PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Vai Trò Của Tăng Thân

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

VAI TRÒ CỦA TĂNG THÂN
Thích Trung Định

Tang ThanCó một câu nói thường được truyền tụng trong nhân gian rằng, “ăn cơm có canh tu hành có bạn” đã trở thành kim chỉ nam cho tất cả mọi hành giả tu hành. Câu nói này là thành quả của một sự đúc rút, kết tinh từ kinh nghiệm thực tế trong nếp sống thiền môn. Trên lộ trình tìm cầu chân lý cần phải có bạn hữu để tương trợ, dẫn dắt nhau đi đến đích cuối cùng.

          Một câu nói khác cũng mang nội dung tương tự nhấn mạnh đến vai trò của tăng thân rằng: “Tăng ly chúng tăng tàn, hổ ly sơn hổ bại.” Vì sao Tăng ly chúng tăng tàn, hổ ly sơn hổ bại? Vì sao so sánh tăng với hổ mà không là một con vật khác? Hổ là chúa tể sơn lâm, tất cả mọi con thú khác khi thấy hổ thì đều sợ hãi, khiếp vía. Khi nói đến tăng là nói đến nhóm bốn người trở lên. Một người không thể thành tăng. Giống như một cây không thể thành rừng. Chúng ta có thể ví tăng thân như một khu rừng, trong đó các thành viên là những cây đứng thẳng bên nhau, mỗi cây mang một sắc thái, một chủng loại, một thứ bậc cao thấp, nhưng tất cả đều cùng đóng góp cho sự rậm rạp, lớn mạnh của khu rừng. “Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao.” Khi thấy các cây đứng vững bên nhau như vậy, chúng ta có cái cảm giác của sự uy nghiêm, sự hùng vĩ của núi rừng.

Tăng đoàn cũng vậy, khi mọi thành viên của tăng đoàn sống thanh tịnh, hòa hợp, chánh niệm tĩnh giác, đồng học, đồng tu thì sẽ phát ra một năng lượng hùng tráng của sự vững chãi, thảnh thơi. Năng lượng của tăng thân là một năng lượng có khả năng che chở, và chuyển hóa. Mọi thành viên trong tăng thân đều có nhiệm vụ đóng góp vào việc phát khởi năng lượng và sức mạnh tự nội. Sự đóng góp đó, nhằm mục đích xây dựng tăng thân vững mạnh. Việc xây dựng sự hài hòa, thanh tịnh trong tăng thân là công trình rất quí báu của người xuất gia cũng như Phật tử tại gia. Nếu người tu sĩ rời bỏ tăng thân của mình thì sẽ thất bại trong con đường tu tập, cũng như một con hổ bỏ rừng mà xuống đồng bằng thì thế nào cũng bị người ta vây bắt, làm thịt. Người tu sĩ có một thế đứng vững như chúa sơn lâm, có tiếng nói hiệu quả như tiếng hổ rống, nhưng nếu người tu sĩ từ bỏ tăng thân, biệt chúng, thì thân phận của vị này cũng sẽ như một con hổ lìa rừng.

Mối quan hệ trong tăng thân là mối quan hệ hỗ tương và cần thiết. Người này soi sáng cho người kia và ngược lại. Người này yểm trợ cho người kia, đồng học, đồng tu, cùng sách tấn nhau để không bị khiếm khuyết, sứt mẻ trong giới hạnh. Nhờ mối quan hệ này mà tăng thân cùng nhau hỗ trợ để đưa đến thành tựu phạm hạnh, đó là mục tiêu và chí nguyện cao cả của người xuất gia học đạo.

Theo tinh thần của Phật giáo, việc hành trì tu tập là tùy thuộc vào sự nỗ lực cá nhân. Đức Phật luôn căn dặn chúng đệ tử rằng, hãy tự mình làm hòn đảo cho chính mình, chớ nương tự một ai khác, hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi. “Này Ananda, hãy tự mình là ngọn đèn cho chính mình, hãy tự mình nương tựa chính mình, chớ nương tựa một gì khác. Dùng Chánh pháp làm ngọn đèn, dùng Chánh pháp làm chỗ nương tựa, chớ nương tựa một gì khác.” Tuy nhiên, trong một bài kinh ngắn nằm trong Tương ưng bộ, nhấn mạnh đến tầm quan trọng của tình bằng hữu. Đức Phật tuyên bố rằng tình bạn tâm linh không phải chỉ là ‘một nữa đời sống tâm linh’ nhưng là toàn thể đời sống đó. Nỗ lực để đạt đến sự toàn thiện trong đời sống tâm linh không phải chỉ là hành trình đơn độc, nhưng xảy ra tùy thuộc vào những liên hệ cá nhân chặt chẻ. Tình thân hữu tâm linh đem một chiều hướng nhân bản không thể tách rời vào việc thực hành Giáo pháp và gắn bó giữa những hành giả Phật giáo trong một cộng đồng đoàn kết hàng dọc giữa thầy và trò và hàng ngang giữa những người bạn cùng đi trên một con đường chung. Mỗi thành viên trong tăng thân là một sợi chỉ hồng xuyên suốt, thắt chặt nhau lại trong một mối liên kết, hỗ tương, yểm trợ để cùng nhau thành tựu phạm hạnh.

Nó cũng giống như cấu trúc của tám chi phần trong Bát chánh đạo. Tám chi của con đường không phải là những bước đi được thực hiện theo từng bước tuần tự, chi này theo sau chi kia. Chúng được mô tả theo nghĩa thích hợp, như là các phần tử, không phải là các bước đi. Tối ưu nhất, cả tám chi phần có mặt cùng một lúc, mỗi chi phần có sự đống góp riêng biệt, giống như tám sợi đan xem của dây cáp quấn vào nhau để tạo nên sức mạnh tối đa. Mối liên hệ trong tăng thân và tám chi phần của Bát chánh đạo tạo nên sức mạnh hùng vĩ được thấy rõ qua đoạn kinh văn:

“Một thời, Thế Tôn trú giữa các dân chúng Sakka, tại thị trấn của dân chúng Sakka tên là Sakkara. Rồi Tôn giả Ananda đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi một bên, Tôn giả Ananda bạch Thế Tôn:

– Một nửa Phạm hạnh này, bạch Thế Tôn, là thiện bạn hữu (kalyāsamittatā), thiện bạn đãng (kalyānasahāyatā), thiện thân tình (kalyāsam-pavankatā).

– Chớ có nói vậy, này Ananda! Chớ có nói vậy, này Ananda! Toàn bộ Phạm hạnh này, này Ananda, là thiện bạn hữu, thiện bạn đãng, thiện thân tình. Với Tỷ-kheo thiện bạn hữu, thiện bạn đãng, thiện thân tình, này Ananda, thời được chờ đợi Thánh đạo Tám ngành được tu tập, Thánh đạo Tám ngành được làm cho viên mãn.

Và này Ananda, thế nào là Tỷ-kheo thiện bạn hữu, thiện bạn đãng, thiện thân tình, tu tập và làm cho viên mãn Thánh đạo Tám ngành? Ở đây, này Ananda, Tỷ-kheo tu tập chánh tri kiến liên hệ đến viễn ly, liên hệ đến ly tham, liên hệ đến đoạn diệt, hướng đến từ bỏ. Tỷ-kheo tu tập chánh tư duy… tu tập chánh ngữ… tu tập chánh nghiệp… tu tập chánh mạng… tu tập chánh tinh tấn… tu tập chánh niệm… tu tập chánh định liên hệ đến viễn ly, liên hệ đến ly tham, liên hệ đến đoạn diệt, hướng đến từ bỏ. Như vậy, này Ananda, là Tỷ-kheo thiện bạn hữu, thiện bạn đãng, thiện thân tình, tu tập Thánh đạo Tám ngành, làm cho sung mãn Thánh đạo Tám ngành.

Này Ananda, chính với pháp môn này, các Ông cần phải hiểu thế nào toàn bộ Phạm hạnh này là thiện bạn hữu, thiện bạn đãng, thiện thân tình. Do Ta lấy thiện làm bạn hữu, này Ananda, nên các chúng sanh bị sanh được giải thoát khỏi sanh; các chúng sanh bị già được giải thoát khỏi già; các chúng sanh bị chết được giải thoát khỏi chết; các chúng sanh bị sầu, bi, khổ, ưu, não được giải thoát khỏi sầu, bi, khổ, ưu, não. Chính với pháp môn này, này Ananda, các Ông cần phải hiểu thế nào toàn bộ Phạm hạnh này là thiện bạn hữu, thiện bạn đãng, thiện thân tình.”

(Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt, Tương Ưng Bộ – Samyutta Nikāya, Tập V – Thiên Đại Phẩm, Tương Ưng Đạo (a), Phẩm Vô Minh)

Tang Than Lang Mai

Hình ảnh Tăng Thân Làng Mai, Pháp

Sức mạnh của tăng thân là sức mạnh của sự hòa hợp, thanh tịnh. Khi nhìn một tăng đoàn hòa hợp thanh tịnh như vậy thì sẽ có ảnh hưởng rất lớn đối với người tiếp cận. Vua Ba Tư Nặc là một trong những người đã xác nhận điều đó. Một hôm nhà Vua bạch với Phật rằng: “Bạch Thế Tôn, mỗi khi con nhìn tăng đoàn của Ngài, thì con có niềm tin nhiều hơn ở nơi Ngài.” Câu nói này bao hàm một ý nghĩa rằng, khi con nhìn Phật con đã có niềm tin mãnh liệt, nhưng khi nhìn vào Tăng đoàn thì con lại có nhiều niềm tin hơn ở nơi Ngài. Tại vì Tăng đoàn này do đức Phật thiết lập, là sản phẩm do đức Phật xây dựng. Tăng thân của Đức Thế Tôn là đoàn thể sáng ngời, vững chãi, thảnh thơi mà chúng ta đáng quay về nương tựa. Cho nên khi quy y Phật thì cũng quy y Pháp và quy y Tăng. Ba pháp quy y này không tách rời nhau, mà là một chỉnh thể thống nhất, quý báu nhất giữa cõi đời. Do đó, vai trò của tăng thân không chỉ có ảnh hưởng bằng một nữa mà là toàn thể của đời sống phạm hạnh. Phá hòa hợp tăng là một trong những trọng tội. Thành ra, mỗi thành viên của Tăng đều ý thức được giá trị cao quý này để nỗ lực xây dựng tăng thân.

Tạp chí Văn Hóa Phật Giáo số 286 | Thư Viện Hoa Sen

Tin bài có liên quan

Chùa Bảo Quang Tổ Chức Lễ Mãn Tang Cố Hòa Thượng Thích Quảng Thanh

Chùa Bảo Quang Tổ Chức Lễ Mãn Tang Cố Hòa Thượng Thích Quảng Thanh

Hành Giả Nên Đi Với Giặc Và Ác Hữu Hay Với Thiện Hữu Đồng Tu?

Hành Giả Nên Đi Với Giặc Và Ác Hữu Hay Với Thiện Hữu Đồng Tu?

Con Trâu – Góc Nhìn Phật Giáo

Con Trâu – Góc Nhìn Phật Giáo

Vấn Đề Của Thế Gian

Vấn Đề Của Thế Gian

Lợi Ích Của Sự Hành Trì Giới Luật

Lợi Ích Của Sự Hành Trì Giới Luật

Vấn Đề Phân Biệt Hay Không Phân Biệt Thiện-Ác ?

Vấn Đề Phân Biệt Hay Không Phân Biệt Thiện-ác ?

Tu Tập Tâm Linh Và Hộ Trì Chánh Pháp Trong Mùa An Cư Kiết Hạ

Tu Tập Tâm Linh Và Hộ Trì Chánh Pháp Trong Mùa An Cư Kiết Hạ

Sống Với Đạo Phật Trong Sinh Hoạt Hằng Ngày (Song Ngữ Vietnamese-English Pdf)

Sống Với Đạo Phật Trong Sinh Hoạt Hằng Ngày (Song Ngữ Vietnamese-English PDF)

Còn Nương Tựa Thì Còn Dao Động (Sách Ebook Pdf)

Còn Nương Tựa Thì Còn Dao Động (Sách Ebook PDF)

Ý Tình Thân

Load More

Discussion about this post

Sự Hiểu Lầm ‘Vô Ngã’ Của Phật Giáo

Sự hiểu lầm ‘Vô ngã’ của Phật giáo

I. Vào đề Vấn đề Vô ngã của Phật giáo có sự hiểu lầm rất lớn. Một số người tin...

Đức Phật Nói Về Nữ Nhân

Đức Phật nói về nữ nhân

ĐỨC PHẬT NÓI VỀ NGƯỜI NỮThích nữ Huệ Nhàn Nói đến nữ nhân người ta thường nghĩ đến cái đẹp...

Không Còn Bệnh Tim

Không còn bệnh tim

KHÔNG CÒN BỆNH TIM(NO MORE HEART DISEASE)   Vào ngày 13 tháng 9 năm 2015, tôi được một người bạn...

Quên Đi Tự Ngã (Genjokoan)

QUÊN ĐI TỰ NGÃ (Genjokoan) Thiền sư Đạo Nguyên Ngọc Bảo phóng dịch Thiền sư Đạo Nguyên (Dogen Zenji, hay...

Chuỗi tràng hạt của Thủ tướng và nguyên lý nhà nước thế tục

CHUỖI TRÀNG HẠT VÀ NGUYÊN LÝ NHÀ NƯỚC THẾ TỤCNguyễn Anh Tuấn Hai nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa...

Tự Tu: Nắm Giữ Những Phút Giây Thực Tại

Tự tu: Nắm giữ những phút giây thực tại

BẠN ĐỌC CHIA SẺTỰ TU: NẮM GIỮ NHỮNG PHÚT GIÂY THỰC TẠI Con kính bạch các thầy và toàn thể...

Tôi Đang Huân Tập

TÔI ĐANG HUÂN TẬP Đào Văn Bình Bạn ơi, Tôi đang huân tập một đức tính: Hễ có ai chửi...

Bài Thơ Xuân Vãn Của Vua Trần Nhân Tông (1258 – 1308)

Bài Thơ Xuân Vãn Của Vua Trần Nhân Tông (1258 – 1308)

BÀI THƠ XUÂN VÃNcủa Vua Trần Nhân Tông (1258 – 1308).Tâm Thường Định dịch Ngài là một vị vua anh...

Ấn phẩm cổ nhất thế giới: KINH KIM CANG

ẤN PHẨM CỔ NHẤT THẾ GIỚI: KINH KIM CANG           Vào năm 2004, Thư Viện Anh Quốc đã mở cửa...

Những Đặc Điểm Của Văn Hóa Phật Giáo Trong Văn Hóa Việt Nam

Những Đặc Điểm Của Văn Hóa Phật Giáo Trong Văn Hóa Việt Nam

NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN HÓA PHẬT GIÁO TRONG VĂN HÓA VIỆT NAM Tác giả: Thích Thắng Hoan        ...

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 2)

Khi tiến hành phỏng vấn hơn 8.000 người, thì 71% học sinh đã từng quay cóp, 68% học sinh đã...

Quan Điểm Của Người Phật Tử Về Hâm Nóng Toàn Cầu Ts. Trần Tiễn Khanh

Quan Điểm Của Người Phật Tử Về Hâm Nóng Toàn Cầu Ts. Trần Tiễn Khanh

QUAN ĐIỂM CỦA NGƯỜI PHẬT TỬVỀ HÂM NÓNG TOÀN CẦU TS. Trần Tiễn Khanh     Những năm gần đây...

Thức Thứ Tám – A Lại Da Thức

THỨC THỨ TÁM – A LẠI DA THỨCLê Sỹ Minh Tùng A lại da thức : A lại da là...

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 08)

KINH ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ (PHẦN 8) Pháp Sư Tịnh Không   Nguyện thứ hai, “Xưng tán Như Lai”...

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 02)

KINH ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ (PHẦN 2) Pháp Sư Tịnh Không   PHẨM I: “PHÁP HỘI THÁNH CHÚNG”“Như thị...

Sự hiểu lầm ‘Vô ngã’ của Phật giáo

Đức Phật nói về nữ nhân

Không còn bệnh tim

Quên Đi Tự Ngã (Genjokoan)

Chuỗi tràng hạt của Thủ tướng và nguyên lý nhà nước thế tục

Tự tu: Nắm giữ những phút giây thực tại

Tôi Đang Huân Tập

Bài Thơ Xuân Vãn Của Vua Trần Nhân Tông (1258 – 1308)

Ấn phẩm cổ nhất thế giới: KINH KIM CANG

Những Đặc Điểm Của Văn Hóa Phật Giáo Trong Văn Hóa Việt Nam

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 2)

Quan Điểm Của Người Phật Tử Về Hâm Nóng Toàn Cầu Ts. Trần Tiễn Khanh

Thức Thứ Tám – A Lại Da Thức

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 08)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 02)

Tin mới nhận

Đức Phật đản sinh – Suối nguồn từ bi và bình đẳng

TÂM THƯ XÂY DỰNG QUAN ÂM PHẬT ĐÀI

Lời Phật dạy về việc sử dụng tiền bạc đúng pháp

Những quy tắc trong kinh doanh theo lời Phật dạy

Báo cáo tâm đắc về việc học tập Nữ Đức (Tập 3)

Đức Phật có phủ nhận việc cầu nguyện?

Tâm Thư Kêu Gọi Xây Dựng Chùa Sùng Hưng

Tập thói quen niệm tưởng ân Đức Phật

Đi Tìm “Trái Tim Bất Diệt” Của Bồ Tát Thích Quảng Đức

Tinh Thần Ngọn Lửa Bồ-tát Thích Quảng Đức

Lời Phật dạy về lòng từ bi và sự sống muôn loài

Lời Phật dạy về công ơn người mẹ khi mang thai

Phật ra đời vì một nhân duyên lớn: “Khai thị chúng sinh ngộ nhập Phật tri kiến”

Phật ở đâu?

Chùa Thiên Phước Thái Bình

Ý nghĩa bảy bước chân của Đức Phật

Dấu hiệu yêu quý hòa bình của Đức Phật thời niên thiếu

Đức Phật lập ra đạo để dạy loài người hiểu biết những gì?

Chùa Long Phước, 34 Ấp Long An,thị Trấn Cái Tắc, Huyện Châu Thành A,tỉnh Hậu Giang

Văn Tưởng Niệm Bồ Tát Thích Quảng Đức

Tin mới nhận

Video Song Ngữ: Một Miền Vô Ưu Của Thượng Tọa Thích Tánh Tuệ

13 Hướng dẫn thiền tập

Kỷ Niệm về Thầy: Niệm Phật và Ăn Chay

Trăm Ngàn Muôn Kiếp Không Dễ Gặp

Sự hoàn hảo của trái tim rộng lượng

Sáu nẻo luân hồi | Six paths in the samsara (Sách song ngữ PDF)

33. Phật Giáo Có Chủ Trương Hoả Táng Không?

Đức Phật Nhận Xét Về Những Chấp Kiến Của Thế Gian

Ôn dịch

Thiếu Phụ Cuồng Điên

Rằm Tháng Tư

Dòng sông qua đi…

Cũng là lẽ công bằng

Phiền Não Và Bệnh Tật – Phan Minh Đức

Giúp Con Hư Đoàn Tụ Gia Đình – Tt. Thích Nhật Từ

Vài Suy Nghĩ Về Tinh Thần Nhật Bản – Nguyễn Văn Nhật

Phía Sau Bức Màn Nhung “Tháng 5 Của Mẹ”

Từ Việt Hán Đến Ngữ Văn – Nghĩ Về Một Danh Xưng Hợp Lý Cho Môn Học Tiếng Việt

Thiền Sư Nhất Hạnh Sẽ Ở Việt Nam Lâu Dài

Kính Ngưỡng Bồ Tát Thích Quảng Đức

Tin mới nhận

GIỚI THIỆU VỀ NĂM BỘ NIKĀYA

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 294)

Kinh Thủ Lăng Nghiêm Giảng Giải (Suramgama Sutra) – Cuốn 2

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 55)

A Hàm Mưa Pháp Chuyển Hóa Phiền Não Tập 1 (trọn bộ 2 tập)

Thư Pháp

Phổ Môn Chú Giảng

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 47)

Sen Nở Trời Phương Ngoại, Thầy Nhất Hạnh Giảng Kinh Pháp Hoa

Niệm Hơi Thở Vào – Hơi Thở Ra

Kinh TissaMetteyya (Kinh xa lìa ái dục)

Hạt muối

Báo Đáp Công Ơn Cha Mẹ, Kinh Tăng Chi Bộ (song ngữ)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 298)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 283)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 21)

Kinh Tụng – Thích Trí Thoát

Sn 4.1 — Kama Sutta: Kinh Về Tham Dục & Sn 4.2 — Guhatthaka Sutta: Kinh Về Thân Giam Trong Hang Động

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 367)

Kinh Tạng Pali (.Pdf)

Tin mới nhận

Chia Sẻ Tâm Đắc Học Tập Đệ Tử Quy (Tập 3)

Tây Phương Quyết Yếu Thích Nghi Thông Quy

Chia Sẻ Tâm Đắc Học Tập Đệ Tử Quy (Tập 8)

Dự Bị Lúc Lâm Chung

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 225)

Quan Niệm Về Thiền Và Tịnh Của Thiền Sư Bạch Ẩn

Chánh tri chánh kiến

NÓI VỀ HIẾU ĐẠO (Phần 1)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 121)

Sự Chuyền Động Toàn Diện Của Tâm Thức Trong Sự Có Mặt Của Quán Thế Âm Bồ Tát

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 369)

Vấn đề giải thoát trong pháp môn Niệm Phật

BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA TÂM KINH (Tập 7)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 275)

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 12)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 90)

Vài Nét Về Tịnh Độ Chân Tông

Nhận thức Phật Giáo (Phần 6)

Niệm Phật Vô Tướng

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 45)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

Chinese (Simplified)EnglishFrenchGermanJapaneseKoreanRussianSpanishVietnamese