PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Trụ Đá Asoka (ấn Độ), Xuất Xứ Và Ý Nghĩa

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

TRỤ ĐÁ ASOKA (ẤN ĐỘ),
XUẤT XỨ VÀ Ý NGHĨA
Hằng Như

Vua Asoka (304-232 trước tây lịch), một vị vua Ấn Độ, vốn hung tàn bạo ngược thống lãnh một vùng lãnh thổ lớn nhờ vào các cuộc chinh phạt mở mang bờ cõi liên tiếp thành công. Sau khi lên ngôi được 8 năm, vua Asoka mở cuộc chiến ở Kalinga (nay thuộc bang Orissa, Ấn Độ). Sau trận chiến Kalinga, phần thắng thuộc về vua Asoka, nhưng con số 100 000 người bị giết và 150 000 người bị bắt làm tù binh đã đánh thức vị vua này về sự tàn bạo và vô lý của chiến tranh. Mốc lịch sử này đánh dấu sự quay về với Đạo Phật của vua Asoka.

Từ khi quy y Tam Bảo, nhà vua trở nên người nhân từ, hiền lành và đem tâm ôn hòa nhân từ cai trị quần dân, dùng chính sách hòa bình và thành tín trong bang giao với các nước láng giềng theo tinh thần Phật pháp. Nhà vua thay tiếng trống trận bằng tiếng trống Pháp, coi việc chinh phục lòng dân bằng đạo đức là chiến thắng tối hậu. Nhờ thực hành chánh pháp, từ một bạo chúa, vua Asoka từ bỏ chính sách đàn áp xâm lăng và theo đuổi đường lối hòa bình đức trị. Nhà vua cho lập các bia đá và ghi vào đó những chủ trương của nhà vua, cùng những lời hay ý đẹp nhắc nhở về lối sống đạo đức, làm thiện, tránh ác cho dân chúng rồi cho đặt ở các nơi công cộng dễ thấy. Ví dụ ở bia ký số VI ghi rằng:

“Thiên tử, Vua Piyadasi phán rằng: Trong quá khứ, những việc khẩn trương hoặc các chứng từ không hề được đệ trình hoàng thượng thường xuyên. Nhưng nay trẫm ra lệnh này, với các việc như vậy, các quan có thể đến gặp trẫm bất cứ lúc nào và bất cứ ở đâu, dù trẫm đang ăn, đang ở trong hậu cung, trong cấm cung, trên long xa, trong ngự giá, trong thượng uyển hay đang cầu nguyện. Và khi một ban bố hay tuyên dương bằng khẩu lệnh, hoặc vì quốc sự khẩn cấp trẫm ủy quyền cho các quan đại thần, mà gây nên sự bất đồng hay bàn cãi trong triều thì phải báo cho trẫm biết ngay, dù đang ở nơi đâu. Đó là mệnh lệnh của trẫm.

Trẫm không bao giờ bằng lòng với mình về những việc Trẫm làm. Trẫm cho rằng việc làm cho thần dân sống an ổn là nhiệm vụ cao cả nhất của trẫm, và cốt lõi của việc này là phải chính mình tận lực. Đối với trẫm, không có điều gì quan trọng hơn là đời sống an ổn của thần dân, và tất cả những nỗ lực của trẫm chỉ là trả nợ chúng sinh để mưu cầu hạnh phúc cho họ trong đời này và đạt đến thiên giới trong kiếp sau.

Vì vậy trẫm lệnh cho Pháp Dụ này được khắc ra. Mong pháp dụ này trường tồn và các con, cháu và chắt của trẫm noi theo vì sự an sinh cho mọi người. Tuy nhiên đây là một việc khó nếu không nhiệt tâm và tận lực.”

King Asoka’s rock edict

(Thus speaks the Beloved of the Gods, the king Piyadassi. In the past the quick dispatch of business and the receipt of reports did not take place at all times. But 1 have now arranged it thus. At all times, whether I am eating, or am in the women’s apartments, or in my inner apartments, or at the cattle-shed, or in my carriage, or in my gardens – wherever I may be, my informants should keep me in touch with public business. Thus everywhere I transact public business. And whatever I may order by word of mouth, whether it concerns a donation or a proclamation or whatever urgent matter is entrusted to my officers, if there is any dispute or deliberation about it in the Council, it is to be reported to me immediately, at all places and at all times.

This I have commanded. In hard work and the dispatch of business alone, I find no satisfaction. For I consider that I must promote the welfare of the whole world, and hard work and the dispatch of business are the means of doing so. Indeed there is no better work than promoting the welfare of the whole world. And whatever may be my great deeds, I have done them in order to discharge my debt to all beings. I work for their happiness in this life, that in the next they may gain heaven. For this purpose has this inscription of Dhamma been engraved. May it endure long. May my sons, grandsons, and great grandsons strive for the welfare of the whole world. But this is difficult without great effort.)

Hầu như tất cả 33 pháp dụ hiện có của vua Asoka đều có nội dung tích cực như vậy. Ngoài việc lập các pháp dụ ở nhiều nơi trên khắp lãnh thổ, một điều đặc biệt nữa là, sau khi quy y Phật giáo, vua Asoka đến chiêm bái Tứ Động Tâm – bốn di tích lịch sử gắn liền với các sự kiện chính trong cuộc đời Đức Phật. Đến đâu, nhà vua ra lệnh khắc bia đá để làm tưởng niệm đến đó. Các trụ đá, bia ký và pháp dụ Asoka còn lưu giữ tại các viện bảo tàng ngày nay là những dấu ấn ghi lại sự tôn kính, ngưỡng mộ Đức Phật và Đạo Phật của một vị vua thuần thành, một vị vua chủ trương cai quản quốc gia bằng tinh thần từ bi và hài hòa của Phật pháp.

Trị vì một lãnh thổ rộng hơn diện tích Ấn Độ bây giờ, đảm bảo đời sống thái bình thịnh vượng cho người dân, cai trị đất nước bằng đạo đức có thể nói là thành công vĩ đại nhất của vị vua Phật tử anh minh này. Hình ảnh vua Asoka trở thành biểu tượng lý tưởng cho những nhà lãnh đạo chân chính.

Trụ Đá Asoka

Trụ đá Asoka

Chính vì chính sách quản lý và điều hành quốc gia của vua Asoka quá lý tưởng như vậy, ngay sau khi độc lập, biểu tượng đầu trụ đá bốn sư tử do vua Asoka dựng ở Sarnath được chọn làm quốc huy của Ấn Độ và một phần biểu tượng này được chọn làm một phần của lá cờ tổ quốc như một sự tri ân người xưa và khuyến khích người nay.

Trụ đá bốn đầu sư tử của vua Asoka

Trụ đá có bốn đầu sư tử được vua Asoka cho khắc dựng tại thánh địa ở Sarnath, khi nhà vua đến chiêm bái thánh tích này. Nơi đây, Đức Phật thuyết bài pháp đầu tiên và chính nơi đây, tăng đoàn đầu tiên được thành lập, Trụ đá này cao 50 feet (15.24 mét). Trên trụ đá có khắc chỉ dụ của vua Asoka rằng “không ai được gây chia rẽ trong tăng đoàn”. Nét đặc biệt của trụ đá Asoka ở Sarnath là đầu trụ được khắc bốn sư tử (các trụ đá ở nơi khác chỉ có một sư tử hoặc một con vật khác), dựa lưng vào nhau, đặt trên một trụ ngắn tròn. Trên bề mặt của trụ ngắn này có bốn bánh xe Pháp gồm 24 căm xen kẽ với bốn con vật xung quanh: một con voi, một con bò đực, một con ngựa và một con sư tử. Tiếp nối với đoạn hình trụ là đế bán cầu hình hoa sen dốc ngược.

Banh Xe PhapBốn đầu sư tử quay về bốn hướng chỉ cho chánh pháp của Đức Phật, từ vườn Lộc Uyển, nơi Ngài thuyết bài pháp đầu tiên và là nơi tạo dựng trụ đá này, được truyền bá khắp bốn phương. Bánh xe tượng trưng cho Phật pháp luân chuyển khắp mọi nơi mọi chốn. Sau này, các tổ chức Phật giáo chọn hình ảnh bánh xe pháp để trang trí, làm logo và biểu tượng cho tổ chức mình với ý nghĩa tương tự.

Bốn con vật trên trụ đá bốn đầu sư tử ở Sarnath được các nhà nghiên cứu giải thích là tượng trưng cho bốn giai đoạn trong cuộc đời của Đức Phật. Voi tượng trưng cho ý niệm về giấc mơ của hoàng hậu Maya, mẹ của thái tử Sĩ Đạt Ta (sau này là Đức Phật), Bà nằm mộng thấy coi voi trắng chui vào bên hông phải, rồi Bà thọ thai thái tử.

4 Con Vật Và 4 Bánh Xe

4 con vật và 4 bánh xe

Con bò đực là tượng trưng cho sự sung mãn hạnh phúc trần gian khi Đức Phật còn là một thái tử sống trong hoàng cung. Con ngựa tượng trưng cho sự ra đi tìm đường giải thoát khỏi khổ đau cho nhân loại. Đêm vượt thành xuất gia, thái tử ra đi trên một con ngựa. Con sư tử tượng trưng cho cuộc đời hành đạo viên mãn của Đức Phật. Pháp Ngài truyền giảng như tiếng rống của sư tử đánh thức bao con người lìa bến mê sang bờ giác. Bốn đầu sư tử là biểu tượng cho những nền tảng căn bản của Phật pháp là chân lý, hoà bình, lòng khoan dung và lòng từ bi.

Bên cạnh cách giải thích có tính tôn giáo, một số người giải thích trụ đá bốn đầu sư tử của Asoka tại Sarnath theo cách phi tôn giáo. Theo cách giải thích này thì bốn đầu sư tử tượng trưng cho sự thống lãnh khắp bốn phương của vua Asoka. Bánh xe pháp tượng trưng cho cho sự lãnh đạo sáng suốt của vua Asoka và bốn con vật tượng trưng cho các lãnh địa của Ấn Độ thời bấy giờ dưới sự thống lãnh của vua Asoka. Dù giải thích bằng cách nào đi nữa, không ai phủ nhận một sự thật là vua Asoka, sau khi quay về quy y Tam Bảo và thực hành Phật pháp, đã áp dụng tinh thần Phật pháp để trị quốc an dân.

Hình ảnh trụ đá bốn đầu sư tử của Asoka tại Sarnath ngày nay được tìm thấy ở đâu?
Trụ đá nguyên thủy ở Sarnath và viện bảo tàng Sarnath

Trụ Đá Nguyên Thủy

Trụ đá nguyên thủy

Trụ đá vua Asoka cho khắc dựng tại Sarnath được xác định là khoảng năm 250 trước tây lịch. Trụ đá ấy, qua năm tháng thời gian, đã bị gãy đổ. Phần thân trụ, còn bốn đoạn gãy và các mảnh vỡ, được lưu giữ ngay trên thánh địa nơi đánh dấu Đức Phật thuyết bài pháp đầu tiên, bắt đầu vận chuyển bánh xe chánh pháp. Các đoạn trụ này được bao bọc trong một rào chắn, có mái che, cùng trong khuôn viên thánh tích, cách tháp Dhamek (tháp do vua Asoka xây đồng thời với trụ đá) không xa. Đầu trụ là bốn đầu sư tử như đã mô tả ở trên, được lưu giữ tại viện bảo tàng Sarnath ngay gần khu thánh tích.

Trên quốc huy Ấn Độ
Qyoc Huy An DoBiểu tượng bốn đầu sư tử của trụ đá Asoka tại Sarnath được chọn làm quốc huy của đất nước Ấn Độ vào ngày Ấn Độ tuyên bố dân chủ, ngày 26 tháng 1 năm 1950. Phần đế nửa hoa sen dốc xuống được cắt đi, thay vào đó là hàng chữ văn tự Devanagari “Satyameva Jayate” nghĩa là “chỉ có chân lý là chiến thắng” (Truth Alone Triumphs). Trên quốc huy, hình chụp trụ đá thấy được ba đầu sư tử dựa vào nhau, đầu sư tử thứ tư bị khuất. Ba trong bốn bánh xe được nhìn thấy, một bánh xe ngay chính giữa và hai bánh xe hai bên. Bốn con vật trên trụ đá chỉ thấy được con ngựa bên trái và con bò đực bên phải. Voi và sư tử khuất đằng sau.

Tiền Ấn ĐộTrên tiền: Vì được chọn làm quốc huy, nên hình ảnh trụ đá sư tử Asoka bốn đầu này xuất hiện trên tiền giấy cũng như tiền cắc Ấn Độ. Ở tiền giấy, biểu tượng quốc huy xuất hiện ở góc dưới bên trái. Ở tiền cắc, biểu tượng này lớn hơn, nằm trên một mặt của đồng tiền.

Tiền Cắc Ấn Độ

Trên tem: biểu tượng quốc huy này cũng được chọn in trên tem thư.

Tem Ấn Độ

Trên đầu giấy viết thư của các cơ quan nhà nước: Biểu tượng quốc huy xuất hiện trên tựa đề các đơn, thư của các cơ quan nhà nước.

Đầu Thư Chính Phủ


Trên cơ sở của tổ chức chính quyền và các cơ sở ngoại giao của Ấn Độ ở nước ngoài

Trên hộ chiếu: như hộ chiếu của bao quốc gia khác, trang bìa hộ chiếu công dân Ấn Độ có biểu tượng quốc huy.

Hộ Chiếu Ấn Độ

Co An DoTrên cờ tổ quốc:Bánh xe Pháp Asoka trên đế trụ đá Sarnath được chọn đặt vào vị trí trung tâm của lá cờ tổ quốc từ năm 1947, khi Ấn Độ giành được độc lập. Cờ Ấn Độ có ba sọc ngang với ba màu vàng sậm, trắng và xanh biển, ở giữa là bánh xe 24 căm. Bánh xe Pháp này được đặt ở vị trí trung tâm lá cờ, chiếm ba phần tư (3/4) chiều cao phần màu trắng.

Rõ ràng, khi chọn đầu trụ đá bốn sư tử của Asoka, một vị vua Phật tử làm quốc huy của đất nước, các nhà lãnh đạo Ấn Độ muốn biểu dương và noi gương tinh thần trị quốc an dân bằng đạo đức của vị vua anh minh này nhằm hướng đến một xã hội thái bình, thịnh vượng. Ngày nay, trên bề mặt, Đạo Phật không còn hưng thịnh trên đất Ấn. Thế nhưng sâu thẳm trong triết lý sống, văn hóa, sinh hoạt và thơ nhạc, người Ấn thể hiện tinh thần, tính chất và nội hàm của Đạo Phật rất nhiều. Biểu tượng trụ đá bốn đầu sư tử của Asoka tại Sarnath và ảnh hưởng của biểu tượng này đến đất nước và con người Ấn Độ cho đến ngày nay là một điển hình.

Hằng Như

Tin bài có liên quan

Xứ Phật Tình Quê – Thích Hạnh Nguyện; Thích Hạnh Tuấn

Vườn Lộc Uyển (Sarnath)

Vườn Lộc Uyển (Sarnath)

Về Thăm Đất Phật 4

Về Thăm Đất Phật 3

Về Thăm Đất Phật 2

Về Thăm Đất Phật 1 – Phim Ký Sự Phật Giáo Tại Ấn Độ

Về Thăm Đất Phật 1 – Phim Ký Sự Phật Giáo Tại Ấn Độ

Vài Ghi Chú Về Pho Tượng Phật Giáo Tạc Từ Một Khối Thiên Thạch – Hoang Phong

Vài Ghi Chú Về Pho Tượng Phật Giáo Tạc Từ Một Khối Thiên Thạch – Hoang Phong

Thiên Trúc Tiểu Du Ký – Thiện Phúc

Theo Dấu Chân Phật – Kỳ 1

Theo Dấu Chân Phật – Kỳ 1

Theo Dấu Chân Phật

Theo Dấu Chân Phật

Load More

Discussion about this post

Bậc Hiền Tài Xem Trọng Việc Học Để Thành Tựu Sự Nghiệp

Bậc hiền tài xem trọng việc học để thành tựu sự nghiệp

BẬC HIỀN TÀI XEM TRỌNG VIỆC HỌC ĐỂ THÀNH TỰU SỰ NGHIỆPThích Đạt Ma Phổ Giác Muốn lập thân cho...

Giới Thiệu Thất Thập Không Tính Luận Của Long Thọ

Giới Thiệu Thất Thập Không Tính Luận Của Long Thọ

  GIỚI THIỆU THẤT THẬP KHÔNG TÍNH LUẬN CỦA LONG THỌThất Thập Không Tính   Tôn tượng Long Thọ Bồ...

Sau Một Cơn Mê

Sau một cơn mê

SAU MỘT CƠN MÊ Minh Mẫn Việt Nam bắt đầu chuẩn bị vào Hè, nhiệt độ miền Nam oi bức...

Pháp Giới Và Pháp Giới Thể Tánh

Pháp giới và pháp giới thể tánh

PHÁP GIỚI VÀ PHÁP GIỚI THỂ TÁNH Nguyễn Thế Đăng Ảnh minh họa: Pháp giới trùng trùng duyên khởi (Click)...

Bàn Về Khái Niệm Con Đường Độc Nhất – Ekāyana Magga Trong Kinh Điển Pāli

Bàn Về Khái Niệm Con Đường Độc Nhất – Ekāyana Magga Trong Kinh Điển Pāli

BÀN VỀ KHÁI NIỆMCON ĐƯỜNG ĐỘC NHẤT – EKĀYANA MAGGATRONG KINH ĐIỂN PĀLI Chúc Phú Theo nghĩa đen của khái...

Tu Tập Chỉ & Quán

Tu Tập Chỉ & Quán

Căn bản của thiền Phật giáo là tu tập thiền chỉ và thiền quán hay thiền định và thiền tuệ....

Giáo Dục Phật Giáo Thời Lý – Trần Đồng Hành Cùng Dân Tộc – Nguyễn Hữu Sơn

Giáo Dục Phật Giáo Thời Lý – Trần Đồng Hành Cùng Dân Tộc – Nguyễn Hữu Sơn

GIÁO DỤC PHẬT GIÁO THỜI LÝ - TRẦN ĐỒNG HÀNH CÙNG DÂN TỘC Nguyễn Hữu Sơn Trong suốt thời Lý,...

Kinh Tế Phật Giáo: Một Giải Pháp Toàn Diện – Đđ.ts. Thích Tâm Đức, Hvpgvn Tại Tphcm

 Dẫn nhập Trên 2500 năm nay tôn giáo của Sĩ-đạt-ta Gotama, một vị thánh xuất thân từ giai cấp chiến...

Mẹ…

Mẹ…

Mẹ … Tỳ kheo Thích Nguyên Các Trời Sài Gòn u ám. Mưa chợt đến chợt đi, không hề báo...

Sự trình hiện của tư duy phản biện trong triết học Phật giáo

SỰ TRÌNH HIỆN CỦA TƯ DUY PHẢN BIỆN TRONGTRIẾT HỌC PHẬT GIÁO(Minh Tuệ)   Có lẽ đã từ lâu chúng...

Kinh Bách Dụ: Giả Mù

Kinh Bách Dụ: Giả mù

Thưở xưa, có người thợ mộc bị nhà vua bắt làm công việc nhọc nhằn, vất vả, không chịu nổi,...

So Sánh Nhân Duyên Công Đức Của Sự Bố Thí

So sánh nhân duyên công đức của sự bố thí

"Bạch đức Thế Tôn ! Con xem xét chúng sanh trong nghiệp đạo so sánh về sự bố thí có...

Lược Truyện Đức Phật Thích Ca: Dự Lễ Cày Ruộng Đầu Năm

Lược truyện Đức Phật Thích Ca: Dự lễ cày ruộng đầu năm

Năm thái tử Tất-đạt-đa 9 tuổi, cậu được vua cha cho đi dự lễ cày ruộng đầu năm. Chính vua...

Sanh Tử Sự Đại

Sanh tử sự đại

Thiền sư Động Sơn Lương Giới Thiền sư Lương Giới, Tổ của tông Tào Động ở Trung Hoa. Khi đi...

Đạo Phật Và Con Đường Giáo Dục – Chuyển Hóa Con Người Và Xã Hội – Pháp Hỷ

ĐẠO PHẬT VÀ CON ĐƯỜNG GIÁO DỤC - CHUYỂN HÓA CON NGƯỜI VÀ XÃ HỘI Pháp Hỷ Tỳ Khưu ni...

Bậc hiền tài xem trọng việc học để thành tựu sự nghiệp

Giới Thiệu Thất Thập Không Tính Luận Của Long Thọ

Sau một cơn mê

Pháp giới và pháp giới thể tánh

Bàn Về Khái Niệm Con Đường Độc Nhất – Ekāyana Magga Trong Kinh Điển Pāli

Tu Tập Chỉ & Quán

Giáo Dục Phật Giáo Thời Lý – Trần Đồng Hành Cùng Dân Tộc – Nguyễn Hữu Sơn

Kinh Tế Phật Giáo: Một Giải Pháp Toàn Diện – Đđ.ts. Thích Tâm Đức, Hvpgvn Tại Tphcm

Mẹ…

Sự trình hiện của tư duy phản biện trong triết học Phật giáo

Kinh Bách Dụ: Giả mù

So sánh nhân duyên công đức của sự bố thí

Lược truyện Đức Phật Thích Ca: Dự lễ cày ruộng đầu năm

Sanh tử sự đại

Đạo Phật Và Con Đường Giáo Dục – Chuyển Hóa Con Người Và Xã Hội – Pháp Hỷ

Tin mới nhận

Lễ Khánh Thành Công Trình Tượng Đài Bồ Tát Thích Quảng Đức Tại Tp. Hồ Chí Minh

Tư duy về Niết Bàn (II)

Đức Phật và pháp môn niệm Phật

Để có sự nghiệp bền vững theo lời Phật dạy

Tranh Đấu Bất Bạo Động Lý Nguyên Diệu

Phật thuyết Kinh bố thí thức ăn

Hãy ghi nhớ 20 lời Phật dạy để có cuộc sống an nhiên

Lời Phật dạy cho người nóng tính

Để tâm giải thoát được thuần thục

Tâm Thư Kêu Gọi Xây Dựng Tam Bảo

Đường về Câu Thi Na hôm nay

Lời Phật dạy về pháp môn niệm Phật

Vấn đề bảo vệ môi trường dưới góc nhìn Phật giáo

Khi tâm được chế ngự một chỗ thì không việc gì không thành

Phật phá trừ lòng dục của nam giới

Ảnh Hòa Thượng Thích Quảng Đức Tự Thiêu

LỄ KÍNH CHƯ PHẬT TÔN KÍNH ĐỐI VỚI CHÚNG SANH KHÔNG ĐỒNG KHÔNG GIAN DUY THỨ (Tập 1)

Phật ở tại tâm khi ta hướng thiện

Vì sao tam ác đạo vào dễ khó ra?

Tháng 4 – Mùa hoa Sala về!

Tin mới nhận

Tôn Giả Quang Minh

Những giải thích khác nhau về nghĩa của từ Vu Lan Bồn

Huế Đón Mừng Mùa Phật Đản

Những Vấn Nạn Của Phật Tử Tây Phương Về Nghiệp Và Tái Sinh

Giới thiệu pháp môn Tịnh Độ

Thất Chi Nguyện

Làm Thế Nào Để Tin Luật Nhân Quả Trong Ba Đời

Hãy chấp nhận thay đổi để mọi chuyện tốt đẹp hơn?

Kinh Đại Bi Phẩm 1 Phạm Thiên

Bạn Có Nghĩa Là… Lưu Đình Long

LỄ KÍNH CHƯ PHẬT – TÔN KÍNH ĐỐI VỚI CHÚNG SANH KHÔNG ĐỒNG KHÔNG GIAN DUY THỨ (tập 3)

Cho đi và nhận lại

Khéo bố thí để đến bờ kia

Văn hóa còn, dân tộc còn

Xuân này không còn mẹ

Tỉnh thức sống hiện tiền (II)

Suy nghĩ về phương pháp dịch thuật kinh điển trong tiến trình Việt hóa nghi thức tụng niệm

Xót xa tiệc mặn ở chùa

Ánh Sáng Từ Tâm Video Phim Tài Liệu

Chuyển hóa đố kỵ theo lời Phật dạy

Tin mới nhận

Nghi Thức Tụng Niệm Trong Truyền Thống Phật Giáo Nguyên Thủy

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 263)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 171)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 104)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 288)

Kinh Thủ Lăng Nghiêm Giảng Giải (Suramgama Sutra) – Cuốn 2

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 175)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 276)

Kinh Tứ thập nhị chương – đối chiếu và nhận định (Thích Chúc Phú)

Tính văn học trong kinh Pháp Hoa qua Thất dụ

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 370)

Chiêm ngưỡng tháp Đại Nhạn hùng vĩ nơi thầy Đường Tăng dịch những bộ kinh Phật đầu tiên

Kim Cang Tứ Tướng Hay Nơi Tâm Không Mở Bày Cõi Diệu Hữu

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 231)

Kinh Mangala Sutta (Kinh Phước Đức)

Nên Biếu Quà Tặng Cho Ai?, Kinh Tăng Chi Bộ (song ngữ)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 42)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 238)

Kinh Bách Dụ: Người nghèo giả tiếng chim uyên ương

Bài Kinh Dài Về Tánh Không

Tin mới nhận

Niệm Phật Chỉ Nam

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 299)

BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA TÂM KINH (Tập 7)

Sự khởi đầu của Tịnh độ tông ở Nhật Bản: Từ du nhập đến thời kỳ Nara

Khai thị ngạ quỷ cô hồn

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 16)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 108)

Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014 (Tập 5)

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 34)

TIẾT MỤC ĐẶC BIỆT TỌA ĐÀM VỀ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG GIÁO DỤC THÁNH HIỀN CẢI TẠO VẬN MỆNH

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 280)

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 41)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 246)

Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014 (Tập 8)

Học Phât vấn đáp – Pháp Sư Tịnh Không trả lời câu hỏi của các đồng tu (Tập 15)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 156)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 85)

Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014 (Tập 10)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 325)

Khai Thị Phật Học Cơ Bản (Phần Cuối)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.