PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Uẩn và Không

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

UẨN VÀ KHÔNG
Thị Giới

Lotus“ Nầy Xá-lợi tử! Sắc chính là không, không chính là sắc, sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc, thọ, tưởng, hành, thức cũng đều như vậy”. (Tâm kinh Bát-nhã)

Cái gì là sắc, cái ấy là không, cái gì là không, cái ấy là sắc. 

Khi nói đến sắc, thì năm uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành, thức) và “không” đã có ở trong sắc. Thọ, tưởng, hành, thức cũng như vậy. Có nghĩa là mỗi thành tố (uẩn) đều chứa đủ năm thành tố và “không”. Và cả “không” cũng không nằm riêng ngoài năm thành tố, không có năm thành tố thì cũng không có cái gọi là “không”.

Thế giới được tạo lập từ uẩn. Đời sống của chúng ta được xây dựng và bị bao vây bởi uẩn. Chỉ có tự do khi nào chúng ta nhận ra rằng uẩn là không, uẩn là giải thoát.

Chúng ta thấy rằng sự hiện hữu và đối lập giữa uẩn và “không” chỉ có trong ý niệm. Ở đó, uẩn giống như hiện hữu có bản thể. Khi nhận ra tánh Biết hay tánh Không – cứu cánh của đạo Phật – chúng ta sẽ nhận ra sự không có bản thể của uẩn, và cái được gọi là “không” cũng không có bản thể. Tất cả đều hiện ra trong tánh Không và trở về với tánh Không. Khi đó chúng ta nhận ra tánh vô ngại và giải thoát của uẩn và “không”. Tâm, do năm uẩn thành lập, không có bản thể, được nhận ra là rỗng không. Bây giờ chỉ còn lại tánh Biết, rỗng rang, giải thoát và chiếu diệu. Năm uẩn sắc, thọ, tưởng, hành, thức, phản chiếu trong tánh Biết, cũng rỗng rang, giải thoát và chiếu diệu.

Trong kinh Lăng Nghiêm, ngài Tu-bồ-đề trình Phật: “Phật hỏi về Viên Thông, như chỗ chứng của tôi, các tướng nhập vào phi tướng, phi và sở đều hết, xoay các pháp về Không, đó là thứ nhất”. (Lăng Nghiêm tông thông, tr.533)

Trong tọa thiền, lúc chỉ còn lại một vạch thắng đứng của thời gian – hay là trạng thái zero – khi đó là có hay là không? Chỗ nào là chỗ của sắc, thọ, tưởng, hành, thức? Chỗ nào là chỗ của “không”?

Trong cuộc vấn đáp giữa ngài Triệu Châu và vị Tăng1 , sau khi được nghe câu trả lời “Ta không lấy một vật để dạy ngưởi”, cái thấy phân biệt của vị Tăng bị thách thức và lung lay. Đến câu trả lời lần thứ hai, cũng “cây tùng trong sân!”, có lẽ vị Tăng được đưa vào một cái thấy hoàn toàn mới, cái thấy toàn thể.

Vì vậy, khi một đệ tử của ngài Triệu Châu đến tham bái ngài Pháp Nhãn, ngài Pháp Nhãn hỏi: “Ta nghe nói Triệu Châu nói ‘Cây tùng trong sân’. Phải vậy không?”. Vị Tăng phủ nhận: “Không”. Pháp Nhãn nói tiếp: “Mọi người ở đó nói rằng một vị Tăng hỏi ông ta ý của Tổ sư từ Tây qua, Triệu Châu nói ‘Cây tùng trong sân’. Sao ông chối việc nầy?”.

Vị Tăng nói: “Ngài Triệu Châu không nói vậy. Xin đừng đổ oan cho ngài”.

Trong cái thấy đó, tướng cây tùng nhập vào phi tướng. Sự hiện hữu của cây tùng không khác với không hiện hữu, sự không hiện hữu không khác với hiện hữu. Có hay không không làm thay đổi tính toàn thể và bất động của cái thấy, cũng như tính toàn bộ và bất động của pháp giới. Nói cách khác, cây tùng nhập vào trong trong tính toàn bộ và bất động của pháp giới. Bấy giờ chỉ có một sự hiện hữu không bản thể, rỗng không được gọi là cây tùng. Nó bất động, tự tại, giải thoát. Cái thấy về cây tùng cũng bất động, tự tại và giải thoát. Và cây tùng hiện ra rõ ràng hơn bao giờ hết, nói như ngài Hám Sơn khi ngài trực ngộ nghĩa “bất thiên” trong Triệu luận: Hôm nay mới biết
Lỗ mũi hướng hạ.

(Triệu luận lược chú)

Trong cái thấy không lập dụng hay tánh Biết, mọi sự vật hiện ra như là chúng ngay lúc đó, không trước không sau, không có nơi chốn, không dính líu, không ràng buộc, bất động, giải thoát: Không.

Cũng như toàn bài Tâm kinh, ở đây chúng ta không thấy một lý luận triết lý nào. Chân lý được mở bày trực tiếp.

Với những tâm thức đã sẵn sàng như ngài Xá-lợiphất, ngay khi thấy duyên sanh (ngũ uẩn sinh diệt) là thấy tánh Không, Niết-bàn nằm ngay trong sinh tử luân hồi.

Ngưỡng vọng về một con đường hướng thượng, tôi xin thành kính ghi lại ở đây kinh nghiệm của ngài Hám Sơn được trình bày trong Triệu luận lược chú.

Trong đó có đoạn ngài viết: “Vì duyên sanh nên tánh không, nên mọi pháp ngay đó vốn không biến đổi, thấy được mọi pháp không biến đổi nên tức vật tức chân”.

Tính giải thoát (Không) của uẩn được ngài trực chứng như sau: 

“Tôi lúc trẻ đọc luận này [Triệu luận], đến bốn câu bàn về nghĩa ‘bất thiên’ (không biến dịch)2 , đối với nghĩa ấy, khởi nghi tình trải qua nhiều năm, khi cùng Sư Diệu kiết Đông ở Phù Bản, khắc lại bản luận nầy, lúc đọc đến đoạn này,hoát nhiên tỉnh ngộ, lòng mừng vô hạn, liền đứng lên lễ Phật thì thấy thân mình không có tướng lễ xuống hay đứng lên, mở cửa nhìn ra ngoài chợt thấy gió thổi, lá cây rơi lả tả mà lá nào cũng chẳng động …, kế đó vào nhà cầu để đi tiểu mà chẳng thấy tướng lưu chuyển của nước tiểu… Ngày xưa sự nghi câu ‘Thế gian tướng thường trụ’ của kinh Pháp Hoa liền nhờ đây mà tan rã…” 

Ngài làm một bài kệ:
Sinh tử ngày đêm
Nước trôi hoa tạ.
Hôm nay mới biết
Lỗ mũi hướng hạ.

Sinh tử trú dạ,
Thủy lưu hoa tạ.
Kim nhật phương tri,
Tỉ khổng hướng hạ.

Tuy nhiên, khi Thiền sư Pháp Quang đọc một số bài thơ của ngài, thở dài nói: “Đây là những bài thơ thật hay, biết tìm đâu ra những vần tuyệt diệu như vậy? Vâng, những bài thơ này hay, nhưng vẫn còn một lỗ hổng chưa được khai mở”.

Cho đến khi ngài Hám Sơn ngồi trên cầu cạnh thác nước để thiền quán, một thời gian sau, ngài không còn bị bất cứ một tiếng động nào có thể làm quấy rầy. Sau đó, ngài cảm nhận một kinh nghiệm:

“Một hôm, sau khi ăn cháo xong, đi kinh hành. Bỗng nhiên tôi đứng lặng, thấy mình không còn thân tâm. Tôi chỉ thấy một toàn thể chiếu diệu – biến tại, viên mãn, quang minh. Như đại viên kính mà sơn hà đại địa chỉ là ảnh tượng trong ấy. Sau khi bừng tỉnh khỏi kinh nghiệm ấy, tôi thấy thân tâm trạm nhiên như thể không có, bèn làm kệ:
Hốt nhiên tâm thôi vọng động;
Nội thân, ngoại cảnh – trạm nhiên,
Sau lần chuyển thân,
Thấu thoát cái Không lớn.
Ôi! vạn pháp thung dung lai khứ!”.

Cái Không lớn kia cũng thấm nhập vào khắp thế gian để nhìn thấy cả thế gian chỉ là mộng huyễn:

Khi nào hoàn toàn bình tịnh,
Ta đạt được Chân Giác.
Vì mặc chiếu dung nhiếp cả không gian
Ta nhìn lại được thế gian,
Chỉ toàn đầy mộng huyễn!
Ôi! hôm nay ta thật sự liễu ngộ
Giáo lý của chư Phật chân thực nhường nào
!
(Thiền đạo tu tập – C.C.Chang – Như Hạnh dịch)

Đó là Quán Tự Tại, “ngài nhìn xuống, ngài chỉ thấy có năm thành tố, chúng thảy đều là rỗng không”.

Chú thích:
1. Vị Tăng hỏi: “Ý của Tổ sư từ Tây qua là gì?”. Triệu Châu đáp: “Cây tùng trong sân”. Vị Tăng nói: “Đừng lấy một vật để dạy người”. Triệu Châu: “Ta không lấy một vật để dạy người”. Vị Tăng: “Vậy ý của Tổ sư từ Tây qua là gì?”. Triệu Châu đáp: “Cây tùng trong sân”.
2. Gió bão bay núi mà thường tịnh Nước sông đổ gấp mà chẳng trôi Bụi trần lăng xăng mà chẳng động Trăng qua bầu trời mà chẳng đi

 

Tin bài có liên quan

何期自性能生萬法。 “Hà Kỳ Tự Tánh Năng Sanh Vạn Pháp?” “Ngờ Đâu Tự Tánh Sanh Ra Muôn Pháp.”

何期自性能生萬法。 “Hà Kỳ Tự Tánh Năng Sanh Vạn Pháp?” “Ngờ Đâu Tự Tánh Sanh Ra Muôn Pháp.”

Ý Tưởng Của Phật Giáo Cho Tiến Trình Xây Dựng Hòa Bình Thế Giới Hiện Nay

Ý tưởng của Phật giáo cho tiến trình xây dựng hòa bình thế giới hiện nay

Ý Thức – Vô Thức

Ý Thức – Vô Thức

Ý Niệm Tung Hoành Trong Mê Lộ Của Tâm

Ý Niệm Niết Bàn Trong Đạo Phật

Ý Nghĩa Trọng Đại Của Thủ Bản Kinh Phật Viết Trên Vỏ Cây Bô-La Ở Gandhara

Ý Nghĩa Trọng Đại Của Thủ Bản Kinh Phật Viết Trên Vỏ Cây Bô-la Ở Gandhara

Ý Nghĩa Triết Lý Và Hành Trì Của Khái Niệm Niết Bàn Nhìn Từ Quan Niệm Ái Diệt Là Niết Bàn

Ý Nghĩa Triết Lý Và Hành Trì Của Khái Niệm Niết Bàn Nhìn Từ Quan Niệm Ái Diệt Là Niết Bàn

Ý Nghĩa Tích Cực Trong Tư Tưởng Trung Đạo Của Phật Giáo Qua Kinh A-Hàm

Ý Nghĩa Tích Cực Trong Tư Tưởng Trung Đạo Của Phật Giáo Qua Kinh A-hàm

Ý Nghĩa Sự Sống Chương 5

Ý Nghĩa Sự Sống Chương 5

Ý Nghĩa Sự Sống Chương 4

Ý Nghĩa Sự Sống Chương 4

Load More

Discussion about this post

Hòa Thượng Viên Minh: Cô Đơn Là Điều Tuyệt Diệu

Hòa thượng Viên Minh: Cô đơn là điều tuyệt diệu

Khi thật sự trở về với chính mình mới thấy ra cô đơn là điều tuyệt diệu, vì khi cô...

Con Người Là Chủ Nhân Của Nghiệp Và Thừa Tự Của Nghiệp

Con người là chủ nhân của nghiệp và thừa tự của nghiệp

CON NGƯỜI LÀ CHỦ NHÂN CỦA NGHIỆP VÀ THỪA TỰ CỦA NGHIỆP Thích Thường Tuệ (*) PHẦN A: Đã sanh ra...

Tạp Tu Và Chuyên Tu

Tạp tu và chuyên tu

TẠP TU VÀ CHUYÊN TU Diệu Thể   Tuy nhờ có Phật lực hộ trì, tiếp dẫn, nhưng nếu không...

MUỐN CỨU ĐỘ CHÚNG SANH, TRƯỚC PHẢI KHẮC PHỤC PHIỀN NÃO TẬP KHÍ CỦA MÌNH

MUỐN CỨU ĐỘ CHÚNG SANH, TRƯỚC PHẢI KHẮC PHỤC PHIỀN NÃO TẬP KHÍ CỦA MÌNH Người giảng: Lão pháp sư Tịnh...

Giá Trị Thực Của Cuộc Sống – Thích Phước Đạt

Giá trị thực của cuộc sống Thích Phước Đạt Thể theo nguyên lý Duyên khởi , xã hội mỗi ngày...

Cuộc Đời Trọn Vẹn Của Một Phật Tử: Những Nét Đặc Trưng

Cuộc đời trọn vẹn của một Phật tử: những nét đặc trưng

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Giới Thiệu Về Thiền Vipassana

Giới Thiệu Về Thiền Vipassana

GIỚI THIỆU VỀ THIỀN VIPASSANA Vipassana International AcademyThích Minh Diệu dịch Thiền Vipassana (thiền minh sát tuệ) là một phương...

Đạt Ma Huyền Trang

Đạt Ma Huyền Trang

PHẦN 1 Dẫn Nhập Lời giới thiệu Lời nói đầu Cuộc Đời Và Huyền Thoại Bồ Đề Đạt Ma Tài...

Nghệ Thuật Tạo Hạnh Phúc – The Art Of Happiness

Nghệ Thuật Tạo Hạnh Phúc – The Art Of Happiness

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Phật Giáo Yếu Lược Tập 1 (Sách Song Ngữ Vietnamese-English Pdf)

Phật Giáo Yếu Lược Tập 1 (Sách song ngữ Vietnamese-English PDF)

 THIỆN PHÚC PHẬT GIÁO YẾU LƯỢCESSENTIAL SUMMARIES OF BUDDHIST TEACHINGS TẬP I | BOOK I   Copyright © 2021 by Ngoc Tran....

Chùa Trong Tâm Thức Người Việt

Chùa Trong Tâm Thức Người Việt

CHÙA TRONG TÂM THỨC NGƯỜI VIỆTNguyễn Tuấn Đã từ lâu trong tâm thức người Việt Nam, Chùa là nơi tĩnh...

Các Tôn Giáo Lớn Tại Ấn Độ – Huỳnh Kim Quang

Các Tôn Giáo Lớn Tại Ấn Độ – Huỳnh Kim Quang

CÁC TÔN GIÁO LỚN TẠI ẤN ĐỘHuỳnh Kim Quang Lời Dẫn  Thi hào Tagore đã có lần ca ngợi đất...

Giữa Đại Dịch Corona Vũ Hán, Người Dân Bhutan Vẫn “Bình Tĩnh Sống”

Giữa đại dịch corona Vũ Hán, người dân Bhutan vẫn “bình tĩnh sống”

GIỮA ĐẠI DỊCH CORONA VŨ HÁN, NGƯỜI DÂN BHUTAN VẪN "BÌNH TĨNH SỐNG" Mộc LamCho đến thời điểm hiện tại...

Giới Thiệu Về Thiền

GIỚI THIỆU VỀ THIỀN Tâm Thái  Đức Phật Thích Ca khi truyền đạo thì tùy căn cơ, trình độ mỗi...

Lời Phật Dạy Về Ruộng Phước

Lời Phật dạy về ruộng phước

Thường thì hàng Phật tử, vâng lời Phật dạy, luôn kính lễ và cúng dường hàng xuất gia, bởi chư...

Hòa thượng Viên Minh: Cô đơn là điều tuyệt diệu

Con người là chủ nhân của nghiệp và thừa tự của nghiệp

Tạp tu và chuyên tu

MUỐN CỨU ĐỘ CHÚNG SANH, TRƯỚC PHẢI KHẮC PHỤC PHIỀN NÃO TẬP KHÍ CỦA MÌNH

Giá Trị Thực Của Cuộc Sống – Thích Phước Đạt

Cuộc đời trọn vẹn của một Phật tử: những nét đặc trưng

Giới Thiệu Về Thiền Vipassana

Đạt Ma Huyền Trang

Nghệ Thuật Tạo Hạnh Phúc – The Art Of Happiness

Phật Giáo Yếu Lược Tập 1 (Sách song ngữ Vietnamese-English PDF)

Chùa Trong Tâm Thức Người Việt

Các Tôn Giáo Lớn Tại Ấn Độ – Huỳnh Kim Quang

Giữa đại dịch corona Vũ Hán, người dân Bhutan vẫn “bình tĩnh sống”

Giới Thiệu Về Thiền

Lời Phật dạy về ruộng phước

Tin mới nhận

Tu bồi cội phúc

Quan niệm về Đức Phật

Tỷ kheo khất thực nuôi cha mẹ được Đức Phật tán thán

5 nhân duyên hội đủ để Đức Phật giáng sinh vào thế giới này

Chỉ mất vài phút mỗi ngày, đổi lại một lối sống lành mạnh

Năm phận sự của Đức Phật

Lời Phật dạy về người bạn tốt

Tại sao không nên vội tin đức Phật?

Thực hành lời Phật dạy để cuộc sống an lạc, hạnh phúc

Phật ở đâu?

Đôi nét về cuộc đời và sự giáo hóa của Đức Phật

Ý nghĩa thâm sâu từ tư thế ngủ của Đức Phật

Lời Phật dạy: Phụ nữ cần làm gì khi phát hiện chồng ngoại tình?

Đi tìm ý nghĩa của cuộc đời

Phật dạy làm người quan trọng nhất là phải có lương thiện

Mạng sống của con người được bao lâu?

Người tu sợ nhất cái gì?

Tụng kinh và niệm Phật có ý nghĩa gì?

Làm Thế Nào Để Trẻ Thơ Tiếp Nhận Giáo Dục Phẩm Đức (Tập 3)

Lời con dâng Phật

Tin mới nhận

Hãy Buông Ra

Trước sự nô lệ của con người

Thư Chúc Tết Xuân Nhâm Dần của Đức Trưởng Lão Quyền Pháp Chủ GHPGVN

Đường Đến An Bình Thật Sự (12) song ngữ

Vi rút sóng tâm chiêu cảm nghiệp

Năm Tầng Pháp Như Lai (Phần 3)

Biết Và Không Biết

Tuyên ngôn của Đức Đạt Lai Lạt Ma về trách nhiệm toàn cầu (2)

Phật dạy: Khéo chăm dưỡng người bệnh

Tại Sao Gọi Bóng Thời Gian

Nang Luong Tu Bi va Tri Tue

Cảm hóa và chuyển hóa ung thư

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 15)

Chuyển Hóa Âu Lo – Tâm An Dịch

Sự Tồn Tại Của Diệu Pháp – Tương Ưng, Sn-xlvi.25

Bảy Chi Thực Hành Pháp Thiêng Liêng

Về nhà

Tinh Hoa Của Mọi Diệu Thuyết – Ngày Thứ Hai – 3 Tháng 10, 2020

Tôn Giáo Của Duy Lý

Vô thường lãng đãng

Tin mới nhận

Bất bình đẳng sai khác của chúng sanh là do nghiệp

So Sánh Kinh Trung A Hàm Chữ Hán & Kinh Trung Bộ Chữ Pali

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 108)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 11)

Quảng Ngãi: Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Kiết giới thọ An cư

Bát Nhã Tâm Kinh Giảng Giải

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 263)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 194)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 191)

Giới Thiệu Bộ Phân Tích Đạo (Patisambhidamagga) Của Ngài Xá Lợi Phất

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 39)

Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên trang nghiêm tổ chức Đại Lễ Phật Đản PL. 2566

Kinh Bách Dụ: Quỷ Tỳ- Xá- Xà

Kinh Bát Đại Nhân Giác Giảng Giải

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 279)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 62)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 307)

Giới Thiệu Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 355)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 361)

Tin mới nhận

Sự Mô Tả Tịnh Độ Của Chư Phật Trong Tạng Pāli

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 100)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 208)

Tịnh Độ Tông Và Pháp Môn Niệm Phật trong Giáo Pháp Của Phật Tổ

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 10)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 82)

Sự Mầu Nhiệm Và Nét Đẹp Của Niệm Phật

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 16)

NỀN TẢNG CỦA SỰ AN ĐỊNH, PHỒN VINH XÃ HỘI LÀ “GIA ĐÌNH” TẦM QUAN TRỌNG CỦA GIÁO DỤC GIA ĐÌNH

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 227)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 270)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 292)

Sự khởi đầu của Tịnh độ tông ở Nhật Bản: Từ du nhập đến thời kỳ Nara

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 29)

25 Đại Nguyện Của Đức Phật Bất Động Tôn Giáo Chủ Cõi Diệu Hỷ

KHÔNG LÀM GIẶC, KHÔNG NÓI XẤU LÃNH ĐẠO TỔ QUỐC, KHÔNG TRỐN THUẾ, KHÔNG VI PHẠM PHÁP LUẬT (Phần 2)

Vì Sao Niệm Phật Không Vãng Sanh

Đọc sách ngàn lần – Tập 2

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 121)

Các Cách Niệm Phật

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

Chinese (Simplified)EnglishFrenchGermanJapaneseKoreanRussianSpanishVietnamese