PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Vấn Đề Của Thế Gian

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

 

VẤN ĐỀ CỦA THẾ GIAN
Ajahn Lee Dhammadharo
Diệu Liên Lý Thu Linh chuyển ngữ

 

Ajahn Lee DhammadaroAjahn Lee Dhammadharo  (1907–1961), là thiền sư theo truyền thống tu trong rừng của Phật giáo Thái Lan Nguyên thủy (Thai Forest Tradition).

***

§ Sự bấn loạn đến từ chính ô uế của ta, không phải từ người khác. Bạn phải giải quyết vấn đề của mình nếu bạn muốn được bình an.
 § Bất cứ điều gì liên quan đến thế gian, cho dù có tốt đến đâu, tất cả đều là vấn đề của phiền não, khổ đau. Nếu bạn có một đô- la, bạn có cái khổ của một đô la. Nếu bạn có 100.000 đô-la, bạn có 100.000 đô-la đau khổ – bởi vì các vấn đề về tiền bạc rất nặng nề và áp lực.  Còn các vấn đề của Pháp, thì nhẹ nhàng, không cần phải buộc chúng lại, mang theo bên mình: không có gì ngoài việc rũ bỏ, gạt sang một bên và buông.
§ Những thứ ta yêu thích nhất là kẻ thù lớn của chúng ta. Thứ ta yêu ít hơn, là kẻ thù nhỏ của chúng ta. Còn những thứ ta không yêu thích chút nào chỉ đơn giản là trung tính.
§ Những vấn đề của thế gian, có tốt lắm thì cũng là tốt nhưng không thật, hoặc thật nhưng không tốt.  Những suy nghĩ, lời nói và hành động của người khác là những điều không đúng sự thật. Đó là những vấn đề của thế gian. Trong khi Pháp thực sự đúng, thực sự tốt và thực sự lợi ích. Đó là vấn đề của trái tim, một cái gì đó rất sâu sắc. Vì vậy, chúng ta nên biết rằng các vấn đề của thế gian không thực trong cái tốt hay tốt trong cái thực, chúng ta không nên bám vào chúng. Ta phải gạt chúng sang một bên. Nếu người khác nói chúng ta tốt hay xấu, không có sự thật nào trong lời nói của họ – bởi vì “tốt” chỉ đúng trong miệng lưỡi của người nói, và “xấu” cũng thế. Vì thế, đừng bám vào bất cứ điều gì họ nói. Thay vào đó, hãy tập trung vào những điều tốt và xấu thực sự nằm trong bạn.
§ Đừng bám vào những lời nói bên ngoài. Nếu người ta nói bạn tốt hay xấu, hoặc nếu họ nguyền rủa bạn, hãy để họ giữ những điều đó cho riêng họ. Nếu gặp chó sủa giữa đường, hãy đá nó sang một bên.
§ Chó sủa không cắn. Chó cắn không sủa, vì vậy hãy cẩn thận.

§ Tai thường lắng nghe chuyện đôi mách, là tai của gã ném bóng, không phải tai của người bình thường. 

§ Đừng tin tất cả những gì bạn nghe. Nếu họ bảo bạn là con chó, hãy kiểm tra xem mình có đuôi không. Nếu không có, thì họ đã nói sai.

§  Lời khéo nói làm chủ thế gian, nhưng sư không chấp nhận điều đó.  Sư thà làm chủ sự thật trong tâm.  Còn lời nói, chúng là những thứ ta khạc nhổ ra, không phải thứ ta nắm giữ. Chúng không phải là chân lý.  Chân lý nằm trong lòng bạn. Vì vậy, dù lời nói của bạn có khéo hay không, làm hài lòng người nghe hay không, hãy chắc rằng ít nhất là tâm ta tốt.

§ Dễ dãi và tự tại là hai điều khác nhau. Dễ dãi có nghĩa là bạn chậm rãi, dễ duôi đến độ không thể hoàn thành công việc phải làm. Bạn làm hỏng công việc và lãng phí thời gian của mình. Tự tại là có một sự thoải mái tinh tế và tươi mát trong tâm, mà không có sự căng thẳng hoặc bấn loạn nào trộn lẫn bên trong. Những người có thể tự tại theo cách này là những người mà thế giới thực sự cần – và Pháp còn cần họ nhiều hơn nữa, bởi vì sự tươi mát giống như thuốc có thể xua đuổi cơn sốt và làm dịu sự đau rát.

§ “Người phụ trách công việc” có nghĩa là người đó sử dụng chánh niệm và trí tuệ để hoàn thành công việc. Trái lại, “Công việc phụ trách con người” có nghĩa là ta thiếu sự tập trung, trí tuệ, vào giường rồi vẫn còn nghĩ đến công việc.  Cuối cùng, khi “Công việc phụ trách công việc” có nghĩa là mọi thứ đều nằm ngoài tầm kiểm soát.

§ Phương châm của sư là, “Hãy tự mình tốt nhất có thể, thì mọi thứ khác sẽ phải trở nên tốt đẹp trong sự ý thức của ta.” Nếu bạn không từ bỏ nội tâm tốt đẹp chỉ vì lợi ích của cái tốt bên ngoài, mọi thứ sẽ phải diễn ra một cách tốt đẹp.

§ “Đừng đốn cây đã cho bạn bóng râm.” Trái lại, hãy phân bón và chăm sóc cây để nó phát triển. Đừng quên những người đã giúp đỡ bạn. Hãy làm điều tốt để trả ơn họ. Nếu bạn không thể làm điều đó bằng lời nói hoặc hành động, thì ít nhất hãy làm điều đó trong tâm bạn.

§ Nếu một người có thể giết chết lòng tốt của chính mình, thì cũng không có gì ngăn cản họ giết người khác.

§ Nếu điều bạn sắp nói không hay, hoặc không đúng, hãy giữ im lặng. Ngay cả khi nó hay và đúng nhưng không phục vụ mục đích gì, nó vẫn là điều tai hại.

§ Kẻ ngu có thể ngồi trong mỏ vàng mà không biết phải làm gì với nó.  Người trí có thể lấy cát đất, cỏ cây và biến chúng thành bạc vàng.

§ Ngay khi được thừa kế một khoản tài sản khổng lồ, kẻ thiếu trí vẫn không thể ngăn mình tạo ra nhiều nghiệp xấu với tài sản đó.  Trái lại, người trí dù chẳng có gì nhiều, vẫn có thể sử dụng tài sản ít ỏi đó để thiết lập cuộc sống cho mình.
§ Phần đông chúng ta biết quá nhiều đến nỗi kiến thức của chúng ta hầu như không giới hạn.  Kiến thức vô giới hạn đó giống như ngọn lửa rừng thiêu rụi mọi thứ trong tầm nhìn. Nói cách khác, ta thông minh đến mức vượt qua chính mình. Ta biết điều gì là đúng và sai nhưng không thể ngăn mình làm những điều sai trái. Loại kiến thức này không phục vụ cho mục đích gì, mà chỉ có thể đem lại tai hại cho chúng ta. Đó là lý do tại sao nó giống như một đám cháy rừng vượt khỏi tầm kiểm soát, phá hủy vườn tược, ruộng đồng của mọi người. Những người như thế thực là một thảm họa.  Họ biết tất cả mọi thứ trên thế gian ngoại trừ bản thân.  Kiến thức không giới hạn có thể gây ra hai loại tổn hại: Bản thân người biết bị tổn hại, mà người khác cũng bị tổn hại.
§ Những kẻ vô minh dày đặc xem sự hỗn loạn là điều thú vị, giống như con cá nghĩ sóng trong đại dương là nơi để vui đùa.
§ Tham ái có nghĩa là bị ràng buộc, gắn bó với mọi thứ: những thứ của mình hoặc của người. Khi ta bị ràng buộc, thì giống như bị hút vào dòng điện cho đến khi chết. Bản chất của mọi thứ trên thế gian này là nó quay vòng trong từng khoảnh khắc, giống như một máy phát điện. Nếu chạm vào dây điện mà không có bất kỳ vật liệu cách nhiệt nào, dòng điện sẽ hút chặt chúng ta cho đến chết.  Chúng ta thấy dòng điện là một cái gì đó đẹp đẽ, tươi sáng, vì vậy ta muốn chạm vào nó – nhưng nó sẽ làm ta bị điện giật. Cũng thế, nếu chúng ta bám vào mọi thứ, lòng tham muốn sẽ khiến ta bị mắc kẹt vào đó.
 § Đừng để ô nhiễm bên trong tiếp xúc với ô nhiễm bên ngoài. Nếu chúng ta có ô nhiễm mà người khác cũng có ô nhiễm, kết quả sẽ đưa đến rắc rối. Thí dụ, nếu ta tức giận mà người khác cũng đang tức giận, hoặc ta tham lam khi người cũng tham lam, hoặc khi ta đang ảo tưởng mà người cũng ảo tưởng, điều đó sẽ là đại họa cho tất cả mọi người.
§ Con người không bình đẳng, nhưng ta phải khiến trái tim mình bình đẳng đối với tất cả mọi người.
§ Nếu bạn nhìn thấy mặt xấu của người khác, hãy quay mắt nhìn lại cho đến khi bạn cũng có thể nhìn thấy mặt tốt của họ.

§ Một người có phạm sai lầm vẫn tốt hơn một người không làm gì cả, vì sai lầm có thể được sửa chữa. Nhưng nếu bạn không hành động, làm thế nào bạn biết cách sửa chữa bản thân? – vì bạn không biết bạn có sai lầm hay không. Thực ra, việc bạn không hành động chính là một sai lầm.

§ Bạn càng quan tâm đến các vấn đề của thế gian, chúng càng phân nhánh. Bạn càng quan tâm các vấn đề của Pháp, chúng càng thu hẹp và hội tụ.

 

Diệu Liên Lý Thu Linh 6.2022

Chuyển ngữ từ  The Affairs of the World, trong sách SKILL OF RELEASE, do Tỳ kheo Ṭhānissaro Bhikkhu (Geoffrey DeGraff) biên tập và chuyển dịch sang tiếng Anh)-1995.

 

 

Tin bài có liên quan

Chùa Bảo Quang Tổ Chức Lễ Mãn Tang Cố Hòa Thượng Thích Quảng Thanh

Chùa Bảo Quang Tổ Chức Lễ Mãn Tang Cố Hòa Thượng Thích Quảng Thanh

Hành Giả Nên Đi Với Giặc Và Ác Hữu Hay Với Thiện Hữu Đồng Tu?

Hành Giả Nên Đi Với Giặc Và Ác Hữu Hay Với Thiện Hữu Đồng Tu?

Con Trâu – Góc Nhìn Phật Giáo

Con Trâu – Góc Nhìn Phật Giáo

Lợi Ích Của Sự Hành Trì Giới Luật

Lợi Ích Của Sự Hành Trì Giới Luật

Vấn Đề Phân Biệt Hay Không Phân Biệt Thiện-Ác ?

Vấn Đề Phân Biệt Hay Không Phân Biệt Thiện-ác ?

Tu Tập Tâm Linh Và Hộ Trì Chánh Pháp Trong Mùa An Cư Kiết Hạ

Tu Tập Tâm Linh Và Hộ Trì Chánh Pháp Trong Mùa An Cư Kiết Hạ

Sống Với Đạo Phật Trong Sinh Hoạt Hằng Ngày (Song Ngữ Vietnamese-English Pdf)

Sống Với Đạo Phật Trong Sinh Hoạt Hằng Ngày (Song Ngữ Vietnamese-English PDF)

Còn Nương Tựa Thì Còn Dao Động (Sách Ebook Pdf)

Còn Nương Tựa Thì Còn Dao Động (Sách Ebook PDF)

Ý Tình Thân

Ý Thức Về Đời Sống Trong Một Thế Giới Tương Thuộc Lẫn Nhau

Ý thức về đời sống trong một thế giới tương thuộc lẫn nhau

Load More

Discussion about this post

Tế Đàn Thanh Tịnh

Tế đàn thanh tịnh

“Một thời, Đức Phật ở tại vườn Cấp Cô Độc, cây Kỳ-đà thuộc nước Xá-vệ. Bấy giờ có một Bà-la-môn...

Từ Trong Khủng Bố Ở Pháp Và Đảo Chính Vũ Trang Ở Thổ Nhĩ Kỳ Nghĩ Về Bình An

Từ trong khủng bố ở Pháp và đảo chính vũ trang ở Thổ Nhĩ Kỳ nghĩ về bình an

TỪ TRONG KHỦNG BỐ Ở PHÁP VÀ ĐẢO CHÍNH VŨ TRANG Ở THỔ NHĨ KỲ NGHĨ VỀ BÌNH AN Thiện...

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 19)

 Xin chào các bạn, chào mọi người!Chúng ta vừa nói đến những cảnh giới của học vấn, cho nên cầu...

Đức Đạt Lai Lạt Ma Nói Về Phật Giáo Ứng Dụng (14)

Đức Đạt Lai Lạt Ma Nói Về Phật Giáo Ứng Dụng (14)

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA NÓI VỀ PHẬT GIÁO ỨNG DỤNG (14) Tuệ Uyển chuyển ngữ   HỎI: Ngẫu nhiên, nghệ sĩ Ngãi Vị Vị...

Thấu Hiểu Sự Thật Là Cần Thiết

Thấu Hiểu Sự Thật Là Cần Thiết

Phần nhiều dự định của chúng ta giống như chờ đợi để bơi lội Nhiều hành vi của chúng ta giống...

Bổn Phận Của Người Xuất Gia & Tại Gia

Bổn phận của người xuất gia & tại gia

Phật lại bảo Thiện Sinh:- Kẻ đàn việt cung phụng hàng Sa-môn, Bà-la-môn với 5 điều: 1- Thân hành từ....

Từ Bi Với Bắc Hàn

Từ Bi Với Bắc Hàn

TỪ BI VỚI BẮC HÀNTrần Khải Mục đích truyền thống của Phật giáo là đạt tới sự giác ngộ; như thế sẽ cần tới trọn một đời cho thiền...

Một Cuộc Đời Một Vầng Nhật Nguyệt Tập 3

Một Cuộc Đời Một Vầng Nhật Nguyệt Tập 3

MỘT CUỘC ĐỜI MỘT VẦNG NHẬT NGUYỆT TẬP 3 Minh Đức Triều Tâm Ảnh Nhà xuất bản Văn Học 2014...

Đón Mừng Xuân Di Lặc – Thích Phước Đạt

Đón Mừng Xuân Di Lặc – Thích Phước Đạt

ĐÓN MỪNG XUÂN DI LẶC  Thích Phước Đạt Mùa xuân là mùa đầu tiên trong năm, mùa khởi đầu cho...

Bồ Đề Đạt Ma Và Giá Trị Siêu Việt Của Nền Thiền Học Việt Nam

Bồ Đề Đạt Ma Và Giá Trị Siêu Việt Của Nền Thiền Học Việt Nam

BỒ ĐỀ ĐẠT MA và giá trị siêu việt của nền THIỀN HỌC VIỆT NAM Như Hùng Khi đề cập...

Ý Nghĩa Của Hạnh Phúc

Ý nghĩa của hạnh phúc

Ý NGHĨA CỦA HẠNH PHÚCBhante Henepola Gunaratana |  Diệu Liên Lý Thu Linh   Thiền sư Henepola Gunaratana, người Sri...

Có Trí Tuệ Là Như Biết Thật Về…

Có Trí Tuệ Là Như Biết Thật Về…

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Vua Và Vương Quyền

VUA VÀ VƯƠNG QUYỀN Shravasti Dhammika - Minh Nguyên dịch Theo tinh thần của Phật giáo, một vị vua tốt...

Ta Là Người Có Tội

Ta là người có tội

Và thế nào là hạng người không có tội? Này các Tỷ kheo, có hạng người thành tựu thân nghiệp,...

Kiến hòa đồng giải về vô ngã

KIẾN HÒA ĐỒNG GIẢI VỀ VÔ NGÃNHƯ KHÔNG (gsnhukhong@gmail.com)Sau khi NHƯ KHÔNG (NK) viết bàiTHẤY VÔ NGÃ LÀ THẤY PHÁP...

Tế đàn thanh tịnh

Từ trong khủng bố ở Pháp và đảo chính vũ trang ở Thổ Nhĩ Kỳ nghĩ về bình an

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 19)

Đức Đạt Lai Lạt Ma Nói Về Phật Giáo Ứng Dụng (14)

Thấu Hiểu Sự Thật Là Cần Thiết

Bổn phận của người xuất gia & tại gia

Từ Bi Với Bắc Hàn

Một Cuộc Đời Một Vầng Nhật Nguyệt Tập 3

Đón Mừng Xuân Di Lặc – Thích Phước Đạt

Bồ Đề Đạt Ma Và Giá Trị Siêu Việt Của Nền Thiền Học Việt Nam

Ý nghĩa của hạnh phúc

Có Trí Tuệ Là Như Biết Thật Về…

Vua Và Vương Quyền

Ta là người có tội

Kiến hòa đồng giải về vô ngã

Tin mới nhận

Học làm Phật

Lòng ngưỡng mộ Phật của vua A Dục

Nữ hoạ sĩ ‘châm biếm’ Phật giáo trên báo Tuổi trẻ là ai?

Đại dịch và kinh người biết sống một mình

Đức Phật – Nhà trị liệu tâm lý vượt thời gian

Xây chùa cho ai?

Sáu nghề ác không nên làm là gì?

Lời Phật dạy: 4 nguyên tắc để thoát khỏi nghèo khổ

Ứng dụng lời Phật dạy trong đại dịch Covid-19

Lời Phật dạy: Phụ nữ cần làm gì khi phát hiện chồng ngoại tình?

Tái sinh dưới góc nhìn Phật giáo

Lời Phật dạy: Khuyến hóa cha mẹ hướng thiện

Phật dạy cách hóa giải đau buồn

Cách hóa giải hận thù trong nhiều kiếp dưới góc nhìn Phật giáo

Tu hành như khúc gỗ trôi sông

Chiếc hộp bí ẩn đựng hài cốt hỏa táng của Đức Phật

Đại trùng tu ngôi Tổ đường và nhà thờ Mẫu chùa Phúc Hưng – Hải Phòng

Câu chuyện một con đường

Học theo gương hạnh Đức Phật

Biết sự hơn kém của người

Tin mới nhận

Cuộc Lữ Mặc Phương Tử

Đường xưa mây trắng bạt ngàn

Sự Xuất Hiện Của Phật Giáo ở Phương Tây Nhằm Đáp Ứng Cho Những Khủng Hoảng Môi Trường Và Xã Hội, Gs.ts. R. Clark

Mười Hạnh Nguyện Của Bồ Tát Phổ Hiền (Phần 1)

Thư Ngỏ (Ủng Hộ Chương Trình Cứu Trợ Lũ Lụt 03 Tỉnh Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An)

Thông Bạch Phật Đản Phật Lịch 2566 – 2022 của GHPGVNTN Hoa Kỳ

Bàn Về Chữ Không Trong Phật Giáo Nguyên Thủy

Tìm pháp thích nghi để tu

Hiện tượng phân hóa

Angulimala – Một Câu Chuyện Về Sức Mạnh Của Lòng Từ

Ăn Chay Để Bảo Vệ Môi Trường Sống

Tứ Nhiếp Pháp

Vấn Đề Ăn Chay

Đeo mang thân ngũ uẩn là gánh nặng

Đức Đạt Lai Lạt Ma: Hiến Tặng Bộ Phận Cơ Thể Là Dịch Vụ Cao Cả Nhất Của Nhân Loại

Thế Giới Chuyển Biến, Theo Kinh Hoa Nghiêm

10. Vấn Đề Cúng Lễ Người Quá Vãng

Thiền Niệm Xứ

Cúng vong linh, cúng cô hồn có phải là pháp của đạo Phật?

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 43)

Tin mới nhận

Kinh Viên Giác Lược Giảng

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 4)

Pháp ngữ trong Kinh Kim Cang (4)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 37)

Kinh Bách Dụ: Nói hay làm dở

Suy Ngẫm Nhỏ Từ Một Bài Tựa Kinh Lăng Già

Giới Thiệu Phẩm Phương Tiện Trong Kinh Pháp Hoa Phạn – Tạng

Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014 (Tập 7)

Kinh Bách Dụ: Bà lão bắt gấu

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 2)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 270)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 218)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 02)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 03)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 30)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 155)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 72)

Lời Phật Dạy Trong Kinh Tạng Nikaya Tập 1

Hạnh Phúc Kinh | Maṅgala Sutta

Kinh Luận Nghị Đường – Kutuhalasala Sutta (song ngữ)

Tin mới nhận

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 29)

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 15)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 192)

Lược Khảo Về Năm Dị Bản Kinh Vô Lượng Thọ

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 102)

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 28)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 51)

Vào Cửa Tịnh Tông

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 329)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 136)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 167)

Cách nào để trọn tin vào đức Phật A Di Đà?

Căn nguyên của tai nạn và bệnh tật (Tập 3)

Phương Thức Niệm Phật Đời Trần

Học Phật vấn đáp – Pháp Sư Tịnh Không trả lời câu hỏi của các đồng tu (Tập 2)

Đọc sách ngàn lần – Tập 6

Đọc sách ngàn lần – Tập 11

Lợi Ích Khi Niệm Phật (Phần 1)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 303)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 107)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

Chinese (Simplified)EnglishFrenchGermanJapaneseKoreanRussianSpanishVietnamese