PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Tỷ kheo khất thực nuôi cha mẹ được Đức Phật tán thán

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

Mục lục

  1. Ảnh minh họa
  2. Ảnh minh họa
  3. Ảnh minh họa

Chuyện xảy ra lúc Đức Phật trú tại Kỳ Viên cùng các vị Tỷ-kheo. Bấy giờ tại thành Xá-vệ, có một thương nhân giàu có, của cải lên đến một trăm tám mươi triệu, người này có một cậu con trai rất đáng yêu.

Nữ sinh viên vừa học vừa chăm bà nội ngay tại phòng trọ

Một ngày nọ, cậu trai đi lên lầu, mở cửa nhìn xuống đường thấy đám đông dân chúng tay cầm hương hoa đang đi đến tinh xá Kỳ Viên để nghe Phật thuyết pháp.

Thấy vậy, cậu khởi tâm muốn đi, liền truyền đem hương hoa và lễ phẩm đi đến tinh xá Kỳ Viên cúng dường y phục, dược phẩm, cùng các thức ăn uống lên chúng Tỷ-kheo và đảnh lễ Đức Thế Tôn, rồi ngồi xuống một bên…

Sau khi nghe Đức Phật thuyết pháp, cậu nhận thức được các quả ác do tham dục gây ra và những quả phúc do đời sống tu hành mang lại. Rồi khi hội chúng ra về, cậu nán lại xin Đức Thế Tôn cho cậu được xuất gia, thọ giới.

Nhưng Đức Như Lai bảo cậu rằng Ngài không truyền giới cho ai chưa xin phép cha mẹ. Vì thế cậu rời Kỳ Viên ra về để xin phép gia đình. Tuy nhiên, vì cậu là con trai duy nhất mà cha mẹ lại quá thương con nên họ không đồng ý.

Cậu liền thể hiện quyết tâm bằng cách tuyệt thực, nhịn ăn đến một tuần, cuối cùng mới được cha mẹ chấp thuận, cậu trở lại tinh xá Kỳ Viên và xin thọ giới xuất gia.

Ảnh Minh Họa

Ảnh minh họa

Đức Phật dạy về cách báo hiếu cha mẹ đúng pháp

Thế Tôn liền bảo một Tỷ-kheo làm lễ xuất gia cho cậu.

Sau khi xuất gia khoảng 5 năm, vị tân Tỷ-kheo ấy đã am tường giáo pháp và được các vị trưởng lão cùng đại chúng tán thán về đức hạnh. Rồi vị Tỷ-kheo này suy nghĩ, phải tinh tấn nhiều hơn nữa để đạt cứu cánh của thiền định, thành tựu mục tiêu giải thoát sinh tử của bậc Thánh giả.

Thầy liền xin phép đại chúng đi đến một làng ở biên giới, sống trong rừng sâu để thực hành thiền định. Tuy vậy, vị Tỷ kheo này không đạt được ý niệm nào đặc biệt, dù đã tinh cần tu tập trong 12 năm liền mà tâm vẫn chưa được định tĩnh.

Cũng trong thời gian này, những biến cố tại gia đình cha mẹ của thầy lại liên tiếp xảy ra. Người thương nhân giàu có trước đây giờ trở nên nghèo túng vì những người thuê đất hay bán hàng thuê cho chủ không thấy có con em gì đến thâu hoa lợi, nên đã đoạt hết của cải và bỏ trốn. Còn bọn gia nhân tôi tớ trong nhà toa rập với nhau trộm cắp hết vàng bạc rồi trốn đi.

Cuối cùng hai vợ chồng người thương nhân lâm vào cảnh nợ nần đến khốn cùng, họ phải bán nhà trả nợ rồi đi lang thang hết sức khổ cực. Về sau họ phải đi ăn xin, mặc áo rách rưới và cầm chiếc bát mẻ trong tay.

Còn người con trai duy nhất của họ thì trải qua mười mấy năm sống đời xuất gia tinh chuyên thiền định nơi miền biên ải, bặt tin tức gia đình. Một hôm, có vị Trưởng lão du hành đến nơi cư trú của Tỷ-kheo, thầy tiếp đón rất ân cần. Khi được biết Trưởng lão đến từ Kỳ Viên, Tỷ-kheo hỏi thăm sức khỏe của Đức Phật cùng các vị Thánh Đại đệ tử, xong rồi hỏi thăm tin tức cha mẹ mình, một thương nhân có tiếng tăm ở thành Xá-vệ.

Thật đau xót đến bàng hoàng, vị Tỷ-kheo biết gia đình mình bị sạt nghiệp, cả hai ông bà lão đang lâm vào tình cảnh rất thê thảm, phải đi ăn xin. Nghe xong, thầy không thể nào cầm lòng được, nước mắt chảy dài thương cho cha mẹ. Trước tình cảnh đó, Trưởng lão khuyên thầy hãy trở về phụng dưỡng, chăm sóc cha mẹ khi bóng xế tuổi già mà lâm vào hoàn cảnh quá đỗi lầm than cơ cực.

Thầy đã phát tâm xuất gia, đi theo tiếng gọi thiêng liêng để tìm cầu chân lý giải thoát nhưng cha mẹ già nơi miền viễn xứ luôn là niềm riêng, canh cánh bên lòng. Mười mấy năm trường tu tập chưa chứng đạo mà nay lại nhận được hung tin nên lòng dạ càng rối bời hơn.

Ảnh Minh Họa

Ảnh minh họa

Cận cảnh tất cả các góc rêu phong, an lạc tại chùa Từ Hiếu – Huế

Vị Tỷ-kheo suy nghĩ: “Trong 12 năm liền ta tinh cần tu tập thiền định mà không thể nào đạt đạo hay đắc quả, có lẽ ta vô tài trí. Vậy ta có làm gì được với đời sống phạm hạnh này? Chi bằng ta trở về làm một gia chủ phụng dưỡng cha mẹ già và bố thí của cải. Như vậy cuối cùng ta cũng được sinh lên thiên giới”.

Suy nghĩ xong, thầy quyết định trở về.

Hoàn tục, một quyết định buồn của thầy Tỷ-kheo nhưng đáng trân trọng và đáng quý; thầy trở về để phụng dưỡng cha mẹ. Vì làm sao có thể an tâm thiền định khi cha mẹ rách rưới, đói khát, lang thang nơi đầu đường xó chợ. Ít ra thì trước khi trở thành bậc Thánh giải thoát, vị Tỷ-kheo phải làm tròn bổn phận và trách nhiệm của con người; phải hiếu thảo với cha mẹ bằng những việc làm thiết thực nhất để đền đáp thâm ân nuôi dưỡng sinh thành.

Đức Phật cũng từng dạy, phận làm con thảo kính với cha mẹ thì công đức như trời biển đó sao?

Hôm sau vị Tỷ-kheo giả biệt núi rừng, khăn gói về xuôi, băng qua nhiều chặng đường thì tới phía sau tinh xá Kỳ Viên, nơi không xa thành Xá-vệ là mấy. Tại đó, thầy thấy hai con đường, một đường đến Kỳ Viên, một đường đi Xá-vệ để về nhà. Đứng đó, vị Tỷ-kheo liền suy nghĩ: “Ta đến viếng cha mẹ ta trước hay Đức Phật trước?”. Rồi thầy tự nhủ: “Nếu trở về thì ta sẽ luôn gặp mẹ cha, từ đây ta sẽ ít có dịp yết kiến Đức Thế Tôn; vậy ta hãy yết kiến bậc Chính Đẳng Giác ngày hôm nay và nghe thuyết pháp, rồi ngày mai ta sẽ về thăm cha mẹ”.

Thế là vị Tỷ-kheo bước vào tinh xá Kỳ Viên lúc chiều tối. Mờ sáng hôm sau, Bậc Đạo sư trong khi thiền định quán sát nhân duyên của chúng sinh ở trần gian, đã thấy được tiềm lực ngộ đạo của thầy, nên khi thầy cùng các Tỷ-kheo khác đến yết kiến Thế Tôn, Ngài tán thán công đức phụng dưỡng cha mẹ.

Sau khi nghe thuyết pháp, vị Tỷ-kheo nghĩ: “Nếu ta trở thành người gia chủ, ta có thể phụng dưỡng cha mẹ, nhưng Bậc Đạo sư cũng dạy: Một người con đi xuất gia vẫn có thể giúp đỡ, phụng dưỡng cha mẹ của mình. Cho nên, ta vẫn có thể phụng dưỡng cha mẹ mà vẫn duy trì đời sống tu hành chứ không làm một người gia chủ”.

Nghĩ vậy, thầy cầm lấy thẻ cùng các vật thực phát theo thẻ và cháo của mình. Tuy nhiên, thầy cảm thấy xấu hổ và đáng trách vì sau 12 năm nỗ lực thiền định mà chưa thành tựu được đạo quả.

Sáng hôm sau, vị Tỷ-kheo rời khỏi Kỳ Viên và đi đến Xá-vệ. Trên đường đi, thầy nghĩ thầm: “Ta nên đi lấy cháo trước hay thăm cha mẹ ta trước đây?”

Thầy thấy rằng về thăm cha mẹ trong lúc cha mẹ nghèo khổ mà không có cái gì làm quà thì thật là không phải đạo. Nghĩ vậy thầy đi khất thực cháo trước rồi lần theo dấu xưa về đến ngôi nhà cũ. Nhà thầy vẫn còn đó nhưng chủ nhân đã khác rồi.

Vừa thấy cha mẹ ngồi dưới bóng râm bên cạnh bức tường của nhà mình thuở nào, thầy không cầm được nước mắt. Nào ngờ vô thường đổi thay dường như trong chớp mắt. Cảnh cũ người xưa vẫn còn đó nhưng sự thay chủ, đổi ngôi chóng vánh đến nghiệt ngã, quặn lòng.

Cha mẹ của thầy, phần vì già yếu mỏi mệt, phần vì không dám ngẩng mặt lên với đời nên không nhận ra con mình dù khoảng cách không xa. Mà cũng khó để nhận ra, vì năm xưa con trai của họ là một thư sinh công tử chân trắng, mặt trơn. Còn bây giờ vị Tỷ-kheo đầu trần chân trụi sương gió phong trần đang đứng ngay trước mặt, thật quá khác biệt với quý tử năm xưa của họ.

Thầy đứng lặng câm như hóa đá. Mẹ thầy tưởng rằng đó là một Sa-môn đang chờ bố thí, liền nói: “Chúng tôi rất nghèo khổ, không có gì để bố thí cho người cả, xin người hãy chịu khó đi nơi khác nhé”.

Thầy vẫn đứng yên bất động dù cho dù bà đã nhắc đến lần thứ ba. Cuối cùng như linh cảm được điều gì, bà vùng dậy chạy đến, rồi nhận ra con trai của mình liền gục xuống chân thầy mà than khóc, người cha cũng khóc theo. Bao nhiều nhớ nhung, bấy nhiêu sầu khổ đều tuôn ra hết. Thầy cũng không nén được lòng mình, bật khóc như trẻ nít rất ngon lành.

Chờ cơn xúc động đi qua, vị Tỷ-kheo nói: “Cha mẹ đừng buồn nữa, từ nay con sẽ phụng dưỡng cha mẹ”.

Thế là sau khi an ủi và dâng cháo cho cha mẹ ăn rồi, thầy bảo cha mẹ ngồi đợi bên đường rồi lại ra đi khất thực đem về thức ăn về cho cha mẹ dùng, sau đó mới đi khất thực cho chính mình.

Ngọ trai xong, thầy tìm nơi trú chân nghĩ ngơi và tọa thiền, không xa nơi cha mẹ ngồi. Từ đó về sau, vị Tỷ-kheo chăm sóc cha mẹ bằng cách này; thầy đem cho cha mẹ đồ ăn khất thực dành cho mình, luôn cả những vật dụng như khăn mặt, áo mưa… mà thí chủ bố thí, và thầy còn đi khất thực nhiều lần để đủ cho 3 người ăn.

Tuy nhiên, đâu phải lúc nào cũng khất thực được dồi dào. Có những ngày thầy khất thực được rất ít, thậm chí có ngày chẳng được gì cả. Những ngày ấy, thầy đều dành hết phần ăn dâng cho cha mẹ, còn thầy chịu đói, uống nước lạnh rồi tọa thiền.

Ảnh Minh Họa

Ảnh minh họa

Do vậy, dần dần thầy trở nên xanh xao gầy ốm. Các Tỷ-kheo khác thấy vậy bảo: “Da dẻ của bạn trước đây tươi sáng nhưng nay lại xanh xao quá, hẳn có bệnh gì?”.

Thầy thật lòng đem gia cảnh hiện tại kể cho các bạn đồng tu nghe. Một thầy khác rất thương bạn nhưng cảm thấy có gì chưa ổn lắm nên nói: “Thưa hiền giả, tôi chưa từng nghe Bậc Đạo sư cho phép chúng ta phí phạm lễ vật cúng dường của các thí chủ. Bạn đã làm việc trái phép khi đem lễ vật cúng dường của thí chủ cho người thế tục”.

Nghe bạn nói vậy, vị Tỷ-kheo hổ thẹn cúi gầm mặt xuống, sẵn sàng nhận mọi lỗi lầm nếu bị Thế Tôn khiển trách. Các Tỷ kheo kia thương cảm cho hoàn cảnh của bạn nhưng trong lòng bất ổn nên đem chuyện thưa với Thế Tôn:

– Bạch Thế Tôn, có Tỷ-kheo đã phí phạm lễ vật cúng dường và đem cho người thế tục.

Đức Phật liền cho gọi vị Tỷ-kheo trẻ ấy đến và hỏi:

– Có phải ông đã xuất gia mà còn lấy vật cúng dường của thí chủ đem cho người thế tục không?

Thầy cúi đầu thú nhận. Rồi Bậc Đạo sư muốn ngợi khen việc làm của thầy, liền hỏi:

– Thế ông mang đồ khất thực về phụng dưỡng người thế tục nào?

– Bạch Thế Tôn, đó chính cha mẹ của con.

Lúc đó Thế Tôn muốn khuyến khích việc làm của thầy hơn nữa, Ngài bảo ba lần:

– Tốt lành thay! Tốt lành thay! Ông đang đi con đường ngày xưa Ta đã đi qua, ngày xưa khi đi khất thực Ta cũng phụng dưỡng cha mẹ của Ta.

Vị Tỷ-kheo rất sung sướng khi được Đức Phật khích lệ làm điều hiếu hạnh đó.

Những vị xuất gia ngày nay, vị nào muốn phụng dưỡng cha mẹ các nhu cầu vật chất tối thiểu cho cuộc sống như ăn, mặc, ở… thì cung thỉnh cha mẹ lên chùa và thành tâm chăm sóc, kính thờ “những vị Phật ở đời”.

Mặc dù cốt tủy của tinh thần hiếu đạo, theo kinh Tăng Chi Bộ I, là: “Này các Tỷ kheo, ai đối với cha mẹ không có lòng tin, khuyến khích, hướng dẫn, an trú các vị ấy vào lòng tin; đối với cha mẹ theo ác giới, khuyến khích, hướng dẫn, an trú các vị ấy vào thiện giới; đối với cha mẹ xan tham, khuyến khích, hướng dẫn, an trú vào bố thí; đối với cha mẹ theo ác tuệ, khuyến khích, hướng dẫn, an trú vào trí tuệ. Như vậy là làm đủ và trả ơn đủ cho mẹ và cha” nhưng phụng dưỡng cha mẹ về vật chất, việc dễ làm và thiết thực nhất, luôn được Thế Tôn tán thán, khích lệ.

Công cha nghĩa mẹ

Kể theo kinh Tiểu Bộ X, Chuyện hiếu tử Sàma

Tin bài có liên quan

Trời Đất Bao La Nhưng Lòng Tham Của Con Người Còn Mênh Mông Hơn Thế

Trời đất bao la nhưng lòng tham của con người còn mênh mông hơn thế

Muốn Cuộc Sống Viên Mãn, Phật Khuyên Bỏ Những Điều Này: Sát Sinh, Bất Hiếu

Muốn cuộc sống viên mãn, Phật khuyên bỏ những điều này: Sát sinh, bất hiếu

Những Câu Chuyện Phật Dạy Về Duyên Nợ Trong Tình Yêu Đáng Suy Ngẫm

Những câu chuyện Phật dạy về duyên nợ trong tình yêu đáng suy ngẫm

7 Nguyên Tắc Theo Lời Phật Dạy Mang Lại Sự Giàu Có: Siêng Năng, Tiết Kiệm Và Bố Thí

7 nguyên tắc theo lời Phật dạy mang lại sự giàu có: Siêng năng, tiết kiệm và bố thí

Nghĩ Về Biển Đông, Lại Nghĩ Lời Phật Dạy Về Phép Lục Hòa

Nghĩ về biển Đông, lại nghĩ lời Phật dạy về phép lục hòa

Hãy Ghi Nhớ 20 Lời Phật Dạy Để Có Cuộc Sống An Nhiên

Hãy ghi nhớ 20 lời Phật dạy để có cuộc sống an nhiên

Nữ Diễn Viên Màn Bạc Việt Trinh: Phật Dạy Thân Thể Chúng Ta Cũng Chỉ Là Cõi Tạm

Nữ diễn viên màn bạc Việt Trinh: Phật dạy thân thể chúng ta cũng chỉ là cõi tạm

Lời Dạy Của Đức Phật Về Ăn Chay

Lời dạy của đức Phật về ăn chay

Lời Phật Dạy: Phụ Nữ Cần Làm Gì Khi Phát Hiện Chồng Ngoại Tình?

Lời Phật dạy: Phụ nữ cần làm gì khi phát hiện chồng ngoại tình?

Ý Nghĩa Cội Rễ Của Luật Nhân Quả

Ý nghĩa cội rễ của Luật Nhân Quả

Load More

Discussion about this post

Nên Thức & Nên Ngủ

Nên thức & nên ngủ

NÊN THỨC & NÊN NGỦ Quảng Tánh Đức Phật thành tựu giác ngộ cũng nhờ nương theo tinh thần trung...

Triết Lý Hạnh Phúc Từ Bộ Phim Lunana

Triết lý hạnh phúc từ bộ phim Lunana

Theo giáo lý đạo Phật, liều thuốc duy nhất dùng để đối trị những khổ đau trong đời sống của...

Học Phật Thì Đừng Tham, Hãy Dùng Tâm Bình Thường Để Học Phật

Học Phật thì đừng tham, hãy dùng tâm bình thường để học Phật

Người học Phật Pháp cần phải luôn luôn thành thật dụng công mà tu hành, như hai chân đứng vững...

Những Lời Dạy Vượt Thời Gian

Những lời dạy vượt thời gian

NHỮNG LỜI DẠY VƯỢT THỜI GIAN Diệu Liên Lý Thu Linh Ajahn Chah sinh năm 1918 trong một ngôi làng...

Thắp Sáng Lửa Yêu Thương Nơi Indonesia

Thắp sáng lửa yêu thương nơi Indonesia

THẮP SÁNG LỬA YÊU THƯƠNG NƠI INDONESIA Thiện Đức Nguyễn Mạnh Hùng Chúng tôi rất có nguyện vọng hành hương...

Khủng Bố Tại Bồ Đề Đạo Tràng

Khủng Bố Tại Bồ Đề Đạo Tràng

KHỦNG BỐ TẠI BỒ ĐỀ ĐẠO TRÀNG Hoang Phong biên dịch Lời giới thiệu của người dịch:  Gần đây có...

Hiện Thân Trong Chốn Vô Minh

Hiện thân trong chốn vô minh

HIỆN THÂN TRONG CHỐN VÔ MINH Minh Mẫn Cuộc sống dưới nhãn quan con Phật, tất cả đang chìm trong...

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 48)

KINH ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ (PHẦN 48) Pháp Sư Tịnh Không   PHẨN III “ĐẠI GIÁO DUYÊN KHỞI” Phẩm...

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 32)

KINH ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ (PHẦN 32) Pháp Sư Tịnh Không   “ĐIỀU CHÚNG SANH, TUYÊN DIỆU LÝ, TRỮ...

“Nguyệt San Giác Ngộ Số 185

“Nguyệt San Giác Ngộ Số 185

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Phụ Nữ Trong Phật Giáo: Khôi Phục Lễ Thọ Giới Tỳ Kheo Ni

Phụ Nữ Trong Phật Giáo: Khôi Phục Lễ Thọ Giới Tỳ Kheo Ni

Vào thời xưa, sự khác biệt về giới tính có lẽ không quá quan trọng. Tuy nhiên, khi nền văn...

Chú Lăng Nghiêm

Trong phần giảng giải Chú Lăng Nghiêm, câu chú 472 và câu chú 488, Hòa Thượng Tuyên Hóa nói: “Mỗi...

Phật Nói: Phước Cầu Không Thể Được, Tu Thì Được!

Phật nói: Phước cầu không thể được, tu thì được!

Thật tại mà nói người thế gian đi chùa lễ Phật chẳng qua là để cầu phú quí, cầu trường...

Câu Chuyện Thứ Mười: Đánh Cờ Tướng

Câu chuyện thứ mười: ĐÁNH CỜ TƯỚNG

“Sự Đời thỉnh mời Pháp Đạo”   Câu chuyện thứ mười: ĐÁNH CỜ TƯỚNG Minh họa "Đánh Cờ Tướng" của...

Tìm Hiểu Nguồn Gốc Duy Thức Học

TÌM HIỂU NGUỒN GỐC DUY THỨC HỌC Đại sư Ấn ThuậnThích Nguyên Hiền (dịch) BBT : Đại sư Ấn Thuận...

Nên thức & nên ngủ

Triết lý hạnh phúc từ bộ phim Lunana

Học Phật thì đừng tham, hãy dùng tâm bình thường để học Phật

Những lời dạy vượt thời gian

Thắp sáng lửa yêu thương nơi Indonesia

Khủng Bố Tại Bồ Đề Đạo Tràng

Hiện thân trong chốn vô minh

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 48)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 32)

“Nguyệt San Giác Ngộ Số 185

Phụ Nữ Trong Phật Giáo: Khôi Phục Lễ Thọ Giới Tỳ Kheo Ni

Chú Lăng Nghiêm

Phật nói: Phước cầu không thể được, tu thì được!

Câu chuyện thứ mười: ĐÁNH CỜ TƯỚNG

Tìm Hiểu Nguồn Gốc Duy Thức Học

Tin mới nhận

Phật là cơm

Nhẫn nhịn một chút mọi điều thuận hòa

Phật dạy: Hãy tự mình nương tựa chính mình

Lời Phật dạy về ruộng phước

Lời tán thán Đức Phật

Tinh Thần Ngọn Lửa Bồ-tát Thích Quảng Đức

Trung ương GHPGVN đề nghị tổ chức Kỷ niệm ngày Đức Phật thành đạo trang nghiêm, phù hợp

Đức Phật biết tất cả là do đâu?

Lời Phật dạy: Hãy nhớ tinh tấn, chớ có lười biếng

Giết gì được Phật khen?

Mười lý do nên tu tập từ bi quán

Ngũ dục là một chướng ngại trên đường tu đạt giải thoát

Báo cáo tâm đắc về việc học tập Nữ Đức (Tập 3)

Chùa Hang Mai – Núi Dinh (Bà Rịa – Vũng Tàu)

Chùa Long An (Chùa Ông Một) Quận Cái Răng, Tp. Cần Thơ

Phật là bậc giải thoát

Hạnh phúc của sự buông bỏ

Lời nguyện đêm thành đạo

Phật dạy gì về tâm dua nịnh?

Đức Phật của chúng ta là một người như thế…

Tin mới nhận

Thiền thi, thiền kệ

Ánh sáng của tất cả các pháp

Mồ mả và canh bạc cuộc đời

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 41)

Chiếc Bè Qua Sông – Thích Tịnh Nghiêm

Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh

Book Of Zen: What Is Zen?

Luận Câu-xá – Bồ Tát Thế Thân – Việt Dịch: Đạo Sinh

Đại Trí Độ Luận Tập I – Bồ Tát Long Thọ – Dịch Việt: Thích Thiện Siêu

Đóng Góp Của Phật Giáo Vào Phúc Lợi Xã Hội ở Úc – Patricia Sherwood

Vịnh Ô Nhục – Nguyễn Thượng Chánh, Dvm

Xuân Mãi Xuân

Tại sao người giàu sang kẻ nghèo hèn ?

Tác Hại Của Niềm Tin Mê Lầm

Ba Mươi Bảy Phẩm Trợ Đạo | Thirty-seven Limbs Of Enlightenment (sách song ngữ PDF)

THơ: “THẦY TRÒ HỘI NGỘ”

Bài Học Từ Sinh Hoạt Hằng Ngày Của Đức Đạt Lai Lạt Ma

Tìm Hiểu Thiền Định Nam Tông

Ý Tình Thân

Người biết bảo vệ mình

Tin mới nhận

Kinh Bách Dụ: Thù ghét lẫn nhau

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 92)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 61)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 330)

Vài Hàng Giới Thiệu Về Kinh Điển Phật Giáo

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 94)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 21)

Kinh Vô Ngã Tướng (Anattalakkhaṇa Sutta)

Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (Tập 04)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 122)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 232)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 292)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 308)

Rải Tâm Từ

Bất bình đẳng sai khác của chúng sanh là do nghiệp

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 42)

Tìm Hiểu Trung Bộ Kinh Tập 1.2.3

Giấc Ngủ Ngon, Kinh Tăng Chi Bộ

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 239)

Tư tưởng Phật giáo trong kinh tạng Pali về chủ nghĩa nhân văn và giáo dục pháp hành Phật giáo

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 267)

Tôi Đọc Kinh Di Đà

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 33)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 237)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 157)

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 45)

Báo cáo tâm đắc về việc học tập Nữ Đức (Tập 2)

Khóa Tu Phật Thất

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 25)

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 1)

Phá giới & phá chấp

Học Vi Nhân Sư, Hành Vi Thế Phạm – Tập I

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 339)

Cực Lạc Thù Thắng

Phát Bồ Đề Tâm – Nhất Hướng Chuyên Niệm. (Phần 1)

Pháp Môn Niệm Phật Trong Kinh Tạng Nguyên Thủy

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 97)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 297)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 107)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 57)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.