PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Ứng Dụng Lý Nhân Duyên

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

ỨNG DỤNG LÝ NHÂN DUYÊN
ĐỂ THẤU TRIỆT LỜI PHẬT DẠY
Thích Đạt Ma Phổ Giác

Hoa_VangĐức Phật nói lý nhân duyên là
nói đến sự thật của đời sống con người và muôn loài vật trên thế gian này. Nhờ
suy xét, quán chiếu và tìm tòi, chúng ta hiểu được lẽ thật đó nên sẽ bớt dính
mắc, chấp trước vào thân tâm này là ta và của ta.

Bản chất của nước là tánh ướt,
có thể thay hình đổi dạng, chuyển biến tùy theo thời gian, hoàn cảnh. Nếu chúng
ta
để nước với nhiệt độ trung bình, không quá nóng cũng không quá lạnh thì
trước sau nó vẫn là nước. Nhưng nếu chúng ta để nó vào tủ lạnh thì nước sẽ
thành khối nước đá đông đặc. Nếu chúng ta muốn nước bốc thành hơi thì phải dùng
lửa đốt để tạo duyên nóng cho nó bốc hơi. Như vậy, nước ấy không cố định là
nước mãi mãi, khi ở thể lỏng thì gọi là nước, khi ở thể hơi thì gọi là mây, khi
ở thể đặc thì gọi là đông lạnh, nhưng bản chất của nước vẫn là tánh ướt.

Định nghĩa: Nhân là nguyên nhân
có năng lực phát sinh. Duyên là phần phụ để hỗ trợ cho nhân phát sinh ra
tất cả mọi hiện tượng, sự vật trên thế gian này. Nhân duyên được hình thành
theo nguyên lý “cái này sinh thì cái kia sinh, cái này diệt thì cái cái diệt”,
khi đủ duyên thì mọi vật hình thành, khi hết duyên thì sự vật ấy sẽ không còn. Chúng ta hãy thử suy ngẫm về cái nhà! Cái nhà không tự là
cái nhà mà phải có nhiều vật dụng như gỗ, đinh, sắt, gạch, cát, xi măng, người
thợ mộc, thợ hồ và nhiều phương tiện khác hợp lại mới tạm gọi là cái nhà.

Con người cũng vậy, thân này do
bốn chất đất-nước-gió-lửa hợp lại mới hình thành. Vì ta không thấy, không biết
đúng đắn nên nhận định sai lầm rồi chấp trước vào đó mà sinh ra đủ thứ phiền
não
nên chấp nhận sống trong biển khổ sông mê. Chính vì vậy, tất cả mọi hiện
tượng
, sự vật trên thế gian này đều do nhân duyên hòa hợp lại mà thành, không
có cái gì do một nhân mà có thể hình thành. Ai “ngộ” được lý nhân duyên thì sự
tu hành sẽ không còn khó khăn gì nữa.

Cũng như hạt gạo với hạt thóc là
nhân, nhưng phải có người gieo trồng, có đất, có nước, có phân bón, không khí,
ánh sáng mặt trời, nhờ những duyên đó kết hợp lại làm cho hạt thóc nẩy mầm, ra
lá, lớn lên, rồi trổ những bông lúa nặng trĩu chờ ngày thu hoạch. Cái chén ta
dùng để ăn cơm với đất là nhân, người thợ, khuôn, nước, lửa nung là phần phụ
phối hợp với nhau làm thành cái chén.

Nhờ áp dụng lời Phật dạy ta có
thể chuyển nỗi khổ niềm đau thành an vui hạnh phúc, chuyển ba nghiệp xấu ác
thành hiền thiện, đạo đức. Trong kinh Phật nói: “Thấy được lý nhân duyên là thấy Chánh pháp hay thấy đạo”. Thấy
được như vậy là người có trí tuệ, là người có chánh kiến nên làm việc gì cũng
vì lợi ích chúng sanh là trên hết.

Sự
thật
, muôn loài muôn vật trên thế gian này đều do nhân duyên hòa hợp mà thành,
không có một vật nào chỉ do một nhân mà hình thành. Tất cả đều phải trải qua
tiến trình diễn biến của nhân quả. Cho nên, “cái này có, cái kia có, cái này không, cái kia không”. Không có
cái gì chỉ do một nhân mà thành được, nếu có ai nói một nhân mà thành thì người
ấy chưa hiểu thấu lý nhân-duyên-quả.

Nhờ biết rõ thân này do nhân
duyên
hòa hợp mà thành, từ thân người, thân thú, hay mọi cảnh vật cũng đều như
vậy. Cho nên, trong kinh Kim Cương nói: “Phàm
cái gì có tướng đều hư vọng, giả có, có mà không thật thể nên gọi là giả có”.

Nhờ hiểu được lý nhân duyên con
người
dễ dàng thông cảm, khoan dung, tha thứ, do đó mà bớt chấp ngã, thấy ai
cũng là người thân, người thương của mình nên không sanh tâm ganh tỵ, tật đố.
Điều đó sẽ giúp cho cuộc sống của ta được bình yên, hạnh phúc từ trong gia đình
cho đến ngoài xã hội.

Nhờ hiểu được và thông suốt lý
nhân duyên
ta sẽ nỗ lực vươn lên làm mới cuộc đời và tự tin chính mình có đầy
đủ khả năng vượt qua mọi bất hạnh, khổ đau. Nó giống như một lu nước, muốn nước
bốc hơi ta phải đun lên, tạo độ nóng thì nước sẽ bốc hơi. Không có cái gì là do
ngẫu nhiên hay tự nhiên mà hình thành được. Nếu muốn nước đông lại thành đá thì
ta tạo duyên lạnh, muốn nước trở lại trạng thái bình thường thì ta tạo duyên
ấm. Nước không cố định một thể mà nó được thay đổi tuỳ theo sự tác động của
“duyên”.

Nhờ hiểu và ứng dụng lý nhân
duyên
vào trong đời sống hằng ngày, mỗi người chúng ta sẽ thấy rõ ràng mối
tương quan chằng chịt nhân quả. Sự sống này muốn tồn tại và phát triển rất cần
sự nương nhờ lẫn nhau. Hiểu được như vậy ta mới có bổn phận và trách nhiệm đùm
bọc, thương yêu, giúp đỡ và chia sẻ với nhau bằng tất cả tấm lòng. Nếu ai đó
chỉ dùng quyền lực để áp đặt thì sẽ tạo ra mâu thuẫn đối kháng, gây ra ân oán
hận thù, rốt cuộc làm đau khổ cho nhau.

Nhờ hiểu và ứng dụng lý nhân
duyên
vào trong đời sống hằng ngày ta sẽ thấy rõ ràng sự sống trên đời này là
vô thường, luôn chuyển biến, đổi thay không ngừng nghỉ. Vì vô thường nên vô
ngã
, tuy vô ngã nhưng có tinh thần chuyển biến liên tục.

Sự suy nghĩ của con người cũng
vậy, tuy không có chủ thể cố định nhưng có tâm thức liên tục trôi chảy không
dừng. Vì vậy, khi ta nghĩ tốt, lúc ta nghĩ xấu, trong một ngày có không biết
bao nhiêu suy nghĩ, suy nghĩ liên tục không dừng, không mất. Do đó, lý vô ngã
của nhà Phật chỉ cho ta thấy sự chuyển biến liên tục chứ không phải vô ngã là
không biết gì. Và cũng nhờ sự chuyển biến liên tục này mà ta mới tu tập được,
nếu cái ngã là một chủ thể thường hằng bất biến, không thay đổi được thì dù ta
có tu tập làm mới cuộc đời, làm mới lại chính mình cũng không lợi ích gì.

Lý
nhân duyên
cũng cho chúng ta biết khi có nhân mà không đủ duyên thì sự việc ta
đang muốn cũng không thể hình thành được. Ví dụ như chúng ta có đủ gạo, nước,
củi, nồi, nếu muốn ăn cơm thì phải có lửa và người nấu cơm. Lý nhân duyên cho
chúng ta biết cuộc sống của ta có tốt, có xấu, có giàu, có nghèo đều là do
nhiều nhân duyên kết hợp hài hoà. 

Lý
nhân duyên
giải thích cho chúng ta biết giả dụ hai người cùng tu chung một pháp
môn
mà người này đạt được kết quả tốt đẹp còn người kia thì thêm nhiều phiền
não
thì tất cả đều do nhân duyên, duyên đầy đủ thì mau sớm hình thành và ngược
lại.

Khi hiểu được lý nhân duyên rồi
chúng ta có thể thay đổi hoàn cảnh theo ý muốn của mình. Muốn có căn nhà để ở thì
phải có nhiều duyên hợp lại như gạch, ngói, cát, đá, xi măng, cây, sắt thép và
con người. Không có gì do một nhân mà có thể hình thành.

Do đó, Phật dạy ai tin và hiểu
thấu lý nhân duyên thì có thể chuyển nghiệp xấu thành tốt, chuyển hoạ thành
phúc, chuyển nghèo khổ thành giàu có… Chính nhờ lý nhân duyên này mà chúng ta
có thể làm mới lại chính mình từ một con người tầm thường trở thành người sống
có ích cho xã hội.

Muốn sống tốt để phục vụ mọi
người
chúng ta cần phải gần bạn hiền, thầy giỏi, gần những vị tu hành chân
chính
có lời nói chân thật, có sức thuyết phục lòng người đúng theo tinh thần
nhân quả. Nếu chúng ta muốn trở thành người xấu thì cứ trộm cắp, giết hại,
lường gạt của người khác rồi vui chơi trác táng và giao du với kẻ ác. Do đó,
nếu chúng ta biết tạo duyên tốt thì ngày càng được tiến bộ hơn, ngược lại tạo
duyên xấu thì bị sa đoạ và chịu khổ đau.

Nhờ đức Phật đã trải nghiệm qua
thời tu hành trong kiếp hiện tại và nhiều đời hành đạo Bồ tát đã chỉ cho chúng
ta
thấy rõ ràng lý nhân duyên là một lẽ thật mà ngày hôm nay các nhà khoa học
đều công nhận. Lẽ thật đó công bằng, thực tế, không có một đấng nào ban phước
giáng hoạ vì bản ngã cá nhân. Nếu chúng ta hiểu được lý nhân duyên thì từ thiên
nhiên
cho đến muôn loài vật đều theo ngyên lý trùng trùng duyên khởi tương quan
mật thiết với nhau.

Chính con người do thấy biết
sai lầm nên tưởng mình là thật ta, thấy mình là trung tâm của vũ trụ nên càng
chấp ngã nặng nề gây khổ đau cho nhiều người khác. Hiểu được lý nhân duyên
chúng ta mới cố gắng vươn lên làm lại cuộc đời, chúng ta sẽ tự cải thiện đời
sống
của mình bằng cách tinh cần siêng năng, nhờ vậy từ nghèo khổ có thể trở
thành
giàu có.

Nếu chúng ta cứ nghĩ có một ông
trời ban phước giáng hoạ thì ta sẽ ỷ lại mà trở thành kẻ yếu đuối, nhu nhược,
chỉ biết dựa dẫm vào người khác mà không biết phấn đấu vươn lên. Nhất là những
đứa con ỷ lại vào cha mẹ dễ trở thành kẻ hư hỏng. Ngoài ra, khi hiểu được lý
nhân duyên
chúng ta sẽ bớt chấp ngã và dễ cảm thông, tha thứ với mọi người. Nhờ
quán sát lý nhân duyên nên con người bớt si mê,
chấp ngã mà dần hồi thành tựu đạo vô ngã, vị tha.

Hiện nay, các nhà khoa học chế
biến được những máy móc tinh vi hay đồ dùng đẹp đẽ, đều ứng dụng lý nhân duyên.
Đó là lẽ thật, vì như tất cả chúng ta đều biết khi phân tích con người ai cũng
hiểu thân này do bốn thứ đất-nước-gió-lửa hợp thành. Nếu nhìn theo y học bây
giờ thì con người có thể phân tích ra thành rất nhiều chất. Thiếu những chất ấy
thân này sẽ sanh bệnh. Vì thế, khi biết thân mình thiếu chất gì người ta bồi bổ
thêm chất ấy. Phân tích cho tới tận cùng thì con người có trăm ngàn muôn ức tế
bào. Những tế bào đó có những chức năng riêng, mỗi thứ đều có công việc riêng
của nó.

Lý nhân duyên là một chân lý
sống của cuộc đời, không ai có thể phủ nhận được. Chính vì vậy, người nào sống
đúng như lý nhân duyên là người biết sống hoà hợp, biết thương yêu đoàn kết,
giúp đỡ mọi người bằng trái tim hiểu biết.

Thấy được lý nhân duyên là
chúng ta nhìn đúng với các nhà khoa học thời hiện đại. Khoa học phân tích tất
cả mọi hiện tượng, sự vật không có cái gì tự có và cũng không có cái gì là do
một nhân mà hình thành. Tất cả đều do nhiều yếu tố hợp lại. Khoa học thấy tột
được lý nhân duyên nên mới phát minh được những máy móc, thiết bị công nghệ
hiện đại để phục vụ đời sống con người mà những người thời xưa không bao giờ
tin được.

Rõ ràng, những nhà khoa học
biết ứng dụng lý nhân duyên nên mới có thể chế tạo ra phi cơ bay trên không,
tàu thủy đi dưới biển, hoặc xe hơi chạy nhanh ngoài đường phố… Nhưng đáng tiếc,
con người chỉ ứng dụng lý nhân duyên trong cuộc sống vật chất mà ít ai ứng dụng
lý nhân duyên trong đời sống tinh thần để biết cách làm chủ bản thân mà không
làm đau khổ cho người và vật.

Như tâm thức của chúng ta là
một dòng chuyển biến liên tục, tuy không có chủ thể cố định nhưng nó vẫn thay
đổi liên tục, khi thì nghĩ thiện, khi thì nghĩ ác. Bởi tâm thức suy nghĩ liên
tục
nên nó không bao giờ mất hẳn, hễ tạo nghiệp thì sự liên tục đó dẫn tới thọ
quả báo khi đủ nhân duyên.

Hiểu được lý nhân duyên ta biết
thân
này từ duyên sanh nên chúng ta không si mê, chấp ngã, làm khổ đau người
khác. Một số người hiểu lầm cho rằng sau khi chết linh hồn hoặc sanh lên cõi
trời
, hoặc xuống địa ngục, trước sau như một không hề thay đổi. Ai làm người khi
chết sẽ tái sinh làm người, làm thú vật thì lại tái sinh làm thú vật. Đạo Phật
không thừa nhận có một linh hồn cố định, nếu như vậy chúng ta tu hành làm chi
vô ích, bởi có tu cũng vẫn sẽ như vậy.

Nhà Phật gọi là tâm thức vì nó
biến chuyển thay đổi theo thời gian tuỳ theo duyên tốt-xấu, còn linh hồn thì
trước sau như một. Tâm thức thì luôn chuyển biến, thay đổi do con người biết
suy tư, nghĩ tưởng. Khi còn nhỏ tâm thức chúng ta được huân tập có giới hạn nên
hiểu theo kiểu trẻ con, khi lớn lên được học hỏi, nghiệm xét nên tâm thức hiểu
biết
theo sự phát triển của cuộc sống. Người hay siêng năng, chăm chỉ học hành
thì sẽ giỏi hơn những người khác do tâm thức lúc nào cũng sáng suốt và thông
tuệ
hơn những người không chịu khó siêng năng, cần mẫn.

Tâm thức của chúng ta luôn luôn
chuyển biến theo sự suy nghĩ, nhận thức ngày càng được tinh thông hơn. Còn linh
hồn
thì ở một chỗ vì nó nguyên vẹn nên có cố học cũng không giỏi, không học
cũng sáng suốt. Do đó, nếu ai chấp vào có một linh hồn cố định thì chúng ta sẽ
nghèo dốt mãi mãi, không thể giàu có và tu học để chuyển hoá nỗi khổ niềm đau
thành an vui hạnh phúc.

Hiểu được và thấu tột lý nhân
duyên
là chúng ta phá được mê lầm, chấp ngã từ vô thuỷ kiếp đến nay vì ngu si
chấp ngã là nhân dẫn đến làm khổ người và vật. Phá được chấp ngã thì mọi sự bất
công và khổ đau sẽ hết. Tóm lại, hiểu và ứng dụng lý nhân duyên của nhà Phật ta
sẽ bớt tham lam, ích kỷ, nhỏ nhoi, ti tiện, oán giận, hờn dỗi, bớt si mê chấp
ngã
. Mọi người sẽ thấy đúng lẽ thật qua lý nhân duyên, do đó chúng ta sẽ sống
yêu thương nhau hơn.

Khi
hiểu được lý nhân duyên ta sẽ có bổn phận, trách nhiệm đóng góp, sẻ chia và
nâng đỡ tha nhân, góp phần làm giảm bớt khổ đau cho nhân loại, yêu thương đùm
bọc, giúp đỡ lẫn nhau để mình và người được sống an vui, hạnh phúc ngay tại đây
và bây giờ.

 

Tin bài có liên quan

Chùa Bảo Quang Tổ Chức Lễ Mãn Tang Cố Hòa Thượng Thích Quảng Thanh

Chùa Bảo Quang Tổ Chức Lễ Mãn Tang Cố Hòa Thượng Thích Quảng Thanh

Hành Giả Nên Đi Với Giặc Và Ác Hữu Hay Với Thiện Hữu Đồng Tu?

Hành Giả Nên Đi Với Giặc Và Ác Hữu Hay Với Thiện Hữu Đồng Tu?

Con Trâu – Góc Nhìn Phật Giáo

Con Trâu – Góc Nhìn Phật Giáo

Vấn Đề Của Thế Gian

Vấn Đề Của Thế Gian

Lợi Ích Của Sự Hành Trì Giới Luật

Lợi Ích Của Sự Hành Trì Giới Luật

Vấn Đề Phân Biệt Hay Không Phân Biệt Thiện-Ác ?

Vấn Đề Phân Biệt Hay Không Phân Biệt Thiện-ác ?

Tu Tập Tâm Linh Và Hộ Trì Chánh Pháp Trong Mùa An Cư Kiết Hạ

Tu Tập Tâm Linh Và Hộ Trì Chánh Pháp Trong Mùa An Cư Kiết Hạ

Sống Với Đạo Phật Trong Sinh Hoạt Hằng Ngày (Song Ngữ Vietnamese-English Pdf)

Sống Với Đạo Phật Trong Sinh Hoạt Hằng Ngày (Song Ngữ Vietnamese-English PDF)

Còn Nương Tựa Thì Còn Dao Động (Sách Ebook Pdf)

Còn Nương Tựa Thì Còn Dao Động (Sách Ebook PDF)

Ý Tình Thân

Load More

Discussion about this post

Ấn Độ – Bế Mạc Đại Hội Phật Giáo Toàn Cầu 2011

Ấn Độ – Bế Mạc Đại Hội Phật Giáo Toàn Cầu 2011

BẾ MẠC ĐẠI HỘI PHẬT GIÁO TOÀN CẦU 2011Huệ Pháp Chiều 30-11-2011, Đại hội Phật giáo toàn cầu đã bế...

Cá Mập Uất Hận

Cá mập uất hận

CÁ MẬP UẤT HẬN (Les requins de la colère/sharks of wrath) Nguyễn Thượng Chánh, DVM   Caribbean reef shark (Carcharhinus...

Thiền Quán Tâm

Thiền quán tâm

THIỀN QUÁN TÂM HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH Sayadaw U Tejaniya Chúng ta hãy nói một chút về việc hành thiền...

Ăn Động Vật: Quan Điểm Môi Trường Và Phật Giáo

Ăn Động Vật: Quan Điểm Môi Trường Và Phật Giáo

ĂN ĐỘNG VẬT: QUAN ĐIỂM MÔI TRƯỜNG VÀ PHẬT GIÁO Dhammacarini Amoghamati Traud-Dubois * Trần Tiễn Khanh dịch(Tham Luận Vesak...

Cõi Tâm Thức

Cõi tâm thức

CÕI TÂM THỨC Toại Khanh Hơn ba mươi năm trời, vì vận nước, hàng triệu người Việt đã xa xứ...

Nhân Mùa Phật Đản Pl. 2565, Dl. 2021, Nghĩ Về Tinh Thần, Quan Điểm Tôn Giáo Và Giáo Lý Trọng Tâm Của Phật Giáo Nguyên Thủy

Nhân Mùa Phật Đản Pl. 2565, Dl. 2021, Nghĩ Về Tinh Thần, Quan Điểm Tôn Giáo Và Giáo Lý Trọng Tâm Của Phật Giáo Nguyên Thủy

NHÂN MÙA PHẬT ĐẢN PL. 2565, DL. 2021, NGHĨ VỀ TINH THẦN, QUAN ĐIỂM TÔN GIÁO VÀ GIÁO LÝ TRỌNG...

Kinh Tiểu Bộ Tập Vii (Khuddhaka Nikàya)

Kinh Tiểu Bộ Tập Vii (Khuddhaka Nikàya)

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Vai Trò, Ý Nghĩa Của Nhận Thức Về Vô Thường Trên Con Đường Tu Tập Giải Thoát.

Vai trò, ý nghĩa của nhận thức về Vô Thường trên con đường tu tập giải thoát.

VAI TRÒ, Ý NGHĨA CỦA NHẬN THỨC VỀ VÔ THƯỜNG TRÊN CON ĐƯỜNG TU TẬP GIẢI THOÁT.Tô Đăng Khoa  ...

Giáo Hội Ma Chống Đức Đạt Lai Lạt Ma Tự Giải Thể

Giáo Hội Ma Chống Đức Đạt Lai Lạt Ma Tự Giải Thể

GIÁO HỘI MA CHỐNG ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA TỰ GIẢI THỂ Tổ Chức Shugden Đã Tự Giải Tán Ngày...

Từ Đàm Quê Hương Tôi

Từ Đàm Quê Hương Tôi

TỪ ĐÀM QUÊ HƯƠNG TÔI Tình Em Biển Rộng Sông Dài *Viết để tưởng nhớ người anh trong GĐPT và...

Quan Niệm Về Đức Phật Theo Phật Giáo Nguyên Thủy

Quan Niệm Về Đức Phật Theo Phật Giáo Nguyên Thủy

Sculptural fragment depicting Buddha’s enlightenment, Gandhara, Kushana period, 2nd-3rd century C.E., schist,(Smithsonian, Freer Gallery of Art). Đức Phật Thích Ca...

Biết Cách Tiêu Tiền

Biết cách tiêu tiền

“Một thời, Đức Phật ở trong vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, vua Ba-tư-nặc đến...

Thoát Khỏi Sợ Hãi

Thoát khỏi sợ hãi

Là một công dân, bạn có thể trở nên dễ phục tùng các mệnh lệnh, sẵn sàng nhượng bộ các...

Đạo Phật Với Con Người

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Hướng Đến Con Đường Giải Thoát

Hướng Đến Con Đường Giải Thoát

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Ấn Độ – Bế Mạc Đại Hội Phật Giáo Toàn Cầu 2011

Cá mập uất hận

Thiền quán tâm

Ăn Động Vật: Quan Điểm Môi Trường Và Phật Giáo

Cõi tâm thức

Nhân Mùa Phật Đản Pl. 2565, Dl. 2021, Nghĩ Về Tinh Thần, Quan Điểm Tôn Giáo Và Giáo Lý Trọng Tâm Của Phật Giáo Nguyên Thủy

Kinh Tiểu Bộ Tập Vii (Khuddhaka Nikàya)

Vai trò, ý nghĩa của nhận thức về Vô Thường trên con đường tu tập giải thoát.

Giáo Hội Ma Chống Đức Đạt Lai Lạt Ma Tự Giải Thể

Từ Đàm Quê Hương Tôi

Quan Niệm Về Đức Phật Theo Phật Giáo Nguyên Thủy

Biết cách tiêu tiền

Thoát khỏi sợ hãi

Đạo Phật Với Con Người

Hướng Đến Con Đường Giải Thoát

Tin mới nhận

Đức Phật là ai? (phần 1)

Khi tâm được chế ngự một chỗ thì không việc gì không thành

Những quy tắc trong kinh doanh theo lời Phật dạy

Có nằm mơ con người cũng không nghĩ tới được

Lược truyện Đức Phật Thích Ca: Cuộc viếng thăm của nhà tiên tri

Ảnh Thời Sự Vĩ Đại Nhất Mọi Thời Đại Duy Anh

Bức thông điệp từ con người của Đức Phật

Đức Phật đản sinh vào năm nào?

Tôi tìm tôi trong Phật

Phật dạy tâm bi tình yêu thương chân thật

Phật ở tại tâm khi ta hướng thiện

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, nhà lãnh đạo có tâm và có tầm

Gặp Phật ở đâu?

Niềm tin trong cuộc sống

Tản mạn về ngộ đạo (I)

Lời Phật dạy quý giá dành cho người phụ nữ

Từ cội Bồ Đề nơi Đức Phật thành đạo đến bài học về lòng tri ân mà người con Phật cần ghi nhớ!

Nữ Đức Vi Yếu – Chương Năm: Chuyên Tâm

Phật dạy: Tám nguyên nhân làm tổn hại các gia đình

Nếu Đức Phật là ‘giám đốc điều hành’

Tin mới nhận

Xuân Miên Viễn – Happy New Year

Ôn Đã Ra Đi – Chúc Phú

Thái Độ Bồ Tát: Làm Thế Nào Để Dâng Hiến Cuộc Đời Bạn Cho Người Khác

Mở Trang Hiếu Hạnh Tập Bốn – Tnt Mặc Giang

Con Đường Đưa Đến Hạnh Phúc

Giáo dục đạo đức cho con ngay từ thuở bé như thế nào?

48 Tọa Đàm Về Hộ Niệm: Khế Lý Khế Cơ

Pháp Tánh

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 23)

Lời Của Đức Phật – Sách song ngữ Việt Anh

Những Tháng Ngày Cùng Nhau

Bốn Dấu Ấn Của Phật Pháp

Đức Phật và sự đóng góp của ngài cho nền hòa bình và phát triển xã hội

Thế Giới Chuyển Biến, Theo Kinh Hoa Nghiêm

Áp Lực Vật Chất Đối Với Những Người Vừa Từ Trần – Dịch Gỉa: Nguyên Phong

Sổ Tay Mục Lục Tam Tạng Pāḷi

Bhimrao Ramji Ambedkar – Người Đã Giúp Cho Phật Giáo Hồi Sinh ở Ấn Độ

Cậu Bé Và Cây Táo The Boy And The Apple Tree

Không Ai Sung Sướng Cả – Thiện Tài

Ba hiểu lầm tai hại về đậu nành bạn nên loại bỏ niềm tin đó ngay từ bây giờ

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 23)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 56)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 11)

Tầm quan trọng của phát nguyện hồi hướng

Kinh Sách Giảng Giải Bởi Tt. Thích Vĩnh Hóa (Pdf)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 361)

Nghe Giảng Kinh Của Quý Ht. Huyền Vi, Tâm Thanh Và Thanh Từ

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 200)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 345)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 42)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 35)

Kinh Bách Dụ: Móc mắt của vị tiên chứng ngũ thông

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 292)

Tìm Hiểu Trung Bộ Kinh Tập 1.2.3

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 172)

A Hàm – Mưa Pháp Chuyển Hóa Phiền Não

Kinh Chuyển Pháp Luân – Bài Kinh Đầu Tiên Của Đức Phật

Thực Tại Hiện Tiền

Pháp Hoa thất dụ – Dụ thứ nhất: Ngôi nhà lửa

Giới Thiệu Sơ Bộ Về Cuộc Khám Phá Thủ Bản Cổ Kinh Kharosthi Và Phật Giáo Càn-đà-la

Tin mới nhận

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 105)

Bắc Tông Là Tịnh Độ?

Khuyên Tu Tịnh Độ Thiết Yếu

Thư Trả Lời Hộ Niệm

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 9)

Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014 (Tập 5)

Nghiên cứu về thú hướng tái sanh qua dấu hiệu nóng, lạnh của thân thể

Học Phật vấn đáp – Pháp Sư Tịnh Không trả lời câu hỏi của các đồng tu (Tập 14)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 199)

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 17)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 257)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 372)

Hoàn Tướng Hồi Hướng

Kinh Di Đà Lược Giải Viên Trung Sao – Thích Phổ Tuệ

Pháp Môn Tịnh Độ – Bài 6

Những Suy Ngẫm Để Biết Tôn Kính Pháp Môn Tịnh Độ

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 30)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 21)

Nữ Đức Vi Yếu – Chương 6: Khúc Tòng

Khai Thị Phật Học Cơ Bản (Phần 1)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

Chinese (Simplified)EnglishFrenchGermanJapaneseKoreanRussianSpanishVietnamese