÔNG ĐÚNG CÁCH LÀ MỘT SỰ LÃNG PHÍ.Thích Châu Đạt Ấn tống kinh sách (cúng dường...

Kinh Bách Dụ: Rửa Ruột

Kinh Bách Dụ: Rửa ruột

Thuở xưa, có người bị bệnh đau ruột. Thầy thuốc nói: Bệnh này cần phải rửa ruột mới khỏi được....

Vật Lý Lượng Tử, Hội Đàm Cùng Đức Đạt Lai Lạt Ma

HỘI ĐÀM CÙNG ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA VẬT LÝ LƯỢNG TỬPhúc Cường trích dịch Bàn về sự vật trong...

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 333)

  Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác KinhTập 333 Xin mời mở quyển kinh...

Trách Ai Bây Giờ?

Trách ai bây giờ?

Bạn không lúc nào yên ổn vì mãi bận rộn với những mối quan hệ rối ren không đầu cuối....

Quan Điểm Của Thổ Dân Mỹ: Một Ngày “Không Tạ Ơn”

Quan điểm của thổ dân mỹ: một ngày “không tạ ơn”

QUAN ĐIỂM CỦA THỔ DÂN MỸ: MỘT NGÀY “KHÔNG TẠ ƠN” Tác giả: Ward Churchill Professor of Ethic Studies, University of Colorado (Sacramento Bee,...

Nhân Tu Hành Của Chư Phật Chư Bồ Tát

Nhân Tu Hành Của Chư Phật Chư Bồ Tát

  NHÂN TU HÀNH CỦA CHƯ PHẬT CHƯ BỒ TÁT Biên soạn ĐĐ Thích Hạnh Định Phật lịch 2565 -...

Gương Sáng 7: Bác Sĩ Ts. Đỗ Hồng Ngọc

Gương Sáng 7: Bác Sĩ TS. Đỗ Hồng Ngọc

GƯƠNG SÁNG 7: BÁC SĨ TS. ĐỖ HỒNG NGỌCNgày 25 tháng 12 năm 2016 tại Chùa Giác Ngộ Giác Hạnh...

Khái Quát Lịch Sử Truyền Bá Kinh Điển Và Những Đặc Điểm Của Kinh Tạng Nikaya

KHÁI QUÁT LỊCH SỬ TRUYỀN BÁ KINH ĐIỂNVÀ NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA KINH TẠNG NIKAYAThích Viên Giác Kinh tạng Nikàya,...

Suy Ngẫm Nhỏ Về Phương Tiện & Cứu Cánh Trong Tinh Thần Phật Giáo

Suy Ngẫm Nhỏ Về Phương Tiện & Cứu Cánh Trong Tinh Thần Phật Giáo

SUY NGẪM NHỎ VỀ PHƯƠNG TIỆN & CỨU CÁNH TRONG TINH THẦN PHẬT GIÁOHuỳnh Ngọc Chiến Trên trang web http://vnexpress.net/GL/The-gioi/2010/06/3BA1D220/...

Vô Niệm Của Lục Tổ Huệ Năng

VÔ NIỆM CỦA LỤC TỔ HUỆ NĂNG Nguyễn Thế Đăng 1. Tâm vô niệm Luận Đại thừa Khởi tín của...

Vài Nét Về Tịnh Độ Chân Tông

Vài Nét Về Tịnh Độ Chân Tông

VÀI NÉT VỀ TỊNH ĐỘ CHÂN TÔNG Nguyễn Xuân Chiến             1.- LỜI THƯA Trong khi chúng tôi đang...

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 128)

Các vị đồng học, xin chào mọi người!Xin mời mở Cảm Ứng Thiên đoạn thứ 124. Chúng ta xem trong...

Tinh Thần Phật Giáo Chân Chính

Tinh thần Phật giáo chân chính

TINH THẦN PHẬT GIÁO CHÂN CHÍNH Thích Đạt Ma Phổ Giác   I-DẪN NHẬP Đạo đức là chân lý sống,...

Đạo Khả Đạo Phi Thường Đạo

ĐẠO KHẢ ĐẠO PHI THƯỜNG ĐẠOToại Khanh Nên đọc nhiều sách, nhưng nếu không biết lựa sách để đọc thì...

Ấn tống kinh sách không đúng cách là một sự lãng phí.

Kinh Bách Dụ: Rửa ruột

Vật Lý Lượng Tử, Hội Đàm Cùng Đức Đạt Lai Lạt Ma

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 333)

Trách ai bây giờ?

Quan điểm của thổ dân mỹ: một ngày “không tạ ơn”

Nhân Tu Hành Của Chư Phật Chư Bồ Tát

Gương Sáng 7: Bác Sĩ TS. Đỗ Hồng Ngọc

Khái Quát Lịch Sử Truyền Bá Kinh Điển Và Những Đặc Điểm Của Kinh Tạng Nikaya

Suy Ngẫm Nhỏ Về Phương Tiện & Cứu Cánh Trong Tinh Thần Phật Giáo

Vô Niệm Của Lục Tổ Huệ Năng

Vài Nét Về Tịnh Độ Chân Tông

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 128)

Tinh thần Phật giáo chân chính

Đạo Khả Đạo Phi Thường Đạo

Tin mới nhận

Tại sao tay đức Phật chạm đất?

Chùa Bửu Minh Ấp Lân Tây, Xã Phú Sơn, Huyện Chợ Lách, Tỉnh Bến Tre

Khi gặp khó khăn con hãy nhớ tưởng đến Phật, Pháp, Tăng

Sự lan truyền của Đạo Phật ở Châu Á

LỄ KÍNH CHƯ PHẬT – TÔN KÍNH ĐỐI VỚI CHÚNG SANH KHÔNG ĐỒNG KHÔNG GIAN DUY THỨ (tập 5)

Suy nghiệm lời Phật: Chớ xem thường trẻ nhỏ

Cảm Nghĩ Về “Ngọn Lửa Thích Quảng Đức” Cách Đây 50 Năm

“Làm được thân người khó như rùa mù tìm bọng cây”

Để có sự nghiệp bền vững theo lời Phật dạy

Đức Phật là ai? (phần cuối)

Tri ân Ma Da Thánh Mẫu – Người mẹ vĩ đại với lời nguyện hạ sinh một vị Phật

Sống theo lời Phật: Cách chế ngự tâm

Phật thuyết Kinh bố thí thức ăn

Tôn giả Kiều Đàm Di – ni trưởng đầu tiên trong lịch sử Phật giáo

Báo cáo tâm đắc về việc học tập Nữ Đức (Tập 1)

Niềm tin trong cuộc sống

Phật dạy: Phải nhớ nghĩ quy luật vô thường để sống ý nghĩa hơn

Thông điệp của Đức Thế tôn (II)

Người tu sợ nhất cái gì?

Suy nghiệm lời Phật: Sinh nhà tôn quý

Tin mới nhận

Canh Khổ Qua Nhồi Thịt Chay

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 98)

Nghiên cứu của Harvard về định nghĩa hạnh phúc, vượt qua cái tôi nhỏ bé sẽ thấy mãn nguyện với cuộc sống

Thông Tư V/v Khuyến thỉnh Cử Hành Lễ Phật Đản GHPGVNTN Hoa Kỳ

Khúc Đại Hùng Trường Ca Vesak

Phật dạy: Có hai hạng người lo toan ở đời

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 14)

Để Xứng Đáng Làm Người Nữ Tu

Sự Giầu Sang, Thành Đạt Cần Phải Có Tình Thương

Thời Mắc Dịch

Thế Tôn ra đời vì một đại sự nhân duyên

Đại trùng tu ngôi Tổ đường và nhà thờ Mẫu chùa Phúc Hưng – Hải Phòng

Phụ nữ và chiến tranh

Thư Ngỏ V/v: tôn tạo sửa chữa lại Chùa sau mùa mưa bão

Của Ananda và Peter: Khi thân xác chối từ

Sn 4.1 — Kama Sutta: Kinh Về Tham Dục & Sn 4.2 — Guhatthaka Sutta: Kinh Về Thân Giam Trong Hang Động

Dính mắc tài vật thật là khó bỏ

Các video nói chuyện của bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc

Tiểu Sử Đại Lão Ht. Thích Trí Tịnh

Người Ăn Cơm Phật

Tin mới nhận

Kinh Kim Cang Dịch Nghĩa Và Lược Giải

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 84)

Thư Pháp

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 91)

Luận Thích Kinh Năng Đoạn Kim Cương Bát Nhã Ba La Mật Đa

Tôi tin các vị Bồ-tát luôn hiện hữu

Kinh Phước Đức Giảng Giải

Phật giáo nhập thế và vấn đề phát triển kinh tế bền vững

Dẫn Vào Tâm Kinh Bát-nhã

Kinh Akkosa: Sự Nhục Mạ

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 52)

Những vấn đề liên quan đến đại tạng kinh

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 332)

Phật dạy: tài sản sẽ mất, tạo phước thì còn

Lược Giải Kinh Địa Tạng

Vài Suy Nghĩ Nhân Đọc Tạng Kinh Nikaya Tiếng Việt

Lược Giải Kinh Hoa Nghiêm

Kinh Bách Dụ: Người giúp việc giữ cửa

Kinh Bahiya: Lời Dạy Cho Ông Bāhiya: Trong Cái Thấy Chỉ Là Cái Thấy (song ngữ)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 339)

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 342)

Những Bước Chân Nhẹ Nhàng Trở Về Sự Im Lặng

Tiểu luận về Phật A Di Đà

Sự Mầu Nhiệm Và Nét Đẹp Của Niệm Phật

Chứng minh của Khoa học về nhân quả luân hồi (Tập 3)

Nghiên Cứu Thiền Tông Và Niệm Phật

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 12)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 357)

Hương Quê Cực Lạc

Đọc sách ngàn lần – Tập 10

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 1)

Con Đường Tu Tắt – Pháp Môn Tịnh Độ

Phật thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh Giải Diễn Nghĩa

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 363)

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 17)

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 35)

Tư Tưởng Tịnh Độ Trong Phật Giáo Đại Thừa

Du Tâm An Lạc Đạo

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 107)

Thiền sư của năm tông phái Phật giáo khai thị niệm Phật

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

Chinese (Simplified)EnglishFrenchGermanJapaneseKoreanRussianSpanishVietnamese