PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Vài suy nghĩ về việc học chữ Phạn trong các Học Viện Phật Giáo Việt Nam

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

Le Tu Hy GsNăm nay, kỷ niệm 20 năm thành lập Học Viện Phật Giáo Việt Nam tại Huế, chúng tôi xin chúc mừng sự phát triển tốt và những thành tựu to lớn của Viện trong việc đào tạo Tăng, Ni tài cho Phật giáo trong suốt 20 năm qua.
Nhân đây, chúng tôi xin nêu lên vài suy nghĩ về việc học chữ Phạn trong chương trình Cử nhân Phật học Học Viện Phật Học Việt Nam tại Huế nói riêng và tất cả các Học viện Phật giáo tại nước ta nói chung.

       1. Có cần thiết phải học chữ Phạn không?.

        Chúng ta đã biết kinh sách Phật giáo Đại thừa nguyên được viết bằng chữ Phạn tại Ấn Độ, rồi được dịch ra chữ Hán, chữ Tây Tạng. Rồi từ các bản Hán dịch này mới dịch ra chữ Việt. Tuy Hán tạng rất đầy đủ, nhưng việc dịch sách từ ngôn ngữ này qua ngôn ngữ khác vốn không luôn luôn tạo ra những ý nghĩa tuyệt đối giống nhau và hơn nữa bản dịch còn phụ thuộc người dịch. Riêng các bản Việt dịch lại là bản dịch của bản dịch, cho nên dễ xa bản gốc chữ Phạn hơn và có thể gây ra khó hiểu hay hiểu không chính xác  
       Vì vậy, trong những trường hợp gặp những chỗ khó hiểu, mơ hồ, mà muốn biết cho rõ ràng, chính xác thì không những phải truy về bản Hán mà cũng cần phải truy về bản Phạn mới hy vọng làm sáng tỏ được.    
      Xin nêu vài thí dụ đơn giản: Bản Tâm Kinh, do ngài Huyền Trang dịch từ Phạn ra Hán là bản được dùng phổ biến nhất tại Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam. Câu đầu theo Hán Việt có : “Quán Tự Tại Bồ tát hành thâm Bát Nhã Ba La Mật Đa …” . Chữ “thâm” này đã được nhiều bậc thầy của chúng ta dịch ra Việt văn để cho Phật tử Việt Nam đọc tụng nhưng theo  hai ý nghĩa khác nhau. Một: “thâm” là trạng từ bổ nghĩa cho động từ “hành”; hai: “thâm” là tính từ bổ nghĩa cho danh từ Ba La Mật Đa.
     Đại diện theo nghĩa một là Thiền sư Nhất Hạnh, trong bài Vì sao dịch lại Tâm Kinh gần đây đã dịch thành : “Bồ-tát Avalokiteśvara, trong khi quán chiếu sâu sắc với tuệ giác qua bờ…”1. Như vậy chữ “thâm” được thầy Nhất Hạnh dịch thành một trạng từ “sâu sắc” phụ nghĩa cho động từ “quán chiếu” . Qua bản tiếng Anh của thầy: “while practicing deeply with the Insight that Brings Us to the Other Shore” thẩy dịch chữ “thâm” thành “deeply” là một adverb (trạng từ) phụ nghĩa cho từ “practicing”2 .
     Đại diện theo nghĩa hai: Hòa thượng Thích Trí Thủ  dịch thành: Bồ tát Quán Tự Tại khi hành Bát Nhã Ba La Mật Đa sâu xa…”3  và giảng rõ thêm là “thâm là sâu xa, nói rằng Bát Nhã Ba La Mật Đa là sâu xa, vi diệu không dễ gì thể nhập mà đòi hỏi một quá trình hạ thủ công phu hành trì”4. Như vậy thầy Trí Thủ dịch chữ “thâm” thành tính từ “sâu xa” bổ nghĩa cho danh từ Bát Nhã Ba La Mật Đa
     Vị nào dịch đúng hơn?  Hay đệ tử của ngài nào thì cho ngài ấy là đúng? Chúng ta có thể tìm hiểu vấn đề như sau.
     Nếu chỉ căn cứ vào câu Hán văn thì “thâm” trong “hành thâm Bát Nhã Ba La Mật Đa” cũng đã thấy chữ “thâm” là tính từ đi trước danh từ Bát Nhã Ba La Mật Đa vì trong Hán văn, tính từ đi trước danh từ, trạng từ đi trước động từ. Nếu nó là trạng từ thì câu phải “thâm hành Bát Nhã Ba La Mật Đa”.
     Bây giờ hãy tìm xem trong bản Phạn văn.  Chúng ta có thể xem ba bản Phạn văn:
    (i) Bản Tâm Kinh trong “The Ancient Palm-Leaves: Containing The Pragna-Paramita-Hridya-Sutra And The Ushnisha- Vigaya-Dharani” do F. Max Muller và Bunyiu Nanjio, xuất bản tại Oxford năm 1884, p. 48-50,
  (ii) Bản Tâm Kinh do Mithila Institute  tại Darbhṅga, Ấn Độ, xuất bản năm 1961
 (iii) Bản Tâm Kinh trong Thirty Years of Buddhist Studies, của Edward Conze, Munshiram Manoharlal, New Delhi, 2000 p. 148-153.
     Trong ba bản này đều có tính từ “gambhīra” hay “ gabhīra” nghĩa là “thâm sâu” được dùng ở giống cái, số ít, hoặc ở Trực bổ cách (Accusative) hoặc ở Vị trí cách (Locative) để bổ nghĩa cho “prajñāpāramitā” (Bát Nhã Ba La Mật Đa) là danh từ giống cái trong câu Phạn văn tương ứng hoặc ở Trực bổ cách (Accusative) hoặc ở Vị trí cách.
     Vậy từ các bản Phạn văn, chúng ta kết luận “thâm” là tính từ bổ nghĩa cho danh từ Bát Nhã Ba La Mật Đa, chứ không phải trạng từ bổ nghĩa cho động từ “hành”.
     Đó là về mặt ngữ nghĩa. Còn về mặt bản chất, đã là bậc Bồ tát, khi ngài thực hành thì mọi lúc mọi nơi đều như nhau chứ không thề nói ngài thực hành sâu hay thực hành cạn.

    Một thí dụ khác: Trong danh hiệu của 24 vị cổ Phật, có danh hiệu “Ba đầu Ma Thắng Như Lai”. Nếu chỉ dừng lại ở chữ Hán Việt “Ba Đầu Ma Thắng” thì không thể hiểu gì cả. Nhưng nếu truy về chữ Phạn, đó là Padmajita, thì chúng ta mới hiểu “Ba Đầu Ma” là phiên âm của “Padma“ do chữ Phạn Padma đọc là “Pa đơ-Ma”. Nghĩa của “Padma” là “Hoa sen”; còn “Thắng” là nghĩa của “jita”, quá khứ phân từ của động từ ji (I jayati) là chiến thắng. Như vậy danh hiệu “ Ba Đầu Ma Thắng” được tạo thành bởi hai phần: một phần phiên âm và một phần dịch!, và hàm nghĩa “Cái vượt thắng trên tất cả hoa sen”.

      Tóm lại có được một căn bản chữ Phạn là điều vô cùng cần thiết để am hiểu sâu nhiều vấn đề trong Phật giáo Đại thừa.

2. Hiện tình việc dạy và học chữ Phạn tại các Học viện Phật Giáo Việt Nam.

    

Chúng tôi chỉ có số liệu tại hai Học Viện:

    (i) Học Viện Phật Giáo Việt Nam tại Huế. Ngoài chữ Hán, Tăng, Ni sinh được phép chọn một trong hai môn: Sanskrit (Phạn) hay Pāli. Thời lượng học: Tổng cộng 120 tiết trong 4 năm học.
   (ii) Học Viện Phật Giáo Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh: Chữ Phạn không phải là môn bắt buộc mà là môn tự chọn, và thời lượng là 2 tiết mỗi tuần. Vì là môn khó học, khó lấy điểm cho nên với tinh thần “tự chọn”, các Tăng, Ni sinh hầu hết chọn môn học khác dễ lấy điểm cao, vì vậy trong nhiều năm, trong tổng số mấy trăm sinh viên được tuyển vào hàng năm thì chỉ có 4, 5 người “can đảm” chọn học chữ Phạn! và vì vậy nhiều năm không thể mở lớp chữ Phạn được, môn Phạn văn khi ấy xem như bị xóa sổ!.
    Hai học viện còn lại, chúng tôi không liên hệ được, nhưng qua hai Học viên uy tín nhất cũng cho chúng ta biết tình trạng dạy và học chữ Phạn như thế nào: Tốt nghiệp Đại học Phật giáo Việt Nam hầu hết trên 95% Tăng, Ni Việt Nam theo hệ Đại thừa không biết đọc một chữ Phạn. Một số rất ít có học chữ Phạn nhưng vì thời lượng học quá ít cho nên chưa đủ trình độ để đọc hiểu được kinh sách chữ Phạn, đặc biệt những kinh sách có văn nghị luận.

     Một số vị thầy quan niệm, chỉ cần biết chữ Hán và chữ Anh mà không cần biết chữ Phạn. Điều này, xin thưa chỉ đúng cho những người không đi vào nghiên cứu thâm sâu. Xin lưu ý là những nhà Phật học nổi tiếng trên thế giới viết sách Phật học tiếng Anh đều am hiểu sâu xa chữ Phạn mới tìm được những điều đáng cho họ viết. Nếu chỉ biết tiếng Anh thì giỏi lắm chỉ có thể “lặp lại” những điều mà các nhà nghiên cứu khác nói mà không thể tự kiểm chứng đúng hay sai. Trong Phật học, chữ Phạn là gốc, chữ Anh là ngọn, là lá. Danh từ Phật học bằng tiếng Anh chỉ hoặc là diễn dịch nghĩa từ Phạn ra tiếng Anh thông thường hoặc phiên âm chữ Phạn ra chữ Anh. Tiếng Anh thì học lúc nào và ở đâu cũng được. Nhưng chữ Phạn thì khó có cơ hội học mà trong thời gian 4 năm ở Viện Phật Học lại không học thì quả là quá đáng tiếc!

   Vì vậy xin đề nghị: Ngoài chữ Hán ra, Tăng , Ni sinh chia làm hai:
 (i) Vị nào theo Đại thừa phải học chữ Phạn như là một môn bắt buộc
(ii) Vị nào theo Nam tông phải học chữ Pāli như là một môn bắt buộc
  Thời lượng: ít nhất 3 tiết mỗi tuần, học 8 học kỳ trong 4 năm Đại học
   Trình độ: sau 4 năm, Tăng, Ni sinh phải đọc, hiểu được và dịch được (tất nhiên phải dùng Từ điển) từ Phạn ra Việt các tư liệu cơ bản như: Tâm kinh, Kinh A Di Đà, Kinh Kim Cang, Nyāypraveśa (Đường Vào Luận Lí, ngài Huyền Trang dịch thành Nhân Minh Nhập Chánh Lí Luận) của Saṅkarasvāmin; Madhyamakakārika của Nāgārjuna (Long Thọ), v.v… Đúng ra, các vị thầy đưa các tài liệu ấy cho Tăng, Ni sinh đọc, dịch như bài tập trong suốt 4 năm học hay luận văn tốt nghiệp.    
     Thật ra, nếu có điều kiện thì nên cho Tăng, Ni sinh học chữ Phạn từ Cao đẳng hay Trung cấp Phật học, để khi vào Đại học họ đã có một số căn bản rồi học tiếp 4 năm thì kết quả sẽ tốt hơn rất nhiều.

    Có bắt buộc học chữ Phạn như thế, các Cơ sở Phật học Việt Nam mới có thề đào tạo ra một số Tăng Ni Việt Nam thật sự có trình độ nghiên cứu sâu về Phật học, có thể vươn lên tầm thế giới.

                                                                                                  Lê Tự Hỷ
Tài liệu tham khảo:
1. Thích Nhất Hạnh, Bản Dịch Tâm Kinh Mới Theo Văn Trường Hàng, https://thuvienhoasen.org/a21491/tam-kinh-tue-giac-qua-bo
2. Thích Nhất Hạnh, Bản Dịch Tâm Kinh Mới Bằng Tiếng Anh  http://plumvillage.org/news/thich-nhat-hanh-new-heart-sutra-translation/ 
3. & 4. Tâm Như Trí Thủ, Tâm Kinh Bát Nã Ba La Mật Đa, http://tuvienquangduc.com.au/kinhdien/kinhbatnha.html

Tin bài có liên quan

Ý Niệm Tấn Phong Giáo Phẩm Trong Phật Giáo Thích Tâm Mãn

Ý Niệm Tấn Phong Giáo Phẩm Trong Phật Giáo Thích Tâm Mãn

Ý Nghĩa Và Điều Kiện Xuất Gia

Ý nghĩa và điều kiện xuất gia

Ý Nghĩa Tầm Sư Học Đạo Và Thành Đạo Của Đức Phật

Ý nghĩa tầm sư học đạo và thành đạo của Đức Phật

Xây Dựng Một Mô Hình Hoằng Pháp Đối Với Giới Trẻ

Xả Bỏ Tự Ngã Khi Thuyết Pháp

Xả bỏ tự ngã khi thuyết pháp

Việt Giải Kinh Sách Phật Giáo – Nhu Cầu Thiết Yếu Của Sự Nghiệp Trí Tuệ – Ts. Đoàn Ánh Loan

Vị Trí Của Nữ Giới Trong Giáo Dục Phật Giáo

Vị Trí Của Nữ Giới Trong Giáo Dục Phật Giáo

Văn Hóa Từ Trong Nhà Ra Ngoài Phố

Văn hóa từ trong nhà ra ngoài phố

Vấn Đề Hoằng Pháp Với Tuổi Trẻ Hải Ngoại: Những Mối Quan Tâm

Vấn đề hoằng pháp với tuổi trẻ hải ngoại: những mối quan tâm

Vấn Đề Giáo Dục Tăng Tài: Thực Trạng Và Giải Pháp – Thích Trí Như

Load More

Discussion about this post

Phật Giáo Và Sự Tiến Hóa Tư Tưởng Của Nhân Loại

PHẬT GIÁO VÀ SỰ TIẾN HÓA TƯ TƯỞNG CỦA NHÂN LOẠI Trần Chung Ngọc  Cách đây hơn 25 thế kỷ,...

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 79)

Kinh văn:“Giả linh cúng dường hằng sa thánhBất như kiên dũng cầu chánh giác”.Đoạn kinh văn này là nói rõ...

Đường Lối Thiền Tông

ĐƯỜNG LỐI THIỀN TÔNGTâm Thái Trước khi tìm hiểu kỹ về Thiền tông, chúng ta nên có một quan niệm...

Con Mắt Còn Lại

Con mắt còn lại

CON MẮT CÒN LẠI Đỗ Hồng Ngọc   Bùi Giáng (tranh Đinh Cường) Phật bỗng hỏi Tu-bồ-đề, ông nghĩ sao?...

Niệm Rải Tâm Từ, Tâm Bi, Tâm Hỷ, Tâm Xả (Tóm Tắt)

Niệm Rải Tâm Từ, Tâm Bi, Tâm Hỷ, Tâm Xả (tóm Tắt)

  PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦYPhật Lịch 2560/ 2016NIỆM RẢI TÂM TỪ, TÂM BI, TÂM HỶ, TÂM XẢ (Tóm tắt)Soạn-giả: Tỳ-khưu Hộ-Pháp(Dhammarakkhita...

Tôn Giáo Và Hôn Nhân Đồng Tính Viết Bởi Tỳ Kheo Mettanando – Khánh Văn Việt Dịch

TÔN GIÁO VÀ HÔN NHÂN ĐỒNG TÍNH Viết bởi Tỳ Kheo Mettanando(*), Tha Bangkok Post, July 13, 2005 Khánh Văn...

Con Nguyện Để Tang Người – Thích Nữ Nhuận Bình

CON NGUYỆN ĐỂ TANG NGƯỜIThích Nữ Nhuận Bình Sáng nay con về lại Vạn Hạnh, không phải đi học, không...

Người Giành Khôn Là Kẻ Dại

Người Giành Khôn Là Kẻ Dại

NGƯỜI GIÀNH KHÔN LÀ KẺ DẠI HT. Thích Thanh Từ Thiền tự Hương Hải - Canada - 2002 Hôm nay mới...

Lợi Ích Của Tâm Tùy Hỷ & Nguy Hại Của Lòng Đố Kỵ

Lợi ích của tâm tùy hỷ & nguy hại của lòng đố kỵ

LỢI ÍCH CỦA TÂM TÙY HỶ & NGUY HẠI CỦA LÒNG ĐỐ KỴ Thích Viên Thành Khi tùy hỷ lòng...

Tinh Thần Bình Đẳng Trong Phật Giáo

Tinh thần bình đẳng trong Phật giáo

Kể từ khi Đức Phật thành đạo và chuyển bánh xe pháp thì lý tưởng thực thi tinh thần bình...

Tiểu Truyện Tự Ghi Hòa Thượng Thích Trí Quang

Tiểu Truyện Tự Ghi Hòa Thượng Thích Trí Quang

TIỂU TRUYỆN TỰ GHI Hòa thượng Thích Trí Quang Truyện của tôi không đáng gì mà phải ghi. Chỉ vì...

Tôn Giáo Học So Sánh

Tôn Giáo Học So Sánh

Lời người dịch Lời tựa Chương 1: Tôn Giáo Nguyên ThủyChương 2: Tôn Giáo Của Những Dân Tộc Chưa Khai HóaChương...

Thuận Theo Nhân Quả

Thuận theo nhân quả

Gặp gỡ, quen biết ai trong cuộc sống này, ngẫm lại, có duyên mới gặp. Những mối quan hệ mà...

Từ Ốc Tiêu Cổ Tự Đến Chùa Phước Duyên Ngày Nay

Từ Ốc Tiêu cổ tự đến chùa Phước Duyên ngày nay

TỪ ỐC TIÊU CỔ TỰ ĐẾN CHÙA PHƯỚC DUYÊN NGÀY NAY (CHÙA PHƯỚC DUYÊN: 70 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT...

Giác Minh Diệu Hạnh Bồ Tát Khai Thị Niệm Phật – Giác Minh Diệu Hạnh Bồ Tát

Giác Minh Diệu Hạnh Bồ Tát Khai Thị Niệm Phật Việt Dịch: HT. Thích Thiền Tâm Đời nhà Minh, niên...

Phật Giáo Và Sự Tiến Hóa Tư Tưởng Của Nhân Loại

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 79)

Đường Lối Thiền Tông

Con mắt còn lại

Niệm Rải Tâm Từ, Tâm Bi, Tâm Hỷ, Tâm Xả (tóm Tắt)

Tôn Giáo Và Hôn Nhân Đồng Tính Viết Bởi Tỳ Kheo Mettanando – Khánh Văn Việt Dịch

Con Nguyện Để Tang Người – Thích Nữ Nhuận Bình

Người Giành Khôn Là Kẻ Dại

Lợi ích của tâm tùy hỷ & nguy hại của lòng đố kỵ

Tinh thần bình đẳng trong Phật giáo

Tiểu Truyện Tự Ghi Hòa Thượng Thích Trí Quang

Tôn Giáo Học So Sánh

Thuận theo nhân quả

Từ Ốc Tiêu cổ tự đến chùa Phước Duyên ngày nay

Giác Minh Diệu Hạnh Bồ Tát Khai Thị Niệm Phật – Giác Minh Diệu Hạnh Bồ Tát

Tin mới nhận

Bồ-tát Thích Quảng Đức: Ngọn lửa & Trái tim

Theo đuổi hạnh phúc chỉ là điểm khởi đầu chứ không phải là mục đích

Học lời dạy của Phật về vô thường

Nhân duyên đức Phật nói pháp Tứ Thánh đế

Lời Phật dạy về đạo vợ chồng

Tâm Thư của Chùa Sắc Tứ Kim Sơn

32 điềm lành ứng hiện khi Đức Phật đản sinh

Lời Phật dạy về sống tỉnh thức trong hiện tại

Đức Phật có tha lỗi cho tội lỗi của chúng ta không?

Lạy ông Phật nào?

Tái sinh dưới góc nhìn Phật giáo

Trải nghiệm tuổi trẻ của Đức Phật

Đức Phật biết tất cả là do đâu?

Làm sao để biết kinh nào do chính Đức Phật thuyết giảng?

Quét sân chùa

Năm phận sự của Đức Phật

Thư Ngỏ Kêu Gọi Trùng Tu Chùa Thiên Quang

Lời Phật dạy về 4 phép giao tiếp cơ bản

Da Du Đà La người vợ nhiều kiếp của Đức Phật là ai?

Lắng nghe lời Phật thoát mọi phiền hà

Tin mới nhận

Lời Phật dạy về hai hạng người chìm trong nước

Căn nguyên của tai nạn và bệnh tật (Tập 3)

Vì Sao Tôi Theo Đạo Phật

Audio – Duy Thức Trong Đời Sống

Hạnh Phúc: Mộng Và Thực?

Phật giáo và giới trẻ

Làm Sao Để Kiếm Tìm Vị Thầy Tâm Linh?

Tại sao người ta thích danh xưng?

Thúc đẩy nhữnh giá trị nhân văn

Mùa báo hiếu

Khai Bút Đầu Năm Cho Và Nhận – Nguyễn Thượng Chánh

Ai sẽ là con thiêu thân?

Tín Ngưỡng Tôn Giáo Và Tín Ngưỡng Tâm Linh

Thế Tôn “chẳng nói tới người này”

BỐN MƯƠI SÁU ĐẠI NGUYỆN CỦA ĐỨC A-DI-ĐÀ

Lịch Sử Kết Tập Kinh Luật Lần Thứ Hai

Sống Vui Sống Khoẻ – Thích Nhật Từ (Sách)

Phật pháp nhiệm mầu

Chứng minh của Khoa học về nhân quả luân hồi (Tập 4)

Từ Quang Tập 19 – Tháng 1 Năm 2017

Tin mới nhận

Đức Phật Thuyết Giảng Về Sự Đau Đớn

Tôi học Kinh Đại bát Niết bàn (2)

Sự Tồn Tại Của Diệu Pháp – Tương Ưng, Sn-xlvi.25

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 163)

Quá Trình Hình Thành Đại Tạng Kinh Hán Văn

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 7)

Đức Phật có thể nhẫn nhục đến mức nào?

Kinh Bách Dụ: Chữa lưng gù

Kinh Phật là gì?

Pháp ngữ trong Kinh Kim Cang (5)

Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (Tập 02)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 224)

Bài Kinh Ngắn Về Tánh Không

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 11)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 2)

Pháp ngữ trong Kinh Kim Cang (4)

Phổ Môn Chú Giảng

Tầm quan trọng của phát nguyện hồi hướng

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 1)

BỐN MƯƠI SÁU ĐẠI NGUYỆN CỦA ĐỨC A-DI-ĐÀ

Tin mới nhận

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 99)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 373)

Khuyên Tu Pháp Môn Tịnh Độ – Cư Sĩ Thiện Thông

Thực Hành Vãng Sinh Về Tịnh Thổ A Di Đà

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 289)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 144)

Học Phật vấn đáp – Pháp Sư Tịnh Không trả lời câu hỏi của các đồng tu (Tập 5)

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 32)

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 37)

Nhất Tâm Niệm Phật

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 25)

Nhất Tâm, Tinh Tấn, Vững Bền Trong Giáo Pháp Của Phật

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 76)

Niệm Phật Sám Pháp

Phật Giáo Là Gì?

Thế Giới Cực Lạc – Phân Tích Ứng Dụng Kinh A Di Đà

Tịnh Không Pháp Sư gia ngôn lục (Tập 1)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 232)

Chứng minh của Khoa học về nhân quả luân hồi (Tập 2)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 125)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.