PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Tu Hành Tánh Không Trong Bồ-tát Hạnh

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

TU HÀNH TÁNH KHÔNG TRONG BỒ-TÁT HẠNH
Nguyễn Thế Đăng

Tanh KhongNgười tu theo Bồ-tát đạo là tu hành, thâm nhập tánh Không gắn liền với hoạt động Bồ-tát, tức là các ba-la-mật bố thí, giữ giới, kham nhẫn…

Kinh Kim cương nói: “Lại nữa, Tu-bồ đề! Bồ-tát ở nơi pháp hãy không chỗ trụ mà hành bố thí. Nghĩa là chẳng trụ nơi sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp mà hành bố thí. Tu-bồ-đề! Bồ-tát nên như vậy mà bố thí, chẳng trụ nơi tướng. Vì sao thế? Nếu Bồ-tát không trụ nơi tướng mà bố thí, thì phước đức đó chẳng thể nghĩ lường”.

“Chẳng trụ nơi sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp; chẳng trụ nơi tướng”: đây là tu hành tánh Không. “Mà hành bố thí”: đây là hành hạnh Bồ-tát. Và như vậy, “phước đức đó chẳng thể nghĩ lường”, vì phước đức ấy lớn bằng tánh Không, bao la, vô lượng.

Các hoạt động của Bồ-tát chẳng rời tánh Không, hay trí huệ soi thấy tánh Không (Trí huệ Bát-nhã ba-la-mật). “Cũng vậy, năm ba-la-mật kia nếu rời Bát-nhã bala-mật thì chẳng được gọi là ba-la-mật. Nếu chẳng rời Bát-nhã ba-la-mật thì năm ba-la-mật kia được gọi là ba-la-mật…

Cũng vậy, năm ba-la-mật được Bát-nhã ba-la-mật thủ hộ, theo Bát-nhã ba-la-mật nhập Nhất thiết chủng trí được gọi là ba-la-mật” (kinh Đại Bát-nhã, phẩm Phương tiện).

Tất cả các ba-la-mật (kinh Đại Bát-nhã nói có một trăm ba-la-mật – phẩm Ca ngợi khắp trăm ba-la-mật), tất cả các hoạt động của Bồ-tát không lìa khỏi Bát-nhã, không rời khỏi tánh Không thì mới thật là ba-la-mật để đến Nhất thiết chủng trí, tức trí Phật.

Hoạt động chủ yếu của Bồ-tát là độ thoát chúng sanh. Nhưng nhờ cái thấy tánh Không, sống trong tánh Không mà sự độ thoát ấy cũng được giải thoát khỏi lưỡng nan người độ và người được độ.

“Vì muốn độ chúng sanh thoát ly sanh tử, nhưng thật thì chúng sanh chẳng sanh chẳng tử, chẳng khởi chẳng thoái. Này Tu-bồ-đề! Vì chúng sanh vô sở hữu nên phải biết tất cả pháp vô sở hữu. Vì lý do đó mà Bát-nhã ba-lamật ở trong năm ba-la-mật là vi diệu, tối tôn, tối thượng”.

“Bát-nhã ba-la-mật ở trong năm ba-la-mật” nghĩa là Bát-nhã hay tánh Không thấm vào năm ba-la-mật kia, trở thành nội dung của chúng. Bát-nhã hay tánh Không là “đại phương tiện” để làm công việc độ chúng sanh:

“Này Tu-bồ-đề! Bát-nhã ba-la-mật vì độ vô lượng chúng sanh mà phát khởi, vì lợi ích vô số chúng sanh mà phát khởi. Dầu làm sự lợi ích đó mà Bát-nhã ba-la-mật chẳng thọ sắc, chẳng thọ thọ tưởng, hành, thức; cũng chẳng thọ bậc Thanh văn, bậc Bích-chi Phật.

Này Tu-bồ-đề! Bát-nhã ba-la-mật là hướng đạo của các đại Bồ-tát, chỉ bày Vô thượng Bồ-đề, có thể làm cho xa rời bậc Thanhv văn, bậc Bích-chi Phật mà an trụ Nhất thiết chủng trí. Vì Bát-nhã ba-la-mật không sanh không diệt, vì các pháp thường trụ vậy (phẩm Đại phương tiện).

Bồ-tát hành Bồ-tát hạnh ở giữa thế gian cùng với chúng sanh để cứu độ họ, Bồ-tát hạnh này y cứ trên nền tảng tánh Không, nhưng Bồ-tát không chứng nhập hoàn toàn tánh Không mà tiếp tục con đường Bồ-tát cho đến khi thành Phật, lợi ích cho tất cả chúng sanh.

“Bấy giờ, đại Bồ-tát phải có tâm niệm như vầy: Các chúng sanh mãi đi trong tướng ngã cho đến tướng tri giả, kiến giả, dính mắc nơi pháp sở đắc, tôi vì dứt các tướng này cho chúng sanh nên lúc được giác ngộ vô thượng, tôi sẽ thuyết pháp. Lúc bấy giờ đại Bồ-tát hành Không, Vô tướng, Vô tác giải thoát môn mà chẳng chứng thật tế (tánh Không). Vì chẳng chứng nên chẳng sa vào bậc Thanh văn và bậc Bích-chi Phật.

Này Tu-bồ-đề! Do tâm muốn thành tựu thiện căn như vậy nên đại Bồ-tát chẳng giữa đường tác chứng thật tế, chẳng mất tứ thiền, tứ vô lượng tâm, tứ định, tứ niệm xứ, cho đến chẳng mất mười tám pháp bất cọng. Khi đó Bồ-tát thành tựu tất cả pháp trợ đạo, cho đến thành tựu giác ngộ vô thượng trọn chẳng hao chẳng giảm. Vì có sức phương tiện nên Bồ-tát này thường tăng thêm phước lành, căn trí thông lợi hơn cả căn trí của A-la-hán và Bíchchi Phật” (phẩm Học Không bất chứng).

Bồ-tát đi giữa trí huệ tánh Không và đại bi, không theo hẳn bên nào, không bỏ bên nào, và do đó có cả hai. Đây là phương tiện của Bồ-tát, chẳng ở trong sanh tử mà cũng chẳng ở trong Niết-bàn. Để đi giữa tánh Không và thế giới sắc tướng gồm cả chúng sanh, Bồtát phải có phương tiện thiện xảo. Phương tiện ấy cũng phát sanh từ tánh Không, nhưng là tánh Không được ứng dụng trong thế giới sắc tướng.

Kinh Duy-ma-cật nói về phương tiện như sau:

“Sao gọi là trói buộc?Sao gọi là giải thoát?Tham đắm vào sự giải thoát khỏi thế gian mà không dùng phương tiện giải thoát là sự trói buộc của Bồ-tát. Dấn thân vào cuộc đời thế gian mà dùng đầy đủ phương tiện giải thoát là sự giải thoát của Bồ-tát. Kinh nghiệm mùi vị thiền định mà không thiện xảo trong phương tiện giải thoát là trói buộc. Kinh nghiệm mùi vị thiền định mà thiện xảo trong phương tiện giải thoát là giải thoát.

Trí huệ không hội nhập với phương tiện giải thoát là trói buộc; trí huệ hội nhập với phương tiện giải thoát là giải thoát. Phương tiện giải thoát không hội nhập với trí huệ là trói buộc; phương tiện giải thoát hội nhập với trí huệ là giải thoát” (phẩm Văn-thù-sư-lợi thăm bệnh).

“Tham đắm vào sự giải thoát khỏi thế gian” thì sẽ chứng Không, Vô tướng, Vô tác ba giải thoát môn, và như vậy sẽ chấm dứt giữa con đường. Đó là “sự trói buộc của Bồ-tát”. Cho nên phải dùng “phương tiện giải thoát”. Phương tiện giải thoát là sống ở thế gian mà vẫn thấy tánh Không của nó. Nói cách khác, phương tiện giải thoát là thấy thế gian là sự biểu lộ của tánh Không, do đó mà hài hoà được thế giới sắc tướng và tánh Không: “Sắc tức là Không, Không tức là sắc” (Bát-nhã Tâm kinh).

Còn “dấn thân vào cuộc đời thế gian mà dùng đầy đủ phương tiện giải thoát là sự giải thoát của Bồ-tát”. “Đầy đủ các phương tiện giải thoát” là các pháp của Bồ-tát: phát Bồ-đề tâm, bổn nguyện độ chúng sanh, cúng dường, hồi hướng… tất cả đều nằm trên nền tảng tánh Không.

“Kinh nghiệm mùi vị thiền định mà không thiện xảo trong phương tiện giải thoát là trói buộc”. Cứ một mực thiền định thì sẽ chứng Không, Vô tướng, Vô tác mà lìa bỏ thế gian chúng sanh, cho nên có thiện xảo trong phương tiện là Bồ-tát sống trong hậu thiền định nhiều hơn là trong ngồi thiền, nghĩa là sống trong cuộc đời thế gian mà vẫn không lìa khỏi tánh Không.

Đoạn tiếp theo, kinh giảng thêm:

“Sao gọi là trí huệ không có phương tiện thì trói buộc? Trí huệ không hội nhập với phương tiện, chỉ tập trung vào Không, Vô tướng, Vô nguyện, được thúc đẩy bởi lòng bi ái kiến, không tập trung vào sự trau giồi các tướng tốt, sự trang nghiêm cõi Phật và sự thành tựu cho chúng sanh. Đó là sự trói buộc của trí huệ không có phương tiện.

Sao gọi là trí huệ có phương tiện thì giải thoát? Trí huệ hội nhập với phương tiện được thúc đẩy bởi động cơ là đại bi và như vậy tập trung vào sự trau giồi các tướng tốt, sự trang nghiêm cõi Phật và sự thành tựu cho chúng sanh mà vẫn luôn luôn ở trong Không, Vô tướng, Vô nguyện. Đó là sự giải thoát của trí huệ có phương tiện”.

Phương tiện là cái nối kết được trí huệ tánh Không và đại bi, trên thì đồng với tâm hay Pháp thân của chư Phật, dưới thì hoá độ chúng sanh. Với phương tiện thì hai cái có vẻ nghịch nhau, tánh Không và đại bi được kết hợp thành một; tướng và vô tướng, niệm và vô niệm, sanh và vô sanh… được kết hợp thành một.

“Sao gọi là phương tiện không có trí huệ thì trói buộc? Phương tiện không hội nhập với trí huệ mà trồng các cội công đức nhưng không hồi hướng chúng cho giác ngộ trong khi vẫn ở trong các phiền não tham dục, sân hận, tà kiến… Đó là sự trói buộc của phương tiện không có trí huệ. Sao gọi là phương tiện có trí huệ thì giải thoát?”.

Phương tiện hội nhập với trí huệ mà hồi hướng các cội công đức cho giác ngộ trong khi lìa các phiền não tham dục, sân hận, tà kiến… Đó là sự giải thoát của phương tiện có trí huệ”.

Phương tiện không có trí huệ là phương tiện không nối kết được với tánh Không vô ngã vô pháp nên không thoát được tham, sân, si. Lại nữa, phương tiện ấy không có hồi hướng, chỉ là cho tôi và của tôi, nên phương tiện ấy là trói buộc.

Tóm lại, phương tiện là cái nối kết được những cái tưởng chừng như đối nghịch: công đức và trí huệ, tánh Không và đại bi, sắc và Không, Không và sắc, tướng và tánh, tự giải thoát và cứu độ chúng sanh… Bồ-tát làm được như vậy thì tất cả thế gian đều là phương tiện để tự giác giác tha, như trong phẩm Phương tiện kinh Duy-ma-cật nói về phương tiện của ngài: “Trưởng giả Duy-ma-cật dùng vô lượng phương tiện như vậy mà làm lợi lạc cho chúng sanh”

Nguyễn Thế Đăng | Văn Hóa Phật Giáo số 299 ngày 15-6-2018

Thư Viện Hoa Sen

 

Tin bài có liên quan

Chùa Bảo Quang Tổ Chức Lễ Mãn Tang Cố Hòa Thượng Thích Quảng Thanh

Chùa Bảo Quang Tổ Chức Lễ Mãn Tang Cố Hòa Thượng Thích Quảng Thanh

Hành Giả Nên Đi Với Giặc Và Ác Hữu Hay Với Thiện Hữu Đồng Tu?

Hành Giả Nên Đi Với Giặc Và Ác Hữu Hay Với Thiện Hữu Đồng Tu?

Con Trâu – Góc Nhìn Phật Giáo

Con Trâu – Góc Nhìn Phật Giáo

Vấn Đề Của Thế Gian

Vấn Đề Của Thế Gian

Lợi Ích Của Sự Hành Trì Giới Luật

Lợi Ích Của Sự Hành Trì Giới Luật

Vấn Đề Phân Biệt Hay Không Phân Biệt Thiện-Ác ?

Vấn Đề Phân Biệt Hay Không Phân Biệt Thiện-ác ?

Tu Tập Tâm Linh Và Hộ Trì Chánh Pháp Trong Mùa An Cư Kiết Hạ

Tu Tập Tâm Linh Và Hộ Trì Chánh Pháp Trong Mùa An Cư Kiết Hạ

Sống Với Đạo Phật Trong Sinh Hoạt Hằng Ngày (Song Ngữ Vietnamese-English Pdf)

Sống Với Đạo Phật Trong Sinh Hoạt Hằng Ngày (Song Ngữ Vietnamese-English PDF)

Còn Nương Tựa Thì Còn Dao Động (Sách Ebook Pdf)

Còn Nương Tựa Thì Còn Dao Động (Sách Ebook PDF)

Ý Tình Thân

Load More

Discussion about this post

Những Lợi Ích Diệt Trừ Tham Ái

NHỮNG LỢI ÍCH DIỆT TRỪ THAM ÁIThích Trí Giải Lời nói đầu: Nền giáo dục hòa bình của Đạo Phật...

Màu Nắng Rực Sáng

Màu nắng rực sáng

MÀU NẮNG RỰC SÁNG Phan Tấn Hải   Tôi đã ưa thích màu nắng ở quê nhà từ những ngày...

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 86)

Các vị đồng tu, xin chào mọi người!Mời các bạn xem Cảm Ứng Thiên đoạn thứ 79: “Vấn loạn quy mô,...

Pháp Hành Căn Bản Cho Hàng Phật Tử

Pháp hành căn bản cho hàng Phật tử

Phật tử tham gia một khóa lễ hoa đăng, cầu nguyện an lành cho tự thân, gia đình và xã...

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 232)

****************Khi tôi đi đến Hong Kong đã quen biết được một số vị pháp sư, những vị pháp sư ấy...

Phủ Định Thức Và Biện Chứng Pháp Trung Quán

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Cơn Mưa Cam Lồ – Cúng Dường Sur

Cơn Mưa Cam Lồ – Cúng Dường Sur

CƠN MƯA CAM LỒ – CÚNG DƯỜNG SUR Những Chỉ Dẫn Chung Và Riêng Cần Thiết Để Cúng Dường Sur...

Nghĩ Về Câu Chuyện “Con Lừa Chở Tượng Phật”

Nghĩ về câu chuyện “con lừa chở tượng Phật”

NGHĨ VỀ CÂU CHUYỆN “CON LỪA CHỞ TƯỢNG PHẬT”Thích Trung Hữu   Tiến sĩ Ambedkar, nguyên bộ trưởng tư pháp...

Ca Tụng Đức Phật Siêu Việt Thế Giới (Song Ngữ)

Ca tụng Đức Phật siêu việt thế giới (song ngữ)

Long ThọCA TỤNG ĐỨC PHẬT SIÊU VIỆT THẾ GIỚI (SONG NGỮ) Bản dịch Việt: Đặng Hữu Phúc Bản dịch Anh: Lokatitastava. Hymm...

Sùng Quang Tự Với Nghệ Thuật Kiến Trúc Chùa Tháp Đại Thừa – Thanh Huyền

Sùng Quang Tự với nghệ thuật kiến trúc chùa tháp Đại thừaThanh Huyền Lễ hội chùa Phú Tằng tổ chức...

Ứng Dụng Phương Pháp Tu Tập Chánh Niệm Theo Con Đường Niệm Xứ

Ứng dụng phương pháp tu tập chánh niệm theo con đường niệm xứ

ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP TU TẬP CHÁNH NIỆM THEO CON ĐƯỜNG NIỆM XỨ Thích Giác Chinh   Giới thiệu chung: Chánh niệm...

Phật Pháp Căn Bản Cho Người Tại Gia

Phật Pháp căn bản cho người tại gia

PHẬT PHÁP CĂN BẢN CHO NGƯỜI TẠI GIA Thích Đạt Ma Phổ Giác BÀI I: GIỚI THIỆU ĐẠO PHẬT VÀ...

Tây Phương Đã Tiếp Nhận Đạo Phật Như Thế Nào – Phần Ii – Quán Như

TÂY PHƯƠNG ĐÃ TIẾP NHẬN ĐẠO PHẬT NHƯ THẾ NÀO - PHẦN II Quán Như Từ trước đến lúc bấy...

Lịch Sử Phiên Dịch Hán Tạng

Lịch sử phiên dịch Hán tạng

LỊCH SỬ PHIÊN DỊCH HÁN TẠNGTác Giả: VƯƠNG VĂN NHANBiên dịch: THÍCH PHƯỚC SƠNNhà xuất bản PHƯƠNG ĐÔNG 2017  ...

Giới Thiệu Tổng Quát Cơ Cấu Của Giáo Pháp

Giới thiệu tổng quát cơ cấu của giáo pháp

Tỳ-khưu Bodhi NHỮNG LỜI PHẬT DẠYTrích lục các bài giảng trong Kinh điển Pāli Bình Anson dịch Nhà xuất bản...

Những Lợi Ích Diệt Trừ Tham Ái

Màu nắng rực sáng

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 86)

Pháp hành căn bản cho hàng Phật tử

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 232)

Phủ Định Thức Và Biện Chứng Pháp Trung Quán

Cơn Mưa Cam Lồ – Cúng Dường Sur

Nghĩ về câu chuyện “con lừa chở tượng Phật”

Ca tụng Đức Phật siêu việt thế giới (song ngữ)

Sùng Quang Tự Với Nghệ Thuật Kiến Trúc Chùa Tháp Đại Thừa – Thanh Huyền

Ứng dụng phương pháp tu tập chánh niệm theo con đường niệm xứ

Phật Pháp căn bản cho người tại gia

Tây Phương Đã Tiếp Nhận Đạo Phật Như Thế Nào – Phần Ii – Quán Như

Lịch sử phiên dịch Hán tạng

Giới thiệu tổng quát cơ cấu của giáo pháp

Tin mới nhận

Chùa Bửu Minh Ấp Lân Tây, Xã Phú Sơn, Huyện Chợ Lách, Tỉnh Bến Tre

Cảm niệm Phật Đản

Mọi giới đều niệm Phật

Hủy hoại thiên nhiên đồng nghĩa với với hủy hoại môi trường sống

Tập thói quen niệm tưởng ân Đức Phật

Vì sao Phật giáo được bầu chọn là tôn giáo tốt nhất trên thế giới?

Trọn lòng theo Phật

Phật là cơm

Con ơi, tu đi…

8 tướng thành đạo của Đức Phật Thích Ca

Độ người nông dân nghèo

Lời dạy của đức Phật về ăn chay

Ai cũng có bệnh

Clip Hòa Thượng Thích Quảng Đức Tự Thiêu Diễn Lại: Từ Điểm Nhìn Chuyên Môn – Minh Thạnh

Chớ xúc phạm bậc Thánh

Tin lời Phật dạy giúp ta chuyển hóa nỗi khổ niềm đau bằng chánh tín nhân quả

Toàn Văn Khai Thị Của Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Phổ Tuệ

Lời Phật dạy: Khen chớ vội mừng, bị chê chớ vội buồn

Lời Phật dạy – Chết đi về đâu?

Ngẫm về “định luật vô thường” của đức Phật Thích Ca Mâu Ni

Tin mới nhận

Cuộc Đời Đức Phật (Cải Lương)

Hương thơm Đức Hạnh

Năng Lượng Tâm Thành Văn

Tản Văn: Năm Tàn Với Cuốn Lịch Năm Mới

Bát Kỉnh Pháp – Thiền Sư Nhất Hạnh

Ăn chay thuần (vegan), trái tim khỏe mạnh?

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 12)

Học Hỏi Và Trải Nghiệm Cuộc Sống

Vấn Đáp Về Đấng Tạo Hóa

Một trường hợp tái tạo văn hóa

”Trang điểm” đời mình bằng những lời Phật dạy

Phật Giáo Nhập Thế Và Các Vấn Đề Xã Hội Đương Đại Ở Việt Nam

Cách nấu sữa đậu nành – làm tàu hủ tại nhà

Lời vàng xưa còn đó

Hành Trì Pháp Quán Thế Âm – Lh Tịnh Huệ

Tìm Hiểu Về Hoạt Phật Alexandra David Néel – Huỳnh Ngọc Chiến, Dịch

Thanh thản với vô thường

Tâm Thư Kêu Gọi Xây Dựng Chánh Điện Chùa Minh Đức

Phật pháp giúp được gì cho người thiếu giáo dục?

Từ Quả Ha-lê-lặc Trong Phật Điển Đến Cây Chiêu Liêu Ở Việt Nam

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 363)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 74)

Giảng Giải Kinh Xa Lìa Sắc Dục

Kinh Pháp Hoa Tinh Yếu

Yếu Chỉ Tâm Kinh Bát-nhã

Kinh Phật là gì?

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 116)

Sợ Hãi Cái Chết, Kinh Tăng Chi Bộ (song ngữ)

Quảng Ngãi: Trang nghiêm kính mừng Đại lễ Phật đản Phật lịch 2566

Rải Tâm Từ

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 253)

Bí ẩn vùng đất vàng Đông Nam Á trong Kinh Phật

GIỚI THIỆU VỀ NĂM BỘ NIKĀYA

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 80)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 147)

Pháp ngữ trong Kinh Kim Cang (7)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 227)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 148)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 92)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 128)

Tin mới nhận

Muốn Vãng Sanh Về Xứ Cực Lạc Của Phật A Di Đà Có Mấy Điều Kiện?

Thiền Tông Và Tịnh Độ Tông: Chỗ Gặp Gỡ Và Không Gặp Gỡ

Ý niệm sai lầm

Buông Bỏ Chấp Trước Mới Thoát Khỏi Luân Hồi

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 36)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 22)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 80)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 165)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 101)

Cứu Độ Những Chúng Sanh Đang Khổ Nạn ở Tam Ác Đạo

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 73)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 59)

Phật thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (tập 55)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 158)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 321)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 350)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 79)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 188)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 364)

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 13)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

Chinese (Simplified)EnglishFrenchGermanJapaneseKoreanRussianSpanishVietnamese