PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Vài suy nghĩ về việc truyền giới Bồ-tát và “giới Thập thiện” cho người cư sĩ

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

VÀI SUY NGHĨ VỀ VIỆC TRUYỀN GIỚI BỒ-TÁT
VÀ “GIỚI THẬP THIỆN” CHO NGƯỜI CƯ SĨ
Thích Hạnh Chơn

 

Le Truyen Bo Tat Gioi

Lễ truyền Bồ Tát Giới tại Thiền viện Sùng Phúc Hà Nội

Trong Phật giáo, giới luật đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với Tăng đoàn. Giới luật và Chánh pháp là hai tạng có thể hướng dẫn hàng hậu học tu hành giác ngộ giải thoát. Điều này được Đức Phật chỉ dạy trước khi diệt độ. Đức Thế Tôn bảo ngài A-nan-đa rằng “Pháp và Luật của Ta là Bậc Đạo sư của các Ngươi”[1]. Từ đó, giới luật được xem như là thọ mạng của Phật giáo.

Tuy nhiên, với hàng đệ tử tại gia (cư sĩ), chỉ có giới được áp dụng. Giới ở đây được xem như là những điều học, những điều dạy về đạo đức có giá trị khuyến khích hơn là trừng phạt. Theo truyền thống Phật giáo Nam truyền, giới của cư sĩ chỉ có Năm giới và Bát quan trai giới (tám giới). Với truyền thống Phật giáo Bắc truyền, “giới thập thiện” và giới Bồ-tát được đưa thêm vào[2]. Bài viết sẽ tìm hiểu về việc truyền giới Bồ-tát và “giới Thập thiện” dành cho người cư sĩ tại gia theo truyền thống Bắc truyền.

Khái niệm giới luật:

Giới (Sila) là những điều răn cấm hay đúng hơn là những điều học do Đức Phật chế định cho hàng đệ tử xuất gia và tại gia để ngăn ngừa tội lỗi của ba nghiệp. Giới có công năng ngăn ngừa điều xấu ác, đem đến sự giải thoát khổ đau do hành động xấu gây ra và làm cho cuộc sống có sự hòa hợp, an lạc.

Trong khi đó, Luật (vinaya) là những nguyên tắc do Đức Phật quy định dành cho hàng xuất gia sống tập thể Tăng đoàn. Luật là những điều hướng dẫn để Tăng chúng nghiêm trì giới cấm và cũng là những phương pháp hướng dẫn xử lý các trường hợp vi phạm giới luật trong Tăng đoàn[3].

Với chủ trương xiển dương tư tưởng Đại thừa, truyền thống Phật giáo Bắc truyền có thêm giới Bồ-tát. Giới Bồ-tát, theo nghĩa rộng, là trì tất cả tịnh giới (nhiếp luật nghi giới), là làm tất cả các điều lành (nhiếp thiện pháp giới) và là làm lợi ích cho chúng sanh (nhiêu ích hữu tình giới). Nói cách khác, giới Bồ-tát là không làm các điều bất thiện, phát tâm làm các điều thiện và chủ đích là phụng sự đem lợi lạc đến cho chúng sanh. Theo Hòa thượng Thánh Nghiêm, “Bồ-tát giới nghĩa là giới của Bồ-tát. Muốn làm Bồ-tát trước tiên phải thọ Bồ-tát giới”[4]. Như vậy, bất cứ ai thọ giới Bồ-tát đều có thể tự xưng là Bồ-tát?

Trong Phật giáo, danh từ giới thể thường được nhắc đến bên cạnh giới tướng. Thiết nghĩ, giới thể mang tính trừu tượng và đạt được qua sự hành trì Phật pháp của mỗi cá nhân chứ không phải ai truyền cho được. Trong những năm đầu thành lập Tăng đoàn, Đức Phật chưa chế giới. Tuy nhiên, không ai có thể nói các đệ tử lớn như Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên… không đắc giới thể bởi các ngài đã thực hành Chánh pháp và đã chứng Thánh quả. Do đó, vấn đề giới thể không bàn trong bài viết này.

Mục đích chế giới của Đức Phật

Có thể nói rằng, giới luật được Đức Phật chế ra nhằm vào đối tượng là người xuất gia hay Tăng đoàn. Mục đích chế giới của Đức Phật là để giúp các đệ tử hoàn thiện chính bản thân, tức là chuyển hóa nội tâm và để phù hợp với hoàn cảnh xã hội nhằm tránh những ảnh hưởng xấu đến uy tín của Tăng đoàn. Về hoàn thiện bản thân, giới giúp hành giả tránh sai lầm bất thiện, tịnh hóa ba nghiệp và làm nền tảng cho sự phát triển trí tuệ. Về ứng xử xã hội, giới giúp Tăng đoàn khỏi bị người đời chê trách, ngăn ngừa những hành động sai trái của các cá nhân và làm lợi ích đời sống tập thể.

Luật tạng cũng ghi mười lợi ích của việc chế giới[5]. Trong đó, giới là nhằm nhiếp phục Tăng chúng để cho Tăng đoàn hòa hợp, an lạc (từ lợi ích 1 đến 5). Từ đó, Tăng đoàn mới xứng đáng trở thành nơi hàng tại gia tin tưởng (lợi ích 6, 7). Giới cũng có công năng giúp hành giả đoạn trừ các lậu hoặc tức phiền não (lợi ích 8, 9). Cuối cùng, nhờ Tăng đoàn nghiêm trì giới luật mà Chánh pháp được tồn tại lâu dài (lợi ích 10).

Việc chế giới được tin là bắt đầu từ năm thứ 13 sau khi có thành viên trong Tăng đoàn phạm vào các điều ô uế hay bất thiện. Như vậy, Đức Phật không phải tự bày ra giới mà chỉ chế giới khi trong Tăng đoàn có người làm những điều bất thiện hay lậu hoặc[6].

Từ mục đích chế giới trên, có thể nói rằng thọ giới là sự tự nguyện của mỗi cá nhân khi muốn hoàn thiện bản thân và trở thành thành viên của Tăng đoàn. Tuy nhiên, khi đã là thành viên của Tăng đoàn, vị ấy phải sinh hoạt theo giới luật của Tăng đoàn. Sự tự nguyện ở đây phải được hiểu là hoặc sống đời sống xuất gia theo giới luật Tăng đoàn hoặc sống đời sống cư sĩ tại gia theo ý nguyện cá nhân.

Người cư sĩ tại gia phát nguyện thọ giới để tu tập nhằm hoàn thiện nhân cách hướng đến đời sống an lạc giải thoát phiền não trong cuộc sống thế tục. Sự phát nguyện ấy có thể duy trì lâu dài và cũng có thể gián đoạn hay chấm dứt (vi phạm giới). Không có một sự chế tài nào được quy định đối với hàng cư sĩ khi họ vi phạm giới vì họ không sống đời sống như Tăng đoàn. Do đó, có thể nói sự truyền giới cho hàng cư sĩ mang tính chất khuyến khích hơn là bắt buộc như hàng xuất gia. Vì tính chất khuyến khích nên thiết nghĩ cũng cần xét đến tính thực tế dựa trên năng lực thực hành của người phát tâm thọ giới để hạn chế hình thức.

Nguồn gốc và nội dung giới Bồ-tát và “giới Thập thiện”

Theo sử liệu Phật giáo, các giới Đức Phật chế ra đều có đối tượng cụ thể vi phạm. Các đối tượng ấy là những đệ tử của Đức Phật như Tu-đề-na, Đàn-ni-ca…

Tuy nhiên, đối tượng Đức Phật chế giới Bồ-tát không phải là nhân vật lịch sử cụ thể. Theo kinh Phạm võng (bản giới Bồ-tát được sử dụng phổ biến ở Việt Nam), Đức Phật giảng kinh này cho đại chúng nhưng chỉ nói chung chung chứ không rõ đại chúng nào. Vì thuyết giới chung cho đại chúng nên không phải vì có người vi phạm mà chế giới. Các giới Bồ-tát như thế được hiểu như là những điều đạo đức hướng thượng. Nếu người nào thực hành giới thì người đó sẽ hưởng quả lành. Nếu không thực hành mà còn làm ngược lại thì vị ấy chịu quả báo ác. Đó là tinh thần nhân quả. Đối với giới Bồ-tát, không có điều luật tương ứng để xử lý những trường hợp vi phạm giới.

Hòa thượng Thánh Nghiêm viết: “Truyền thuyết cho rằng Đức Phật Thích Ca truyền giới Bồ-tát cho ngài Di Lặc. Ngài Di Lặc truyền xuống cho hơn 20 vị Bồ-tát lần lượt truyền nhau…”[7]. Bồ-tát Di Lặc được tin là sẽ xuất hiện trong đời vị lai nên không phải là nhân vật lịch sử đời quá khứ hay hiện tại. Như vậy, sự truyền thọ giới Bồ-tát hoàn toàn khác với sự truyền thọ giới Thanh Văn.

Điều kiện thọ giới Bồ-tát là đối tượng thọ giới phải có chủng tánh Bồ-tát hay Đại thừa, phát Bồ-đề tâm và không bị các chướng ngại gồm phiền não chướng, nghiệp chướng và báo chướng. Đây là một thách đố đối với những ai truyền thọ giới Bồ-tát bởi không có tiêu chuẩn đánh giá cụ thể.  Khi đã thọ giới, người thọ giới Bồ-tát sẽ mất giới trong hai trường hợp là phạm giới trọng và xả Bồ-đề tâm[8]. Việc mất giới cũng tự cá nhân biết và không có luật xử lý như giới Thanh Văn.

Theo nguyên tắc thì Bồ-tát giới gồm đủ 10 giới trọng và 48 giới khinh được ghi trong kinhPhạm võng. Tuy nhiên, vì phương tiện nên Bồ-tát giới tại gia chỉ thọ 6 giới trọng và 28 giới khinh được lấy từ phẩm Thọ giới, kinh Ưu-bà-tắc giới. Nội dung 6 giới trọng của giới Bồ-tát tại gia tương đương với năm giới, còn 28 giới khinh là những lời khuyên làm thiện và có thể thực hành được.

Các giới khinh là những lời khuyến khích bao gồm cúng dường cha mẹ, sư trưởng (1); chăm sóc người bệnh khổ (3, 28); bố thí cho người hành khất (4); thi lễ khi gặp bậc tôn trưởng (6); tu Bát quan trai giới (7); đi nghe pháp (8); không dùng của thường trụ (9); không đi vào nơi hiểm nạn một mình (11), không ngủ lại chùa (khác giới tính) một mình (12); không vì mình đánh mắng người (13); không đem thức ăn thừa cho người (14); không nuôi súc vật ăn thịt (15); cho người khác động vật lớn phải làm phép tịnh thí (16); dự trữ y bát… để cúng dường người thọ giới Bồ-tát (17); không vi phạm pháp luật nhà nước (22); cúng dường Tam bảo trước khi hưởng thành quả (23); không tán thán quan điểm riêng khi đại chúng không chấp thuận (24); không giành đi trước bậc tôn kính (25); cúng dường thức ăn bình đẳng (26); không nuôi tằm (27). Trong 28 giới khinh, có một số giới lập lại hay triển khai từ giới trọng như giới thứ hai (say rượu), thứ 10, 18 (liên quan sát sinh), thứ 19, 21 (liên quan trộm cắp), thứ 20 (liên quan giới dâm).

Nhìn chung, giới Bồ-tát tại gia dựa trên căn bản năm giới và những lời dạy đạo đức khuyến khích người cư sĩ sống đúng đạo làm người, thể hiện lòng từ với người bệnh và động vật, biết bố thí cúng dường, biết đi nghe pháp và tập tu hạnh xuất gia (Bát quan trai). Tuy nhiên, giới Bồ-tát tại gia chưa có điều nào khuyến khích người cư sĩ bố thí pháp, tức là làm công việc hoằng pháp bằng con đường phổ biến lời Phật dạy. Có thể nói nhiệm vụ quan trọng của một vị Bồ-tát là cứu độ chúng sanh qua việc bố thí pháp chưa được đề cập. Do đó, sau khi thọ giới người thọ giới Bồ-tát cũng không có biểu hiện gì khác so với người Phật tử quy y và thọ năm giới. Một người Phật tử chân chính không thọ giới Bồ-tát vẫn phải cư xử phù hợp với những điều giới Bồ-tát tại gia vì đó là những điều đạo đức phổ biến. Đây là điều cần suy ngẫm để làm sao việc truyền thọ giới Bồ-tát tại gia có hiệu quả tích cực hơn.

Về Thập thiện, từ “giới” không rõ được đưa vào khi nào để trở thành “giới Thập thiện” và sự truyền thọ giới này bắt đầu từ khi nào? Kinh Saleyyaka thuộc kinh Trung bộ đề cập Thập thiện là mười điều thiện được thực hành đúng pháp, đúng chánh đạo thông qua ba nghiệp là thân, khẩu, ý hành. Thân không sát sanh, không lấy của không cho, không tà hạnh đối với các dục. Khẩu không vọng ngữ, không nói hai lưỡi, không nói lời độc ác, không nói lời phù phiếm. Ý không tham, không sân, không tà kiến (si mê).

Theo Phật giáo Bắc truyền, mười điều thiện được trình bày trong kinh Thập thiện nghiệp đạo. Kinh này được tin do Đức Phật thuyết cho 8.000 Đại Tỳ-kheo và 32.000 ngàn Bồ-tát tại cung rồng Ta-kiệt-la.

Đây là mười điều thiện hay mười điều đạo đức dành cho tất cả những ai sống đời sống hướng thượng, đời sống bậc thánh. Trong đó, bảy điều thiện đầu thuộc về các giới của xuất gia và tại gia, ba điều sau không tìm thấy trong giới luật Phật chế cho Thanh Văn. Tất nhiên, trong các kinh cũng có đề cập những điều đạo đức liên quan đến giới nhưng không phải tất cả đều quy định trong giới bổn. Ba điều thiện sau là một ví dụ. Trong trường hợp này, chúng được xem như là pháp.

Nếu như giới Bồ-tát tại gia có thể khả thi trong việc thực hành thì ba điều sau trong “giới thập thiện” rất khó thực thi. Ngay cả người truyền giới cũng chưa thể giữ được ba điều này huống chi người tại gia thọ giới. Tham-sân-si là căn bản phiền não thì đâu dễ đoạn trừ nếu chưa phải là bậc thánh. Người truyền và thọ giới không dám chắc giữ được vậy thì có cần truyền thọ giới không? Nếu xem như là pháp, thì việc học và hành theo như nhiều pháp khác là hợp lý hơn. Xin các bậc cao minh chỉ giáo!

Kết luận

Bản chất của giới là những điều đạo đức, điều luật nhằm giúp con người tránh các điều ác, làm các điều lành. Giới là nền tảng để có cuộc sống an tịnh đưa đến phát triển trí tuệ giác ngộ giải thoát. Giới luật là cơ sở để Tăng đoàn sống hòa hợp, an lạc. Do đó, việc truyền thọ giới là có mục đích và mang tính khả thi.

Giới Bồ-tát nhấn mạnh về khía cạnh tâm Bồ-đề, tức tâm phát nguyện độ sanh làm lợi ích cho nhiều người. Vì mang tính chất phát nguyện nên giới Bồ-tát không có một cơ chế xử lý như giới Thanh Văn.

Tất nhiên, việc truyền thọ giới Bồ-tát là tích cực nhưng nó cần phải dựa trên kết quả thực hành chứ không phải hình thức. Với việc truyền “giới Thập thiện”, thiết nghĩ cũng cần phân biệt đâu là giới và đâu là pháp. Giới thọ phải giữ gìn, còn pháp thì tự học và hành theo.

 

[1] Kinh Đại bát Niết-bàn thuộc kinh Trường bộ

[2] Hòa thượng Thánh Nghiêm thêm Tam quy cũng là giới vì ngài cho rằng quy y Tam bảo thì không được quy y thiên thần quỷ vật, không quy y ngoại đạo tà giáo và không quy y tổn hữu ác đãng. Thực ra, các ý này được thêm vào sau này vì văn tác bạch quy y Tam bảo của Đức Phật dạy không có ghi các điều cấm. Hòa thượng Thánh Nghiêm không có đề cập “giới Thập thiện” cho người tại gia mà chỉ đề cập Thập thiện. (HT.Thánh Nghiêm, Cương yếu giới luật, Thích Nữ Tuệ Đăng dịch, NXB.Thời Đại, 2010, thiên thứ nhất).

[3] Xem thêm Thích Phước Sơn, “Đôi nét về giới luật”, Nguyệt san Giác Ngộ, số 71 & 72, 2002.

[4] HT.Thánh Nghiêm, Cương yếu giới luật, Thích Nữ Tuệ Đăng dịch, NXB.Thời Đại, 2010, thiên thứ bảy.

[5] 1. Vì nhiếp phục Tăng chúng, 2. Vì nhằm triệt để nhiếp phục Tăng chúng, 3. Vì muốn cho Tăng chúng an lạc, 4. Vì để nhiếp phục những người không biết hổ thẹn, 5. Vì để cho những người biết hổ thẹn cư trú yên ổn, 6. Vì để cho những người không tin khiến họ tin tưởng, 7. Vì để cho những người đã tin tăng thêm lòng tin, 8. Vì muốn dứt hết pháp lậu hoặc ngay trong hiện tại, 9. Vì để cho những lậu hoặc chưa sinh không thể sinh khởi, 10. Vì muốn cho Chánh pháp được tồn tại lâu dài. (Thích Thiện Siêu, Cương yếu giới luật, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, 1996, tr.20-21).

[6] Thích Thiện Siêu, Cương yếu giới luật, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, 1996, tr.20.

[7] HT Thánh Nghiêm, Cương yếu giới luật, Thích Nữ Tuệ Đăng dịch, NXB.Thời Đại, 2010, thiên thứ bảy.

[8] HT Thánh Nghiêm, Cương yếu giới luật, Thích Nữ Tuệ Đăng dịch, NXB.Thời Đại, 2010, thiên thứ bảy.

Xem thêm: Lời Chia Sẻ Với Những Cư Sĩ Thọ Bồ Tát Giới – Thầy Thích Phước Tiến:

Tin bài có liên quan

Ý Nghĩa Tổng Quát Về Giới Trong Thanh Tịnh Đạo

Ý nghĩa tổng quát về giới trong Thanh Tịnh Đạo

Ý Nghĩa Phương Thức, Thời Hạn Thọ Và Xả Cận Trụ Luật Nghi (Tám Chi Trai Giới)

Ý Nghĩa Danh Xưng Phẩm Vị Chức Sự Trong Giới Đàn Phật Giáo Bắc Truyền

Ý Nghĩa Chữ Phạn “Upavāsatha saṃvara” – Cận Trụ Luật Nghi

Ý Nghĩa Căn Bản Của Giới Luật

Ý nghĩa căn bản của giới luật

Việc Tổ Chức Đại Giới Đàn: Những Vấn Đề Cần Quan Tâm, Điều Chỉnh

Việc Tổ Chức Đại Giới Đàn: Những Vấn Đề Cần Quan Tâm, Điều Chỉnh

Về Giới Cấm Không Được Ca Hát, Xem Nghe Ca Hát & Không Say Đắm Trong Âm Điệu

Về giới cấm không được ca hát, xem nghe ca hát & không say đắm trong âm điệu

Vận Dụng Thế Nào Để Vừa Uyển Chuyển, Vừa Trì Được Giới Luật?

Vận dụng thế nào để vừa uyển chuyển, vừa trì được giới luật?

Vấn Đề Túc Số Tăng Trong Giới Đàn Truyền Giới Cụ Túc

Vấn Đề Túc Số Tăng Trong Giới Đàn Truyền Giới Cụ Túc

Vai Trò Của Giới Luật Trong Nếp Sống Thiền Môn

Vai trò của giới luật trong nếp sống thiền môn

Load More

Discussion about this post

Xua Tan Tà Kiến Vô Minh Của Tôi: Cơ Duyên Nào Tôi Nghiên Cứu Đạo Phật

Xua Tan Tà Kiến Vô Minh Của Tôi: Cơ Duyên Nào Tôi Nghiên Cứu Đạo Phật

Dr. Roy C. Amore Tôi bắt đầu vào Đại học để học Do Thái giáo và Cơ Đốc giáo, trên...

Bình An Trong Nhân Gian

Bình an trong nhân gian

BÌNH AN TRONG NHÂN GIANHòa Thượng Thích Thánh NghiêmNhà xuất bản Thời Đại Mục lục Lời nói đầuChương 1 An...

Hội Thảo Khoa Học Về Ngôi Chùa Phật Tích Phật Giáo Việt Nam

Hội Thảo Khoa Học Về Ngôi Chùa Phật Tích Phật Giáo Việt Nam

Buổi hội thảo “Phật Tích trong tiến trình lịch sử” do Phân viện nghiên cứu Phật học Việt Nam phối...

Mùa Phật Đản, Nhớ Lời Dạy Của Phật

Mùa Phật Đản, Nhớ Lời Dạy Của Phật

MÙA PHẬT ĐẢN, NHỚ LỜI DẠY CỦA PHẬTHoàng Phước Đại  Mùa Phật đản ( PL2559 - DL2015), Mùa kỉ niệm...

Luận Hoa Nghiêm Niệm Phật Tam Muội

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Chữ Quốc Ngữ Chữ Nuớc Ta Từ Alexandre De Rhodes Đến Trương Vĩnh Ký

Chữ Quốc Ngữ Chữ Nuớc Ta Từ Alexandre De Rhodes Đến Trương Vĩnh Ký

CHỮ QUỐC NGỮ CHỮ NUỚC TATừ Alexandre de Rhodes đến Trương Vĩnh KýLương Nguyên Hiền   Năm 1625, Alexandre de...

Này em chúng ta hãy học cách yêu thuong và tha thứ cho nhau

NÀY EM CHÚNG TA HÃY HỌC CÁCH YÊU THUONG VÀ THA THỨ CHO NHAU Thích Đạt Ma Phổ Giác  ...

Một Ngày Qua…

Một Ngày Qua…

MỘT NGÀY QUA...Chơn Hiền1 Buổi sáng, xách giỏ đi chợ, chị vội vàng len qua dòng xe cộ và người....

Giải Pháp Cho Vấn Đề Giảm Sút Tín Đồ Phật Giáo Sau Hôn Nhân

Giải Pháp Cho Vấn Đề Giảm Sút Tín Đồ Phật Giáo Sau Hôn Nhân

GIẢI PHÁP CHO VẤN ĐỀ GIẢM SÚT TÍN ĐỒ PHẬT GIÁO SAU HÔN NHÂNBan Hướng dẫn Phật tử tỉnh Bạc...

Đọc Kinh Pháp Hoa Qua Tạng Pali

Đọc Kinh Pháp Hoa Qua Tạng Pali

ĐỌC KINH PHÁP HOA QUA TẠNG PALINguyên Giác Hình minh họa Bài viết này là một nỗ lực để đọc...

Tâm Và Tầm, Tiêu Chuẩn Người Lãnh Đạo Của Giáo Hội

Tâm và tầm, tiêu chuẩn người lãnh đạo của giáo hội

TÂM VÀ TẦM, TIÊU CHUẨN NGƯỜI CÁN BỘ CỦA GIÁO HỘI –BẢN THAM LUẬN “GÂY BÃO”! Những ngày gần đây, trên các trang báo mạng, đặc...

Nguyên Lý Vô Thường Trong Triết Học Phật Giáo

Nguyên lý vô thường trong triết học Phật giáo

NGUYÊN LÝ VÔ THƯỜNG TRONG TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO Yamakami Sogen | Tuệ Hạnh dịch “Tất cả là vô thường” là...

Học Phật Phải Thấy Lòng Nhẹ Nhàng

Học Phật phải thấy lòng nhẹ nhàng

Khi học Phật Pháp, chúng ta phải làm cách nào để giáo lý của Phật giúp cho tâm tư ta...

Cuộc Phiêu Lưu Của Bổn Mạng

Cuộc phiêu lưu của bổn mạng

BÚT KÝ...CUỘC PHIÊU LƯU CỦA BỔN MẠNGNguyễn Xuân Chiến                     Hồi nhỏ, mỗi lần sang nhà ông Cửu Dộp...

Tại Sao Thiền Cần Thiết Cho Chủ Và Nhân Công ?

Tại Sao Thiền Cần Thiết Cho Chủ Và Nhân Công ?

THIỀN VÀ CÔNG TY (Tại sao Thiền cần thiết cho chủ và nhân công ?)* Hồng Quang___________________________________________________________ Nhân công trong những quốc...

Xua Tan Tà Kiến Vô Minh Của Tôi: Cơ Duyên Nào Tôi Nghiên Cứu Đạo Phật

Bình an trong nhân gian

Hội Thảo Khoa Học Về Ngôi Chùa Phật Tích Phật Giáo Việt Nam

Mùa Phật Đản, Nhớ Lời Dạy Của Phật

Luận Hoa Nghiêm Niệm Phật Tam Muội

Chữ Quốc Ngữ Chữ Nuớc Ta Từ Alexandre De Rhodes Đến Trương Vĩnh Ký

Này em chúng ta hãy học cách yêu thuong và tha thứ cho nhau

Một Ngày Qua…

Giải Pháp Cho Vấn Đề Giảm Sút Tín Đồ Phật Giáo Sau Hôn Nhân

Đọc Kinh Pháp Hoa Qua Tạng Pali

Tâm và tầm, tiêu chuẩn người lãnh đạo của giáo hội

Nguyên lý vô thường trong triết học Phật giáo

Học Phật phải thấy lòng nhẹ nhàng

Cuộc phiêu lưu của bổn mạng

Tại Sao Thiền Cần Thiết Cho Chủ Và Nhân Công ?

Tin mới nhận

Lược truyện Đức Phật Thích Ca: Cuộc viếng thăm của nhà tiên tri

15 điều Phật dạy về đối nhân xử thế nên ghi nhớ

Tỷ kheo khất thực nuôi cha mẹ được Đức Phật tán thán

Theo đuổi hạnh phúc chỉ là điểm khởi đầu chứ không phải là mục đích

Lời Phật dạy về các hóa giải những rắc rối trong quan hệ gia đình

Làm thế nào để thoát khỏi bóng đen của những nỗi buồn phiền?

Kỷ niệm ngày Thái tử Tất Đạt Đa xuất gia

Nữ Đức Vi Yếu – Chương Bốn: Phụ Hạnh

Chuyển hóa nỗi đau phản bội theo lời Phật dạy

Đại Lão Hòa Thượng Thích Tâm Châu Nói Về Việc Tự Thiêu Của Bồ Tát Quảng Đức

Nữ Đức Vi Yếu – Chương Hai: Phu Phụ

Đức Phật là ai? (phần cuối)

Tưởng Niệm 50 Năm Bồ Tát Thích Quảng Đức

Hạnh phúc theo lời Phật dạy

The Self-immolation Of Thich Quang Duc – Smsu

Chùa Phú Thạnh, Tx Châu Đốc, Tỉnh An Giang

Đức Phật và những di huấn sau cùng

Đường về Câu Thi Na hôm nay

Lời Phật dạy quý giá dành cho người phụ nữ

Người được Phật dự báo trước cái chết

Tin mới nhận

Bản năng

Phản ứng chính trị đến với bình đẳng

Sừng Tê Giác Và Sự Tàn Ác Của Con Người – Bác Sĩ Thú y Nguyễn Thượng Chánh

Hạt giống bạo lực

Ăn chay thuần (vegan), trái tim khỏe mạnh?

“Tài Liệu Quí Cho Sức Khỏe!

Diệu Dụng Của Bát Nhã – Phước Tâm Dịch

Không có sinh diệt, chỉ có sự tiếp nối

Câu chuyện thứ sáu: BỎ LẠI TRƯỚC CỔNG CHÙA

Quan Điểm Phật Giáo Về Sự Đau Đớn Và Bệnh Tật

Tranh Luận Giáo Pháp Với Đức Đạt Lai Lạt Ma – Choden Rinpoche – Lozang Ngodrub Dịch

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 54)

Đại Phương Quảng Hoa Nghiêm Kinh – Quyển 7

Đức Phật Nói Về Sự “Già, Bệnh, Chết”

Tự ngã, gian nan hành trình vượt thoát

Phật pháp là hiển lộ không có che giấu

Đức Phật Báo Ân Cha Mẹ

Nguyên tắc để được thành Phật

Thống khổ trần gian

Câu chuyện thứ nhất: NGAY TỨC KHẮC

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 2)

Những pháp đoạn trừ và nuôi dưỡng năm triền cái

Kinh Kalaka Sutta: Thấy Biết Mà Không Dựng Lập Thấy Biết

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 27)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 200)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 267)

Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014 (Tập 6)

Nghe Ht. Thích Chơn Thiện Giảng Kinh

Kinh Phước Đức Giảng Giải

XIII. Tượng Pháp (Tạp 32.2 Pháp Giảm Diệt, Đại 2, 226b (Biệt Tạp 6.15, Đại 2, 419b) (S.ii,223)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 96)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 211)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 252)

Kinh Bách Dụ: Gánh ghế cho vua

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 271)

Hễ xem kinh sách thì buồn ngủ phải làm sao?

Tuyên ngôn Đức Phật vào đời

Công đức của Thần Chú: Án Ma Ni Bát Di Hồng

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 22)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 286)

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 318)

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 1)

Tinh Tấn Ba La Mật

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 26)

Tín Tâm Dao Động Không Thể Vãng Sanh (Phần 1)

Nhân Duyên Phát Khởi Niệm Phật

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 114)

Giới Thiệu: Bồ Tát Nāgārjuna Với Tư Tưởng Tịnh Độ

Vô Lượng Thọ Kinh Khởi Tín Luận

TÍN TÂM HỌC PHẬT TRỊ LÀNH BỆNH KHỔ

Thông điệp của Niệm Phật tịnh độ

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 8)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 60)

Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú (Tập 1)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 5)

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 26)

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 30)

Phật thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (tập 57)

Lời Tưởng Niệm Giác Linh Đại Lão Hòa Thượng Thích Trí Tịnh Của Tư Ghpgvn

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 3)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

Chinese (Simplified)EnglishFrenchGermanJapaneseKoreanRussianSpanishVietnamese