PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

“ƯNG VÔ SỞ TRỤ NHI SINH KỲ TÂM“
應 無 所 住 而 生 其 心
“… to use the mind yet be free from any attachment”
Chân Minh

 

Ung-Vo-So-Tru“Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm” là một câu kinh rất ngắn trong cả quyển kinh Kim Cương Bát Nhã Ba La Mật rất nổi tiếng được giới học Phật trích dẫn nhiều nhứt. Nó được lập đi lập lại khắp nơi khắp chốn. Từ các Phật đường, Tổ đường cho chí trong các dãy hành lang dài hun hút, hay dưới chân cội tùng già, bên ngôi tháp cổ,… của các đại tùng lâm, các tự viện, các viện Phật học lừng danh thế giới… và nó cũng có mặt ngay ở trong các ngôi chùa lá cũng như ở trong các thiền thất, thảo am đơn sơ mộc mạc.

Người ta đã mổ xẻ – chia chẻ – phân tích nó đủ mọi khía cạnh. Thậm chí có thể nói một cách không quá đáng rằng nó đã được người đời phân tích tìm hiểu ý nghĩa ví như chẻ tư chẻ tám một sợi tóc vậy. Đa số đều dùng trí năng, cũng như xem xét kỹ thuật kết cấu câu từ của nó cho quá trình phân tích. Tuy nhiên cũng có không ít người trực ngộ được nó bằng con đường tư duy thiền quán. 

Tiếc thay, người có thực chứng lại không nói nhiều, thậm chí không mở miệng, trong khi kẻ chỉ biết qua khái niệm lại khá nhiều lời.

Thực ra nó không khó hiểu cho lắm cho một người có trình độ Phật học bình thường. Nhưng chữ hiểu của giới học giả không đồng nhứt với chữ chứng của giới hành giả. Nói cách khác từ hiểu đi tới chứng có một khoảng cách khá lớn, thậm chí rất lớn. Chúng ta có thể dùng những phương pháp khoa học trong học thuật, nhứt là quy cách phân tích của ngành triết học để hiểu nó. Nhưng để chứng được nó thì phải qua con đường công phu thiền định để làm sao nó có thể tan chảy, hoá chuyển thành máu thành thịt của chính mình. Để làm được việc đó không còn cách nào khác là dùng nó như một công án – lấy nó làm đề tài công phu thiền quán của đời mình.

Có lẽ chúng ta cần chép ra đây đoạn kinh có chứa câu “Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm”.

“… – Tu-bồ-đề, ư ý vân hà? Bồ-tát trang nghiêm Phật độ phủ?

– Phất dã Thế Tôn! Hà dĩ cố? Trang nghiêm Phật độ giả, tức phi trang nghiêm, thị danh trang nghiêm.

– Thị cố Tu-bồ-đề, chư Bồ-tát ma-ha-tát ưng như thị sanh thanh tịnh tâm, bất ưng trụ sắc sanh tâm, bất ưng trụ thanh, hương, vị, xúc, pháp sanh tâm. Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm…” 

Sư ông Làng Mai dịch :

– Tu Bồ Đề, thầy nghĩ sao? Bồ Tát có trang nghiêm cõi Bụt chăng?

– Bạch Thế Tôn, không. Vì sao? Trang nghiêm cõi Bụt tức là không trang nghiêm cõi Bụt, vì vậy nên mới gọi là trang nghiêm cõi Bụt.

– Như thế đó, thầy Tu Bồ Đề, các vị Bồ Tát và đại nhân nên phát tâm thanh tịnh theo tinh thần ấy. Không nên dựa vào sắc mà phát tâm, cũng không nên dựa vào thanh, hương, vị, xúc và pháp mà phát tâm. Chỉ nên phát tâm trong tinh thần vô trụ. (Xem Kinh Kim cương gươm báu cắt đứt phiền não)

Đứng về phương diện cú pháp thì “Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm” tức là “Chỉ nên phát tâm trong tinh thần vô trụ” là câu kết luận nhằm mục đích chốt lại lời dạy ngắn gọn của Bụt rằng : “các vị Bồ Tát và đại nhân nên phát tâm thanh tịnh theo tinh thần ấy. Không nên dựa vào sắc mà phát tâm, cũng không nên dựa vào thanh, hương, vị, xúc và pháp mà phát tâm.” Nói cách khác : các vị Bồ Tát và đại nhân không nên dựa vào sáu trần mà phát tâm thanh tịnh – tâm thanh thịnh là tâm của chư Bụt và chư Bồ Tát. 

Rõ ràng không có gì là khó hiểu. Nhưng! Một chữ NHƯNG khá lớn này lại là vấn đề nan giải cho học giả lẫn hành giả. 

Chúng ta biết rằng: sắc, thanh, hương, vị, xúc, và pháp là sáu trần của sáu căn : mắt, tai, mũi, lưỡi, da, và ý. Trong khi căn, trần lại là nhân duyên của sáu thức : nhản thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức và ý thức. Cả ba hợp lại thành mười tám giới. Theo đó chúng ta có thể hiểu lời Bụt dạy thầy Tu Bồ Đề rằng : Các bậc Bồ Tát và đại nhân phát tâm thanh tịnh nhưng hoàn toàn tự do – không bị mười tám giới ràng buộc. Nghĩa là quý ngày đã vượt thoát được mọi buộc ràng của những sợi dây sinh tử luân hồi, luôn luôn an trú nơi bản thể thanh tịnh – làm việc gì cũng thong dong dong tự tại. 

Vấn đề lớn ở đây là làm sao chúng ta có thể đạt được điều đó? Có lẽ không có cách nào khác hơn là hành giả phải quyết tâm hạ thủ công phu, bám lấy nó, biến nó thành công án – làm chất liêu sống mới mong giải quyết được vấn đề. Tuy khó thật đấy, nhưng không có nghĩa là bế tắt, không có nghĩa là bất khả. Lịch sử truyền thừa của đạo Phật đã chứng minh được điều đó.

– Chuyện kể rằng, sau khi đắc pháp với ngũ tổ Hoằng Nhẫn, lục tổ Huệ Năng đã du hạ Nam phương. Trên đường hóa độ chúng sinh có lần vì cảm hóa đám người thợ săn dữ dằn và hiếu sát. Ngài đã không ngại sống cùng họ, cùng ăn thịt uống rượu như họ mà không thấy bị rượu thịt làm ngăn trở. 

Trong lịch sử Phật giáo Việt Nam cũng có không ít vị thiền sư đạt được tinh thần vô ngại như Lục Tổ. 

– Đời nhà Trần chẳng hạn. Chúng ta có Tuệ Trung Thượng Sĩ, là một trong những vị thiền sư đắc đạo, ngài đã chứng đắc được trạng thái tự do tuyệt đối. Bằng tinh thần vô ngại, Tuệ Trung đã có thể tiến/lui, đi/về rất ư là tự tại. Sử viết rằng : Có lần Tuệ Trung được em gái tức Hoàng hậu Nguyên Thánh Thiên Cảm mời vào cung ăn tiệc. Trên bàn có những món mặn và món chay, ngài gắp thức ăn một cách không phân biệt. Hoàng hậu hỏi: “Anh tu thiền mà ăn thịt cá thì làm sao mà thành Phật được?” Ngài cười đáp: “Phật là Phật, anh là anh ; anh không cần thành Phật. Phật không cần thành anh. Em chẳng nghe cổ đức nói: Văn Thù là Văn Thù, giải thoát là giải thoát đó sao?” (Theo VN Phật Giáo Sử Luận của Nguyễn Lang). 

Sử sách cũng ghi chép rằng, khi cần ngài cũng đã không ngần ngại mang cung cỡi ngựa xông pha trận mạc. Ít nhất là 2 lần Tuệ Trung lãnh lịnh trấn giữ đất Hồng Lộ tức Hải Dương bây giờ nhằm ngăn chận giặc Bắc xâm lăng. Nhìn bề ngoài người đời sẽ cho đó là việc thường tình của những bậc anh hùng cứu nước hà cớ tới bậc thiền sư! Nhưng xét về phương diện tâm ý thì ngài làm việc đó với một tinh thần tự do tuyệt đối không bị ràng buộc bởi sân hận, oán thù theo cách của giới tướng lĩnh thường tình. Xong việc ngài lại giũ sạch bụi trần trả chiến bào cho vua, khoát áo chân không vui cùng sông núi.

– Gần với thế hệ của chúng ta có thiền sư Nhất Định, tổ khai sơn chùa Từ Hiếu ở Huế. 

Sử kể rằng: Sau khi trao trả giới đao, độ điệp ; từ bỏ hết mọi chức vụ Trụ trì các ngôi quốc tự cũng như chức vụ Tăng Cang toàn quốc cho triều đình. Ngài lui về ẩn tu nơi thâm sơn cùng cốc với hai đệ tử và một mẹ già 80 tuổi. Một hôm mẹ bệnh, thầy thuốc bảo: phải cho ăn cháo cá mới hết bệnh. Ngài đã xuống núi tới chợ Quy Giả tức chợ  Đông Ba ngày nay xin một con cá rồi thong dong tự tại xách con cá trần trụi còn vẫy đuôi buộc vào sợi dây đi trở lên núi (hiện nay Viện Phật Học Ứng Dụng Châu Âu tại Đức có treo bức hình này nơi thờ Tổ), nhờ người làm thịt nấu cháo cho mẹ ăn hết bịnh. 

Hình ảnh một vị cao tăng nổi tiếng tay xách con cá trần trụi thong dong đi giữa thanh thiên bạch nhựt vào thời đó chẳng khác nào một tiếng sấm lớn làm kinh động tới tận kinh thành khiến triều đình phải mở cuộc điều tra. Sau khi biết được tấm lòng hiếu thảo của ngài, đích thân nhà vua đã tới thảo am vấn an và tỏ lòng tôn kính một bậc thiền sư chứng đắc. 

Nhà vua cũng như nhiều quan đại thần muốn cúng dường đồ ăn thức uống. Ngài đã khẳng khái trả lời rằng: “…hữu thị giả nhị nhơn, thực ma đậu, triêu tịch cung cấp túc hỷ, bất nguyện đa giả !”. (Có hai thị giả, ăn mè đậu, sáng tối cung cấp đủ, không mong nhiều).” 

Người ta cũng đã xin ngài cho phép biến thảo am thành ngôi phạm vũ nhưng ngài đã một mực từ chối. Mãi đến sau khi ngài viên tịch người ta mới dựng trên nền thảo am xưa một ngôi cổ tự với tên gọi là Tổ đình Từ Hiếu. Hai chữ Từ Hiếu ý nói lên lòng hiếu thảo của ngài vậy.

Gần hơn nữa, ngay trong những thế hệ hậu bán thế kỷ XX này cũng đã có không ít chư vị thiền sư và cư sĩ người Việt đắc đạo phát tâm trong tinh thần vô trụ.

– Đó là hành trạng của Bồ tát Thích Quảng Đức. Ngài đã dũng mãnh tự đốt cháy tấm thân ngũ uẩn, cúng dường chư Phật mười phương – thức tỉnh nhân loại trước thảm cảnh độc tôn tín lý, độc quyền tín ngưỡng, kỳ thị tôn giáo bằng những hành vi khủng bố, giết chóc tù đày người khác tôn giáo của chế độ Ngô Đình Diệm.

Thay vì trả đũa bằng những phương thức bạo động, vũ trang chống lại chính quyền, ngài đã tự biến thân mình làm ngọn đuốc mong soi sáng tâm ý của Tổng thống và chính phủ Ngô Đình Diệm với một tấm lòng bi mẫn, và tự tại không bị hận thù làm vướng bận. Lời tâm nguyện ngài viết trước khi tự thiêu đã nói lên điều đó :

« Tôi pháp danh Thích Quảng Đức, Hòa thượng trụ trì Chùa Quán Âm Phú Nhuận (Gia Định). Nhận thấy Phật giáo nước nhà đương lúc ngửa nghiêng, tôi là một tu sĩ mệnh danh là trưởng tử của Như Lai không lẽ cứ ngồi điềm nhiên tọa thị để cho Phật Pháp tiêu vong, nên tôi vui lòng phát nguyện thiêu thân giả tạm này cúng dường chư Phật để hồi hướng công đức bảo tồn Phật giáo. Mong ơn mười phương chư Phật, chư Đại Đức Tăng Ni chứng minh cho tôi đạt thành chí nguyện như sau:

– Mong ơn Phật Tổ gia hộ cho Tổng Thống Ngô Đình Diệm sáng suốt chấp nhận năm nguyện vọng tối thiểu của Phật giáo Việt Nam ghi trong bản tuyên ngôn.

– Nhờ ơn Phật từ bi gia hộ cho Phật giáo Việt Nam được trường cửu bất diệt.

– Mong nhờ hồng ân chư Phật gia hộ cho chư Đại đức Tăng Ni, Phật tử Việt Nam tránh khỏi tai nạn khủng bố bắt bớ giam cầm của kẻ gian ác.

– Cầu nguyện cho đất nước thanh bình, quốc dân an lạc.

Trước khi nhắm mắt về cảnh Phật, tôi trân trọng kính gởi lời cho Tổng Thống Ngô Đình Diệm nên lấy lòng bác ái từ bi đối với quốc dân và thi hành chánh sách bình đẳng tôn giáo để giữ vững nước nhà muôn thủa…»

– Đó cũng là hành trạng của chị Nhất Chi Mai tự thiêu để kêu gọi Hòa bình cho Việt Nam. Mười bức thư mà chị để lại đã nói lên được sự « phát tâm trong tinh thần vô trụ » của chị. (Xem tiểu sử và hành trạng của chị ở đây).

– Đó cũng là hành trạng của những tác viên Trường Thanh Niên Phụng Sự Xã Hội. Họ là những người thanh niên sinh viên ở độ tuổi tràn đầy mơ mộng cùng chí nguyện, và tâm huyết lợi tha. Không ngại gian lao khổ nhọc tự tại thong dong từ giả thành đô hoa lệ dấn thân về vùng nông thôn nghèo đói bệnh tật, cùng với bà con dựng trường học, xây trạm xá, khám bệnh phát thuốc … đem ánh sáng văn minh vào vùng tăm tối. Họ cũng đã không ngại đi giữa hai làn đạn chiến tranh – kéo cờ Phật giáo khẩn cầu các cấp chỉ huy của đôi bên tạm ngưng tiếng súng cho phép họ băng bó vết thương cứu chữa và khử trùng chôn xác nạn nhân chiến cuộc. Họ cũng đã bị người đồng bào khác đạo hiểu lầm tới nơi họ ở, nơi họ làm việc thiện nguyện để bắt cóc, sát hại, khủng bố gieo rắc sợ hãi bắt họ phải dừng lại con đường lý tưởng mà họ đang đi. Có cả thảy sáu người bị bắn chết, 19 người bị thương, và tám người bị bắt đi mất tích. Tất cả xảy ra trong bốn cuộc khủng bố bằng vũ lực. Thế nhưng họ đã không bị hận thù cướp đi tình thương, không bị tham sân si cướp đi tinh thần vô trụ của bậc Bồ Tát, Đại Nhân trong lời kinh “Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm“. (Xem bài Xứng đáng chỉ có tình xót thương).

xxx

Đôi dòng sử liệu đơn sơ cho chúng ta thấy rằng giáo pháp của Phật không chỉ là những lời dạy, những tư tưởng triết học suông bằng chữ nghĩa in ấn trong kinh điển chỉ để phụng thờ, mà nó là một giáo pháp, một chân lý sống, một pháp môn thực hành. Nếu được học và đem ra thực tập, ứng dụng vào đời sống hàng ngày nó sẽ cho ra một kết quả rất cụ thể, mà không là niềm tin và tư tưởng trên mây hứa hẹn ở đời/kiếp sau. 

Đó là một trong những thực chất sống động của câu kinh thời danh “Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm“ tức “Chỉ phát tâm trong tinh thần vô trụ” đã và đang hóa thành hiện thực vậy.

Chân Minh

Paris, 23/1/2016

Bài đọc thêm:
“Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm” là nghĩa thế nào ? (Truyền Bình)
Ưng Vô Sở Trụ Nhi Sanh Kỳ Tâm (Đỗ Hồng Ngọc)
Tâm Vô Trụ, Chân Và Vọng (Nguyễn Văn Trường)
Tôi học Kim Cang Ưng Vô Sở Trụ (Đỗ Hồng Ngọc)
Ý Nghĩa Câu – Ưng Vô Sở Trụ Nhi Sanh Kỳ Tâm – Trong Kinh Kim Cang Thích Tuệ Đạt)

Ý KIẾN PHẢN HỒI CỦA HÒA NGUYỄN
Email: nguyenvanhoa1942..@yahoo.com

Bài viết của tác giả chân Minh không có tính cách thuyết phục, nếu không muốn nói là vô bổ vì chủ yếu bài viết là tôn vinh các đệ tử của thầy Nhất Hạnh đã bị tử nạn khi đang làm công tác xã hội theo một chương trình học của Trường Thanh Niên Phụng Sự Xã Hội (Phân khoa Xã Hội của Viện Đại Học Vạn Hạnh) mà Thầy Nhất Hạnh là người sáng lập làm giám đốc, Thầy Thanh Văn làm phó và cô Cao Ngọc Phượng (SC Chân Không bây giờ) làm trưởng ban phát triển kiêm chủ tịch Tổng Hội Sinh Viên Vạn Hạnh. 

Một số các em sinh viên (cũng gọi là tác viên xã hội) bị tử nạn trong một vụ thảm sát do Việt Cộng tung lựu đạn vào khu cư xá nữ của trường (Chùa Lá hồi đó, Chùa Pháp Vân ngày nay) và một số khác bị bắn chết khi trên đường về nông thôn làm công tác xã hội. Tất cả 6 người bị bắn chết, 19 người bị thương, và 8 người bị bắt đi mất tích diễn ra nhiều thời điểm khác nhau trong năm 1967 mà cao điểm là cuộc tự thiêu của Nhất Chi Mai. (Cô Nhất Chi Mai là một thành viên nồng cốt của Trường TNPSXH là một trong 6 người thọ giới Tiếp Hiện của thầy Nhất Hạnh).

Việc tự thiêu của cô Nhất Chi Mai đòi hỏi hòa bình cho Việt Nam cũng như một số em của trường TNPSXH bị chết do Việt Cộng tung lựu đạn vào cư xá nữ và một số khác bị Việt Cộng bắn chết trong khi đang đi giúp đồng bào nông thôn là một điều đáng ca ngợi, đáng tán thán. Thế nhưng cho rằng các em “đắc đạo”, và đặt ngang hàng với việc tự thiêu của Bồ Tát Quảng Đức là điều rất bất kính với Ngài và không thể nào chấp nhận được sự gán ghép lố bịch này của tác giả. Tác giả đã cho rằng Nhất Chi Mai và những tác viên tử nạn của trường Thanh Niên Phụng Sự Xã hội là Những “cư sĩ người Việt đắc đạo phát tâm trong tinh thần vô trụ.”

Làm sao mà ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm hay theo lối thầy Nhất Hạnh dịch là “phát tâm trong tinh thần vô trụ” được khi mà đang ngủ bị ném tung lựu đạn hay đang đi trên bờ đường bị Việt Cộng bắn. Làm sao mà biết tâm các em lúc ấy như thế nào, sợ hãi, hoảng hốt hay vô sở trụ mà tác giả bài viết khẳng định các em “đắc đạo”. (Hồi ký của SC Chân Không cho biết “khi chết mắt vẫn còn trợn trừng, máu như còn trào ra ở khóe miệng, có vẻ thật đau đớn.”- Hiện nay còn một vị đang làm trụ trì chùa Xá Lợi nguyên là thành viên ban quản trị của Trường TNPSXH  biết rõ tất cả mọi sự việc xảy ra hồi đó.)

Tin bài có liên quan

何期自性能生萬法。 “Hà Kỳ Tự Tánh Năng Sanh Vạn Pháp?” “Ngờ Đâu Tự Tánh Sanh Ra Muôn Pháp.”

何期自性能生萬法。 “Hà Kỳ Tự Tánh Năng Sanh Vạn Pháp?” “Ngờ Đâu Tự Tánh Sanh Ra Muôn Pháp.”

Ý Tưởng Của Phật Giáo Cho Tiến Trình Xây Dựng Hòa Bình Thế Giới Hiện Nay

Ý tưởng của Phật giáo cho tiến trình xây dựng hòa bình thế giới hiện nay

Ý Thức – Vô Thức

Ý Thức – Vô Thức

Ý Niệm Tung Hoành Trong Mê Lộ Của Tâm

Ý Niệm Niết Bàn Trong Đạo Phật

Ý Nghĩa Trọng Đại Của Thủ Bản Kinh Phật Viết Trên Vỏ Cây Bô-La Ở Gandhara

Ý Nghĩa Trọng Đại Của Thủ Bản Kinh Phật Viết Trên Vỏ Cây Bô-la Ở Gandhara

Ý Nghĩa Triết Lý Và Hành Trì Của Khái Niệm Niết Bàn Nhìn Từ Quan Niệm Ái Diệt Là Niết Bàn

Ý Nghĩa Triết Lý Và Hành Trì Của Khái Niệm Niết Bàn Nhìn Từ Quan Niệm Ái Diệt Là Niết Bàn

Ý Nghĩa Tích Cực Trong Tư Tưởng Trung Đạo Của Phật Giáo Qua Kinh A-Hàm

Ý Nghĩa Tích Cực Trong Tư Tưởng Trung Đạo Của Phật Giáo Qua Kinh A-hàm

Ý Nghĩa Sự Sống Chương 5

Ý Nghĩa Sự Sống Chương 5

Ý Nghĩa Sự Sống Chương 4

Ý Nghĩa Sự Sống Chương 4

Load More

Discussion about this post

Trung Đạo Là Hạnh Tu Thù Thắng Nhất

Trung đạo là hạnh tu thù thắng nhất

“Một thời Phật ở nước Chiêm-bà bên bờ hồ Lôi Âm. Bấy giờ Tôn giả Nhị Thập Ức Nhĩ (Sona;...

Nền Tảng Đạo Đức Phật Giáo Xây Dựng Xã Hội Chân Thiện Mỹ

Nền Tảng Đạo Đức Phật Giáo Xây Dựng Xã Hội Chân Thiện Mỹ

NỀN TẢNG ĐẠO ĐỨC PHẬT GIÁOXÂY DỰNG XÃ HỘI CHÂN THIỆN MỸThích Trí Giải I. Giới thiệu:Đức Phật thị hiện ra...

Không Có Gì Bền Chắc

Không có gì bền chắc

KHÔNG CÓ GÌ BỀN CHẮCQuảng Tánh   Quán niệm vô thường là một trong những nội dung tu tập căn...

Mục Lục Món Ăn Chay

MỤC LỤC MÓN ĂN CHAY Recipe by CHÂN THIỆN MỸ__________________________________________ Bánh Bao Chay Bánh Canh Chay Bánh Chưng Chay Bánh...

Những Lợi Ích Của Tri Túc

Những Lợi Ích Của Tri Túc

Ngày nọ, một ông vua đến viếng thăm Bụt và đặt một câu hỏi: “Khi trẫm nhìn vào những đệ...

Tiếng Sáo Thép (100 Công Án Thiền)

Tiếng Sáo Thép (100 Công Án Thiền)

THIÊN KHI NHƯ HUYỄN bìnhĐỖ ĐÌNH ĐỒNG dịchTIẾNG SÁO THÉP(100 CÔNG ÁN THIỀN) Nguyên gốc tác phẩm này là của...

Có Trí Tuệ Là Như Biết Thật Về…

Có Trí Tuệ Là Như Biết Thật Về…

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Ngũ Giới

NGŨ GIỚIHuệ giáo Để trở thành một người Phật tử, việc phát nguyện Quy y Tam Bảo và giữ gìn...

Thiền Tập Cho Người Đồng Tính Luyến Ái Bài Viết Của Thầy Pháp Dụng

Thiền Tập Cho Người Đồng Tính Luyến Ái Bài Viết Của Thầy Pháp Dụng

THIỀN TẬP CHO NGƯỜI ĐỒNG TÍNH LUYẾN ÁIBài viết của thầy Pháp Dụng Ở Pháp bây giờ là mùa xuân....

Bồ Đề Đạo Tràng (Bodh Gaya Hay Bodhgaya)

Bồ Đề Đạo Tràng (Bodh Gaya Hay Bodhgaya)

BỒ ĐỀ ĐẠO TRÀNG (BODH GAYA hay BODHGAYA)Mai Trọng Giới Bồ Đề Đạo Tràng - Ấn Độ (Bodh Gaya hay...

Lễ Bổ Nhiệm Trụ Trì Và Động Thổ – Khởi Công Xây Dựng Chùa Tây Thiên Thăng Long Cổ Tự

Lễ Bổ Nhiệm Trụ Trì Và Động Thổ – Khởi Công Xây Dựng Chùa Tây Thiên Thăng Long Cổ Tự

LỄ BỔ NHIỆM TRỤ TRÌ VÀ ĐỘNG THỔ khởi công xây dựng chùa Tây Thiên Thăng Long Cổ Tự  ...

Lời Nói Dối Chân Thành

Lời Nói Dối Chân Thành

Lời nói dối chân thành Hoàng Tá Thích Tôi vừa được nghe một câu chuyện thật thú vị: “Cà phê muối”....

Cái Biết Không Sinh Không Diệt Trong Thiền Tứ Niệm Xứ

Cái biết không sinh không diệt trong thiền Tứ Niệm Xứ

CÁI BIẾT KHÔNG SINH KHÔNG DIỆT TRONG THIỀN TỨ NIỆM XỨMinh Tuệ Đỗ Minh   Kinh Tứ Niệm Xứ trong...

Phải Chăng Đây Là Quả Báo Nhãn Tiền Bác Sĩ Thú Y Nguyễn Thượng Chánh

Phải Chăng Đây Là Quả Báo Nhãn Tiền Bác Sĩ Thú y Nguyễn Thượng Chánh

PHẢI CHĂNG ĐÂY LÀ QUẢ BÁO NHÃN TIỀNBác sĩ Thú y Nguyễn Thượng ChánhSpain’s King Juan Carlos asked to quit WWF over...

Đức Đạt Lai Lạt Ma Nói Về Sự Hủy Diệt Của Phật Giáo Tại Ấn Độ

Đức Đạt Lai Lạt Ma Nói Về Sự Hủy Diệt Của Phật Giáo Tại Ấn Độ

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA NÓI VỀ SỰ HỦY DIÊT CỦA PHẬT GIÁO TẠI ẤN ĐỘTrích từ tập sáchCâu Chuyện...

Trung đạo là hạnh tu thù thắng nhất

Nền Tảng Đạo Đức Phật Giáo Xây Dựng Xã Hội Chân Thiện Mỹ

Không có gì bền chắc

Mục Lục Món Ăn Chay

Những Lợi Ích Của Tri Túc

Tiếng Sáo Thép (100 Công Án Thiền)

Có Trí Tuệ Là Như Biết Thật Về…

Ngũ Giới

Thiền Tập Cho Người Đồng Tính Luyến Ái Bài Viết Của Thầy Pháp Dụng

Bồ Đề Đạo Tràng (Bodh Gaya Hay Bodhgaya)

Lễ Bổ Nhiệm Trụ Trì Và Động Thổ – Khởi Công Xây Dựng Chùa Tây Thiên Thăng Long Cổ Tự

Lời Nói Dối Chân Thành

Cái biết không sinh không diệt trong thiền Tứ Niệm Xứ

Phải Chăng Đây Là Quả Báo Nhãn Tiền Bác Sĩ Thú y Nguyễn Thượng Chánh

Đức Đạt Lai Lạt Ma Nói Về Sự Hủy Diệt Của Phật Giáo Tại Ấn Độ

Tin mới nhận

Duyên và nợ trong Đạo Phật

32 điềm lành ứng hiện khi Đức Phật đản sinh

Có niềm tin ở Đức Phật là đã gieo được quả ngọt

“Giữa băng hoại về đạo đức vẫn luôn có những câu chuyện rất đẹp về tình người”

Phật dạy: Chuyển hóa mười ác nghiệp thành mười thiện nghiệp, đời sau sinh về thiện xứ

Lời Phật dạy về tác hại của việc uống rượu

Mừng Phật đến với chúng sinh

Có phải bạn đang yêu sai cách?   

TIẾT MỤC ĐẶC BIỆT TỌA ĐÀM VỀ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG GIÁO DỤC THÁNH HIỀN CẢI TẠO VẬN MỆNH

Độ người nông dân nghèo

Chùa Long Phước, Ấp Giồng Chùa, Xã Nhuận Phú Tân, Huyện Mỏ Cày Bắc, Bến Tre

Phật dạy: Bản ngã càng lớn, sĩ diện càng nhiều, càng dễ bị tổn thương

Hà Nội: Kỷ niệm ngày Đức Phật thành đạo tại trụ sở Trung ương GHPGVN – chùa Quán Sứ

LỄ KÍNH CHƯ PHẬT – TÔN KÍNH ĐỐI VỚI CHÚNG SANH KHÔNG ĐỒNG KHÔNG GIAN DUY THỨ (tập 3)

Đức Phật là ai?

Đức Phật có thể dùng phép lạ để cứu người chết sống lại không?

Tại sao không nên vội tin đức Phật?

Phật dạy: “Sân hận không bao giờ dập tắt được sân hận, chỉ có lòng khoan từ mới thắng được tâm sân”

Tịnh Xá Ngọc Phước 39/1 Tô Ngọc Vân- Thạnh Xuân- Q12-tphcm

Ai thấy Phật là người ấy thấy pháp, ai thấy pháp là người ấy thấy Phật

Tin mới nhận

Tại sao có khổ đau, sanh tử

Nghi thức tụng niệm của hệ phái Khất Sĩ tại Việt Nam

Thiền Như Thuốc Chữa Bệnh

Đức Đạt Lai Lạt Ma Và Giải Nobel Hòa Bình

Chết đi về đâu ?

Bậc Chân Nhân Không Quý Mình, Chẳng Khinh Người

Bộ luật Tsa yig Chenmo tại vương quốc Bhutan và triết lý về những phẩm chất của một nhà cầm quyền

Chứng Cứ Khoa Học Của Sự Tái Sinh

Ý niệm về mùa Xuân Di Lặc

Phật Giáo, Sinh Thái Học Và Đạo Đức Toàn Cầu Trần Phương Lan Dịch

Tại sao Hoàng Hậu Ubbirī khóc cho tám mươi bốn ngàn cô con gái?

Tổ Sư Nguyên Thiều Với Hành Tung & Thi Kệ Tịch – Thích Thái Hòa

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 31)

Học Phật Nên Biết

Bản năng

Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh Thiêm Túc

Có ba sự hưởng thụ không bao giờ thỏa mãn

Long Thọ và Tính Không

Tự Thiêu Và Giới Sát, Nguyên Giác

Quan điểm hiếu hạnh trong “Mâu tử Lý hoặc luận”

Tin mới nhận

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 20)

Kinh Từ bi thủy sám – thầy Chơn Thức tụng

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 323)

Bát Nhã Tâm Kinh Việt Giải

Tam giới trong kinh Phật là gì?

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 117)

Những tương đồng giữa kinh Đại thừa và kinh Nguyên thủy

Kinh Người Đất Phương Tây (hay Người Đã Chết)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 232)

Lược Giải Kinh Pháp Hoa

Nhân Duyên Của Sự Suy Vong

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 05)

Ước hẹn với sự sống

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 55)

Tam Pháp Ấn

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 212)

Ba Loại Bệnh Nhân, Kinh Tăng Chi Bộ (song ngữ)

Yếu Nghĩa Kinh Vô Lượng Nghĩa Và Nhập Vô Lượng Nghĩa Xứ Tam Muội

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 324)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 270)

Tin mới nhận

PHÁT KHỞI BỒ TÁT THÙ THẮNG CHÍ NHẠO KINH (Tập 4)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 156)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 85)

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 44)

Thiện Và Ác Là Gì?

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 8)

Tác hại của việc phóng túng tình dục đối với sức khỏe con người hiện nay

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 327)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 81)

Khai Thị Của Đại Sư Hám Sơn

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 296)

Nữ Đức Vi Yếu – Kinh Văn

Vì sao niệm Phật không vãng sanh ?

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 11)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 111)

LỢI ÍCH KHI NIỆM PHẬT (tập 2)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 125)

Đọc sách ngàn lần – Tập 10

Chương 1 bài 4: Khuyên thành kính với nhân sinh (08/05/2022)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 250)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.