PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Ttt-một Vài Nét Chấm Phá Qua Những Bài Thơ Của Ht. Thích Trí Thủ Đại Lãn

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter
MỘT VÀI NÉT CHẤM PHÁ
QUA NHỮNG BÀI THƠ CỦA HT. THÍCH TRÍ THỦ
Đại Lãn

Qua sự nghiệp trước tác và dịch thuật của Hòa Thượng thì phần thơ chiếm một tỷ lệ quá ít đối với các phần dịch thuật và sáng tác khác nhất là về Luật và, còn ít hơn nữa đối với cả một đời Ngài đã bỏ ra phục vụ đạo pháp và dân tộc, qua nhiều chức năng nhiệm vụ khác nhau nhất là giáo dục và văn hóa là chính của Ngài. Tuy chúng nói lên rất ít ỏi, nhưng không vì thế mà chúng không mang lại cho chúng ta một cái nhìn chính xác và rõ ràng hơn về cuộc đời của Ngài và, cũng từ đây chúng ta mới thấy rõ được chân dung của một bậc Thầy vĩ đại qua chí nguyện kiên cường của Ngài trong việc “Thượng cầu Phật đạo, hạ hóa chúng sanh.” một cách trọn vẹn như trong bài :

“Đốt nén tâm hương trước Phật đài
Phổ Hiền hạnh cả nguyện nào sai
Hiện thân cát bụi vào muôn nẻo
Cứu bệnh trầm kha khắp mọi nhà.”
(tụng Kinh Hoa Nghiêm cảm tác)

Chính hạnh nguyện của Ngài Phổ Hiền Bồ-tát đã chắp cánh cho Ngài bay lên cao hơn và, hình như Ngài đã thật sự khế hợp với pháp môn này. Qua bốn câu thơ như là vừa tán dương hạnh cả của Ngài Phổ Hiền và cũng như là vừa lập nguyện cho chính mình; những tương ưng ở đây thật tuyệt vời cho khắp không gian vô cùng và thời gian vô tận, nó nói lên chí nguyện bền chắc lâu dài qua hai đức trí tuệ và từ bi được thể hiện từ hạnh nguyện. Nhưng trước khi Ngài muốn thể hiện hạnh nguyện này Ngài đã phải trải qua những năm tháng lau sạch bình bát trong chức năng nối dòng nghiệp Thánh không biết là bao lâu, Ngài đã thật sự không còn nhớ nữa:

“Tào khê nước chảy về đông
Bình bát nối dõi lâu không nhớ ngày
Trăng thiền nào có khác xưa
Viên Thành ấn chứng đã dày công tu.”
(Nước Tào Khê)

Những huân tập thiền đã đưa đến sự bùng vỡ trong tu tập “Trăng thiền nào có khác xưa” đó chính là cái nhân để từ đó Ôn cất cánh bay xa, đó cũng chính là những nổ lực ban đầu trong việc thượng cầu Phật đạo của Ngài và, chúng luôn được thể hiện qua cuộc sống sau này được thể hiện từ cuộc sống trong hạ hóa chúng sanh không bao giờ ngừng nghỉ qua việc vừa giữ tâm mình luôn luôn trong sáng cùng đem trí tuệ đó sáng soi cho mọi người:

“Nội hạc chưa ngừng sân Lão thọ
Ngàn mây còn vướng ngõ Hoàng Mai
Non xanh, pháp nhãn hoa Linh Thứu
Nước biếc, thiền tâm bóng Thiện Tài.”
(cảm tác xuân Canh Tuất)

Trước hết, trong hiện tại tấm lòng của Ngài đang được những hình ảnh và các biểu tượng như nội hạc, ngàn mây, non xanh, nước biếc và cây sân Lão, ngõ Hoàng Mai, hoa Linh Thứu, bóng Thiện Tài đang nuôi dưỡng và làm lớn mạnh hạt giống an lành giải thoát trong cuộc sống của chính Ngài, đó chính là cửa ngõ bước vào Không tâm của ánh sáng trăng thiền nào khác xa xưa và, sau nữa là ánh sáng đó Ngài vẫn giữ mãi nó không bao giờ đánh mất:

“Đốt nén hương nguyền thề sám hối
Trước sau giữ trọn chữ Không Tâm.”
(Xuân Quý Mão cảm tác)

Trong phương tiện tương đối để chúng ta bước vào cửa Không của không cửa nhà Tổ thì đương nhiên những hình ảnh và những biểu tượng đó cần phải có để chúng ta lấy làm phương tiện làm nhân cho những bước đi giải thoát kế tiếp, do đó chúng ta rất cần có những phương tiện đó. Chính vì chúng là những phương tiện tạm thời cần thiết, nên chúng chính là những nhân tố không thể không có cho chúng ta trong lúc thực hiện hạnh nguyện thượng cầu hạ hóa; nếu không có chúng chúng ta sẽ bị kẹt vào trong thiên chấp của sắc không và, luôn luôn bị chúng trói buộc vào tà kiến đảo điên thị phi khó thoát ra được, như vậy chúng ta cầm chắc sẽ bị trôi lăn mãi trong đường sanh tử luân hồi sáu cõi. Ở đây nếu ai ngộ ra được cảnh giới sắc không không tịch, không tự tính này thì sẽ nhận ra được Bát-nhã tính không trong suốt của không tâm và cũng sẽ nhận ra được việc làm của Ôn đối với đất nước và dân tộc này:

“Tâm sự sắc không ai có biết?
Kìa gương Bát-nhã vốn trong ngời.”
(Xuân Mậu Thân)

Ở đây, từ không tâm của phương tiện đến Không Tâm của cứu cánh, nó cũng giống như sự khác biệt giữa chữ Phật của mê và chữ Phật của ngộ vậy, có nghĩa là khi mê gọi là chúng sanh khi ngộ gọi là Phật thế thôi. Do đó cảnh giới của sắc không chúng ta cần phải thông suốt, nếu không thông suốt ắt sẽ bị chúng làm chướng ngại trong ý niệm “có-không” và, như vậy không đời nào chúng ta vượt qua khỏi sinh tử luân hồi được. Ở đây Hòa Thượng sau khi chính tự thân Ôn đã tỏ ngộ được thể cảnh giới sắc không cùng những diệu dụng của nó như thế nào rồi, thì sau đó Ngài liền nghĩ ngay đến sứ mạng hạ hóa chúng sinh của minh đói với tha nhân như thế nào?

“Sứ mạng làm tròn thân đệ tử
Chiếu đèn diệu huệ giữa đêm sâu.”
(cảm niệm Phật thành đạo)

Sứ mạng của các hàng đệ từ đức Đạo sư là trên tìm mọi cách để chứng đạt được đạo vô thượng Bồ-đề, dưới hoàn thành sứ mệnh hóa độ mọi loài chúng sanh để họ được như mình; đây là một sứ mạng cao cả cho chính tự thân và tha nhân. Khi hai sứ mệnh này hoàn thành trọn vẹn thì lúc đó chúng ta mới hoàn toàn đạt được an vui giải thoát vĩnh viễn. Đó cũng chính là tâm sự gần xa của Ôn khi nhìn hòn non bộ bản đồ Việt Nam mà chạnh nghĩ đến hiện tình đất nước dân tộc và đạo pháp:

“Dù cho Nam Bắc đôi đường,
Đốt lò hương nguyện bốn phương một nhà;
Sớm hôm hướng nẻo Phật đà,
“Sắc, Không” tâm sự đường xa nỗi gần.”
(Cảm đề Non bộ bản đồ Việt Nam)

Tâm sự đường xa nỗi gần của Ôn đối với tha nhân phát xuất từ lòng từ bi được phát khởi từ trí tuệ không tâm Bát-nhã mà Ngài đã tìm lại được nơi chính mình qua diệu huệ của hạnh nguyện thượng cầu hạ hóa theo gương Bồ-tát Phổ Hiền. Hòa Thượng luôn luôn ý thức về những trở ngại trên bước đường hoằng hóa lợi sinh của mình, nhưng với sự quyết tâm của mình trong tự lợi và lợi tha Ôn vẫn bước đi không một chút do dự, miễn sao bước đi của mình vừa lợi mình lợi cho người thì Ngài không ngại:

“Dù phải chịu muôn ngàn gian khổ
Con hết lòng vì đạo hy sinh
Nương từ quang tìm đến bảo thành
Đặng tự giác giác tha viên mãn.”
(Quỳ trước điện)

Con đường đi đến tự giác giác tha và để hoàn thành giác hành viên mãn thì, ngoài vấn đề hy sinh chịu gian khó qua sự thể hiện đức tính từ bi còn phải có sự quyết tâm và nổ lực hết mình trong tinh tấn mới có thể hoàn thành được hạnh nguyện của chúng ta được, nếu không thì sẽ bỏ dở giữa đường, đó chính là con đường đưa đến giác hành viên mãn:

“Hướng về muôn đức từ bi
Đường lên giác ngạn quyết đi tận cùng.”
(hướng về)

Và Ôn luôn luôn nuôi dưỡng hạnh nguyện này qua những sách tấn chính mình thường ngày trong cuộc sống. Những chất liệu nuôi dưỡng cho chính bản tâm Ngài mang chất liệu từ đức tin từ bi kiên cố vào chân lý mang đậm nét trí tuệ, cộng thêm những nổ lực tinh tiến tự nguyện của tự thân dẫn đến mọi sự an lạc cho chính Ngài trong tu tập:

“Một lòng kính lạy Phật đả
Ngàn đời con nguyện ở nhà Như lai
Con hằng bận áo Như lai
Con ngồi pháp tọa Như lai muôn đời.”
(tụng kinh Pháp Hoa cảm tác)

Trí tuệ và từ bi là đôi cánh được nối thêm để Hòa thượng vượt qua biển khổ sinh tử và hoàn thành sự nghiệp giải thoát cho chính Ngài, vì vậy chúng luôn luôn hiện hữu trong cuộc sống của chính Ngài trong việc thực hành hạnh nguyện Phổ Hiền của minh. Và cũng từ việc thực hiện hạnh nguyện của mình đối với tự thân và tha nhân qua chí nguyện thượng cầu Phật đạo hạ hóa chúng sanh trong chức năng có được của mình đối với dân tộc và đạo pháp mà Ngài đã chịu không biết bao nhiêu là cay đắng khó khăn thậm chí đến tai tiếng nữa; nhưng Ngài với tâm không của mình vì tự lợi và lợi tha vì dân tộc và đạo pháp mà Ngài cam tâm gánh chịu mọi khổ đau và tai tiếng đó:

“Cay đắng nếm dư đầu chót lưỡi
Khen chê nghe đủ giữa vành tai.”
(Xuân Mậu Thân)

Sự chấp nhận của Ngài qua những phản ứng chung quanh đối với Ngài không hẳn chỉ là những tiếng bất lợi mà còn có những lời khen ngợi khuyến khích nữa; nhưng giờ đây những khen chê, buồn vui đối với ngài không còn là vấn đề để đặt ra và xét lại trong phân biệt nữa, mà là một chấp nhận với tâm không, do đó Ngài luôn lưôn dùng nụ cười thay thế cho những phản ứng của Ngài về những dư luận chung quanh:

“Sáu bảy xuân thu giữa cuộc đới
Buồn vui mừng giận khéo trêu ngươi
Thân này đã hứa cùng non nước
Vinh nhục khen chê chỉ mỉm cười.”
(Cảm tác sinh nhật 67 tuổi)

Nụ cưới của không tâm luôn thể hiện, chỉ có mình biết mình mà thôi, dù thế nhân có hiểu mình hay không hiểu mình cũng mặc, vì chính Ngài mới biết được việc làm của mình và với không tâm thì sẽ không tạo ra tác nhân, mà đã không tạo ra tác nhân thì làm gì có thọ quả thế thôi. Với Không tâm đối với tự thân và đối với mọi người, thật sự giờ này có lẽ không gì có thể trói buộc được bước đi của Ngài, Ngài sống với duyên đến, theo với duyên đi, cho dù là bất cứ hoàn cảnh nào đi nữa; thì việc làm đúng nghĩa tùy duyên nên trở thành tự tại.

“Xuân về Mậu Ngọ tuổi lai hy
Chẳng dám khoe chi chẳng muốn gì
Bảo ở thì ừ hoan hỷ ở
Kêu đi âu cứ tự nhiên đi
Cảnh khô lá úa mai nhưng nụ
Mây cuốn sương tan đá vẫn lỳ
Vô tận không thời vô tân ý
Thị chưa từng bận ngại gì phi.”

Đó chính là cách sống đúng của những người con Phật theo đúng nghĩa chỉ dạy của bậc Đạo sư trong sự nghiệp hoằng pháp độ sinh của Ngài. Lúc này mọi chướng ngại nhau trong cuộc sống sẽ được dung thông tất cả trong thời-không vô tận. Ở đây không còn bất cứ một ý niệm nào sai biệt chống trái nhau hết cho dù đó là thị hay là phi trên mặt hiện tượng tương đối của sự tướng và, thật sự đây chính là cảnh giới giải thoát hiện tiền của những người con học Phật thực hành theo Phật.

Qua những vần thơ chúng tôi trích ra từ tập I trong ba tập của Trí Thủ toàn tập, cho chúng ta một cái nhìn đúng hơn về Ngài và, cho chúng ta thấy được cái vĩ đại của Ngài trong chí nguyện thượng cầu Phật đạo hạ hóa chúng sanh, cùng sự thể hiện nếp sông tự tại qua cuộc sống. Chúng ta những kẻ hậu bối đi sau chỉ ghi lại những gì có được một cách ít ỏi qua những bài thơ của Ngài để lại, đối với toàn bộ những gì Ngài đã cống hiến cho Phật Giáo Việt Nam và dân tộc này qua sự nghiệp giáo dục và văn hóa của Ngài như lược sử và những cống hiến được ghi lại qua ba tập Trí Thủ Toàn tập đã ghi lại để chúng ta có thể nhận thức đúng hơn về Ngài.

https://thuvienhoasen.org/a14859/tuong-niem-hoa-thuong-thich-tri-thu

Tin bài có liên quan

Yếu Tố Tôn Giáo Trong Cuộc Đảo Chính Lật Đổ Chế Độ Ngô Đình Diệm (1-11-1963)

Yếu tố tôn giáo trong cuộc đảo chính lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm (1-11-1963)

Vua Lê Ngô Đình Diệm Và Chúa Trịnh Ngô Đình Nhu

Vua Lê Ngô Đình Diệm Và Chúa Trịnh Ngô Đình Nhu

Việt Nam 1963 Tài Liệu Mật Của Mỹ

Việt Nam 1963 Tài Liệu Mật Của Mỹ

Vài Điều Căn Bản Về Phong Trào Phật Giáo Cao Huy Thuần

Vài Điều Căn Bản Về Phong Trào Phật Giáo Cao Huy Thuần

Tuyển Tập Tưởng Niệm Bồ Tát Thích Quảng Đức

Tuyển Tập Tưởng Niệm Bồ Tát Thích Quảng Đức

Tưởng Niệm Công Đức Của Một Vị Đại-bồ-tát Thích Trí Quang

Tự thuật của người đổ xăng

Ttt-Tưởng Niệm Hòa Thượng Thích Trí Thủ – Thích Thiện Siêu

Ttt-tưởng Niệm Hòa Thượng Thích Trí Thủ – Thích Thiện Siêu

Ttt-Tiểu Sử Ht. Thích Trí Thủ

Ttt-tiểu Sử Ht. Thích Trí Thủ

Ttt-Thống Nhất Phật Giáo Đỗ-Trung-Hiếu

Ttt-thống Nhất Phật Giáo Đỗ-trung-hiếu

Load More

Discussion about this post

Thư Gửi Ht Thích Đức Nhuận, Pháp Chủ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam

THƯ GỬI HT THÍCH ĐỨC NHUẬN,  Pháp chủ Giáo hội Phật Giáo Việt Nam Phật lịch 2525, Bệnh viện Thống...

10. “So in this way…”

Đối cảnh vô tâm Nhân vô ngã và pháp vô ngã như hai cánh chim bay lượn.Như Đồ long đao...

Nang Luong Tu Bi va Tri Tue

NĂNG LƯỢNG TỪ BI VÀ TRÍ TUỆ TẠI BĐĐT Đến đây trong tuần lễ rằm thượng nguyên năm Quí Tị...

Lược Sử Phật Giáo Bangladesh – Lionel Wijesiri – Minh Phú Dịch

Lược Sử Phật Giáo Bangladesh – Lionel Wijesiri – Minh Phú Dịch

Trong một khoảng thời gian rất dài của lịch sử, đất nước Bangladesh ngày hôm nay đã từng là một...

Thiền Học Nam Truyền

Thiền học Nam truyền

THIỀN HỌC NAM TRUYỀN Giác Nguyên dịch Việt, 1996 Nguyên tác: Joseph Goldstein and Jack Kornfield (1987),  "Seeking the Heart of...

Tiểu Sử Vắn Tắt Đức Orgyen Lingpa

Tiểu Sử Vắn Tắt Đức Orgyen Lingpa

TIỂU SỬ VẮN TẮT ĐỨC ORGYEN LINGPA Jakob Leschly soạn | Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ  Ngài Orgyen Lingpa...

Nghệ Thuật Sống (Song Ngữ Việt-Anh)

Nghệ thuật sống (song ngữ Việt-Anh)

NGHỆ THUẬT SỐNGW. Heart & S.N. GoenkaHành thiền Vipassana theo sự giảng dạy của Thiền sư S.N. GoenkaNguyên tác: The...

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 34)

Chúng ta nhất định phải ghi nhớ, nếu chúng ta muốn học Phật, muốn vãng sanh đến Thế giới Tây...

Quét Lá Sân Chùa

Quét Lá Sân Chùa

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Ngục Tù Của Đời Sống

Ngục Tù Của Đời Sống

NGỤC TÙ CỦA ĐỜI SỐNG Ajahn Buddhadasa Chuyển ngữ sang tiếng Việt: Supañña Thiện Trí Hôm nay, tôi sẽ nói...

Thấy Mối Liên Hệ Tương Duyên Của Mọi Hiện Tượng

Thấy mối liên hệ tương duyên của mọi hiện tượng

Người thông tuệ hoàn toàn không vướng vào những quan điểm cực đoan. Bởi vì những hiện tượng dường như,...

Bình Nguyên Prambanan – Nơi Chung Sống Hòa Bình Giữa Hindu Và Phật Giáo – Tâm Nhẫn

Bình Nguyên Prambanan – Nơi Chung Sống Hòa Bình Giữa Hindu Và Phật Giáo – Tâm Nhẫn

BÌNH NGUYÊN PRAMBANAN NƠI CHUNG SỐNG HÒA BÌNH GIỮA HINDU VÀ PHẬT GIÁOTâm NhẫnIndonesian buddha statue in Prambanan temple site...

Thế Gian Của Giả Tướng

Thế Gian Của Giả Tướng

  THẾ GIAN CỦA GIẢ TƯỚNGTác giả cư sĩ LÝ NHẤT QUANGViệt dịch THÍCH THẮNG HOAN   I.- GIẢ TƯỚNG:...

Lời vàng xưa còn đó

Chúng ta lại thắc mắc: “Những người như thế có theo tôn giáo nào không?”. Lại phải trở về câu...

Lòng Biết Ơn

Lòng biết ơn

LÒNG BIẾT ƠN Ajahn Sumedho (1) Ajahn Sumedho, thế danh là Robert Kan Jackman. Ông sanh năm 1934 tại thành...

Thư Gửi Ht Thích Đức Nhuận, Pháp Chủ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam

10. “So in this way…”

Nang Luong Tu Bi va Tri Tue

Lược Sử Phật Giáo Bangladesh – Lionel Wijesiri – Minh Phú Dịch

Thiền học Nam truyền

Tiểu Sử Vắn Tắt Đức Orgyen Lingpa

Nghệ thuật sống (song ngữ Việt-Anh)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 34)

Quét Lá Sân Chùa

Ngục Tù Của Đời Sống

Thấy mối liên hệ tương duyên của mọi hiện tượng

Bình Nguyên Prambanan – Nơi Chung Sống Hòa Bình Giữa Hindu Và Phật Giáo – Tâm Nhẫn

Thế Gian Của Giả Tướng

Lời vàng xưa còn đó

Lòng biết ơn

Tin mới nhận

Thư Ngỏ Kêu Gọi Trùng Tu Chùa Thiên Quang

Truyện ngắn: Thế gian cái gì quý nhất?

Hủy hoại thiên nhiên đồng nghĩa với với hủy hoại môi trường sống

Đức Phật giảng về viễn cảnh thời Mạt pháp

Nhân quả hiện tại

Không làm các điều ác, Nên làm các việc lành, Tự thanh tịnh Tâm

Đức Phật ‘im lặng’ để trả lời có tự ngã không?

Hòa thượng Viên Minh: Cô đơn là điều tuyệt diệu

Tôi đã giác ngộ đạo Phật như thế nào?

Khi gặp khó khăn con hãy nhớ tưởng đến Phật, Pháp, Tăng

Những khai thị về nhân quả giúp bạn hết khổ mỗi ngày

Thiên ma Ba Tuần là ai? Tại sao Thiên ma Ba Tuần lại phá Phật thành đạo?

Lời răn dạy cuối cùng của đức Phật trước khi đi vào cõi Niết bàn

Tình yêu lứa đôi dưới góc nhìn Phật giáo

Sự vĩ đại của Đức Thế Tôn

Góc Nhìn Người Phật Tử

Đức Phật có để tóc hay không, tướng nhục kế là gì?

Học theo gương hạnh Đức Phật

Sống chung với mẹ chồng theo lời Phật dạy

Lời Phật dạy về người bạn tốt

Tin mới nhận

Tu tâm dưỡng tánh để không rời vào cuộc đời nghiệt ngã

365 Lời Khuyên Tâm Huyết của Đức Đạt-lai Lạt-ma

Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông

Kinh Luận Nghị Đường – Kutuhalasala Sutta (song ngữ)

Cúng Sao Giải Hạn

Tiếp Cận Các Nguồn Nghiên Cứu Phật Học Anh Ngữ

Ta đang là hơi thở chính mình

Mê Tín, Chánh Tín

Thế nào là học Phật bỏ gốc theo ngọn?

Luận Niệm Phật

Nếp Sống Tỉnh Thức Của Đức Đạt Lai Lạt Ma XIV (trọn bộ 2 tập)

Khái Quát Về Quá Trình Truyền Dịch Kinh Trung A-hàm

Buông bỏ

Đầu năm 2018 đón bạn đạo từ khắp thế giới đến Việt Nam hành hương

Thánh Tích Nalanda, Nơi Bọn Giặc Hồi Sát Hại Hơn 3,000 Tăng Sĩ Phật Giáo

Từ tết chay đến cuộc thi “ăn chay hạnh phúc” lần thứ 2

Lời Đức Phật..

Chân Tâm – Vọng Tâm – Ht. Tịnh Không Giảng (Audio)

Cây niềm tin, khởi động cơ, khuyến khích tự tâm

Tiểu Sử Đại Lão Hòa Thượng Thích Trí Tịnh

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 253)

Đốt tay làm đuốc, sau được thành Phật

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 112)

Aputtaka-sutta Sự Giàu Có Của Một Người Keo Kiệt

Kinh Lời Dạy Cuối Cùng Của Đức Phật

Phật Học Phổ Thông Khóa Thứ 8: Kinh Viên Giác

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 315)

Vì sao trong giới luật, Phật không cho đệ tử của ngài ca hát và nghe ca hát?

Kinh Bách Dụ: Dâng nước ngọt

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 28)

Kinh Pháp Cú Giảng Giải

Quảng Ngãi: Trang nghiêm kính mừng Đại lễ Phật đản Phật lịch 2566

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 84)

Thông tin đầy đủ về Kinh Phật trên Cổng thông tin Phật giáo

Kinh Bách Dụ: Thấy người tô vách nhà

Tam Pháp Ấn

Kinh Duy Ma

Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú (Tập 1)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 324)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 102)

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 371)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 225)

Phải Nên Phát Nguyện, Nguyện Sanh Nước Kia

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 246)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 17)

Đọc sách ngàn lần – Tập 2

Điện Thư Chia Buồn Đlht. Thích Trí Tịnh Viên Tịch Của Ghpgvntn Hải Ngoại Tại Canada

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 66)

NỀN TẢNG CỦA SỰ AN ĐỊNH, PHỒN VINH XÃ HỘI LÀ “GIA ĐÌNH” TẦM QUAN TRỌNG CỦA GIÁO DỤC GIA ĐÌNH

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 10)

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 39)

Gia đình có 7 người con hiếu tử

BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA TÂM KINH (Tập 7)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 30)

Nhắc Nhở Tu Hành

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 28)

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 20)

TÍN NGUYỆN CHUYÊN TRÌ DANH HIỆU PHẬT (tập 1)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 27)

Bốn Mươi Tám Đại Nguyện Của Đức Phật A Di Đà

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.