PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Tu Ma Hay Tu Phật?

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

TU MA HAY TU PHẬT?
 Thiện Ý
          

Tu HanhTôi thường nghe có người nói mình tu là để thành Phật.  Cho nên, Phật làm gì thì mình làm cái đó!  Phật nói vô thường, mình tu vô thường, quán chiếu tất cả các pháp đều như huyễn, như mộng.  Phật dạy vô ngã, mình về nhà, ra chợ ai nói gì mình tỉnh bơ, coi như không có vì mình có ‘ngã’ đâu mà giận, mà hờn!

Nghe Phật dạy thấy hay, đem về nhà thực hành.  Nhưng được vài ngày, sao mình bổng cảm thấy các pháp này tu không phải dễ! Nếu coi tất cả các pháp đều là mộng huyễn rủi lở mình ‘quên’ đang tu pháp vô thường mà thấy cái gì cũng bền tốt. Cái gì bỏ đi thì đều tiếc thương, quyến luyến từ vợ con, bạn bè, ăn uống, quần áo, nhà cửa, vật chất, tiền của v.v… Lại thấy cuộc đời này sao đáng sống quá! Thế mới chết, tu pháp vô thường, mà còn dính mắc, là khổ cả đời!  Chứ đừng nói gì đến chuyện giải thoát.  Như vậy, con đường tu tập của mình đang đi vào hướng ma đạo chớ đâu phải là Phật đạo!

Tu hành không giống như là trò bắt chước, ‘cọp dê’ (copier).  Nên trong kinh Kalama (Nền Tảng Đức Tin), Phật đã dạy là đừng có tin lời Ngài vội, mà phải đem về thử nghiệm cho rành mạch, thấy có lợi, rồi sau mới tin.  Như người thợ vàng, đào vàng từ đất lên phải đem nó ra sàng lọc, nung nấu thật kỷ mới tìm thấy vàng nguyên chất.

Thời đại này, chúng ta thường nghe các thầy tổ dạy là thời ‘ma cường, pháp nhược’ nên nếu không khéo tu, có thể sẽ bị sai lạc. Không phải do ‘pháp nhược’, nên ma đạo hoành hành mà vì người học đạo thời nay dùng Phật pháp để hý luận, tranh cãi nhiều hơn là đem giáo pháp về ứng dụng, thực hành cho chính bản thân mình. 

Ngoài ra, pháp môn thì quá nhiều mà phần nhiều dẫn vào chỗ tà kiến, mê tín, nên tu hoài mà không thấy chứng!  Nghe vậy nên có người than: ‘Thời Phật tại thế sao nhiều người giác ngộ. Còn hiện thời sao không thấy kẻ chứng quả vô sanh!’  Thay vì than thở, sao không tự hỏi mình có bỏ công sàng lọc, tu luyện thân tâm?  Hay là còn chờ đợi xem có pháp môn nào tu nhanh, tốc chứng?  Nên có nhiều người nghe ai có pháp môn đốn ngộ, mau chứng thánh quả thì bỏ nhà, bỏ cửa tìm đến nhập môn.  Nhưng đáng tiếc thay!  Phần nhiều là dối gạt.  

Vậy giờ biết nương gá vào ai mà tu thành chánh quả? Như người nào trước khi muốn mua chiếc áo đẹp để mặc, mình phải biết kích cỡ của con người mình.  Bằng không, thì chiếc áo hay chiếc quần mua về mặc sao vừa vặn! Như Phật dạy:  Mình phải sàng lọc giáo pháp, bỏ công tìm hiểu.  Điểm chính là mình phải hiểu rõ – Mình không phải là Phật, và Phật không phải là mình.  Như trong câu chuyện của ngài Tuệ Trung Thượng Sĩ:  Một hôm, Ngài vào cung thăm em là hoàng thái hậu Nguyên thánh Thiên cảm, bà mở tiệc thịnh soạn tiếp đãi. Để thử công phu của Ngài, Thái hậu dọn chung chay và mặn lẫn lộn.  Dự tiệc, Ngài gặp thứ gì thì ăn thứ nấy. Thái hậu lấy làm lạ hỏi: “Anh tu thiền mà ăn thịt cá, sao thành Phật được?”

 Thượng Sĩ cười đáp: “Phật là Phật, anh là anh. Anh chẳng cần làm Phật, Phật chẳng cần làm anh. Thái hậu không nghe cổ đức nói: ‘Văn-thù là Văn-thù, Giải thoát là Giải thoát’ đó sao?”

Sở dĩ mình còn lao đao, lận đận trên con đường tu là vì mình thường hướng tâm ra ngoài, tìm kiếm người tu pháp môn nào mà khiến họ mau giác ngộ. Khi tìm thấy ‘minh sư’, mình bèn lật đật, chạy theo xin nhập đạo.  Nhưng sau một thời gian theo đuổi, thấy họ tu mau tiến mà mình cứ dậm chân tại chỗ.  Mình bèn thối lui, than thở:  ‘Mình thiệt là phước mỏng, nghiệp dày!’

Ngài Thượng Sĩ cho ta thấy điều đó không đúng!  Ta là ta, mà người là người – Mỗi người mỗi vẻ.  Có khi pháp tu này không thích hợp với ta, nhưng lại giúp nhiều người tu thành tựu. Rõ ràng là không phải ở pháp môn tu mà là ở chính con người của mình.  Cho nên, trở lại lời Phật dạy trong kinh Kalama:  Không phải mình bỏ thời giờ sàng lọc pháp môn, mà chính là tìm hiểu chính mình, rồi mới chọn pháp môn thích hợp với con người mình!  Có như vậy thì việc tu tập mới mong có tiến bộ.  Vua Nhân Tông một hôm hỏi về tông chỉ thiền phái của Tuệ Trung. Ý của Nhân Tông là muốn tìm hiểu bí quyết giác ngộ mà Tuệ Trung đã được thiền sư Tiêu Diêu trao truyền, Tuệ Trung nói:  “Hãy quay về tự thân mà tìm lấy tông chỉ ấy, không thể đạt được từ ai khác” (Langmai.org).

Nhìn lại lịch sử cuộc đời đức Phật và cuộc đời mình, chúng ta thấy mình và Phật thật là khác nhau xa.  Phật là thái tử, là người có thế lực, địa vị giàu sang.  Sống trong một xã hội còn thô sơ, đầy bất công, và thành kiến.  Tôn giáo đầy tín ngưỡng thần quyền, mê tín, và nhiều lợi dưỡng cá nhân do các đạo sĩ tự chuyên quyền sáng tạo ra.  Rõ ràng, từ thời gian đến địa vị, từ nơi sinh trưởng đến sinh hoạt xã hội, đời sống chúng ta hoàn toàn không giống Phật.  Nên chi chúng ta không thể nào cầu thành Phật như Phật được.  Chúng ta chỉ có thể cầu thành Phật như là con người của chính mình.

Chúng ta cũng thấy cách này được Hermann Hesse diễn đạt trong tác phẩm Siddhartha (Câu chuyện Dòng Sông) của ông.  Trong đó có hai người bạn, Siddhartha (Tất Đạt) và Govinda (Thiện Hữu).  Họ gia nhập vào nhóm của các sa môn (samana), là những nhà sư sống lang thang trong rừng với các cách sống khổ hạnh để cố gắng chinh phục bản thân bằng tự kỷ luật đầu óc. Sau ba năm sống kham khổ như vậy, hai người bạn trẻ nghe nói về Phật (Cồ Đàm) bèn từ bỏ lối sống khổ hạnh, muốn đến tham cầu học đạo.  Govinda thấy giáo pháp của Phật thật cao siêu và thích hợp với ý mình nên tham gia vào tăng đoàn của Phật.  Nhưng Siddhartha tin rằng chỉ có kinh nghiệm bản thân chứ không có lời dạy bên ngoài nào có thể dẫn đến sự khai sáng và giác ngộ thật sự. Vào thời điểm này, Siddhartha quyết định “tự đi tìm chính mình” nên trở về lại thế giới trần tục.

Điều này minh họa một trong những chủ đề quan trọng của cuốn sách: kiến thức có thể được dạy, nhưng sự chứng ngộ đến từ kinh nghiệm, thực hành. Siddharta cũng đã từng nói: “Tự mình chứng nghiệm mọi sự là một điều hay, chàng nghĩ. Khi còn là một đứa trẻ, tôi đã học rằng những lạc thú và của cải thế tục không hay ho gì. Tôi đã biết điều này từ rất lâu, nhưng tôi chỉ mới chứng nghiệm nó vừa rồi. Bây giờ tôi biết những điều ấy không phải chỉ bằng tri thức, mà bằng mắt tôi, bằng tim tôi và bằng bao tử tôi“. (Câu Chuyện Dòng Sông, Phùng Khánh)    

Tu hành là một sự chuyển hóa nội tâm của bản thân, thay đổi cách nhìn, lối sống để đạt đến sự an lạc, tự tại, không phải chỉ là sự mong cầu thoát khỏi khổ đau, phiền não bên ngoài.  Nếu không khéo sớm nhận thức, chúng ta có thể sẽ dễ dàng rơi vào con đường tà đạo.  Học theo những pháp môn mê tín, lừa dối. “Phật cao nhất xích, ma cao nhất trượng,” muốn ám chỉ cho chúng ta thấy ma hay Phật khó phân biệt. 

Chỉ khi nào mình hiểu mình thật rõ, chúng ta mới thấy được con đường tu tập mình chọn giúp mình chuyển hóa ra sao? Tích cực hay tiêu cực? Dễ thương hay khó chịu hơn? Nhiều tha thứ, xả buông hay thường trách móc, giận hờn, hẹp hòi, ích kỷ?  Ngay như có những người dở hơi thích những pháp môn lập dị, lạ kỳ. Nhưng những pháp môn này có thể khiến họ lột xác, trở thành một con người mới, đầy từ bi, thương yêu, và biết hỷ xả.  Đó mới là chánh đạo, bằng không chỉ là những mê tín, dối đời.  Bất kể pháp môn đó là gì. 

                                                  Mùa Phật Đản, đầu tháng Năm, 2017

                                                                      Thiện Ý              

Tin bài có liên quan

Chùa Bảo Quang Tổ Chức Lễ Mãn Tang Cố Hòa Thượng Thích Quảng Thanh

Chùa Bảo Quang Tổ Chức Lễ Mãn Tang Cố Hòa Thượng Thích Quảng Thanh

Hành Giả Nên Đi Với Giặc Và Ác Hữu Hay Với Thiện Hữu Đồng Tu?

Hành Giả Nên Đi Với Giặc Và Ác Hữu Hay Với Thiện Hữu Đồng Tu?

Con Trâu – Góc Nhìn Phật Giáo

Con Trâu – Góc Nhìn Phật Giáo

Vấn Đề Của Thế Gian

Vấn Đề Của Thế Gian

Lợi Ích Của Sự Hành Trì Giới Luật

Lợi Ích Của Sự Hành Trì Giới Luật

Vấn Đề Phân Biệt Hay Không Phân Biệt Thiện-Ác ?

Vấn Đề Phân Biệt Hay Không Phân Biệt Thiện-ác ?

Tu Tập Tâm Linh Và Hộ Trì Chánh Pháp Trong Mùa An Cư Kiết Hạ

Tu Tập Tâm Linh Và Hộ Trì Chánh Pháp Trong Mùa An Cư Kiết Hạ

Sống Với Đạo Phật Trong Sinh Hoạt Hằng Ngày (Song Ngữ Vietnamese-English Pdf)

Sống Với Đạo Phật Trong Sinh Hoạt Hằng Ngày (Song Ngữ Vietnamese-English PDF)

Còn Nương Tựa Thì Còn Dao Động (Sách Ebook Pdf)

Còn Nương Tựa Thì Còn Dao Động (Sách Ebook PDF)

Ý Tình Thân

Load More

Discussion about this post

Người Biết Bảo Vệ Mình

Người biết bảo vệ mình

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật Xin đại chúng giữ gìn trang nghiêm cho tâm được yên...

Ca Sĩ Sỹ Luân: Sau Biến Cố, Thấm Thía Giá Trị Cuộc Sống

Ca sĩ Sỹ Luân: Sau biến cố, thấm thía giá trị cuộc sống

"Tôi tập sống chậm hơn, không hối hả, vội vàng như trước. Buổi sáng thì nghe một bản nhạc trữ...

Lời Phật Dạy Về Pháp Tướng

LỜI PHẬT DẠY VỀ PHÁP TƯỚNG Cư Sĩ Nguyên Giác Trong Kinh Kim Cang có câu, “Nhược kiến chư tướng...

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 21)

Sáng hôm qua, chúng ta đã giảng giải đơn giản về chữ “Hiếu”. Hàm nghĩa của chữ này sâu rộng...

Công Đức Ăn Chay Thường Tâm – Quảng Tánh

CÔNG ĐỨC ĂN CHAY Thường Tâm - Quảng Tánh Một số người có duyên lành trải qua kinh nghiệm cận...

Vipassana Và Kinh Doanh

Vipassana Và Kinh Doanh

VIPASSANA VÀ KINH DOANH D.B. Gupta - Mỹ Thanh dịch Vipassana (Thiền Minh sát) là một môn khoa học vĩ...

Đốt Vàng Mã Iphone Ipad..một Hủ Tục Cần Hủy Bỏ

Đốt Vàng Mã Iphone Ipad..một Hủ Tục Cần Hủy Bỏ

ĐỐT VÀNG MÃ IPHONE IPAD…MỘT HỦ TỤC MÊ TÍN CẦN HUỶ BỎ Hoàng Liên TâmTrong ngày lễ ông Công, ông...

Đi Trong Mù Sương Lâu Dần Ướt Áo

Đi trong mù sương lâu dần ướt áo

ĐI TRONG MÙ SƯƠNG LÂU DẦN ƯỚT ÁO Quảng Tánh   Khi đông về, sáng sớm người ta thường quấn...

Tản Mạn Thiền Tâm – Tập I – Sách Ebook Song Ngữ Pdf

Tản Mạn Thiền Tâm – Tập I – Sách Ebook Song Ngữ PDF

THIỆN PHÚC TẢN MẠN THIỀN TÂM(NHỮNG CÂU CHUYỆN TẢN MẠN VỀ THIỀN TÂM)RAMBLING STORIES OF ZEN MINDS TẬP I |  VOLUME I No part...

Tham Thiền Cùng Niệm Phật

Tham Thiền Cùng Niệm Phật

THAM THIỀN CÙNG NIỆM PHẬT Hòa Thượng Hư VânTỳ Kheo Thích Hằng Đạt dịch Đại lão Hòa thượng Hư Vân...

Phẩm 25: Phổ Môn

Phẩm 25: Phổ Môn

Bây giờ chúng ta hãy đi sang phẩm thứ 25, Phẩm Phổ Môn.  Phổ môn là cánh cửa phổ biến, cánh cửa...

Sinh Lão Bệnh Tử

Sinh lão bệnh tử

Buổi sáng ngồi uống trà ở hiên nhà, tôi có thể nhìn thấy những bầy chim từ đâu bay về...

Mục Liên Thanh Đề Truyện Thơ: Tâm Minh Ngô Tằng Giao Minh Họa: Dương Kinh Thành

Mục Liên Thanh Đề Truyện Thơ: Tâm Minh Ngô Tằng Giao Minh Họa: Dương Kinh Thành

MỤC LIÊN THANH ĐỀTruyện thơ: Tâm Minh Ngô Tằng GiaoMinh họa: Dương Kinh ThànhDiệu Phương xuất bản 2009XEM: PDF (CÓ...

Tâm Thư Gửi Sư Em

Tâm Thư Gửi Sư Em

Lá bối ngày 12 tháng 6 năm 2019 TÂM THƯ Thương gửi sư em!           Đây là...

Kinh Pháp Cú Song Ngữ Chú Giải

Bản PDF: Kinh Pháp Cú - Tập 1Kinh Pháp Cú - Tập 2Kinh Pháp Cú - Tập 3 Lời đầu...

Người biết bảo vệ mình

Ca sĩ Sỹ Luân: Sau biến cố, thấm thía giá trị cuộc sống

Lời Phật Dạy Về Pháp Tướng

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 21)

Công Đức Ăn Chay Thường Tâm – Quảng Tánh

Vipassana Và Kinh Doanh

Đốt Vàng Mã Iphone Ipad..một Hủ Tục Cần Hủy Bỏ

Đi trong mù sương lâu dần ướt áo

Tản Mạn Thiền Tâm – Tập I – Sách Ebook Song Ngữ PDF

Tham Thiền Cùng Niệm Phật

Phẩm 25: Phổ Môn

Sinh lão bệnh tử

Mục Liên Thanh Đề Truyện Thơ: Tâm Minh Ngô Tằng Giao Minh Họa: Dương Kinh Thành

Tâm Thư Gửi Sư Em

Kinh Pháp Cú Song Ngữ Chú Giải

Tin mới nhận

Nữ hoạ sĩ ‘châm biếm’ Phật giáo trên báo Tuổi trẻ là ai?

Lời Phật dạy về việc sử dụng tiền bạc đúng pháp

Lời Phật nói không tin, vậy lời ai đáng tin?

50 chân lý bất biến của cuộc đời

Ý nghĩa khi Đức Phật một tay chỉ trời, một chỉ đất và câu nói ‘Duy ngã độc tôn’

Lời Phật dạy: Người có duyên trăm phương vẫn gặp, người không nợ gặp gỡ lại chia xa

Phật dạy về ngày tốt

“Công ơn cha mẹ” theo lời Phật dạy

6 chân lí của hạnh phúc từ lời Phật dạy

Ảnh Hòa Thượng Thích Quảng Đức Tự Thiêu

Sáu nghề ác không nên làm là gì?

Lời Phật dạy về dấu ấn ‘chuyển Pháp luân’ và ‘thị nhập Niết bàn’

Trời đất bao la nhưng lòng tham của con người còn mênh mông hơn thế

LỄ KÍNH CHƯ PHẬT – TÔN KÍNH ĐỐI VỚI CHÚNG SANH KHÔNG ĐỒNG KHÔNG GIAN DUY THỨ (tập 5)

Đức Phật và câu chuyện “cày ruộng và gieo hạt”

Phật dạy làm người nghìn năm vẫn đúng

Phật là gì?

Đức Phật dùng sen độ người

Phật dạy: Phải nhớ nghĩ quy luật vô thường để sống ý nghĩa hơn

Danh xưng “Pháp Vương” trong Phật giáo

Tin mới nhận

Để được tâm an tĩnh

Vì Sao Tôi Theo Đạo Phật: Diễn viên Chi Bảo

Khái Niệm Thời Gian Trong Phật Giáo

Động cơ thiện lành và các giai tầng của Thiền (song ngữ)

Quán niệm về già bệnh chết

Sự đền ơn có ý nghĩa nhất

Pháp Môn Một Đời Thành Phật

Sự đối thoại của tôi với những nhà khoa học

Mười Điều Tâm Niệm

Đại Tượng Phật A Di Đà Cao Nhất Việt Nam Trên Đỉnh Fansipan (Lào Cai)

Nghĩ Về Vai Trò Phật Giáo Trong Cuộc Sống Của Đất Nước Hôm Nay – Nguyễn Đình Chú

Giáo Dục Tăng Già Trung Quốc Ngày Nay – Thích Nữ Tuệ Liên

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 175)

Niệm Phật và trị liệu

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 7)

Khi ta bị tâm thần

Kinh Bách Dụ: Được chuột vàng

Mong ước bình an

Sống biết đủ thường thấy an vui, đời người luôn hạnh phúc

Hạnh Kiên Nhẫn Của Bồ Tát

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 325)

Kinh Bách Dụ: Xây lầu ba

Kinh Bát Đại Nhân Giác Lược Giải

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 231)

Bài kinh về ngọn lửa

Tìm Hiểu Kinh Pháp Cú (Dhammapada)

Kinh Bách Dụ: Trộm trâu

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 371)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 303)

Đại Phương Quảng Viên Giác Kinh Lược Giải

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 113)

Kinh Atthaka Vagga Chương Bốn – Phẩm 8 kinh Tập – Sutta Nipata -The Octet Chapter

Kinh Bách Dụ: Người hay sân hận

Kinh Akkosa: Sự Nhục Mạ

Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú (Tập 1)

Kinh Diệu Pháp Liên Hoa – Phẩm Phổ Môn

Kinh Bahiya

Kinh A Nậu La Độ

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 50)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 18)

Tin mới nhận

Mấy Điệu Sen Thanh

Nữ Đức Vi Yếu – Kinh Văn

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 29)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 50)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 68)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 101)

Chia Sẻ Tâm Đắc Học Tập Đệ Tử Quy (Tập 2)

Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (Tập 61)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 350)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 7)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 275)

LÀM THẾ NÀO HÀNG PHỤC PHIỀN NÃO (Phần 2)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 15)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 245)

PHÁT KHỞI BỒ TÁT THÙ THẮNG CHÍ NHẠO KINH (Tập 5)

TIẾT MỤC ĐẶC BIỆT TỌA ĐÀM VỀ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG GIÁO DỤC THÁNH HIỀN CẢI TẠO VẬN MỆNH

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 146)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 107)

TÍN NGUYỆN CHUYÊN TRÌ DANH HIỆU PHẬT (tập 1)

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 30)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

Chinese (Simplified)EnglishFrenchGermanJapaneseKoreanRussianSpanishVietnamese